Trào Ngược Dạ Dày Nên Uống Thuốc Gì Thì Hiệu Quả Nhất
Trào ngược dạ dày là một hiện tượng phổ biến hiện nay với tỷ lê lưu hành cao: dao động từ 18% đến 27.8% ở Bắc Mỹ, 8.8% đến 25.9% ở châu Âu, 2.5% đến 7.8% ở Đông Á,….Do rất nhiều nguyên nhân gây ra: lối sống thiếu khoa học, chế độ ăn uống không hợp lý,….Để khắc phục tình trạng này, các nhà khoa học, y bác sĩ đã nghiên cứu và tìm ra rất nhiều phương pháp điều trị, hỗ trợ hiệu quả. Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu xem trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì?
1. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng để biết trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì?
1.1. Khái niệm để biết trào ngược dạ dày
- Trào ngược dạ dày hay còn gọi là trào ngược thực quản (GERD), đây là một vấn đề không còn xa lạ với con người hiện nay, là hiện tượng trào ngược dịch vị, thức ăn lên thực quản, đi ngược lại với quá trình diễn ra bình thường. Trào ngược dạ dày thực quản có thể là quá trình sinh lý, chức năng hay bệnh lý, gây ra suy dinh dưỡng, viêm loét thực quản, ung thư thực quản và các biến chứng khác, thậm chí là tử vong.
- Nếu bạn có các triệu chứng của trào ngược acid nhiều hơn hai lần một tuần, bạn có thể mắc phải một tình trạng được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Nếu không điều trị kịp thời, nó sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm mà bạn không lường trước được.
- Phân biệt 2 kiểu trào ngược: sinh lý và bệnh lý. Nếu thức ăn, nước uống bị trào ngược lên thực quản, lên miệng ngay sau bữa ăn và không kèm theo các triệu chứng khác thì gọi là trào ngược sinh lý. Nhưng nếu nó xảy ra 2-3 lần mỗi tuần, có triệu chứng tổn thương thực quản thì gọi là bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
1.2. Tìm hiểu nguyên nhân để biết trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì?
GERD là do trào ngược acid thường xuyên. Khi bạn nuốt, vòng cơ thắt tâm vị sẽ giãn ra để thức ăn và chất lỏng chảy vào dạ dày được dễ dàng. Sau đó cơ vòng đóng lại. Nếu cơ vòng giãn ra bất thường hoặc yếu đi, acid dạ dày và thức ăn có thể trào ngược lên thực quản của bạn. Acid rửa ngược liên tục này kích thích niêm mạc thực quản của bạn, thường làm viêm bề mặt niêm mạc.
1.2.1.Xem xét các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc GERD
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày là do sự suy yếu của cơ thắt thực quản. Cơ thắt thực quản sẽ mở ra khi đưa thức ăn xuống dạ dày và đóng lại để ngăn chứng trào ngược. Nhưng khi cơ thắt thực quản gặp vấn đề, xảy ra tình trạng suy yếu cơ thắt sẽ khiến cho thức ăn và dịch vụ từ phía dưới có thể trào ngược lên trên. Đồng thời, dịch vị tác động đến thực quản sẽ bị suy giảm do axit dạ dày trung hòa với dịch ở thực quản dẫn đến tình trạng axit dạ dày trào ngược lại. Do vậy, sự co thắt của cơ thắt dưới thực quản có ảnh hưởng nhất định đến tình trạng trào ngược axit dạ dày.
- Béo phì: có chỉ số khối lượng cơ thể BMI>30, là một nguy cơ tiềm ẩn. Nó ảnh hưởng đến việc tăng nguy cơ mắc triệu chứng và bị biến chứng GERD, cụ thể là nó ăn mòn thực quản, barrett’s thực quản và ung thư biểu mô tuyến thực quản.
Tiến sĩ Koebnick và cộng sự của ông đã tiến hành nghiên cứu nhóm bệnh nhân tuổi từ 2-19 tuổi tại California, có kết quả như sau:
Tần suất mắc bệnh trào ngược dạ dày với trẻ em nam là 1,5%, nữ là 1,8%. Riêng nhóm trẻ bị béo phì là 16% và béo phì nặng là 32%.
- Thai kỳ: trong giai đoạn này, nồng độ progesterone trong cơ thể tăng, làm giảm trương lực cơ thắt tâm vị, cơ sẽ bị giãn và tăng nguy cơ trào ngược dạ dày. Khi thai nhi càng lớn sẽ chèn ép lên ruột và dạ dày, tăng áp lực đẩy dịch vị và thức ăn từ dạ dày lên thực quản. Thường thì triệu chứng này sẽ biến mất sau khi sinh con và ít khi bị biến chứng viêm thực quản.
- Rối loạn mô liên kết như xơ cứng bì: xơ hóa lan tỏa và tổn thương mạch ở da, khớp và các cơ quan nội tạng, đặc biệt là tim, phổi, thực quản và đường tiêu hóa. Từ đó, gây rối loạn nhu động thực quản, làm giảm chức năng cơ vòng thực quản dưới, xuất hiện triệu chứng trào ngược dạ dày.
- Thoát vị hoành: Cơ hoành là một khối cơ hình vòm dẹt phân chia giữa khoang bụng và khoang ngực. Cơ hoành co có tác dụng giúp tăng cường sức mạnh cho cơ vòng thực quản dưới ngăn cản hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Khi bị thoát vị hoành, cơ thắt dưới thực quản không nằm cùng mức với cơ hoành gây giãn nở cơ vòng thực quản dưới nên dễ xảy ra trào ngược.
- Ứ đọng thức ăn trong dạ dày : Các bệnh lý như viêm dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày, … làm cho các chất trong dạ dày lưu thông chậm xuống ruột non gây tăng áp lực trong dạ dày, từ đó dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản.
- Áp lực trong ổ bụng tăng đột ngột: Các tình trạng như ho, hắt hơi hoặc gắng sức gây tăng áp lực trong ổ bụng cũng là một trong các nguyên nhân gây trào ngược dạ dày.
>>>> Đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Là Gì Và Những Thông Tin Hữu Ích
1.2.2.Xem xét các yếu tố có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược acid
Hút thuốc, ăn nhiều bữa hoặc ăn khuya, ăn một số loại thực phẩm nhất định (tác nhân gây ra) chẳng hạn như thực phẩm béo hoặc chiên, uống một số đồ uống, chẳng hạn như rượu hoặc cà phê, dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như aspirin. Cụ thể như sau:
- Ăn nhiều chất béo, đồ ăn cay, đồ chua như: chanh, ớt, thịt mỡ,….chất béo làm giãn ống thực quản, lượng acid từ dạ dày trào lên thực quản nhiều hơn bình thường. Chất cay làm giảm khả năng co bóp của dạ dày, dẫn đến ứ trệ thức ăn trong dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược. Đồ chua chứa rất nhiều acid, do đó làm tăng lượng acid trong dạ dày, gây viêm loét và trào ngược.
- Viêm loét dạ dày thực quản: Bệnh viêm loét dạ dày thường có triệu chứng ợ hơi, ợ nóng và buồn nôn. Ban đầu, các triệu chứng thường nhẹ và ít ảnh hưởng đến thực quản. Nhưng nếu bị mãn tính, cảm giác ợ hơi, buồn nôn sẽ tăng lên. Acid tiết ra nhiều hơn làm kích thích thức ăn trào ngược lên thực quản.
- Sử dụng chất kích thích như: thuốc lá, rượu, bia, cocaine, heroin, nicotine,…. làm giảm cảm giác thèm ăn, từ đó gây ra chán ăn, lượng chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể ít đi, khiến dạ dày xuất hiện co bóp đói, báo hiệu cho cơ thể cần ăn để cung cấp năng lượng. Tiêu biểu là thuốc lá, chứa nhiều chất nicotin, đưa vào cơ thể sẽ sản sinh nhiều cortisol, gây viêm loét dạ dày. Không chỉ vậy, nó còn làm giảm lưu lượng máu đến dạ dày, ngăn cản dạ dày tiết chất nhầy bảo vệ. Với rượu bia, nếu sử dụng với liều lượng phù hợp thì sẽ hỗ trợ tiêu hoá và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống rượu bia thường xuyên sẽ gây đau dạ dày, chất cồn trong rượu phá hủy niêm mạc, làm bào mòn dạ dày, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Trước khi uống nên ăn gì đó, hoặc uống sữa tươi, nước ép hoa quả để hạn chế sự tiếp xúc của acid với chất cồn lên niêm mạc dạ dày.
- Căng thẳng, stress: khi stress kéo dài làm acid dịch vị bài tiết quá mức làm phá hủy các chất bảo vệ niêm mạc thực quản. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy sự co bóp của dạ dày, dẫn đến mở rộng cơ thắt tâm vị, gây ra chứng trào ngược. Căng thẳng cũng làm cho việc tiêu hóa thức ăn kém đi, tồn đọng lâu trong dạ dày sinh hơi, tăng áp lực lên dạ dày làm cơ thắt tâm vị mở ra.
- Socola: chứa nhiều chất béo và đường, khó tiêu hóa. Hơn nữa socola chứa hormon hạnh phúc serotonin khiến cơ thắt thực quản bị giãn ra, làm trào ngược thực quản.
- Lạm dụng các loại thuốc chữa bệnh: Một số loại thuốc như Aspirin, diclofenac, naproxen, thuốc kháng sinh,…. làm tăng lượng acid dạ dày, bào mòn lớp niêm mạc và gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày. Đặc biệt là thuốc chống viêm không steroid, có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống kết tập tiểu cầu. Tuy nhiên việc sử dụng lâu dài có thể gây loét đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, viêm thận kẽ cấp hoặc suy thận. Với tác dụng ức chế ngưng kết tiểu cầu, nó có thể gây độc cho tế bào, suy tủy, gây tình trạng rối loạn đông máu. Nếu sử dụng thuốc quá liều sẽ có một số tác dụng phụ như: ù tai, điếc, mất chức năng gan, viêm loét dạ dày-tá tràng.
1.3. Biểu hiện của trào ngược dạ dày
1.3.1. Xác định đúng được triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày thực quản
- Ợ hơi, ợ nóng: gặp phổ biến ở bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Ợ nóng là cảm giác nóng rát như lửa đốt từ dạ dày hay vùng ngực dưới rồi lan lên trên cổ. Khi bạn ăn nhiều đồ chiên, rán, đồ ăn sẵn có nhiều mỡ khó hấp thu, điều này sẽ dẫn đến ợ hơi, ợ nóng xuất hiện. Ợ chua, ợ nóng là hai triệu chứng hay đi kèm với nhau, khi bệnh nhân ợ nóng lên, có xuất hiện vị chua trong miệng. Các triệu chứng ợ nói trên có thể sẽ tăng lên sau bữa ăn no, khi uống nước, khi đang đầy bụng khó tiêu. Đặc biệt là khi nằm ngủ vào ban đêm hoặc khi bạn cúi gập người về phía trước.
- Buồn nôn, nôn: Triệu chứng này thường xuất hiện khi ăn quá no, ăn đồ chua, cay hoặc nằm ngay sau khi ăn. Người bệnh dễ bị nôn, buồn nôn, thấy khó chịu trong người giống như có gì đó mắc nghẹn trong cổ. Triệu chứng này nặng hơn cả khi bị say xe, dùng một số loại thuốc gây ra hiện tượng buồn nôn, hay ốm nghén,.…
- Khó nuốt: lượng acid trào lên thực quản sẽ nhiều hơn mức bình thường khi bệnh nặng hơn. Khi acid tiếp xúc với bề mặt niêm mạc thực quản sẽ gây phù nề, sưng tấy, thức ăn khó đi qua. Vì thế bệnh nhân có cảm giác khó nuốt như có gì đó vướng ở cổ, gây cảm giác khó chịu.
- Miệng tiết ra nhiều nước bọt: khi acid chua trào lên từ dạ dày sau khi ợ chua, miệng sẽ có xu hướng tiết ra nhiều nước bọt. Nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn lúc bình thường có tác dụng trung hòa lượng acid này.
- Đắng miệng: Khi dịch vị trào lên thực quản, lên miệng có kèm theo dịch mật. Dịch mật có vị đắng, do đó người bệnh cảm thấy đắng miệng. Điều này cho thấy sự rối loạn thần kinh dạ dày làm cho van môn vị mở ra quá mức. Do đó, dịch mật trào ra gây đắng ở miệng.
>>>> Tìm hiểu thêm: Đầy Hơi Trào Ngược Là Bệnh Gì Và Nguyên Nhân Gây Bệnh
1.3.2.Xác định đúng được triệu chứng không điển hình (ngoài thực quản) và tìm ra trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì ?
- Đau, tức ngực: có cảm giác khó chịu như bị đè ép ở ngực, xuyên ra lưng và cánh tay. Triệu chứng này là nguyên nhân khiến người ta dễ bị nhầm lẫn giữa bệnh trào ngược dạ dày – thực quản và các bệnh tim mạch. Hiện tượng đau tức ngực là do acid trào ngược lên thực quản, kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc.
- Khàn giọng và ho: Người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể bị khàn giọng và ho liên tục. Hiện tượng này là do dây thanh quản tiếp xúc với lượng acid trong dạ dày khi nó trào lên trên, làm cho thành Quang bị sưng tấy. Người bệnh bị khàn giọng, nói mất tiếng và nếu không chữa trị kịp thời, để lâu sẽ chuyển thành ho.
- Ngoài ra người bệnh có thể ăn không ngon miệng dẫn đến sụt cân, bị thiếu máu, hoặc chảy máu ở đường tiêu hóa.
1.3.3. Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
- Trẻ sơ sinh dễ bị trào ngược acid hơn vì cơ vòng thực quản (LES) của chúng có thể còn yếu hoặc kém phát triển. Trên thực tế, người ta ước tính rằng hơn một nửa số trẻ sơ sinh bị trào ngược acid ở một mức độ nào đó. Hiện tượng này thường xuất hiện nhiều khi trẻ khoảng 4 tháng tuổi và sau đó tự khỏi trong khoảng thời gian từ 12 đến 18 tháng tuổi. Nếu chúng vẫn tồn tại, đó có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), đây là một tình trạng nặng hơn. Mặc dù chúng có thể khác nhau, nhưng 10 dấu hiệu phổ biến nhất của trào ngược GERD ở trẻ sơ sinh bao gồm: khạc nhổ và nôn mửa, từ chối ăn và khó ăn hoặc nuốt, khó chịu trong khi cho ăn, ợ ướt hoặc nấc cụt, không tăng cân, ho thường xuyên hoặc viêm phổi tái phát, đau ngực hoặc ợ chua, rối loạn giấc ngủ.
- Khạc ra và nôn mửa: trẻ sơ sinh khạc nhổ là bình thường, nhưng nếu khạc nhổ mạnh thì đây có thể là một triệu chứng của GERD. Nếu con bạn lớn hơn 12 tháng tuổi rồi mà vẫn khạc nhổ mạnh sau bữa ăn thì chắc chắn con bạn đã bị GERD. Khạc ra máu, chất lỏng màu xanh lá cây hoặc màu vàng hoặc một chất trông giống như bã cà phê cũng có thể là dấu hiệu của GERD hoặc các rối loạn nghiêm trọng khác. Nhổ nếu bình thường không đau, em bé vẫn sẽ tỏ ra vui vẻ và khỏe mạnh sau khi nhổ. Khạc mạnh hoặc nôn mửa sẽ khiến trẻ đau hơn và kèm theo đó là khóc và quấy khóc.
- Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh rất phổ biến. Khoảng 75-90% trẻ sơ sinh bị nôn trớ trong vòng 2 tháng đầu đời và tình trạng này sẽ tự khỏi mà không cần can thiệp cho hầu hết 96% ở trẻ sơ sinh trước 1 tuổi. Tình trạng trẻ sơ sinh khạc nhổ sau bữa ăn ( dịch đó được gọi là trào ngược dạ dày thực quản), trớ hoặc có hơi thở chua là dấu hiệu thường xuất hiện của trào ngược dạ dày.Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, có đến 50% tổng số trẻ khỏe mạnh có biểu hiện của dấu hiệu trào ngược từ khi ra đời cho đến lúc trẻ được 3 tháng tuổi, con số này tăng lên gần 70% khi trẻ được 4 tháng. Khi cấu trúc và chức năng hệ tiêu hóa của trẻ dần dần hoàn thiện thì hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản cũng có xu hướng giảm dần theo thời gian và chỉ có khoảng 5% tổng số trẻ trên 1 tuổi vẫn bị trào ngược dạ dày thực quản. Những trẻ nhỏ này dễ có nguy cơ xuất hiện các biến chứng của bệnh trào ngược, gây ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển, đồng thời tình trạng trào ngược sinh lý trước kia chuyển thành trào ngược bệnh lý, đó là bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh xảy ra khi các chất trong dạ dày trào ngược gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản nếu các triệu chứng của trẻ khiến trẻ không bú được hoặc nếu tình trạng trào ngược kéo dài hơn 11 đến 15 tháng. Đây là một loại trào ngược nghiêm trọng hơn và kéo dài. Các bé thường xuyên nôn mửa kèm theo cảm giác khó chịu và khó bú hoặc sụt cân. Ngoài ra ở trẻ sơ sinh, bệnh trào ngược dạ dày còn có thể gây ra các biến chứng bệnh lý, chẳng hạn như không phát triển, khó ăn hoặc ngủ, rối loạn hô hấp mãn tính, viêm thực quản, nôn trớ, ngưng thở và đe dọa tính mạng rõ ràng sự kiện. Đối với trẻ sơ sinh bệnh trào ngược dạ dày có thể là tiên phát hoặc thứ phát; thứ phát có liên quan đến một số hội chứng di truyền, bất thường nhiễm sắc thể, dị tật bẩm sinh hoặc một loạt các tình trạng thần kinh thường thấy ở phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (thường hiếm gặp hơn).
>>>> Tham khảo ngay: Trẻ Sơ Sinh Trào Ngược Khắc Phục Như Thế Nào
1.4. Phân biệt trào ngược mật và trào ngược dạ dày
Trào ngược mật có thể khó phân biệt với trào ngược acid dạ dày. Các dấu hiệu của chúng tương tự nhau và có thể xảy ra cùng một lúc.
Các triệu chứng của trào ngược mật cụ thể như:
- Đau bụng trên có thể dữ dội
- Thường xuyên ợ chua – cảm giác nóng rát ở ngực, đôi khi lan đến cổ họng, kèm theo vị chua trong miệng
- Buồn nôn
- Nôn ra chất lỏng màu vàng xanh (mật)
- Đôi khi, ho hoặc khàn giọng
- Giảm cân ngoài ý muốn
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Hẹn gặp bác sĩ nếu bạn thường xuyên gặp các triệu chứng trào ngược và không thấy thuyên giảm khi dùng thuốc trị trào ngược dạ dày, có thể bạn đã bị mắc chứng trào ngược mật.
2. Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì, kết hợp với một số phương pháp.
- Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong một ngày thay vì ăn quá nhiều trong một bữa, nhất là trước giờ đi ngủ. Cụ thể là chia thành 5-6 bữa nhỏ trong một ngày. Điều này sẽ giảm được sự trào ngược khi thức ăn đang tích tụ nhiều trong dạ dày. Hãy dùng bữa tối trước 19h để dạ dày tiêu hóa dần thức ăn và có một bữa ăn nhẹ khoảng 1 giờ trước khi ngủ. Như thế dạ dày sẽ tiêu hóa dễ dàng hơn, tránh bị tổn thương và trào ngược dạ dày.
- Áp dụng các bài tập nhẹ nhàng tại nhà: tập yoga, hít thở sâu, thiền, nghe nhạc,….đây là một trong những mẹo chữa bệnh trào ngược dạ dày rất tốt. Bởi căng thẳng, stress chính là yếu tố quan trọng khiến cho acid trong dạ dày bị tăng cao.
- Nâng cao đầu khi ngủ: đây là một mẹo đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao, giúp cho tình trạng ợ chua, ợ nóng hạn chế đi rất nhiều và tránh cảm giác khó chịu do sự trào ngược thức ăn gây ra. Do tình trạng bệnh diễn ra vào ban đêm, gây cảm giác khó chịu nên dẫn đến hiện tượng mất ngủ. Chủ yếu điều này xảy ra là do người bệnh nằm ngủ sai tư thế, nằm đầu quá thấp khiến thức ăn đẽ trào ngược lên. Mẹo chữa này đã được nhiều người bệnh áp dụng và thành công.
- Điều chỉnh thực đơn ăn uống thật khoa học và hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều chất chua, cay nóng, tránh các chất kích thích có hại cho sức khỏe. Thực hiện lối sống lành mạnh cùng với những thói quen tốt là một cách để đẩy lùi mọi căn bệnh.
- Phẫu thuật GERD: hầu hết các trường hợp, chỉ cần kết hợp dùng thuốc và điều chỉnh lối sống khoa học cũng đủ để ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của GERD. Nhưng đôi khi, phẫu thuật là cần thiết. Ví dụ: bác sĩ có thể khuyên bạn nên phẫu thuật nếu việc thay đổi lối sống và chỉ dùng thuốc không ngăn được các triệu chứng của bạn. Nên nghe theo lời tư vấn của bác sĩ để có sức khỏe tốt hơn.
>>>> Tham khảo thêm: Uống Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Vào Lúc Nào Thì Tốt Nhất
3. Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì?
3.1. Tìm hiểu một số thực phẩm tốt để biết đúng trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì?
- Lá mơ lông: có chứa các hoạt chất như: protein, vitamin C, carotene… tác dụng tốt trong việc làm giảm viêm niêm mạc dạ dày khi bị acid tấn công vào bề mặt. Do đó, lá mơ lông giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hoá. Sử dụng lá mơ để trị trào ngược dạ dày với các cách đơn giản sau: ăn sống như một loại rau sống, rau gia vị thông thường, ăn kèm với thức ăn như thịt luộc để đỡ chán. Hoặc nước ép lá mơ, giúp thành dạ dày lành nhanh vết loét và giảm tình trạng trào ngược acid, rửa sạch một lá mơ, sau đó xay nhuyễn và lọc phần nước cốt uống trước bữa ăn khoảng 30 phút, nếu không quen thì mùi vị sẽ hơi khó uống, nhưng nó rất tốt cho sức khỏe.
- Lá tía tô: có tác dụng chống viêm, làm lành vết loét ở dạ dày, làm giảm các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, đầy hơi và buồn nôn. Những tác dụng của nó là nhờ các hoạt chất như: tanin, acid rosmarinic, ceton,…Người bệnh trào ngược dạ dày có thể sử dụng lá tía tô đơn giản như: Ăn sống lá tía tô, rửa sạch lá tía tô và ăn như một loại rau sống, rau gia vị thông thường trong các bữa ăn như lá mơ. Hay sắc nước lá tía tô, rửa sạch một nắm lá tía tô, cho vào 500ml nước và đun sôi khoảng 10 phút, sắc lá tía tô uống nhiều lần trong ngày trước bữa ăn 30 phút sẽ rất tốt cho dạ dày.
- Nghệ tươi: có các hoạt chất curcumin, demethoxycurcumin và bisdemethoxycurcumin, …. Đây là những thành phần có công dụng chống viêm, liền nhanh vết loét ở niêm mạc dạ dày thực quản, rất hiệu quả cho người mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Sử dụng cách dùng nghệ tươi như sau: dùng 3 muỗng bột nghệ tươi pha với 2 muỗng mật ong nguyên chất, sau đó bảo quản trong tủ lạnh. Người bệnh uống 1 muỗng hỗn hợp trên trước khi ăn 15 phút, một ngày chia làm 3 lần uống. Do nghệ tươi có khả năng kháng khuẩn cao, vì thế không nên lạm dụng nhiều, dễ gây phản tác dụng, cái gì dùng nhiều quá cũng không tốt.
- Mật ong: chứa nhiều chất như: Vitamin B, C, K, E,… cùng nhiều acid amin quan trọng khác. Do đó, mật ong được ứng dụng trong các bài thuốc chữa viêm dạ dày, giúp làm liền những tổn thương ở niêm mạc dạ dày và thực quản, đồng thời kháng viêm khá tốt. Ngoài ra, mật ong có tác dụng cân bằng nồng độ pH trong dịch vị, loại bỏ lượng acid dư thừa hiệu quả. Áp dụng các cách chữa trị bằng mật ong sau: Dùng trực tiếp mật ong trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút, ngậm một thìa mật ong trong miệng và nuốt chậm từng ít một để nó ngấm dần vào bề mặt niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, mật ong kết hợp với gừng là một bài thuốc tuyệt vời trong việc giảm đau, chống buồn nôn và thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Kết hợp 300 gam gừng tươi thái lát mỏng ngâm trong 200 ml mật ong nguyên chất. Sau một tuần có thể sử dụng. Mỗi ngày việc ngậm một muỗng nhỏ mật ong gừng sẽ rất tốt trong việc làm giảm các bệnh về dạ dày.
- Chuối xanh: chứa nhiều thành phần có lợi cho việc chữa bệnh trào ngược dạ dày như: chất xơ, vitamin B1, B5, C, kali, magie, canxi,… Những dưỡng chất này giúp làm dày niêm mạc dạ dày hơn và giảm dịch acid trong dạ dày. Nhờ đó, chuối xanh rất tốt để làm lành vết loét ở dạ dày, giảm chứng trào ngược thực quản rất tốt. Người bệnh có thể dùng chuối xanh ăn sống trực tiếp, gọt vỏ bên ngoài và ăn như rau sống để tăng hiệu quả điều trị bệnh trong các bữa ăn. Lượng acid mà dạ dày của bạn tạo ra do thực phẩm mình ăn vào quyết định, vì thế ăn đúng loại thực phẩm là chìa khóa để kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), một dạng trào ngược acid mãn tính, nghiêm trọng.
- Bột yến mạch: là một món ăn yêu thích trong bữa sáng và là một nguồn chất xơ tuyệt vời có liên quan đến việc giảm nguy cơ trào ngược acid. Các lựa chọn chất xơ khác bao gồm bánh mì nguyên hạt và gạo nguyên hạt là lựa chọn tuyệt vời cho mỗi bữa sáng của bạn.
- Chất béo lành mạnh: bơ, quả óc chó, hạt lanh, dầu ô liu, dầu mè và dầu hướng dương,….. Chất béo của mỡ động vật, dầu chiên không tốt cho sức khỏe, ngược lại còn gây ra triệu chứng trào ngược dạ dày. Nhưng riêng các chất béo lành mạnh như trên lại giúp làm giảm lượng chất béo bão hoà.
>>>> Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Kiêng Ăn Gì, Thực Phẩm Nào Tốt
3.2. Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì với một số loại thuốc nam?
- Húng tây: chứa thành phần giúp ổn định lượng acid trong dạ dày rất hiệu quả. Để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn có hại cho đường ruột, nên ngâm với muối loãng trước khi ăn sống. Tốt nhất nên nhai sống trực tiếp trước các bữa ăn sáng, trưa và tối.
- Trầu không: có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và cân bằng hàm lượng acid trong dạ dày. Tinh chất có trong trầu không làm cơ vòng giãn nở, co thắt nhịp nhàng, tránh sự trào ngược thức ăn lên thực quản. Hoạt chất Tanin giúp làm lành sự tổn thương do các vết loét gây ra ở dạ dày, hạn chế được sự xâm nhập của các loại vi khuẩn. Bạn có thể sử dụng nó bằng cách pha nước uống. Nên ngâm trong nước muối 5 phút trước khi nấu nước. Tốt nhất uống sau mỗi bữa ăn trưa khoảng 1 tiếng, dùng đều đặn mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả mà bạn không ngờ đến.
- Lá khôi: chứa Glycosid và Tanin, có tác dụng chống viêm, làm liền sẹo nhanh và ức chế sự gia tăng nồng độ acid trong niêm mạc dạ dày. Với loại lá này, bạn có thể sắc nước uống như trầu không, dùng đều đặn mỗi ngày. Thời điểm sử dụng thích hợp nhất là trước bữa ăn, ngày uống 3 lần.
- Cây lô hội: chứa vitamin cần thiết cho cơ thể như: Vitamin A, B, C, E, acid folic, anilaza, catalase… và một số acid amin tốt cho hệ tiêu hóa và giảm tiết acid dạ dày, tránh hiện tượng loét dạ dày. Ngoài ra, lô hội rất hữu ích trong việc làm đẹp. Thực hiện chữa trào ngược dạ dày tại nhà với lô hội bằng cách xay nhuyễn phần thịt của lá, cho thêm 2 thìa mật ong vào, khuấy đều và uống trước các bữa ăn.
3.3. Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì với một số loại thuốc Tây:
Thuốc Tây rất tiện lợi vì sự nhỏ gọn khi được bào chế thành viên nang và tác dụng nhanh chóng của nó. Bạn có thể mang theo mọi lúc mọi nơi và sử dụng được dễ dàng chỉ với một cốc nước.
- Omeprazole là thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton, nó làm giảm các tình trạng ợ nóng trong dạ dày, giảm lượng acid trong dạ dày, giúp tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn. Ngoài ra, omeprazole bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên nếu sử dụng omeprazole kéo dài có thể làm giảm acid, dẫn đến làm tăng gastrin máu. Tuy nhiên nó có một số tác dụng phụ như: tiêu chảy, táo bón, đau đầu,…. Lúc mới dùng chỉ uống khoảng 20mg trong 1 ngày, nên uống trước các bữa ăn và dùng liên tục trong khoảng 4-8 tuần. Bệnh nặng có thể sử dụng khoảng 40mg/ngày. Tốt nhất nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
- Esomeprazole: không gây ra nhiều tác dụng phụ cho người dùng mà lại có hiệu quả cao, vì thế nó được sử dụng khá phổ biến. Nó giúp làm giảm các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, đầy bụng khó tiêu,… nhờ việc ức chế tiết acid. Tuy nhiên esomeprazole cũng có một số tác dụng phụ như: tiêu chảy, đau cơ, yếu tim,.… Để hạn chế được tình trạng này, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
- Gastropulgite : có tác dụng giúp làm giảm lượng nồng độ acid trong dạ dày, tránh bị viêm loét và trào ngược dạ dày. Đồng thời, nó có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bà bầu có thể sử dụng loại thuốc này trước khi ăn hoặc khi có triệu chứng của bệnh mà không sợ nguy hiểm. Chống chỉ định với bà bầu và những người bị dị ứng với thành phần của thuốc. Chính vì vậy trước khi sử dụng sản phẩm này cần hỏi bác sĩ về các thành phần thuốc mà mình bị dị ứng, để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
- Gastosic: chứa thành phần: nano curcumin, trương thuật, cúc la mã, ngô thù du, hoàng liên, cam thảo, gừng, bán hạ, hậu phác, có tác dụng hỗ trợ tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng ợ chua, ợ hơi, khó tiêu, đầy bụng rất tốt. Tuy nhiên, nó chỉ hỗ trợ cải thiện các vấn đề về đường tiêu hóa, không thể thay thế được thuốc chữa bệnh.
- Gaviscon chứa các thành phần: natri bicarbonate, natri alginate và calci carbonat,…..khắc phục tình trạng ợ chua, ợ nóng, khó tiêu sau bữa ăn một cách nhanh chóng. Thuốc được bào chế ở hai dạng là dạng viên nén và dạng dung dịch uống, rất tiện lợi cho người sử dụng. Trên thực tế, Gaviscon không điều trị căn bệnh này tận gốc nên bệnh nhân cần sử dụng cẩn thận với sự kê đơn của bác sĩ.
- Thuốc Sucralfat: kết hợp với protein tạo thành một hàng rào vững chắc bảo vệ niêm mạc dạ dày thực quản. Thời gian: uống 1 gam trước bữa ăn và trước khi đi ngủ. Không dùng thuốc kháng histamin H2 trước hoặc sau khi uống Sucralfat 30 phút. Để đảm bảo tốt nhất thì nên uống theo sự kê đơn và lời khuyên của bác sĩ.
- Thuốc tăng trương lực cơ thắt thực quản như domperidone, metoclopramide,….Như tên gọi nhóm thuốc, nó sẽ làm cơ thắt đóng chặt hơn, tránh thức ăn, dịch vị trào ngược lên thực quản. Chống chỉ định với những bệnh nhân bị tắc ruột, chảy máu dạ dày ruột, thủng ống tiêu hoá.
Như vậy, mặc dù trào ngược dạ dày là một triệu chứng phổ biến và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống con người, nhưng chúng ta đã tìm ra được rất nhiều phương pháp để làm giảm triệu chứng này: thay đổi lối sống, sử dụng thực phẩm tốt, các loại thuốc Tây,….Hãy áp dụng nó một cách khoa học để cuộc sống bạn tốt đẹp hơn.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 18006091 để được Scurma Fizzy hỗ trợ và tư vấn miễn phí về các bệnh liên quan đến dạ dày của bạn.