Xuất Huyết Dạ Dày Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Mau Khỏi
Xuất huyết dạ dày là tình trạng rất nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Để điều trị ngoài việc sử dụng thuốc và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ bạn cần biết xuất huyết dạ dày ăn gì và kiêng gì để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Chế độ ăn uống đúng cách giúp cải thiện tình trạng bệnh, thúc đẩy quá trình tái tạo niêm mạc và phục hồi sức khỏe cho người bệnh.
1. Xuất huyết dạ dày là gì?
Xuất huyết dạ dày là hiện tượng mạch máu trong dạ dày bị vỡ ra và gây chảy máu. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, biểu hiện của ung thư dạ dày và là hậu quả của việc lạm dụng thuốc chống viêm phi steroid, corticoid trong thời gian dài.
2. Điều gì gây ra chứng xuất huyết dạ dày?
Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày bao gồm tất cả những nguyên nhân gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm phi steroid, corticoid dẫn đến nhiều tác dụng phụ trong đó có viêm loét dạ dày tá tràng và xuất huyết dạ dày.
- Sinh lý mạch máu: là hiện tượng mạch máu trong hệ tiêu hóa mở rộng bất thường khiến thành dạ dày chảy máu gây ra xuất huyết dạ dày. Hiện tượng này rất hiếm gặp.
- Ảnh hưởng của các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê lên dạ dày. Những yếu tố này có thể gây viêm loét dạ dày và làm nặng hơn tình trạng của tổn thương tại niêm mạc dạ dày.
- Căng thẳng stress kéo dài do công việc, cuộc sống hằng ngày ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Kích thích các dây thần kinh của đường tiêu hóa làm tăng tiết acid đồng thời ức chế việc hình thành dịch nhầy bảo vệ, từ đó gây ra các vết loét và gây xuất huyết dạ dày.
- Ung thư dạ dày gây tổn thương các tế bào biểu mô dạ dày gây viêm loét và xuất huyết dạ dày.
>>> Xem thêm Ung Thư Dạ Dày Triệu Chứng, Mách Bạn Một Số Tip Nhận Biết
Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày rất đa dạng, đó có thể là biến chứng nặng của các bệnh đường tiêu hóa hoặc có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm hơn. Để xác định chính xác nguyên nhân bạn nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
3. Dấu hiệu dễ nhận biết ở bệnh nhân khi mắc xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là biến chứng nghiêm trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không chữa trị và cấp cứu kịp thời. Hiểu biết về những dấu hiệu của xuất huyết dạ dày là cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của xuất huyết dạ dày:
- Cảm giác buồn nôn, nôn ra máu: người bệnh có triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu đen. Có thể nôn ra máu kèm dịch dạ dày hoặc thức ăn. Nôn ra máu là biểu hiện rất nguy hiểm vì tình trạng xuất huyết đã trở nặng, bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời nếu không có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Da vàng nhợt nhạt: những tổn thương tại dạ dày ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, khi xảy ra xuất huyết dạ dày, lượng máu mất đi nhiều khiến cơ thể suy nhược, thiếu máu nên sắc tố da thay đổi.
- Phân có màu đen: máu chảy ra từ dạ dày theo đường tiêu hóa thải ra phân khiến phân có màu đen và mùi khắm khó chịu. Màu sắc của phân càng đen chứng tỏ tình trạng xuất huyết càng nặng.
- Biểu hiện của thiếu máu: mất máu kéo dài khiến cơ thể thiếu máu và có những biểu hiện như choáng váng, mệt mỏi, tụt huyết áp,…
Khi nhận thấy những dấu hiệu trên người bệnh cần được đưa ngay vào cơ sở y tế để cấp cứu và điều trị kịp thời.
>>> Xem thêm Xuất Huyết Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không Và Tư Vấn Từ Chuyên Gia
4. Xuất huyết dạ dày ăn gì, kiêng gì và chế độ ăn cho người xuất huyết dạ dày
4.1 Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người xuất huyết dạ dày
Sau khi được cấp cứu và ngăn chặn tình trạng chảy máu, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi thích hợp kết hợp với xuất huyết dạ dày ăn gì để cơ thể nhanh chóng bình phục.
- Chế độ nghỉ ngơi
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe, nên có người chăm sóc đặc biệt khi vừa phẫu thuật xong.
- Giữ tâm lý thoải mái, lạc quan, tránh lo lắng căng thẳng vì có thể dẫn đến tăng tiết dịch vị ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của dạ dày.
- Quan sát chú ý những dấu hiệu bất thường và báo ngay cho người thân hoặc bác sĩ điều trị nếu cảm thấy không ổn.
- Đối với bệnh nhân sau phẫu thuật, tuyệt đối không được di chuyển và vận động mạnh vì có thể ảnh hưởng tới vết mổ.
- Bổ sung chất dinh dưỡng từ những thực phẩm phù hợp và tìm hiểu về xuất huyết dạ dày ăn gì để chăm sóc cho bản thân và người bệnh.
- Chế độ ăn uống
- Bổ sung đa dạng thực phẩm với các nhóm chất cần thiết trong bữa ăn hàng ngày. Lựa chọn thực phẩm và cách chế biến phù hợp với người xuất huyết dạ dày.
- Do ảnh hưởng của bệnh lên chức năng tiêu hóa, để giảm gánh nặng cho dạ dày giúp việc tiêu hóa dễ dàng hơn nên chế biến món ăn dưới dạng lỏng như cháo, súp, món hầm,…bổ sung thêm sữa và hoa quả dưới dạng sinh tố hoặc nước ép.
- Không ăn quá no hoặc quá đói, chia nhỏ bữa ăn hằng ngày, ăn chậm nhai kỹ. Đi bộ nhẹ nhàng sau khi ăn.
4.2 Xuất huyết dạ dày ăn gì ?
Món ăn cho người bị xuất huyết dạ dày phải đảm bảo những tiêu chí sau: dễ tiêu hóa, không gây kích ứng, đủ chất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Xuất huyết dạ dày ăn gì để nhanh khỏi? Dưới đây là những thực phẩm tốt cho quá trình phục hồi của dạ dày và cơ thể.
4.2.1 Những món ăn lỏng
Sau khi ngăn tình trạng chảy máu, những món ăn lỏng là lựa chọn phù hợp giúp tiêu hóa dễ dàng, giảm gánh nặng cho dạ dày và hạn chế tiếp xúc với vị trí chảy máu. Ngoài ra trong quá trình nấu nên hạn chế gia vị và dầu mỡ.
Bệnh có thể ảnh hưởng đến vị giác khiến người bệnh ăn kém ngon, những món lỏng như cháo, súp, canh thường dễ ăn do đó giúp người bệnh dễ ăn hơn. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh và mức độ hồi phục của từng người, bạn nên áp dụng chế độ ăn này đến khi cảm thấy khỏe hẳn.
4.2.2 Những thực phẩm nhiều dinh dưỡng và dễ tiêu hóa
Xuất huyết dạ dày có thể khiến cơ thể suy nhược mệt mỏi do mất máu nhiều và thiếu hụt dinh dưỡng. Để phục hồi sức khỏe bệnh nhân cần bổ sung những thực phẩm giàu năng lượng mà vẫn đảm bảo dễ tiêu hóa.
- Các loại ngũ cốc: ngũ cốc là nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, trong ngũ cốc có chứa lượng lớn carb, chất xơ, protein. Khi chế biến ngũ cốc cho người bị xuất huyết dạ dày cần lưu ý nấu chín, lựa chọn những món loãng như cháo, súp để dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ.
- Quả bơ: trong mỗi 100g bơ có chứa 190 kcal, đây là lượng kcal cao đối với một loại quả. Trong quả bơ có chứa nhiều acid béo có lợi cho sức khỏe, đặc biệt với niêm mạc dạ dày, bơ giúp bao phủ niêm mạc và làm lành những vết loét do đó đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể.
- Quả chuối: chuối chứa lượng lớn carb và nhiều acid amin, vitamin cần thiết cho cơ thể, trong chuối đặc biệt chứa nhiều pectin có vai trò quan trọng trong kích thích bài tiết dịch nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm hiện tượng đầy bụng khó tiêu và các triệu chứng trào ngược nếu có.
- Trứng: protein trong trứng tương đương với những loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu,…Ưu điểm của trứng là dễ tiêu hóa hơn so với thịt, do đó người bị bệnh xuất huyết dạ dày nên bổ sung trứng vào khẩu phần ăn để cung cấp protein.
4.2.3 Nhóm thực phẩm giàu sắt
Người bị xuất huyết dạ dày ít nhiều sẽ mất máu khiến cơ thể thiếu hụt sắt. Xuất huyết dạ dày ăn gì để bổ sung sắt cho cơ thể, bạn có thể chọn cải bó xôi, cải xoăn, đậu hà lan để thêm vào khẩu phần ăn. Những thực phẩm này chứa hàm lượng sắt cao giúp thúc đẩy quá trình tạo máu cho cơ thể. Ngoài ra lượng chất xơ và các dưỡng chất khác có trong chúng cũng góp phần cải thiện hệ tiêu hóa.
4.2.4 Cá
Trong cá chứa rất nhiều protein và chất béo tốt cho cơ thể, ngoài ra còn lượng lớn omega 3 và khoáng chất mà thịt không cung cấp được. Omega 3 có trong cá giúp thúc đẩy quá trình tái tạo niêm mạc, giúp làm lành ổ loét nhanh hơn. Cá rất tốt cho hệ tiêu hóa, thuộc nhóm thực phẩm lành mạnh khuyến khích nên sử dụng 2-3 lần trong tuần.
Những loại cá giàu chất dinh dưỡng phù hợp với người xuất huyết dạ dày là cá hồi, cá thu, cá chép, cá nục,…Để đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm nên chọn cá tươi có nguồn gốc rõ ràng và có cách chế biến phù hợp.
4.2.5 Rau xanh
Rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ chủ yếu cho cơ thể, ngoài ra trong rau xanh có chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất quan trọng. Bổ sung rau vào bữa ăn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, phòng các bệnh về đường ruột và duy trì vóc dáng cân đối. Chất chống oxy hóa có trong rau xanh giúp làm lành ổ loét ở niêm mạc dạ dày.
Bông cải xanh hay còn gọi là súp lơ xanh là loại rau khuyên dùng cho người xuất huyết dạ dày với lượng lớn chất xơ và protein tốt. Đặc biệt sulforaphane trong bông cải xanh có khả năng phòng và ngăn ngừa ung thư. Luộc và hấp là hai cách chế biến tốt nhất cho loại thực phẩm này.
4.2.6 Nước
Tình trạng xuất huyết dạ dày gây mất máu và mất cân bằng điện giải do nôn, người bệnh cần bổ sung đủ nước để tránh mất nước, giảm mệt mỏi và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
4.2.7 Sữa chua
Trong sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn có ích cho quá trình tiêu hóa cho dạ dày. Bạn nên sử dụng sữa chua không đường không lạnh mỗi ngày để cải thiện quá trình tiêu hóa và hỗ trợ điều trị bệnh xuất huyết dạ dày. Có thể kết hợp với các loại hoa quả mềm giàu dinh dưỡng như bơ, chuối, táo để có bữa phụ đủ chất và có lợi cho quá trình điều trị bệnh xuất huyết dạ dày của bạn.
4.3 Xuất huyết dạ dày nên kiêng gì ?
Bên cạnh xuất huyết dạ dày ăn gì để nhanh khỏi bệnh, tìm hiểu những loại thực phẩm nên kiêng giúp quá trình hồi phục nhanh hơn.
Dạ dày khi đang bị xuất huyết và sau khi đã cầm máu rất yếu và dễ tổn thương, do đó những đồ ăn cứng hoặc có thể gây kích ứng dạ dày cần kiêng tuyệt đối.
4.3.1 Thức ăn khô, cứng
Thức ăn khô và cứng khiến dạ dày gặp khó khăn trong quá trình tiêu hóa do phải tiết nhiều acid và co bóp mạnh. Những mảnh thức ăn cứng có thể tiếp xúc với niêm mạc dạ dày gây đau đớn, làm chậm quá trình phục hồi hoặc có thể gây xuất huyết dạ dày trở lại.
Bánh mì, hoa quả sấy, thức ăn nhanh,… cần kiêng tuyệt đối để dạ dày có thời gian “ nghỉ ngơi”.
4.3.2 Đồ ăn nhiều gia vị, dầu mỡ
Trong quá trình nấu ăn chúng ta thường thêm nhiều gia vị để món ăn đậm đà đa dạng hương vị hơn, điều này vô tình trở thành gánh nặng cho dạ dày trong quá trình tiêu hóa. Đối với bệnh nhân xuất huyết dạ dày, đồ ăn chứa nhiều gia vị có thể gây khó tiêu đầy bụng vì dạ dày không tiêu hóa được, ngoài ra nhiều loại gia vị gây kích ứng niêm mạc đang tổn thương của dạ dày.
Hạn chế dùng những món xào rán vì chứa nhiều dầu mỡ. Dầu mỡ và gia vị còn làm tăng triệu chứng của các bệnh trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng.
Trong quá trình điều trị và hồi phục chỉ nên chế biến đơn giản để dễ tiêu hóa và giữ nguyên chất dinh dưỡng từ thực phẩm.
4.3.3 Không sử dụng các chất kích thích, nước ngọt có ga
Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga khi bị xuất huyết dạ dày. Những đồ uống này khi vào dạ dày sẽ làm tăng tiết acid dịch vị, kích ứng niêm mạc dạ dày, phá vỡ lớp bảo vệ tự nhiên của dạ dày.
Cà phê chứa nhiều cafein ngoài ảnh hưởng xấu đến dạ dày còn gây nhiều tác hại cho cơ thể. Nhiều người có thói quen sử dụng cà phê giúp tỉnh táo để làm việc và thậm chí nghiện cà phê. Ngay cả khi không bị xuất huyết dạ dày bạn cũng nên hạn chế loại đồ uống này.
Rượu bia chứa ethanol có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid, ức chế sự tạo thành chất nhầy, khí CO2 có trong bia làm tăng áp lực tại vị trí tổn thương khiến vết thương mau lành. Nguy hiểm hơn có thể làm tình trạng xuất huyết dạ dày quay trở lại.
4.3.4 Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn
Đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn có ưu điểm tiện lợi hương vị thơm ngon và đa dạng. Tuy nhiên đa số chúng đều chứa nhiều chất bảo quản, gia vị và phụ gia thực phẩm, những chất này không chỉ kích ứng dạ dày làm chậm quá trình tái tạo của niêm mạc mà còn gây nhiều tác hại cho cơ thể như thừa cân béo phì, ảnh hưởng chức năng gan thận.
5. Phòng tránh xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, dấu hiệu của ung thư dạ dày, hậu quả của việc sử dụng thuốc tây bừa bãi. Vì thế phòng tránh xuất huyết dạ dày cũng chính là phòng các bệnh nói trên.
- Người bệnh cần xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, lựa chọn thực phẩm thông minh và tham khảo về xuất huyết dạ dày ăn gì để nâng cao sức khỏe và ngừa các bệnh có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày.
- Kiểm tra thành phần các thuốc không kê đơn bạn đang sử dụng để phát hiện những thuốc có nguy cơ ảnh hưởng đến dạ dày của bạn. Nên tham khảo ý kiến của dược sĩ và bác sĩ để cân nhắc sử dụng thuốc đúng mục đích ít tác dụng phụ.
- Rèn luyện cơ thể và duy trì cân nặng hợp lý: tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng đồng thời duy trì cân nặng hạn chế thừa cân béo phì. Thừa cân béo phì cũng là một nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh về dạ dày trong đó có xuất huyết dạ dày.
- Chia nhỏ 3 bữa ăn chính thành 5-6 bữa phụ để giảm áp lực lên dạ dày và tránh tình trạng no quá (gây đầy bụng khó tiêu ảnh hưởng tới dạ dày) hoặc đói quá ( dạ dày rỗng dễ bị acid dịch vị ăn mòn gây viêm loét).
6. Kết luận
Điều trị xuất huyết dạ dày không khó nếu phát hiện kịp thời và có chế độ ăn uống sinh hoạt thích hợp. Trong khoảng thời gian bị xuất huyết dạ dày và sau khi điều trị phẫu thuật bạn cần đặc biệt chú ý xuất huyết dạ dày ăn gì và kiêng gì để tránh ảnh hưởng của thức ăn lên quá trình phục hồi nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
>>> Xem thêm Phác Đồ Điều Trị Xuất Huyết Dạ Dày
Trên đây là những chia sẻ về xuất huyết dạ dày ăn gì và kiêng gì, chế độ ăn cho người xuất huyết dạ dày, nếu còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào về các bệnh dạ dày cần giải đáp hãy liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được các bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia của Scurma Fizzy tư vấn miễn phí nhé.