Làm Gì Khi Bị Đầy Bụng Khó Tiêu

Làm Gì Khi Bị Đầy Bụng Khó Tiêu

Đầy bụng khó tiêu là một chứng bệnh khá phổ thông và rất dễ mắc phải, tuy không quá nguy hiểm nhưng nó khiến người mắc khó chịu và gây những ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt và làm việc. Vậy nên làm gì khi bị đầy bụng khó tiêu để trị dứt điểm những tác động tiêu cực lên cơ thể. Cùng Scurma Fizzy tìm hiểu những cách trị đầy bụng đơn giản hiệu quả trong bài viết dưới đây

1. Đầy bụng là gì?

Đầy bụng là gì

Đầy bụng là gì

Đầy bụng là hiện tượng thức ăn tồn tại trong dạ dày lâu không được tiêu hóa bị  lên men sinh hơi tạo cảm giác khó chịu, nặng nề, bụng căng tức ọc ạch như chứa nhiều nước.

Đầy bụng khó tiêu gây ra do rối loạn tiêu hóa nguyên nhân có thể do thói quen ăn uống hoặc các bệnh lý tại đường tiêu hóa.

Đầy bụng khó tiêu không phải một triệu chứng nguy hiểm nhưng nó khiến người bệnh mệt mỏi khó chịu, nặng nề do đó ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt khá nhiều.

2. Nguyên nhân gây đầy bụng

2.1. Do thói quen ăn uống

Đa số các trường hợp đầy bụng khó tiêu mắc phải do thói quen ăn uống không lành mạnh khiến dạ dày không tiêu hóa được gây đầy bụng

  • Ăn quá no và nhai không kỹ

Nguyên nhân đầu tiên gây đầy bụng thường gặp nhất là ăn quá no và nhai không kỹ. Khi dạ dày phải chứa một lượng lớn thức ăn khó được tiêu hóa tức là  việc tiêu hóa cũng khó khăn hơn.

Nếu thức ăn không được nhai kĩ rất khó thấm acid dịch vị buộc dạ dày phải co bóp nhiều hơn, lâu hơn mới có thể tiêu hóa được.

Điều này hay xảy ra khi cơ thể quá đói nên không kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào và tốc độ ăn.

  • Thực phẩm khó tiêu

Thói quen ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cũng có thể khiến bạn mắc chứng đầy bụng do các chất gây khó tiêu hóa cho dạ dày.

Thực  phẩm chế biến sẵn, đồ đông lạnh, đóng hộp hoặc thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có chứa các chất độc hại, chất bảo quản với liều lượng và thành khó kiểm soát, những chất này cản trở quá trình tiêu hóa hoặc gây kích ứng tiêu hóa do đó có thể gây đầy bụng khó tiêu.

Một số người mắc chứng không dung nạp với các  chất trong thực phẩm như bất dung nạp lactose ( có trong sữa và các sản phẩm làm từ sữa), không dung nạp fructose ( loại đường có nhiều trong hoa quả) hoặc bất dung nạp gluten ( protein có trong ngũ cốc như yến mạch, lúa mì).

Khi ăn phải các chất này cơ thể không dung nạp do đó không tiêu hóa được gây chứng đầy bụng khó tiêu.

Đồ uống có gas như bia, nước ngọt,… có thể khiến bụng bạn căng tức do chứa nhiều khí CO2 gây khó chịu, nặng nề.

>>> Xem thêm: Đau Dạ Dày Uống Sữa Được Không?

  • Vận động sau khi ăn

Một số người có thói quen nằm ngay sau khi ăn, tư thế này cản trở quá trình tiêu hóa của dạ dày và còn có thể gây trào ngược acid dạ dày rất nguy hiểm.

Sau khi ăn vận động mạnh cũng ức chế hoạt động tiêu hóa của dạ dày gây đầy bụng.

làm gì khi bị đầy bụng

Thói quen ăn uống không khoa học gây đầy bụng

2.2. Nguyên nhân từ các bệnh lý đường tiêu hóa

Ngoài những lý do về ăn uống, một số bệnh tại đường tiêu hóa ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa cũng gây đầy bụng khó tiêu.

Ngoài việc quan tâm nên làm gì khi bị đầy bụng khó tiêu bạn cũng nên lưu ý tìm hiểu nguyên nhân gây đầy bụng vì đó có thể là biểu hiện của một bệnh nguy hiểm hơn.

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày có thể gây đầy bụng khó tiêu, ngoài ra còn gây ra các chứng ợ chua, ợ nóng, buồn nôn hoặc nôn.

Do nguyên nhân gây trào ngược là do acid trong dạ dày quá dư thừa khiến cho dạ dày không còn thực hiện được chức năng như bình thường nữa, do đó thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày không được tiêu hóa gây hiện tượng đầy bụng

  • Nhiễm Helicobacter Pylori

Vi khuẩn này gây ra các bệnh về đường tiêu hóa trong đó có viêm loét dạ dày tá tràng. Ảnh hưởng của những vết loét khiến hiệu suất tiêu hóa của dạ dày giảm đi đáng kể.

Ngoài ra H. Pylori còn gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, khiến số lượng lợi khuẩn giảm đi do đó cũng làm thức ăn tiêu hóa khó khăn hơn.

Tình trạng viêm loét dạ dày kéo dài có thể gây xuất huyết dạ dày, dấu hiệu này rất nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời. Dấu hiệu của xuất huyết dạ dày có thể là nôn ra máu tươi hoặc máu đen, phân đen có mùi khó chịu,…

  • Ung thư dạ dày

Những tổn thương do ung thư dạ dày gây ra khiến chức năng sinh lý của dạ dày bị ảnh hưởng xấu. Ngoài đầy bụng khó tiêu, ung thư dạ dày có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nguy hiểm hơn như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày,…

>>> Xem thêm : Ung thư dạ dày và thực trạng hiện nay

3. Biểu hiện bị đầy bụng

Người bị đầy bụng khó tiêu thường sẽ cảm thấy nặng nề, khó chịu, cảm giác bụng căng tức.Bên cạnh đó, những biểu hiện ngay dưới đây cũng có thể xảy ra:

  • Không có cảm giác đói: do thức ăn vẫn chưa tiêu hóa được, vì thế dạ dày không tháo rỗng, sẽ không có cảm giác đói dù sau bữa ăn vài tiếng.
  • Cảm giác buồn nôn và nôn
  • Xuất hiện triệu chứng của trào ngược dạ dày như ợ hơi, ợ chua,…
  • Đau âm ỉ vùng thượng vị do thức ăn lên men sinh hơi và ảnh hưởng của acid dịch vị.
  • Rối loạn tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy.
Làm gì khi bị đầy bụng

Làm gì khi bị đầy bụng

4. Làm gì khi bị đầy bụng?

4.1 Làm gì khi bị đầy bụng – sử dụng thuốc tây

Ưu điểm của thuốc tây là dễ sử dụng, tác dụng nhanh và tiện lợi, tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng thuốc tây khi có chỉ định của bác sĩ.

Đối với chứng đầy bụng khó tiêu, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra mà có cách xử lý khác nhau và có những loại thuốc khác nhau. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để chữa đầy bụng.

  • Men tiêu hóa (Panokase) có thành phần là các enzym có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, giải quyết vấn đề đầy bụng.
  • Thuốc kháng tiết acid dịch vị (Omeprazol) có tác dụng ức chế bài tiết acid dịch vị có trong dạ dày.
  • Thuốc điều hòa dạ dày co bóp (Metoclopramide) hỗ trợ về mặt động học giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn, tiêu hóa nhanh hơn.
  • Thuốc kháng acid (Aluminium Hydroxide) có khả năng trung hòa lượng acid dịch vị dư thừa trong dạ dày.

>>> Xem thêm: Uống Thuốc Gì Hiệu Quả Nhất Với Tình Trạng Đầy Bụng Khó Tiêu

4.2. Làm gì khi bị đầy bụng – sử dụng các loại thực phẩm chữa đầy bụng

4.2.1. Làm gì khi bị đầy bụng – ăn sữa chua và các loại thực phẩm

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn có lợi cho cơ thể và là thực phẩm vàng cho hệ tiêu hóa. Một hũ sữa chua hàng ngày có thể giúp bạn ngăn ngừa các bệnh về  đường ruột và nhiều lợi ích khác cho cơ thể.

Probiotic là tên gọi khác của lợi khuẩn có trong sữa chua, có tác dụng hỗ trợ và kích thích tiêu hóa, chống lại tác động xấu của những vi khuẩn có hại.

4.2.2. Sử dụng baking soda chữa đầy bụng

  • Công dụng

Baking soda là tên gọi khác của chất hóa học có công thức NaHCO3 – Natri Hidrocacbonat, tên gọi thông thường là thuốc muối.

Chất này là một muối lưỡng tính có khả năng trung hòa acid do đó có tác dụng giảm lượng acid dư thừa tại dạ dày.

  • Cách sử dụng

Cách sử dụng Baking soda chữa đầy bụng tại nhà rất đơn giản, bạn có thể hòa tan 1 thìa baking soda vào nước và uống hằng ngày hoặc uống khi gặp hiện tượng đầy bụng khó tiêu.

Cách 2 bạn kết hợp baking soda với nước ép chanh và nước ép gừng thành hỗn hợp đồng nhất và sử dụng sau bữa sáng để ngăn ngừa hoặc điều trị chứng đầy bụng.

4.2.3. Tỏi chữa đầy bụng khó tiêu

làm gì khi bị đầy bụng

Tỏi chữa đầy bụng

  • Công dụng

Trong căn bếp của mỗi gia đình, tỏi luôn là một trong những nguyên liệu gia vị không thể thiếu. Tác dụng chữa bệnh của tỏi sẽ khiến bạn bất ngờ vì hiệu quả của nó. Trong tỏi có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên,tinh dầu và các vitamin có ích cho cơ thể.

Tinh dầu tỏi, nước ép tỏi có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại tạo điều kiện cho lợi khuẩn phát triển.

Đối với hệ tiêu hóa, tỏi có chức năng kích thích tiêu hóa, làm giảm chứng đầy bụng, chướng hơi rất hiệu quả.

  • Cách sử dụng

Theo các mẹo dân gian bạn có thể chữa đầy bụng bằng cách giã nát tỏi, bọc bằng lá lốt hoặc lá trầu không hơ héo rồi nhét vào rốn đồng thời lấy tỏi giã rập bọc bằng bông nhét vào hậu môn. Cách này còn chữa chứng đại tiện không thông.

Ngoài ra bạn có thể dùng tỏi pha trà uống, có thể kết hợp nước ép tỏi với mật ong hoặc đường phèn và dùng 1-2 lần trong ngày để trị chứng đầy bụng.

4.2.4. Bạc hà làm giảm chứng đầy bụng

  • Công dụng

Bạc hà là một vị thuốc quý có tác dụng chữa nhiều bệnh khác nhau. Theo đông y bạc hà có tính ấm, vị cay the, dùng mát. Bạc hà dùng chữa các bệnh cảm cúm, nhiễm khuẩn.

Theo y học hiện đại, hoạt chất menthol có trong lá bạc hà có tác dụng làm giãn mao mạch giảm co thắt trong trường hợp ruột kích thích.

  • Cách sử dụng

Bạc hà có khả năng làm giảm chứng đầy bụng khó tiêu rất hiệu quả. Dưới đây là một số cách chữa đầy bụng bằng lá bạc hà.

  • Trà bạc hà: lá  bạc hà rửa sạch sau đó hãm với nước nóng như hãm trà, uống hằng ngày.
  • Chuẩn bị 50g lá bạc hà, 1 quả chanh ép lấy nước, 1 ít đường, một cốc nước  lọc.
  • Lá bạc hà xay hoặc giã nhuyễn và kết hợp với các nguyên liệu còn  lại.
  • Uống mỗi ngày để hỗ trợ tiêu hóa hoặc khi có các dấu hiệu đầy bụng.

4.2.5. Trị đầy bụng bằng giấm táo

Giấm táo được sử dụng rất nhiều để làm đẹp và chữa bệnh với thành phần chứa acid acetic ( CH3COOH) và rất nhiều lợi khuẩn có ích cho đường tiêu hóa và cơ thể.

Giấm táo có thể chữa chứng đầy bụng khó tiêu tại nhà rất đơn giản bằng cách pha loãng với nước và uống hằng ngày.

Nếu bạn có các bệnh lý về viêm loét dạ dày tá tràng không nên sử dụng cách này vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

>>> Xem thêm: 7 Cách Chữa Đầy Bụng Khó Tiêu Đơn Giản

4.2.6. Vỏ quýt chữa đầy bụng

Vỏ quýt hay còn gọi là trần bì là vị thuốc được sử dụng nhiều trong đông y. Trần bì có tính ôn, vị cay, đắng, theo y học hiện đại trần bì chứa lượng lớn tinh dầu và vitamin.

Trần bì có khả năng chữa đầy bụng khó tiêu nhờ tác dụng kích thích đường tiêu hóa,làm giãn cơ trơn dạ dày và ruột. Ngoài ra còn có tác dụng làm giảm viêm loét dạ dày tá tràng do giảm tiết acid dịch vị.

4.2.7. Làm gì khi bị đầy bụng – sử dụng gừng

Gừng chữa đầy bụng khó tiêu

Gừng chữa đầy bụng khó tiêu

Gừng có thành phần chính là tinh dầu. Gừng có vị cay, tính ấm, theo đông y, nó có tác dụng giảm chứng đầy bụng, chướng hơi và kích thích hệ tiêu hóa.

Gừng cũng là loại thực phẩm rất tốt cho dạ dày, thường được sử dụng chữa  các bệnh về đường tiêu hóa.

Gừng rửa sạch thái lát hoặc thái sợi sau đó hãm với nước ấm từ 3-5 phút, bạn có thể thêm mật ong và sử dụng trà này khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.

4.2.8 Vỏ quế giúp giảm các triệu chứng đầy bụng

Quế là vị thuốc quen thuộc, có tính ấm, vị cay, có khả năng kích thích vị giác và hệ tiêu hóa và giúp chữa các chứng đầy bụng khó tiêu rất hiệu quả. Bạn có thể thêm quế vào các món ăn để tạo hương vị và kích thích tiêu hóa.

Hoặc dùng quế trị đầy bụng bằng cách đơn giản sau: đun 250ml nước với 1 thìa cafe bột quế, gạn lấy phần nước trong và uống lúc còn ấm.

4.2.9. Lá tía tô

Không chỉ là một loại rau thơm và gia vị sử dụng trong nấu ăn, tía tô có hàm lượng dinh dưỡng cao với mùi thơm đặc trưng và khả năng chữa bệnh rất hiệu quả.

50g lá tía tô vò nát ép lấy nước cốt uống hằng ngày giúp phòng và điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như đầy bụng, rối loạn tiêu hóa,…

4.3. Làm gì khi bị đầy bụng – chườm nóng, matxa

Công dụng

Ngoài sử dụng thuốc và các mẹo chữa đầy bụng. Bạn cũng có thể lựa chọn các tác động vật lý khi phân vân nên làm gì khi bị đầy bụng nếu không có các nguyên liệu để dùng.

Dùng túi chườm nóng hoặc khăn ấm chườm vào bụng giúp tăng khả năng lưu thông mạch máu tại dạ dày, dạ dày hoạt động hiệu quả hơn làm chứng đầy bụng giảm rõ rệt.

Cách thực hiện

  • Bạn có thể dùng hai tay xoa vào nhau hoặc dùng tinh dầu mát xa, mục đích để hai tay ấm lên.
  • Sau đó xoa lên bụng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ.
  • Cách này có thể giảm đầy hơi, khó chịu sau 3-5 phút mát xa, phù hợp khi bạn không có nguyên liệu hoặc dụng cụ để dùng những cách trên.

4.4. Làm gì khi bị đầy bụng – tập yoga

làm gì khi bị đầy bụng

Tập yoga giúp giảm chứng đầy bụng

Yoga được biết đến là một phương pháp rèn luyện có xuất thân từ đất nước Ấn Độ. Hiệu quả mà yoga đem lại cho cơ thể rất lớn, giúp tăng độ dẻo dai cho cơ xương khớp, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh trong cơ thể.

Khi bị đầy bụng, một vài động tác yoga  đơn giản cũng có thể khiến cơ thể nhẹ nhàng dễ chịu hơn. Những động tác này khá đơn giản và  dễ thực hiện do đó có thể áp dụng tại nhà và với các đối tượng khác nhau.

>>> Xem thêm: Bài Tập YOGA Chữa Đầy Bụng Hiệu Quả

5. Cách phòng chứng đầy bụng khó tiêu?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngoài việc tìm hiểu làm gì khi bị đầy bụng khó tiêu thì cách phòng tránh chứng đầy bụng cũng rất cần thiết.

Đầy bụng khó tiêu không nguy hiểm nhưng những ảnh hưởng của nó đến đời sống sinh hoạt và làm việc là không ít. Để phòng chứng bệnh này thói quen ăn uống của bạn đóng vai trò rất quan trọng.

Một chế độ ăn hợp lý không chỉ giúp hệ tiêu hóa dễ dàng hơn mà còn đem lại sức khỏe tốt cho mỗi người.

làm gì khi bị đầy bụng

Chế độ ăn uống khoa học giúp phòng chứng đầy bụng khó tiêu

  • Không ăn quá no, quá nhanh, nhai không kỹ vì những điều này đều tăng áp lực cho dạ dày khiến dạ dày bị quá tải và dẫn đến đầy bụng.
  • Để cải thiện tình trạng này bạn nên chia nhỏ 3 bữa ăn chính thành nhiều bữa phụ, giúp cơ thể không bị đói và lượng thức ăn nạp vào mỗi lần không quá nhiều.
  • Sắp xếp thời gian ăn hợp lý, ăn chậm nhai kỹ để thức ăn được nghiền nhỏ, trộn đều với enzyme có trong nước bọt và dễ tiêu hóa hơn.
  • Tập trung trong khi ăn không làm việc khác như xem phim, đọc sách, dùng điện thoại để cơ thể tập trung cho quá trình tiêu hóa, hấp thụ.
  • Lựa chọn thức ăn lành mạnh, tránh những thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị. Những món ăn bên ngoài thường được thêm nhiều gia vị và phụ gia thực phẩm để tạo hương vị thơm ngon, hợp khẩu vị.
  • Ngoài ra nguồn nguyên liệu không đảm bảo có thể chứa các chất bảo quản hoặc chất lượng kém, những thực phẩm này khi vào cơ thể không chỉ khiến bạn bị đầy bụng mà còn ảnh hưởng lớn đến các cơ quan trong cơ thể.
  • Uống đủ 1,5-2,5 lít nước trong ngày, tuy nhiên nên uống cách xa bữa ăn để dạ dày không bị quá tải.
  • Sau khi ăn nên đi bộ hoặc thư giãn ở tư thế đứng hay ngồi thẳng, hạn chế nằm ngay hoặc ngồi gập bụng sau khi ăn.

Chứng đầy bụng khó tiêu rất dễ mắc phải vì thế cần chú ý chế độ ăn uống để phòng tránh và nâng cao sức khỏe. Nếu áp dụng những gợi ý về làm gì khi đầy bụng khó tiêu mà chúng tôi đã chia sẻ mà các dấu hiệu vẫn không giảm bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn đồng thời có phương pháp xử lý tốt nhất.

Trên đây là những chia sẻ về làm gì khi bị đầy bụng khó tiêu, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề này hoặc những bệnh lý khác thuộc danh sách các bệnh lý đường tiêu hóa hãy liên hệ ngay cho Scurma Fizzy chúng tôi thông qua số HOTLINE 1800.6091 đề được các chuyên gia hàng đầu và các bác sĩ, dược sĩ tư vấn tận tình mà không phải tốn kém bất cứ điều gì đồng thời luôn theo dõi, cập nhật những thông tin trong bảng tin của chúng tôi nhằm bổ sung những thông tin mới nhất, những kiến thức về bệnh dạ dày cho bản thân nhé.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091