Đầy Bụng Khó Tiêu Nên Làm Gì Và Không Nên Làm Gì

Đầy Bụng Khó Tiêu Nên Làm Gì Và Không Nên Làm Gì

Chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta cũng có đôi lần gặp tình trạng đầy bụng khó tiêu. Tình trạng đầy bụng khó tiêu là một tình trạng rất hay gặp, thường không gây những vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Và để hiểu rõ hơn về hội chứng đầy bụng khó tiêu này cũng như cách phòng và điều trị, hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Đầy bụng khó tiêu

Đầy bụng khó tiêu

1. Đầy bụng khó tiêu là bệnh gì?

Đầy bụng khó tiêu được xếp vào nhóm bệnh rối loạn tiêu hóa dẫn đến xuất hiện các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn. Nguyên nhân là do đồ ăn trong dạ dày không được tiêu hóa kịp thời, từ đó gây ra tình trạng bụng khó tiêu.

Mặc dù là một căn bệnh lành tính, ít gây ra những biến chứng nguy hiểm nhưng nếu bệnh tiếp diễn kéo dài thì cũng làm cho  người bệnh khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày, thậm chí nhiều người đâm ra lo lắng muộn phiền. Bệnh rất phổ biến trong cộng đồng, tuy nhiên thường chỉ ở mức độ nhẹ, bệnh sẽ nhanh chóng khỏi, và chỉ có một số ít trong những người này đi khám bệnh.

2. Nguyên nhân của chứng đầy bụng khó tiêu là gì?

2.1 Do thói quen sinh hoạt

  • Thói quen ăn uống sai cách: Một số thói quen xấu khi ăn uống như ăn quá nhanh, nhai không kỹ, uống đồ uống có ga,… khiến lượng không khí đi vào dạ dày bị nhiều quá dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa của dạ dày gây đầy bụng. Ngoài ra, thói quen thích ăn đồ chiên rán, thực phẩm giàu chất béo, sử dụng chất kích thích như rượu bia cũng khiến dạ dày quá tải và gây lên chứng đầy bụng khó tiêu.
  • Ăn nhiều thực phẩm tạo hơi: Một số thực phẩm nếu sử dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến đầy bụng khó tiêu như đậu, những sản phẩm từ sữa, ngũ cốc.
  • Nếu bạn đang bị táo bón thì đó cũng có thể là một yếu tố dẫn đến đầy bụng khó tiêu.
  • Thường xuyên căng thẳng, stress: Một vài bệnh lý thuốc hệ tiêu hóa căn nguyên do stress có thể kể đến như viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu chảy, bụng khó tiêu,…. Trong đó, stress được coi là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vấn đề về hội chứng rối loạn chức năng dạ dày ruột như.
đầy bụng khó tiêu

Thường xuyên căng thẳng stress

  • Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài là nguyên nhân phổ biến nhất làm rối loạn tiêu hoá gây đầy bụng khó tiêu. Ngoài ra, một số thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nên không thể tránh khỏi được như một số loại thuốc sử dụng dài ngày: thuốc huyết áp, thuốc tiểu đường, thuốc tránh thai, … cũng có thể gây đầy hơi, đầy bụng khó tiêu, chướng bụng.
Đầy bụng khó tiêu do sử dụng kháng sinh dài ngày

Đầy bụng khó tiêu do sử dụng kháng sinh dài ngày

  • Sử dụng đồ uống có cồn thường xuyên: Nếu uống rượu bia lúc dạ dày trống rỗng dễ khiến niêm mạc dạ dày và thực quản bị tổn thương dẫn đến ợ hơi, đầy bụng khó tiêu. Nếu tổn thương nặng có thể xuất hiện những cơn đau dạ dày, thậm chí có nôn mửa, chảy máu.

2.2 Do bệnh lý khác

  • Cơ thể không dung nạp được một số chất: Khi thiếu các loại enzyme tiêu hóa đặc biệt, cơ thể sẽ không thể dung nạp được một số chất nhất định và coi đó như một loại sản phẩm độc hại. Các triệu chứng thường xuất hiện khi có hiện tượng không dung nạp đó là: Buồn nôn, đau tức bụng, tiêu chảy, đầy hơi, đầy bụng khó tiêu,…
  • Vi khuẩn có hại đường ruột phát triển quá mức: Khi vi khuẩn phát triển quá mức, các chất độc hại mà chúng sinh ra gây đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu và khiến cơ thể mệt mỏi.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, không chỉ có các triệu chứng điển hình là ợ chua, ợ nóng,… mà còn gây  ra hôi miệng, đau họng, chán ăn, đầy hơi, đầy bụng khó tiêu.
  • Hội chứng ruột kích thích: Hội chứng ruột kích thích làm quá trình tiêu hóa diễn ra một cách bất thường với các triệu chứng đầy hơi, đầy bụng khó tiêu, đau quặn bụng, ỉa chảy, táo bón.
  • Sỏi mật: Sỏi mật hình thành trong túi mật gây cản trở sự tiết mật tiêu hóa thức ăn dẫn đến thức ăn trong ruột không được tiêu hóa.
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Khi mắc bệnh lý này, lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn khiến chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, dẫn đến các triệu chứng đau bụng, ợ hơi, đầy bụng khó tiêu,…

>>> Xem thêm Cơ Chế Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản – 6 Vấn Đề Hữu Ích Bạn Nên Biết

3. Có những cách nào chữa trị đầy bụng khó tiêu

3.1 Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống là một cách không những giúp đẩy lùi chứng đầy bụng khó tiêu mà còn giúp đem lại một sức khỏe tốt hơn cho người bệnh. Bạn nên thay đổi lối sống theo hướng tích cực như sau:

  • Chỉ nên chọn thực phẩm tươi biết rõ nguồn gốc và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Ăn nhiều rau xanh: rau xanh chứa nhiều chất xơ và các vitamin cần thiết góp phần cải thiện tiêu hoá, chữa chướng bụng đầy hơi rất tốt. Một số loại rau xanh như: rau mồng tơi, rau bina, rau dền,…hay được sử dụng.
Bổ sung rau xanh

Bổ sung rau xanh

  • Bổ sung trái cây hàng ngày: trong cam, dứa, lê, táo, xoài chứa lượng lớn axit malic, axit citric và nhiều loại axit hữu cơ khác có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá thức ăn, tránh tình trạng đầy bụng khó tiêu. Đu đủ cũng được biết đến với tác dụng nhuận tràng do chứa hoạt chất papaverin thúc đẩy đường ruột làm việc tốt hơn.
Đu đủ rất tốt cho tiêu hóa

Đu đủ rất tốt cho tiêu hóa

  • Hạn chế đồ cay nóng: thường xuyên ăn các món cay nóng gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tiêu hoá thức ăn của dạ dày. Do đó muốn đầy bụng khó tiêu cần tránh xa ớt, tiêu, mù tạt,…trong thức ăn hàng ngày.
  • Không ăn đồ chiên rán, khó tiêu: thức ăn khó tiêu gây áp lực lên dạ dày và khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Vì vậy không nên ăn đồ chiên rán nhất là khi bạn đang bị khó tiêu.
  • Nói không với nước có gas và đồ uống có cồn: thói quen sử dụng nước có gas hay đồ uống có cồn là nguyên nhân phổ biến gây chướng bụng, ợ hơi liên tục sau ăn.
  • Ăn chậm, nhai kĩ
  • Vận động nhẹ nhàng sau ăn.
  • Tập thể dục thường xuyên, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và hệ tiêu hoá.
Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên

  • Uống nước mỗi ngày ( tối thiểu 2l nước ở người lớn).
  • Ngủ đủ giấc, luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh stress và căng thẳng quá mức.

>>> Xem thêm Đầy Bụng Khó Tiêu Ăn Gì Để Biến Mất Nhanh Chóng

3.2 Mẹo chữa đầy bụng khó tiêu hiệu quả

3.2.1 Sử dụng gừng

Gừng là gia vị quen thuộc và dễ kiếm trong căn bếp của người dân Việt Nam. Đã có rất nhiều nghiên cứu tác dụng của các hoạt chất trong gừng tươi đối với sức khỏe con người, trong đó không thể không nhắc tới gingerol. Hoạt chất nàỳ giúp giảm ho, hạ sốt, chống nôn, chống co thắt và viêm đại tràng. Dùng gừng tươi chữa đầy bụng khó tiêu được nhiều người tin dùng bởi tính an toàn của nó.

Gừng chữa đầy bụng khó tiêu

Gừng chữa đầy bụng khó tiêu

3.2.1.1 Gừng kết hợp với mật ong và trà xanh chữa đầy bụng khó tiêu

Nguyên liệu:

  • Gừng tươi khoảng 200 g
  • 4-5 lá trà xanh
  • Mật ong nguyên chất

Cách làm:

  • Lấy lá trà xanh và gừng đem rửa sạch, để ráo nước, thái gừng thành từng lát mỏng
  • Chuẩn bị 200ml nước rồi bỏ lá trà xanh và gừng vào. Đem đun tới khi sôi, để ấm rồi cho thêm 3-4 thìa cafe mật ong vào, khuấy đều.
  • Uống khi còn ấm  sẽ thấy bụng dễ chịu, thoải mái, giảm hẳn cảm giác chướng bụng.

Một cách đơn giản hơn là uống nước gừng ấm cũng đẩy lùi chứng khó tiêu. Chỉ cần lấy gừng tươi thái lát  cho vào 200 ml nước sôi trong vòng 5 phút rồi dùng khi còn ấm có tác dụng chữa đầy bụng khó tiêu.

3.2.1.2 Công thức gừng tươi – mật ong – chanh

Nguyên liệu:

  • 1 củ gừng tươi
  • Nửa quả chanh
  • Mật ong nguyên chất

Cách làm:

  • Gừng tươi rửa sạch, thái nhỏ cho vào xay nhuyễn hoặc giã
  • Cho gừng đã giã vào 200ml nước sôi, khuấy trong vòng 5 phút rồi lọc
  • Cho thêm 3 – 4 thìa mật ong và vắt chanh vào rồi khuấy đều uống khi còn ấm.

Chữa đầy bụng khó tiêu bằng gừng tươi có ưu điểm đơn giản, an toàn và nhanh chóng. Tuy nhiên cũng phải chú ý:

  • Chỉ nên sử dụng gừng với một lượng vừa đủ, không nên dùng quá nhiều gừng vì có thể gây hại dẫn tới tiêu chảy, ợ nóng, buồn nôn, thậm chí là tắc ruột.
  • Những mẹo trên chỉ có tác dụng tạm thời chứ không thể trị tận gốc căn nguyên gây đầy bụng khó tiêu, đặc biệt khi mắc bệnh lý liên quan đến tiêu hoá. Do đó cần tìm hiểu rõ nguyên nhân thì mới triệt để xử lý được.

3.2.2 Sử dụng tỏi chữa đầy bụng khó tiêu

3.2.2.1 Ăn tỏi sống

Tỏi chưa qua chế biến có hàm lượng hoạt chất allicin cao hơn. Chính vì vậy ăn vài tép tỏi sống giúp ích đáng kể cho tiêu hoá. Trước khi ăn nên băm nhuyễn tỏi để khoảng 10 phút. 

Tỏi chữa đầy bụng khó tiêu

Tỏi chữa đầy bụng khó tiêu

3.2.2.2 Làm rượu tỏi

Chuẩn bị:

  • 100g tỏi tươi
  • 200 ml rượu trắng

Cách làm:

  • Tỏi đem bóc vỏ, xay nhuyễn
  • Đem tỏi đã xay cho vào lọ thuỷ tinh thêm 200 ml rượu trắng
  • Để nơi khô ráo, sau 2 – 3 tuần là có thể sử dụng được
  • Sử dụng liên tiếp trong 3 – 4 ngày, mỗi ngày 1 thìa cà phê để đem lại kết quả tốt nhất.
3.2.2.3 Hỗn hợp tỏi và mật ong

Nguyên liệu:

  • Chuẩn bị khoảng 20 g tỏi tươi
  • 100 ml mật ong nguyên chất

Cách làm:

  • Tỏi bóc vỏ, để nguyên tép
  • Cho vào hũ thuỷ tinh rồi thêm 100 ml mật ong
  • Ngâm khoảng 2 tuần
  • Dùng trong 3 ngày liên tiếp, mỗi lần dùng 2 thìa cà phê hỗn hợp tỏi và mật ong.

Nếu bạn không ăn được tỏi sống vì mùi vị hơi khó ăn thì bạn có thể thay thế bằng việc ăn tỏi nướng: Lấy một củ tỏi, đem nướng trên bếp. Sau đó bọc nó vào một miếng băng gạc mỏng, đặt lên rốn. Hơi nóng từ tỏi nướng sẽ giúp giảm lượng khí có trong bụng bằng cách xì hơi, từ đó khiến bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn nhiều.

Tỏi cũng là nguyên liệu hay được sử dụng để nấu ăn hàng ngày. Bởi vậy nếu bạn bị chứng khó tiêu, hãy thường xuyên ăn những món ăn chứa tỏi. Nhưng cũng cần lưu ý khi dùng tỏi tươi chữa đầy bụng khó tiêu:

  • Ăn quá nhiều tỏi cùng lúc dễ gây ợ nóng, buồn nôn, hơi thở có mùi khó chịu.
  • Không nên ăn tỏi khi đói bụng vì allicin trong dạ dày kích thích dạ dày co bóp mạnh.
  • Không ăn tỏi khi bạn đang bị tiêu chảy. Ăn tỏi khi đang có dấu hiệu bị tiêu chảy khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng và trầm trọng hơn.

3.2.3. Sử dụng vỏ quýt

Đây là một trong những vị thuốc Đông Y mang lại nhiều tác dụng tốt trong chữa bệnh trong đó có điều trị chứng đầy bụng, bụng khó tiêu. Vỏ quýt phơi thật khô còn được gọi là trần bì giúp hỗ trợ điều trị chứng đau bụng, ăn không tiêu, đầy bụng…

Cách sử dụng nguyên liệu này rất là đơn giản, chỉ cần dùng vỏ quýt sau khi ăn đem phơi khô hoặc sấy khô. Sau đó lấy vỏ quýt đã khô thái thành miếng nhỏ, đem hãm với nước nóng khoảng 20 phút. Để nước hạ nhiệt độ đủ ấm thì đem ra uống trực tiếp.

Vỏ quýt

Vỏ quýt

3.2.4. Sử dụng lá tía tô

Tía tô là loại rau quen thuộc được sử dụng nhiều trong các món ăn của người Việt Nam. Bên cạnh đó thì các bạn có thể sử dụng tía tô để khắc phục chứng đầy bụng khó tiêu.

Lá tía tô

Lá tía tô

Có hai cách sử dụng tía tô mà bạn có thể áp dụng:

Cách 1: Nước ép tía tô

Lấy 30g lá tía tô, đem đi rửa sạch, sau đó cho vào máy xay hoặc giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt để uống.

Sử dụng đều đặn vài ngày để mang lại hiệu quả thích hợp.

Cách 2: Cháo tía tô

Chuẩn bị một ít gạo nếp trộn với ít gạo tẻ, ngâm trong nước khoảng vài tiếng đồng hồ rồi đem đi nấu cháo như bình thường. Lúc cháo gần được thì thêm hành hoa và tía tô vào

Sau đó đổ ra bát cho nguội bớt để thưởng thức

Bạn nên ăn cháo vào buổi sáng, vừa làm ấm bụng vừa giúp khắc phục chứng đầy bụng, khó tiêu gây nên.

3.2.5. Sử dụng cây bạc hà chữa đầy bụng khó tiêu

Bạc hà là loại cây có chứa các hoạt chất làm tăng tiết dịch tiêu hóa, tăng tiết dịch mật và giúp xoa dịu các cơ bụng. Sử dụng bạc hà trong điều trị bụng khó tiêu đã được rất nhiều người áp dụng và đạt được hiệu quả mong muốn.

Một số cách giúp bạn sử dụng lá bạc hà trong điều trị chứng bụng khó tiêu:

Cách 1: Hãm lá bạc hà

Như phương pháp hãm thông thường, bạn chỉ cần lấy 5g lá bạc hà, sau đó đem rửa sạch vò nát, thêm 500ml nước sôi, đậy nắp kín bình đựng trong 15 phút.

Một lần làm như vậy có thể sử dụng nhiều lần trong ngày.

Cách 2: Hỗn hợp bạc hà và chanh tươi

Lấy một nắm lá bạc hà, rửa sạch, để ráo nước, đem đi xay nhuyễn rồi cho vào một chiếc cốc. Sau đó vắt một nửa quả chanh vào và thêm đường cho vừa uống và khuấy đều. Hỗn hợp này sẽ giúp bạn khắc phục những triệu chứng đầy hơi, đầy bụng khó tiêu dễ dàng.

3.2.6 Công thức trà thảo mộc chữa đầy bụng khó tiêu

Sử dụng các loại thảo mộc tự nhiên để chăm sóc sức khỏe là một phương pháp được đánh giá cao. Trà thảo mộc ngày càng phổ biến trong các buổi trà chiều của nhiều người. Do đó sử dụng các loại trà thảo mộc khi gặp các vấn đề về khó tiêu là một gợi ý tuyệt vời.

Trà hoa cúc la mã

Nguyên liệu:

  • 100 g hoa cúc khô
  • 400 ml nước
  • Mật ong và đường vừa đủ

Cách làm:

  • Cho hoa cúc khô vào ấm trà
  • Cho nước vào ấm đun sôi, đổ nước vào ấm trà ngâm trong 5 phút
  • Cho đường và mật ong vào vừa uống và thưởng thức
  • Trà thìa là

Nguyên liệu:

  • 1 thìa cà phê hạt thìa là
  • 1oo ml nước
  • Mật ong hoặc đường vừa đủ

Cách làm:

  • Dùng cối chày hoặc dao nghiền nhỏ hạt thìa là. Điều này cho phép tinh dầu dễ bay hơi và giải phóng ra ngoài.
  • Cho hạt thìa là đã nghiền vào nồi nước đun sôi. Sau đó giảm lửa, để hỗn hợp sôi lăn tăn và đậy nắp lại trong 10 phút.

3.2.7 Chườm nóng

Chườm nóng giúp máu lưu thông tốt hơn đến vùng bụng, hoạt động co bóp vùng cơ bụng được tăng cường, cải thiện hoạt động tiêu hóa, giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Bạn có thể sử dụng miếng gạc ấm hoặc túi chườm nhiệt để thực hiện chườm nóng vùng bụng, tuy nhiên cần lưu ý nhiệt độ phù hợp tránh bỏng da. Nếu không thể sử dụng túi chườm nhiệt, bạn đơn giản có thể sử dụng một tấm vải thấm nước nóng và đắp đều quanh vùng bụng.

3.2.8 Tập yoga

Thực hiện các động tác yoga sẽ giúp bạn đẩy lùi nhanh chóng tình trạng đầy bụng khó tiêu táo bón. Các bài tập như sau:

Bài tập 1: Tư thế cánh cung

Nằm úp người trên thảm, duỗi thẳng 2 tay và chân. Gập 2 đầu gối lại cùng lúc đó từ từ đưa phần thân trên lên, 2 tay giữ lấy hai mắt cá chân để tạo thành tư thế hình cánh cung. Hít thở sâu, đếm 5 nhịp và thả lỏng cơ thể, rồi trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 10 lần.

Bài tập 2: Tư thế thả khí

Nằm ngửa trên thảm. Co 2 đầu gối lên đồng thời đưa 2 tay đan vào nhau ôm gối ép vào ngực. Đung đưa đầu gối một cách nhịp nhàng qua trái rồi qua phải. Trở về tư thế ban đầu, nghỉ vài giây rồi lập lại động tác trên 10 lần.

3.2.9 Massage bụng chữa đầy bụng khó tiêu

Trước khi massage nên sử dụng một lượng nhỏ tinh dầu bạc hà, hồi, khuynh diệp để tăng tác dụng của phương pháp. Xoa đều hỗn hợp tinh dầu lên lòng bàn tay, xoa đều quanh vùng rốn và sang phải trong 20 phút.

3.2.10 Bổ sung Probiotic chữa đầy bụng khó tiêu

Probiotics ( men vi sinh) là những vi sinh vật sống giúp lợi khuẩn phát triển trong ruột. Chúng có nhiều trong các loại thực phẩm như sữa chua, dưa cải bắp, kim chi,…Cũng có sẵn các loại thực phẩm chức năng bổ sung men vi sinh.

Để chữa đầy bụng khó tiêu trước hết phải hiểu rõ nguyên nhân gây ra chúng. Sau đó, để đẩy lùi chứng bệnh, việc làm cần thiết là xây dựng một lối sống lành mạnh, rồi sau đó có thể áp dụng những mẹo dân gian có thể thực hiện tại nhà. Nếu làm được như vậy thì đầy bụng khó tiêu không còn là nỗi lo nữa.

>>> Xem thêm Đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì hiệu quả

Nếu bạn vẫn còn những khúc mắc chưa được giải đáp, các bạn có thể liên hệ tới hotline 18016091Scurma Fizzy sẵn sàng tiếp nhận các cuộc gọi 24/24.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091