Dấu Hiệu Của Bệnh Đau Dạ Dày – Chia Sẻ Từ Chuyên Gia

Dấu Hiệu Của Bệnh Đau Dạ Dày – Chia Sẻ Từ Chuyên Gia

Cùng với sự phát triển của xã hội, chúng ta đang ghi nhận số lượng người mắc các bệnh đau dạ dày có chiều hướng ngày càng gia tăng. Dấu hiệu của bệnh đau dạ dày rất đa dạng, từ những triệu chứng dễ nhận biết đến cả những trường hợp bệnh tiến triển âm thầm. Người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống, về lâu dài sẽ rất khó điều trị dứt điểm. Vậy đâu là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày? Cách để cải thiện bệnh đau dạ dày?

 

1. Bác sĩ nói gì về dấu hiệu của bệnh đau dạ dày?

1.1. Đau dạ dày là bệnh gì?

  • Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương (chủ yếu là do bị viêm loét) gây cảm giác đau bụng ở vị trí bên trái rốn. Người bị đau dạ dày có nhiều mức độ và thường cảm thấy đau âm ỉ, khi thì đau dữ dội theo cơn, các giác vô cùng khó chịu. Người bệnh có thể bị đau cả khi đang làm việc, nghỉ ngơi, khi ăn quá no hoặc quá đói.
  • Những cơn đau còn xuất hiện khi người bệnh làm việc quá sức hay cảm thấy căng thẳng. Những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày khiến cho bệnh nhân có tâm trạng thất thường và càng làm tình trạng đau tăng lên.

1.2. Những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày điển hình?

  • Bệnh đau dạ dày thường có những dấu hiệu rất dễ nhận biết, ngay từ cái tên chúng ta đã biết là mắc căn bệnh này thì triệu chứng chính là bị đau dạ dày, đau bụng. Tuy nhiên, những cơn đau dạ dày dễ nhận biết thường dữ dội và đau theo cơn, trở lại bình thường sau vài chục giây đến vài phút. Cá biệt một số trường hợp lại không xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng mà chỉ có những cơn đau bụng âm ỉ, khó chịu. 
dau-hieu-cua-benh-dau-da-day-chia-se-tu-chuyen-gia

Dấu hiệu của bệnh đau dạ dày

  • Chúng ta có sức chịu đựng và thường cố chịu cho cơn đau giảm đi, nếu hết đau thì coi nhưng không sao, không có bệnh gì, không nghĩ rằng đó lại chính là hồi chuông cảnh báo về tình trạng đau dạ dày. Nhưng cơ thể không chịu đựng, cơ thể luôn tự cảnh báo người bệnh bằng những dấu hiệu bất thường, chính những căn bệnh như đau dạ dày lại trở thành bệnh nguy hiểm do chúng ta mặc kệ, phớt lờ cảnh báo từ chính cơ thể mình.

Dưới đây là 5 dấu hiệu của bệnh đau dạ dày xuất hiện ở bệnh nhân bị đau dạ dày điển hình :

1.2.1. Đau thượng vị dạ dày.

  • Đây là dấu hiệu chính của bệnh nhân bị đau dạ dày. Người bệnh sẽ cảm thấy đau ở vùng bụng bên trái rốn, đau nóng rát rất khó chịu, đau âm ỉ và tức vùng bụng.
  • Các cơn đau bụng dữ dội sẽ không xuất hiện khi bệnh nhân bị đau thượng vị dạ dày. Vị trí đau dạ dày có thể ở vùng bụng lên ngực hoặc lan rộng ra cả sau lưng. Những cơn đau thường xuất hiện trong khoảng từ một tuần đến một tháng, khi đó bệnh nhân đang ở trong giai đoạn đầu của bệnh và đau tái đi tái lại. Khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc thời điểm giao mùa, dấu hiệu của bệnh đau dạ dày sẽ lại xuất hiện, nếu cứ để tình trạng này tiếp diễn, bệnh nhân sẽ bị đau dạ dày mạn tính. Thượng vị là một vùng rộng lớn ở dạ dày nên khi những khu vực xung quanh bị viêm loét cũng gây đau thượng vị:
  • Ở những người bệnh bị đau dạ dày tá tràng, đau thượng vị dạ dày thường phụ thuộc vào thói quen ăn uống và có tính chu kỳ.
  • Ở những người bệnh bị ung thư dạ dày, cơn đau dạ dày, đau bụng vùng thượng vị không có tính chu kỳ mà kéo dài liên tục.
  • Ở những người bệnh bị viêm loét vùng tá tràng, cơn đau sẽ xuất hiện khi đói.
  • Ở những người bệnh bị viêm loét dạ dày, khi ăn thức ăn đi vào dạ dày, người bệnh sẽ thấy cảm giác đau vùng thượng vị. Tuy nhiên khi đói lại không thấy cảm giác này.

1.2.2. Ăn uống kém hơn.

  • Bệnh nhân có những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày thường bị giảm khả năng ăn uống, kém ăn thể hiện ở khối lượng thức ăn bị giảm đi hoặc cảm giác ăn mất ngon.
  • Nguyên nhân là do dạ dày bị suy giảm khả năng tiêu hóa thức ăn, khiến người bệnh cảm thấy chướng bụng, đầy bụng, buồn nôn và có cảm giác nặng bụng, ấm ách, tức bụng.
  • Sau khi ăn, người bệnh có cảm giác đau vùng thượng vị, bỏng rát vùng thượng vị sau đó lan đến vùng ngực gây cảm giác đau, nóng, buồn nôn.

1.2.3. Thường xuyên bị ợ hơi, ợ nóng, ợ chua.

  • Đây là dấu hiệu quan trọng của những bệnh lý đau dạ dày. Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua gây ra sự khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Người có triệu chứng này thường xuất hiện kèm với những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày: Bệnh nhân đau dạ dày bị ợ hơi, ợ chua và kèm theo các dấu hiệu đau thượng vị, nóng bụng, đau, tức ngực, cảm thấy có dị vật ở vùng cổ họng,… Người bệnh sẽ cảm thấy vị đắng hoặc vị chua (do vào thực phẩm) khi thức ăn hoặc hơi ợ lên tận trên cổ họng nhưng chỉ lên đến vùng cổ, lúc đó người bệnh sẽ cảm thấy đau, rát ở vùng ức mũi và sau xương ức.

>>>> Tìm hiểu thêm: Có Hiểm Nguy Gì Không Nếu Tình Trạng Ợ Hơi Xảy Ra Liên Tục? Cách Chữa Trị Như Thế Nào?

dau-hieu-cua-benh-dau-da-day-chia-se-tu-chuyen-gia

Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua là các dấu hiệu của bệnh đau dạ dày

  • Hiện tượng này có nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là 2 nguyên nhân sau:
  • Do tiêu hóa bị rối loạn: Thức ăn xuống dạ dày nhưng lại khó được tiêu hóa (thực phẩm có vấn đề, dạ dày bị rối loạn tiết axit) dẫn đến tình trạng thực phẩm bị lên men, thừa dịch vị, PH dịch vị cao thấp thất thường, chậm tiêu, đầy bụng, đầy hơi.
  • Do rối loạn co cơ thắt dưới thực quản: Cơ thắt dưới thực quản mở ra khi cho thức ăn đi từ thực quản xuống dạ dày và đóng lại ngay sau đó để tránh thức ăn, dịch vị từ dạ dày trào lên thực quản. Trong các bệnh lý rối loạn co cơ thắt dưới thực quản như trào ngược dạ dày thực quản, thoát vị hoành,… Người bệnh sẽ thường xuyên bị ợ hơi, ợ nóng, ợ chua.

1.2.4. Thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn.

  • Bên cạnh những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày vừa kể trên, triệu chứng nôn, buồn nôn là biểu hiện của các bệnh lý như viêm dạ dày cấp tính, viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày và thậm chí là ung thư dạ dày.
  • Khi người bệnh bị nôn nhiều sẽ gây ra các biến chứng như: Rách niêm mạc thực quản, viêm thực quản, bệnh barrett thực quản, ung thư thực quản, tác động cực xấu cho đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của chính bạn. Do dịch vị có tính axit sẽ làm hơi thở và nước bọt có vị chua, cổ họng thì đắng và rát rất khó chịu.
  • Bên cạnh đó nôn nhiều gây ra tình trạng mất nước, mất axit dịch vị và điện giải trong dịch vị dạ dày. Nặng hơn là tình trạng người bệnh bị hạ huyết áp, trụy tim mạch, sút cân nhanh dẫn đến thiếu máu, phù nề bàn chân, bàn tay…

1.2.5. Bị xuất huyết dạ dày.

  • Xuất huyết dạ dày là tình trạng máu chảy ra khỏi thành mạch và đi vào lòng ống tiêu hóa, thường ở dạ dày. Một trong những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày nghiêm trọng chính là xuất huyết dạ dày, nó có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh chỉ trong thời gian ngắn. Vì vậy, khi thấy dấu hiệu này, cần sớm đưa người bệnh đến cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.
  • Một vài biểu hiện khi bị xuất huyết dạ dày: Nôn ra một mảng máu tươi hoặc máu đen có các dịch nhầy bám quanh, phân có màu đỏ tươi (chảy nhiều máu) hoặc màu đen (ung thư dạ dày). Người bệnh sẽ có cảm giác choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp, da tái nhợt khi trong đợt mất máu cấp.
  • Dấu hiệu xuất huyết dạ dày có thể cảnh báo của các bệnh lý nghiêm trọng như: Viêm loét dạ dày cấp do dùng thuốc, biến chứng thủng dạ dày, dạ dày tá tràng bị loét, …nghiêm trọng hơn là bệnh ung thư dạ dày.
  • Sẽ rất nguy hiểm khi bạn chẳng may mắc phải tình trạng chảy máu tiêu hóa, bởi người bệnh có thể bị nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.

>>>> Tìm hiểu thêm: Thường Gặp Nhất Những Dấu Hiệu Gì Của Xuất Huyết Dạ Dày?

2. Nguyên nhân dẫn đến những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày?

  • Theo như câu trả lời của bác sĩ Đồng Xuân Hà, những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày rất đa dạng nên cũng do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Việc bạn sớm phát hiện ra bệnh hoặc xác định chính xác nguyên nhân của những triệu chứng gây bệnh đau dạ dày chính là chìa khóa giúp bạn mở ra hướng điều trị, chấm dứt cơn đau khó chịu nhanh hơn, cải thiện cuộc sống sinh hoạt an toàn và lành mạnh hơn. 
  • Bạn có thể xuất hiện dấu hiệu của bệnh đau dạ dày này vì một hay nhiều yếu tố kết hợp trong số những nguyên nhân dưới đây. Chúng bao gồm:

2.1. Sử dụng chất kích thích, rượu, bia thường xuyên.

dau-hieu-cua-benh-dau-da-day-chia-se-tu-chuyen-gia

Bia, rượu và cách chất kích thích gây hại cho dạ dày

  • Các chất kích thích như rượu, bia chứa cồn, ma túy dạng uống nếu thường xuyên sử dụng với lượng lớn sẽ phá hủy lớp nhầy bảo vệ thành dạ dày, tạo cơ hội cho các vi sinh vật, ký sinh trùng, các chất độc hại, axit dạ dày phá hủy gây tổn thương niêm mạc dạ dày…dẫn đến viêm loét, đau thượng vị dạ dày, xuất huyết dạ dày, thậm chí là thủng dạ dày đau thượng vị dạ dày.   

2.2. Đau dạ dày do vi khuẩn HP.

  • Vi khuẩn HP rất phổ biến và thường hoạt động mạnh khi gặp được các yếu tố thuận lợi (suy giảm miễn dịch, viêm nhiễm, sử dụng bia rượu lâu dài). Chúng tấn công vào lớp màng nhầy của thành dạ dày và làm những tế bào ở niêm mạc dạ dày bị tổn thương, từ đó axit có thể thấm vào phá hủy niêm mạc dạ dày và gây ra những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày.
  • Để biết bản thân và gia đình có dương tính với vi khuẩn HP hay không thì nên đi xét nghiệm, nội soi sẽ có kết quả. Nếu 1 người trong gia đình cho kết quả dương tính thì cả gia đình nên xét nghiệm luôn hoặc có biện pháp phòng tránh lây nhiễm do vi khuẩn HP rất dễ lây.
  • Trong Tây y thường dùng kháng sinh theo liệu trình để tiêu diệt nguyên nhân là khuẩn HP. Điểm yếu của phương pháp dùng kháng sinh là không làm lành vết loét hoặc làm cho vết loét lâu lành và chỉ diệt khuẩn HP, vết loét để lâu dài không bị yếu tố nào gây tổn thương thêm thì sẽ tự lành.

2.3. Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học.

  • Bệnh đau dạ dày xuất hiện phổ biến ở lứa tuổi trưởng thành do họ thường bận bịu với công việc và có lối sinh hoạt không lành mạnh. Chúng ta cứ tưởng là không có gì to tát khi thức khuya vài hôm, bỏ bữa vài hôm, ăn uống mất cân bằng dinh dưỡng.
  • Sự thay đổi có thể không rõ rệt, không trở thành thói quen nhưng sẽ ảnh hưởng đến việc tiết axit và chỉ đạo của hệ thần kinh thực vật, từ đó dần xuất hiện các dấu hiệu của bệnh đau dạ dày.

2.4. Do ảnh hưởng của thuốc Tây.

  • Lạm dụng các thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAID)… quá thường xuyên, bừa bãi, kết hợp không đúng thuốc hoặc kéo dài có thể khiến bạn gặp nhiều tác dụng phụ. Một trong những tác hại thường gặp nhất không gì khác là đau dạ dày. Ngoài ra còn có những tác dụng phụ như: Buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, viêm loét, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày.

2.5. Do căng thẳng trong thời gian dài.

  • Căng thẳng (Stress) gây ra các tác động tiêu cực đến các dây thần kinh ở đường tiêu hóa (hệ thần kinh thực vật) chỉ đạo hệ tiêu hóa, từ đó gây ra những ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Đặc biệt là khi bạn bị căng thẳng quá mức, vấn đề tâm lý sẽ khiến hệ thần kinh không tập trung cho tiêu hóa, dạ dày sẽ bị rối loạn tiết axit dịch vị, rối loạn co bóp rất dễ lên cơn đau.
dau-hieu-cua-benh-dau-da-day-chia-se-tu-chuyen-gia

Stress ảnh hưởng đến cả hệ thần kinh và hệ tiêu hóa

  • Sau một thời gian dài bị stress sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý người bệnh, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Những người có nguy cơ cao xuất hiện các dấu hiệu của bệnh đau dạ dày do căng thẳng thường làm việc ở hầm mỏ, công trường, nơi làm việc áp lực, học sinh, sinh viên, giáo viên,…

2.6. Các nguyên nhân khác cho dấu hiệu của bệnh đau dạ dày.

  • Bên cạnh những lý do ở trên, bạn còn có thể bị đau dạ dày do: Ngộ độc thực phẩm, dị ứng, viêm tắc ruột, ảnh hưởng của xạ trị, hóa trị, hội chứng ruột kích thích… Các bệnh lý nghiêm trọng như: Viêm hang vị dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày,…

3. Cách cải thiện những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày?

  • Phòng ngừa và cải thiện những cơn đau dạ dày sẽ giúp người bệnh có một tinh thần thoải mái hơn, cải thiện đời sống sinh hoạt, hỗ trợ điều trị từ khi mới xuất hiện dấu hiệu của bệnh đau dạ dày:

3.1.Cải thiện thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống.

  • Nếu bạn thường xuyên bị đau thượng vị kèm theo các dấu hiệu của bệnh đau dạ dày như: khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, kém ăn,… Bạn cần nhanh chóng cải thiện bữa ăn, thay đổi khẩu phần ăn sao cho cân bằng dinh dưỡng, ăn nhiều bữa nhỏ để kích thích cho tế bào chất tiết axit dịch vị.
  • Nếu bạn có những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày mà vẫn đang tuân thủ một khẩu phần ăn khoa học thì khả năng cao là dạo gần đây bạn đột ngột thay đổi thói quen sinh hoạt. Những người dành ít thời gian cho thư giãn, làm việc ngay sau khi ăn, bỏ bữa ăn, thức khuya, … sẽ dẫn đến stress cho cơ thể, những người này rất nhạy với những thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt. Cơ thể họ phản ứng lại bằng các dấu hiệu của bệnh đau dạ dày vì hệ thần kinh và hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng đầu tiên.
  • Ngoài ra, hạn chế ăn các thực phẩm có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày như: Bia rượu, đồ ăn cay nóng, cam quýt hoặc thực phẩm có nhiều gia vị nếu bạn bị viêm, loét hoặc xuất huyết dạ dày.
  • Người bị đau dạ dày nên ăn uống điều độ theo tư vấn của những chuyên gia dinh dưỡng, nên ăn những thực phẩm tươi, hạn chế ăn những loại hạt, đồ khô, thực phẩm lên men, ướp muối.

>>>> Tìm hiểu thêm: Ăn Gì Mới Tốt Khi Bị Đau Dạ Dày?

3.2. Hạn chế sử dụng các chất kích thích, bia, rượu, thuốc lá.

  • Một trong những nguyên tắc điều trị bệnh lý là điều trị nguyên nhân và để cơ thể từ từ hồi phục. Ở những người sử dụng thường xuyên các chất kích thích, bia, rượu và thuốc lá thì những tổn thương này khó lành lại và kéo dài thời gian điều trị.
  • Ngoài tác động vào hệ thần kinh, các chất kích thích, bia, rượu còn tác động trực tiếp đến tiêu hóa của cơ thể. Cụ thể là thực quản – dạ dày, nơi các chất kích thích, chất cồn thấm vào niêm mạc, phá hủy lớp màng nhầy, gây tổn thương niêm mạc gây các dấu hiệu của bệnh đau dạ dày. Hạn chế hút thuốc, hít khói thuốc vì khói thuốc chứa nhiều chất độc hại và là nhân tố gây kích ứng tế bào, gây co cơ, đau ngực, họng, bụng.

3.3 Duy trì cân nặng phù hợp.

  • Ợ hơi, ợ nóng, đau bụng, chướng bụng và táo bón là những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày rất hay gặp ở người bị thừa cân, béo phì. Việc cơ thể bị thừa cân sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến đường tiêu hóa, lớp mỡ ở bụng chèn ép vào dạ dày gây tăng áp lực trong dạ dày, rối loạn tiết axit dịch vị, rối loạn co bóp dạ dày, gây đau dạ dày.

dau-hieu-cua-benh-dau-da-day-chia-se-tu-chuyen-gia

  • Việc duy trì một cân nặng phù hợp không hề khó khăn như bạn tưởng, không nhất thiết phải dùng đến các biện pháp giảm cân phi khoa học, dùng hóa chất, ăn kiêng kham khổ.
  • Người ta xác định một người bị thừa cân, béo phì dựa vào chỉ số BMI: Bạn có thể tìm hiểu chỉ số BMI của mình bằng cách lấy cân nặng (đơn vị Kg) chia cho bình phương của chiều cao (đơn vị mét). Chỉ số BMI của người được xem là cân đối sẽ giao động từ 18,5 – 24,9. Nếu BMI của bạn nhỏ hơn 18,5 thì bạn đang gầy hơn những người bình thường, ngược lại nếu BMI của bạn lớn hơn 25 thì bạn đang bị thừa cân.

3.4. Rèn luyện thể thao thể dục duy trì với tần suất thường xuyên.

  • Tập thể dục làm tăng nhịp thở và nhịp tim, là hoạt động có lợi nhất mà bạn có thể làm để ngăn ngừa và giúp hệ tiêu hóa phục hồi tổn thương.
  • Tập thể dục sẽ kích thích hoạt động của cơ hoành ở khu vực bụng, cơ trơn ở dạ dày và ruột, giúp đẩy thức ăn và các chất cặn bã qua ruột nhanh hơn. Tập thể dục còn giúp cải thiện sức khỏe, cải thiện khả năng ăn uống và cũng là một cách để bạn lấy lại thói quen sinh hoạt khoa học.
dau-hieu-cua-benh-dau-da-day-chia-se-tu-chuyen-gia

Các bài tập cơ bụng giúp cải thiện chứng đau dạ dày

  • Bạn nên tập luyện các bài tập điều hòa hơi thở, cơ bụng, cơ lưng,… ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn phòng ngừa chứng bệnh đau dạ dày, hỗ trợ điều trị, chấm dứt những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày.

Bài viết trên đã truyền đạt đầy đủ những kiến thức bổ ích mà bác sĩ chuyên khoa Đồng Xuân Hà đã chia sẻ về dấu hiệu của bệnh đau dạ dày. Quý vị hãy tham khảo và cùng chia sẻ cho bạn bè và người thân những kiến thức bổ ích này, để góp phần giúp cộng đồng nhận biết và phòng chống căn bệnh đau dạ dày, tránh những biến chứng nặng nề!

Thành quả nghiên cứu trong 3 năm của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và Đại học Quốc gia Hà Nội chính là Scurma Fizzy viên sủi ứng dụng công nghệ hướng đích từ hợp chất Curcumin của củ nghệ vàng nhằm tăng hiệu quả tác dụng tập trung gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường. Song song với đó, hiệu quả lành các vết loét được gia tăng và khả năng chống oxy hóa của cơ thể cũng được nâng cao hơn so với các dạng bào chế khác.

dau-hieu-cua-benh-dau-da-day-chia-se-tu-chuyen-gia

Tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn nữa liên quan đến sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây để giúp dạ dày của mình được bảo vệ toàn diện hơn.

Nếu quý vị và người thân đang gặp bất kỳ vấn đề liên quan đến sức khỏe. Để được phục vụ nhanh chóng và hài lòng nhất, kính mời quý độc giả liên hệ ngay với bác sĩ, dược sĩ SCurma Fizzy theo Hotline: 18006091

Chúc quý vị cùng người thân luôn có sức khỏe tốt và một cuộc sống chất lượng!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091