Ợ Hơi Liên Tục Nguy Hiểm Không Và Cách Chữa Trị

Ợ Hơi Liên Tục Nguy Hiểm Không Và Cách Chữa Trị

Ợ hơi mặc dù là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng khi bị ợ hơi liên tục, thường xuyên trong nhiều ngày có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Chúng ta thường bị ợ hơi khi uống bia rượu, ăn phải những thực phẩm ôi thiu, ăn quá nhanh, quá nhiều hoặc dùng các loại thực phẩm chua, cay, chứa nhiều đường fructose… làm giảm chất lượng cuộc sống, tự ti trong giao tiếp. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn những bệnh lý phổ biến gây ra vấn đề này, dấu hiệu nhận biết, cách phòng tránh và chữa trị tại nhà.

1. Ợ hơi liên tục là gì?

  • Không khí có thể đi vào đường tiêu hóa trong quá trình nhai nhuốt thức ăn, cơ thể sẽ đẩy lượng không khí này thoát ra ngoài bằng đường miệng, tạo ra âm thanh ợ. Quá trình này được gọi là ợ hơi.
  • Ợ hơi là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, không có gì nguy hiểm nếu bạn hiếm khi bị ợ hơi. Tuy nhiên, nếu bạn có triệu chứng ợ hơi liên tục, tần suất nhiều quá mức, thường xuyên hoặc kèm theo ợ chua, nôn, buồn nôn, đau tức, nóng rát vùng ngực,… có thể đang cảnh báo cho bạn những vấn đề về sức khỏe.
o-hoi-lien-tuc-nguy-hiem-khong?-cach-chua-tri?

Chứng ợ hơi liên tục gây khó chịu

  • Tùy theo thể trạng, đặc điểm, thói quen ăn uống, sinh hoạt của mỗi người mà ợ hơi liên tục có thể không có mùi, vị hoặc có mùi, vị chua và có hơi nóng từ dạ dày. Ngoài ra còn có thể khiến cho lồng ngực và cổ họng cảm thấy đau, nóng rát khó chịu.

2. Ợ hơi liên tục và nguyên nhân?

Tình trạng ợ hơi liên tục là một dấu hiệu bất thường của sức khỏe cảnh báo bạn về nhiều mặt, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này. Sau đây là một số nguyên nhân chính mà bạn nên biết để phòng tránh cho mình và cả những người thân trong gia đình:

2.1. Ợ hơi Liên tục do thói quen sinh hoạt.

  • Do thực phẩm:

Nhiều loại thực phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày có thể dẫn đến chứng ợ hơi liên tục nếu tiêu thụ quá nhiều do gây chướng bụng, khó tiêu, gây áp lực lên hệ tiêu hóa, kích thích dạ dày sinh axit. Một số thực phẩm rất phổ biến mà chúng ta không ngờ tới như: Các loại đậu, hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua, bánh,…), kẹo cao su, đồ uống có ga, đồ chiên nhiều dầu, đồ ăn cay, nóng,….

o-hoi-lien-tuc-nguy-hiem-khong?-cach-chua-tri?

Ăn nhiều đồ ăn cay nóng gây ợ hơi liên tục

  • Do thói quen ăn uống: Những người bị chứng ợ hơi liên tục thường có thói quen ăn uống không lành mạnh, khi đó hệ tiêu hóa không có đủ thời gian và năng lượng để tiêu hóa thức ăn ngay lập tức gây chướng phụ, khó tiêu. Các bạn không nên bỏ bữa ăn, ăn quá nhanh, nằm ngay sau khi ăn, ăn bữa tối quá nhiều. Nên nhai kỹ thức ăn khi nuốt, ăn những bữa ăn đầy đủ loại thực phẩm để cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể, thường xuyên hoạt động thể chất trước bữa ăn.
  • Do thường xuyên dùng chất kích thích:

Những người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng rượu, bia, ma túy và các chất kích thích khác hay bị bị ợ hơi liên tục. Do các chất kích thích tác động vào hệ hô hấp, hệ thần kinh và gián tiếp gây hại cho hệ tiêu hóa. Sử dụng một số loại ma túy đường uống hoặc bia, rượu thường xuyên có nguy cơ cao bị mắc các bệnh về dạ dày, thực quản.

  • Do căng thẳng, stress:

Cơ thể chỉ đạo hệ tiêu hóa bằng hệ thống thần kinh thực vật (chúng ta không thể tự điều khiển được hoạt động của hệ tiêu hóa theo suy nghĩ của mình). Hiện tượng ợ hơi liên tục xảy ra ở những người bị căng thẳng, stress kéo dài do làm ảnh hưởng đến khả năng chỉ đạo hệ tiêu hóa của hệ thần kinh, khiến dạ dày co bóp không đều, tăng tiết axit dạ dày, khó tiêu, đầy hơi.

>>>> Xem thêm ngay: Các Nguyên Nhân Chính Gây Ợ Hơi

2.2. Ợ hơi liên tục do bệnh lý.

  • Do các bệnh lý hệ tiêu hóa:

Thông thường, bạn chỉ bị ợ hơi vài lần một tuần, hiện tượng này chỉ là một quá trình vô hại của hệ tiêu hóa để đẩy khí dư từ dạ dày ra ngoài. Nhưng khi tái diễn với tần suất cao, trở thành ợ hơi liên tục và ngày càng thường xuyên, đi kèm với cách triệu chứng khác (buồn nôn, đầy bụng, tiêu chảy, đau rát vùng ngực,…) thì chắc chắn đó là dấu hiệu của bệnh lý. ợ hơi liên tục không phải triệu chứng đặc hiệu nhưng xuất hiện trong nhiều bệnh về đường tiêu hóa (ngộ độc thực phẩm, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng,…)

  • Do thừa cân, béo phì:

Những người thừa cân, béo phì thường xuyên bị ợ hơi liên tục do lớp mỡ bụng dày làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa, làm ảnh hưởng đến sự co bóp cơ hoành, cơ thắt dưới thực quản cơ dạ dày. Khi cơ dạ dày giảm co bóp (nhu động dạ dày), sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn từ đó gây tăng tiết axit trong dịch vị.

Những người bị nhiễm vi khuẩn HP sẽ gặp các vấn đề tiêu hóa và xuất hiện triệu chứng ợ hơi liên tục do vi khuẩn HP gây nhiễm trùng dạ dày, phá hủy lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày khỏi axit dịch vị. Nhiễm vi khuẩn HP nặng sẽ gây đau bụng, khó chịu, suy giảm chức năng tiêu hóa lâu ngày sẽ xuất hiện những vết loét sẽ gây đau dạ dày, xuất huyết, nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.

  • Do tác dụng phụ của thuốc:

Khi chữa bệnh chúng ta phải sử dụng thuốc chữa, một số loại thuốc sẽ có tác dụng phụ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của dạ dày và gây ợ hơi liên tục. Hay gặp nhất là việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc kháng viêm, giảm đau nhóm NSAID (Aspirin, Piroxicam, Diclofenac, Celecoxib, Naproxen,…) và kết hợp sử dụng thuốc sai. Nhóm thuốc này khi được hấp thụ qua thành dạ dày sẽ trực tiếp gây tổn thương niêm mạc dạ dày và gián tiếp phá vỡ hàng rào niêm mạc dạ dày do ức chế men Cyclooxygenase (COX) từ đó ngăn cản sự tổng hợp Prostaglandin gây viêm. Về lâu dài sẽ khiến người dùng bị viêm loét dạ dày, xuất huyết, thủng dạ dày, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn nguy hiểm đến tính mạng.

2.3. Ợ hơi liên tục ở phụ nữ đang mang thai.

Chúng ta thường thấy người phụ nữ bị ợ hơi liên tục, buồn nôn, mệt mỏi, khó chịu khi mang thai. Điều này là do thai nhi phát triển tăng kích thước, gây áp lực lên dạ dày và nội tiết tố thay đổi, cộng với việc thay đổi thói quen ăn uống, bị ốm nghén, stress,…   Thai nhi phát triển sẽ làm tăng kích thước tử cung, làm tăng áp lực lên khoang bụng, gián tiếp làm dạ dày bị chèn ép, gây khó tiêu, suy giảm chức năng của cơ thắt dưới thực quản. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường khi đang mang thai và sẽ kết thúc sau khi sinh nên các ông chồng, mẹ bầu đừng quá lo lắng. Thay vào đó hãy sinh hoạt điều độ, hạn chế vận động mạnh, sử dụng chế độ ăn cho người đang mang thai và luôn giữ một tâm lý thoải mái.

3. Ợ hơi liên tục cảnh báo những bệnh nguy hiểm?

Ợ hơi mặc dù chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể để đẩy không khí dư thừa ra khỏi dạ dày. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này lặp lại nhiều lần và trở thành ợ hơi liên tục, khi đó có thể cơ thể bạn bị những bệnh lý về đường tiêu hóa.

o-hoi-lien-tuc-nguy-hiem-khong?-cach-chua-tri?

Ợ hơi liên tục là triệu chứng của các bệnh lý hệ tiêu hóa

Chúng ta thường bỏ qua những dấu hiệu tưởng như vô hại và chỉ đi khám khi có thêm nhiều biến chứng xuất hiện hơn, làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt. Dưới đây là những căn bệnh hay gặp ở những người có triệu chứng ợ hơi liên tục, nguyên nhân và các triệu chứng đi kèm:

3.1.  Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:

  • Căn bệnh này sẽ khiến dạ dày của bạn bị tổn thương, có thể lan xuống tá tràng, ruột non làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày, từ đó xuất hiện triệu chứng ợ hơi liên tục.
  • Người mắc bệnh thường bị nhiễm vi khuẩn HP, do lạm dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, do stress kéo dài, ngủ không đủ giấc, sử dụng các chất kích thích (bao gồm hút thuốc lá và uống bia, rượu, cà phê…).
  • Ngoài ợ hơi liên tục, người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng còn xuất hiện các triệu chứng khác như: Đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, đau rát vùng thượng vị và thực quản, mất ngủ, ợ chua, buồn nôn.

3.2. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản:

  • Những người bị triệu chứng ợ hơi liên tục thường được chẩn đoán mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhưng bạn đừng quá lo lắng vì đây là một căn bệnh dễ nhận biết và có thể chữa khỏi hoàn toàn.
  • Nguyên nhân gây bệnh thường do cơ thắt dưới thực quản đóng không kín khiến cho khí trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi đó thức ăn, dịch vị và khí đang được dạ dày co bóp sẽ trào qua cơ thắt dưới thực quản và gây cảm giác ợ hơi, ợ chua.
  • Ngoài ợ hơi liên tục,người bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn xuất hiện các triệu chứng khác như; Đau, tức, nóng rát vùng ngực và cổ, xương ức khó nuốt, khàn tiếng và ho, tăng tiết nước bọt, đắng miệng, cảm giác mắc dị vật ở cổ họng, rối loạn tiêu hóa.

3.3. Bệnh viêm hang vị dạ dày:

  • Hang vị là một bộ giữ nhiệm vụ quan trọng trong hệ tiêu hóa, vị trí nằm gần cuối dạ dày. Bệnh viêm hang vị dạ dày xuất hiện phổ biến ở mọi lứa tuổi và giới tính. Gây đau bụng, khó tiêu, chán ăn, ợ hơi liên tục.
  • Viêm hang vị dạ dày có nhiều nguyên nhân như; Nhiễm vi khuẩn HP, lao, giang mai, do thuốc độc, các chất kích thích, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, sử dụng các thuốc hóa trị, kháng viêm, giảm đau.
  • Ngoài ợ hơi liên tục,người bệnh viêm hang vị dạ dày thực quản còn xuất hiện các triệu chứng khác như: Đầy hơi chướng bụng, đau bụng vùng thượng vị, khó tiêu, buồn nôn. Bệnh tiến triển nhanh, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng: xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày.

3.4. Bệnh thoát vị hoành:

  • Bệnh thoát vị hoành có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, ở trẻ nhỏ thường mang yếu tố bẩm sinh, người lớn trên 50 tuổi và người thừa cân béo phì dễ mắc bệnh hơn.
  • Nguyên nhân gây ra bệnh có thể do bẩm sinh cơ hoành hình thành không được hoàn thiện khiến cho dạ dày, gan, ruột lọt qua khe hở của cơ hoành. Ngoài ra còn những nguyên nhân do chấn thương vùng bụng, ho nhiều, nôn nhiều.
  • Bệnh nhân có triệu chứng ợ hơi liên tục và một số triệu chứng không đặc hiệu như: buồn nôn, khó tiêu, đau bụng, đau ngực, khó thở rất dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Do một phần dạ dày nhô lên qua cơ hoành, lúc này cơ thắt dưới thực quản bị đè ép làm suy giảm khả năng co bóp của cơ thắt dưới thực quản.

3.5. Bệnh ung thư dạ dày:

  • Ung thư dạ dày là biến chứng hiếm gặp và nguy hiểm nhưng lại phát triển âm thầm không có triệu chứng ở những giai đoạn đầu. Người bệnh thường phát hiện ra khi khối u đã to, chèn ép dạ dày từ bên trong.
o-hoi-lien-tuc-nguy-hiem-khong?-cach-chua-tri?

Ợ hơi liên tục cảnh báo bệnh ung thư dạ dày

  • Triệu chứng ợ hơi liên tục bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn 1 và lặp lại nhiều hơn ở những giai đoạn tiếp theo. Vì ở giai đoạn đầu các thế bào ung thư chỉ nằm ở lớp niêm mạc dưới của dạ dày và kích thước nhỏ (khoảng 5mm đến 10cm), chưa có sự ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động co bóp, tiêu hóa của dạ dày. 
  • Bạn nên đi tầm soát ung thư dạ dày nếu xuất hiện một vài triệu chứng sau đây: Nôn ra máu, sụt cân đột ngột, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân màu đen, chướng bụng, ợ hơi liên tục, đầy bụng khi ăn chưa no.

>>>> Xem thêm ngay: Trieu Chung Ung Thu Da Day Thông Thường Dễ Nhận Biết

4. Ợ hơi liên tục và cách điều trị hiệu quả tại nhà?

Nếu bạn chỉ mới xuất hiện triệu chứng ợ hơi liên tục trong vài ngày gần đây thì đừng quá lo lắng, có thể nguyên nhân khiến bạn xuất hiện triệu chứng này là do thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh. Bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt đồng thời tham khảo các phương pháp điều trị triệu tại nhà dưới đây để cơ thể bình phục sớm nhất.

4.1. Điều trị ợ hơi liên tục bằng các bài thuốc dân gian:

Từ xa xưa đến nay, tổ tiên chúng ta đã khám phá và truyền lại những bài thuốc để trị nhiều căn bệnh thường gặp trong đời sống. Chứng ợ hơi liên tục cũng không ngoại lệ. Các bài thuốc dân gian không có tác dụng phụ, có  thể chữa khỏi hoàn toàn triệu chứng này nhưng lại có nhược điểm là cần thời gian dài để tác dụng. Vì vậy, một khi chọn phương pháp chữa trị này thì bạn hãy kiên trì uống thuốc trong ít nhất 1-2 tuần. Dưới đây là 3 bài thuốc chiết xuất từ những nguyên liệu đơn giản dễ kiếm và bạn có thể làm ngay tại nhà:

4.1.1. Cỏ nhọ nhồi.

  • Cỏ nhọ nồi là một thảo dược phổ biến sử dụng để cầm máu, tiêu độc, chống viêm, trị các vết loét ở niêm mạc đường tiêu hóa. Từ đó giúp bạn giảm thiểu chứng ợ hơi liên tục nhanh chóng.
o-hoi-lien-tuc-nguy-hiem-khong?-cach-chua-tri?

Cỏ nhọ nhồi có thể chữa các bệnh đường tiêu hóa và giảm ợ hơi

  • Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh, cây nhọ nồi có đặc tính chống oxy hóa mạnh do chứa các hoạt chất nhóm tanin và flavonozit. Những chất này sẽ ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh, giảm thiểu tổn thương, trị viêm loét ở niêm mạc dạ dày do bị axit, vi khuẩn và các chất độc tấn công.
  • Cách sử dụng cỏ nhọ nhồi: Bạn rửa 1 nắm cỏ nhọ nồi, khử khuẩn bằng cách ngâm trong nước muối loãng 10 – 20 phút. Sau khi để ráo nước, say hoặc giã nhuyễn cỏ nhọ nhồi và thêm 50ml nước tinh khiết, lọc lấy nước cốt uống 2 lần/ ngày sau bữa ăn 30 phút. Sử dụng cho đến khi bạn thấy chứng ợ hơi liên tục thuyên giảm

4.1.2. Nghệ.

  • Nghệ vàng là một trong những vị  thuốc dân gian chữa bệnh dạ dày nổi được sử dụng phổ biến. Theo Đông y, nghệ có tác dụng làm tan cục máu đông, kháng viêm, giảm sưng, giảm đau. 
o-hoi-lien-tuc-nguy-hiem-khong?-cach-chua-tri?

Nước cốt nghệ và nghệ trộn mật ong dùng để trị chứng ợ hơi liên tục

  • Các nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra, trong nghệ chứa hoạt chất curcumin với hàm lượng khá dồi dào. Hoạt chất này được biết đến với tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Hoạt chất này hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP và một vài loại vi khuẩn, vi nấm gây bệnh. Ngoài ra nghệ có tác dụng trung hòa axit dịch vị dạ dày, chữa trị trào ngược dạ dày thực quản, ợ hơi liên tục, giảm đau, chống viêm, giúp lành vết loét cho dạ dày. 
  • Nghệ vàng có hai cách sử dụng sau:

Cách 1: Uống nước cốt nghệ. Sử dụng một củ nghệ tươi rửa sạch sau đó xay, giã nhuyễn với 50ml nước tinh khiết. Lọc lấy nước cốt uống trực tiếp, đều đặn 2 lần/ ngày khi thấy các cơn ợ hơi bắt lặp lại với tần suất cao.

Cách 2: Ăn nghệ trộn mật ong. Sử dụng bột nghệ trộn đều theo tỉ lệ 1:1 với mật ong nguyên chất. Sau đó, cho hỗn hợp này vào một cái hộp có nắp đậy kín để bảo quản và sử dụng lâu dài. Mỗi lần sử dụng 1 thìa cà phê sau bữa ăn, chỉ nên sử phương thuốc này trong thời gian 2 tuần liên tiếp.

>>>> Tìm hiểu thêm: Ợ Hơi Buồn Nôn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì Và Cách Điều Trị

4.1.3. Lá mơ.

  • Lá mơ là một loại dây leo thân thảo phổ biến mà chúng ta thường dùng làm gia vị, lá cây này có những tác dụng tuyệt vời cho hệ tiêu hóa và sẽ giúp bạn cải thiện chứng ợ hơi liên tục.
  • Theo y học cổ truyền, lá mơ có tính mát, có tác dụng kháng khuẩn, hoạt huyết, giảm sưng, chống viêm, giúp cho cơ thể đào thải độc tố. Biết cách sử dụng thảo dược này có thể giúp ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn ở dạ dày,  giảm đau dạ dày, chống tiêu chảy, phục hồi các vết loét ở niêm mạc dạ dày, đồng thời kích thích quá trình lưu thông máu chữa lành các vùng bị tổn thương.
o-hoi-lien-tuc-nguy-hiem-khong?-cach-chua-tri?

Lá mơ tốt cho hệ tiêu hóa và rất dễ tìm kiếm

  • Lá mơ có nhiều cách sử dụng nhưng phổ biến và đơn giản nhất là hai cách sau:

Cách 1: Uống nước lá mơ. Sử dụng 40g lá mơ rửa thật sạch với nước muối loãng. Xay hoặc giã nhuyễn lá mơ vừa rửa cùng với 100ml nước tinh khiết. Cuối cùng, lọc lấy nước cốt để uống trước bữa ăn sáng và tối. Bạn có thể pha thêm một chút đường nếu cảm thấy khó uống nhưng không nên pha quá ngọt.

Cách 2: Trứng chiên lá mơ. Là một món ăn bài thuốc thường được người xưa sử dụng để chữa ợ hơi liên tục đầy bụng, khó tiêu, đau thượng vị. Bạn đem giã nhỏ một nắm lá mơ, sau đó đập thêm 3 quả trứng gà vào, thêm một ít muối sao cho vừa miệng và chiên vàng 2 mặt, không cháy quá. Bạn nên ăn món này từ 2-3 lần/ tuần để cải thiện hệ tiêu hóa.

4.1. Điều trị ợ hơi liên tục bằng thuốc Tây:

Phương pháp này sẽ giúp bạn giảm chứng ợ hơi liên tục chỉ trong thời gian ngắn. Rất phù hợp với những người có công việc bận rộn, quỹ thời gian ít ỏi để tìm kiếm nguyên liệu cho các bài thuốc dân gian. 

o-hoi-lien-tuc-nguy-hiem-khong?-cach-chua-tri?

Thuốc Tây rút ngắn đáng kể thời gian trị ợ hơi liên tục

Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ, tuân thủ liều lượng và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc. Tránh trường hợp dị ứng với các thành phần của thuốc, các thuốc tương tác với nhau gây ra biến chứng nguy hiểm.

4.1.1. Phosphalugel.

  • Phosphalugel còn được gọi là thuốc “chữ P vàng”. Thuốc Phosphalugel là thuốc dạng hỗn dịch uống, đóng thành từng gói 20g. Người dùng uống hỗn dịch trong gói trước khi ăn 1-2 giờ, sau đó tráng miệng bằng nước tinh khiết.
  • Thuốc Phosphalugel có công dụng điều trị chứng ợ hơi liên tục bằng cách giảm tiết dịch axit dạ dày.Vì khi axit dạ dày tiết ra quá mức sẽ làm giảm PH gây tình trạng đau tức ở vùng thượng vị, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn.

 

o-hoi-lien-tuc-nguy-hiem-khong?-cach-chua-tri?

Thuốc chữ P vàng

  • Liều dùng của thuốc như sau:

Với người lớn: dùng 1 – 2 gói/ lần, không quá 6 lần/ ngày.

Với trẻ em dưới 6 tháng tuổi: dùng 1/4 gói trước khi ăn, không quá 4 lần/ ngày.

Với Trẻ em trên 6 tháng tuổi: dùng 1/2 gói trước khi ăn, không quá 4 lần/ ngày.

  • Chống chỉ định cho người bị bệnh thận nặng, dị ứng với các thành phần của thuốc, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
  • Tác dụng phụ của thuốc Phosphalugel có thể gây ra là táo bón,… Người dùng có thể khắc phục bằng cách  uống đầy đủ nước và tăng cường ăn rau.

4.1.2. Maalox.

  • Maalox là thuốc điều trị một số vấn đề ở đường tiêu hóa ( bệnh thực quản – dạ dày – tá tràng). Thuốc có dạng viên nén, nên nhai nuốt trước khi uống nước tráng miệng, dùng thuốc sau khi ăn xong khoảng 30 phút.
o-hoi-lien-tuc-nguy-hiem-khong?-cach-chua-tri?

Thuốc Maalox dạng viên nhai

    • Thuốc Maalox có tác dụng điều trị chứng khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi liên tục. Thuốc này sẽ kiểm soát lượng axit tiết ra trong dạ dày. Giúp dạ dày có vừa đủ axit dịch vị để tiêu hóa thức ăn dễ dàng, tăng hiệu quả tiêu hóa, giảm áp lực và những cơn đau cho dạ dày. 
  • Liều dùng cụ thể như sau:

Với người lớn (trên 15 tuổi): Nhai 1–2 viên/ lần, mỗi lần dùng cách nhau 4 giờ, tối đa 6 lần trong một ngày, không quá 12 viên/ ngày.

Với trẻ em (dưới 6 tuổi): Không sử dụng Maalox.

  • Chống chỉ định cho bệnh nhân bị suy thận, mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Thuốc Maalox có xảy ra tương tác thuốc với một số thuốc như: Thuốc chống lao, cyclin, fluoroquinolone, lincosamide, kháng histamin H2. Vì vậy người dùng tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trong trường hợp có dùng các thuốc khác.
  • Tác dụng phụ của, thuốc Maalox có thể gây ra những triệu chứng táo bón, tiêu chảy, rối loạn nhu động ruột.

>>>> Xem thêm: Bụng Đầy Hơi Do Đâu Và Cách Giảm Đầy Hơi, Khó Tiêu Nhanh, Hiệu Quả

4.1.3. Metoclopramide.

  • Metoclopramid là thuốc dùng để điều trị một số triệu chứng và bệnh lý ở đường tiêu hóa, ngoài ra có tác dụng chống ợ hơi, buồn nôn, làm tăng nhu động ruột từ đó giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Do đó bạn có thể dùng Metoclopramid để trị chứng ợ hơi liên tục. Thuốc ở dạng viên, thuốc tiêm và còn sản xuất với một số tên khác như: Perinorm, Apharmidin, Metoclopramide 10mg,…
o-hoi-lien-tuc-nguy-hiem-khong?-cach-chua-tri?

Thuốc Metoclopramid 10mg

    • Metoclopramid phù hợp dùng ở đường uống (viên nén, siro). Người sử dụng nên uống thuốc Metoclopramid với nước tinh khiết, uống thuốc trước bữa ăn và trước khi ngủ 30 phút, không nên dùng các loại nước uống có gas, rượu bia trước và sau khi uống thuốc. 
  • Liều dùng của thuốc Metoclopramid như sau:

Với người lớn (trên 15 tuổi): Dùng liều 10–15mg chia đều uống 3-4 lần/ ngày. Thời gian sử dụng không được vượt quá 12 tuần.

Với trẻ em (từ 0-15 tuổi):

Dưới 1 tuổi có cân nặng dưới 10kg dùng 1mg/ lần, 2 lần/ ngày.

Từ 1–3 tuổi có cân nặng 10–14kg dùng 1 mg/ lần, 2–3 lần/ ngày.

Từ 3–5 tuổi có cân nặng 15–19kg dùng 2mg/ lần, 2–3 lần/ ngày.

Từ 5–9 tuổi có cân nặng 20–29kg dùng 2,5 mg/ lần, 3 lần/ngày.

Từ 9–14 tuổi có cân nặng trên 30kg dùng 5mg/ lần, 3 lần/ ngày.

  • Chống chỉ định với người có tiền sử bệnh động kinh, người bị viêm loét, xuất huyết dạ dày do Metoclopramid có thể làm tăng cơn động kinh và tăng nhu động ruột, dạ dày. Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không sử dụng thuốc do các tác động đến thần kinh.
  • Tác dụng phụ của thuốc Metoclopramid có thể gây các triệu chứng: Mệt mỏi, đau nhức đầu, chóng mặt, lo âu, ngủ gật, mất ngủ, tiêu chảy, tiết nhiều mồ hôi, huyết áp giảm, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, vú to ở đàn ông,… Người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc khi thấy các tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt.

 

  • Lưu ý: Những cách chữa trị tại nhà chỉ có hiệu quả khi bạn đồng thời thay đổi sang một thói quen sinh hoạt lành mạnh. Đúng thuốc mới chữa được đúng bệnh, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế nếu sử dụng thuốc trong một thời gian mà bạn cảm thấy chứng ợ hơi liên tục không thuyên giảm. Nếu thấy xuất hiện tác dụng phụ nào không được thông báo trước thì lập tức ngưng sử dụng thuốc và báo cho bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn.

 

Bài viết trên đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho những người đang gặp khó chịu vì triệu chứng này. Mong rằng những thông tin trên có thể hỗ trợ cho quý vị trong phòng ngừa và điều trị ợ hơi liên tục tại nhà!

Nếu quý vị và người thân đang gặp bất kỳ vấn đề liên quan đến sức khỏe về dạ dày. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ, dược sĩ SCurma Fizzy theo Hotline: 18006091 để được phục vụ nhanh chóng và hài lòng nhất!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091