Đầy Hơi Ở Trẻ Sơ Sinh, Cách Giải Quyết Đạt Hiệu Quả Tức Thời

Đầy Hơi Ở Trẻ Sơ Sinh, Cách Giải Quyết Đạt Hiệu Quả Tức Thời

Đầy hơi ở trẻ sơ sinh khiến các mẹ lo lắng? Nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi là gì? Làm thế nào để giải quyết tức thời và hiệu quả?

Trẻ sơ sinh là đối tượng chưa hoàn thiện hết các cơ quan cũng như chức năng của cơ thể, nên rất dễ mắc các căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Đặc biệt là chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh. Điều đó khiến cho các mẹ có con nhỏ rất lo lắng. Vậy nguyên nhân gây ra đầy hơi ở trẻ sơ sinh là gì? Cách giải quyết ra sao?

1. Giải thích hiện tượng đầy hơi ở trẻ sơ sinh?

Đầy hơi ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp nhất trong số các hoạt động tiêu hóa của trẻ. Tình trạng này đôi khi không gây mối lo ngại nhưng đôi khi nó cũng gây ra tình trạng khó chịu ở trẻ. Bệnh đầy hơi ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ngay khi trẻ chào đời hoặc khi trẻ chỉ mới được vài tuần tuổi. 

Tuy nhiên, căn bệnh này không kéo dài lâu. Hầu hết, trẻ sơ sinh ở độ tuổi lớn hơn, khi chúng được 4 đến 6 tháng tuổi, hiện tượng đầy hơi dường như không xuất hiện. Điều đó không có nghĩa là đứa trẻ nào trong độ tuổi ấy cũng đều như vậy. Đôi khi hiện tượng đầy hơi sẽ tồn tại lâu hơn ở một vài đứa trẻ.

Đầy hơi ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ sơ sinh thường hay đầy hơi vì chúng sở hữu một hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, non nớt và chủ yếu là do nuốt khí trong quá trình bú mẹ hay khi trẻ khóc. Một số trẻ sơ sinh có đường tiêu hóa vô cùng nhạy cảm, chúng có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ hoặc do một số loại sữa công thức được sử dụng chưa phù hợp. Bên cạnh đó, khi trẻ bú mẹ quá no hay tiêu hóa một lượng thức ăn lớn hơn mức bình thường cũng dẫn đến đầy hơi ở trẻ sơ sinh.

2. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh đầy hơi ở trẻ sơ sinh?

Để sớm phát hiện ra bệnh đầy hơi ở trẻ sơ sinh cũng như có hướng điều trị sớm nhất. Các bậc cha mẹ cần lưu tâm đến một số dấu hiệu và triệu chứng hay gặp nhất của trẻ bị đầy hơi như:

Em bé có hiện tượng cáu kỉnh, quấy khóc hay không vui trong suốt cả một ngày. Nếu tình trạng này chỉ kéo dài một ngày, đây có thể là dấu hiệu của bệnh đầy hơi thông thường do hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài mỗi ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ nhi khoa để có thể hiểu rõ về tình trạng bệnh.

Em bé biếng ăn, ăn không ngon, khó ngủ, ngủ không yên giấc. Khó ngủ và biếng ăn có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, nhưng đầy hơi ở trẻ sơ sinh có thể là một trong số chúng, đặc biệt nếu có thêm các dấu hiệu khác đi kèm. 

dấu hiệu nhận biết đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Màu sắc khuôn mặt của trẻ có xu hướng đỏ lên khi trẻ khóc, và dường như bé có cảm giác đau.

Em bé tạo tư thế giống như ngồi xổm, đặc biệt co chân lên ngực, nhất là khi quấy khóc.

Sau khi ăn em bé có dấu hiệu ợ hơi, ợ chua và quấy khóc. Vùng bụng của trẻ căng tròn tại thời điểm sau ăn 1 tới 2 giờ. Khi vỗ nhẹ vào bụng sẽ tạo âm thanh giống tiếng gõ trống.

Trẻ không xì hơi đều đặn như thường. Khi đại tiện trẻ em mắc chứng đầy hơi có tình trạng táo bón hoặc đi phân lỏng có lẫn bọt khí. 

Phân của bé có màu bất thường, mùi chua. Đặc biệt trong phân có lẫn nhiều bọt khí. Đây là một dấu hiệu quan trọng để nhận biết đầy hơi ở trẻ sơ sinh.

>>>> Tham khảo thêm: 4 Vấn Đề Mẹ Cần Nắm Chắc Xung Quanh Tình Trạng Đầy Hơi Ở Trẻ Sơ Sinh

3. Nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng đầy hơi ở trẻ sơ sinh?

3.1. Nuốt phải không khí khi bú mẹ hay khi đang quấy khóc khiến bé bị đầy hơi

Đây là tình trạng thường gặp ở bất kỳ đứa trẻ nào. Khi bú mẹ hay bú bình, nếu khe hở được tạo ra giữa miệng bé và núm ti, khả năng cao bé sẽ nuốt phải một lượng khí nhất định. Điều đó gây nên hiện tượng đầy hơi ở trẻ sơ sinh. Hay như khi bé đang quấy khóc, hoạt động này cũng là nguyên nhân một lượng khí bị dẫn vào trong dạ dày của trẻ nhỏ, đây cũng là lý do bé thường bị đầy hơi.

triệu chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh

3.2. Hệ tiêu hóa của trẻ kém phát triển

 Trẻ sơ sinh là đối thượng có hệ tiêu hóa non nớt, cơ thể chưa hoàn thiện hết các chức năng trong hoạt động tiêu hóa. Bởi vậy đôi khi hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh cho phép thức ăn đi qua quá nhanh trong khi chưa được phân hủy hoàn toàn. Khi đó, khoảng trống giữa những phân tử chất dinh dưỡng được tạo ra dưới dạng bọt khí và được đưa trực tiếp xuống dạ dày trẻ nhỏ.

3.3. Em bé ăn quá nhiều, quá no.

Thông thường, trẻ sơ sinh chỉ cần tiêu thụ một lượng thức ăn vừa đủ. Bởi lẽ, dạ dày của trẻ sơ sinh chỉ to khoảng bằng nắm tay của bé. Ba mẹ thường hay có tâm lý sợ con đói, nên hay cho các bé ăn nhiều, không hạn chế lượng thức ăn đưa vào. Những điều này hoàn toàn không tốt, gây ra hiện tượng đầy hơi ở trẻ sơ sinh. Ba mẹ nên chuẩn bị một lượng thức ăn vừa đủ phù hợp với sức tiêu thụ cũng như cân nặng của trẻ nhỏ.

 

3.4. Quá mẫn cảm với một số loại sữa công thức hoặc thực phẩm có mặt trong khẩu phần ăn của mẹ.

Việc lựa chọn sữa công thức cho trẻ cũng là một vấn đề nan giải. Các mẹ cần lựa chọn những loại sữa phù hợp nhất với trẻ nhỏ. Đặc biệt cần lưu tâm đến thành phần có trong sữa, đối chiếu những thành phần ấy với những chất gây dị ứng đối với từng bé nếu có. Bên cạnh đó, mẹ ăn gì thì bé cũng được ăn đúng như vậy. Bởi vậy việc cân đối khẩu phần ăn hợp lý, tránh các thực phẩm có hại cho trẻ cũng là một việc hết sức quan trọng mà các bà mẹ cần chú ý. Nên xây dựng những thực đơn hợp lý, kết hợp đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Khắc phục đầy hơi ở trẻ sơ sinh

3.5. Cơ thể không tiêu hóa hoàn toàn đường lactose có trong sữa

Cơ thể trẻ có thể xuất hiện tình trạng thiếu men lactase tiêu hóa đường lactose. Tình trạng ấy khiến cho cơ thể bé không tiêu hóa được sữa,  làm cho trẻ cảm thấy khó chịu. Nhất là sau khi uống sữa 30 phút, bé thường có biểu hiện ậm ạch khó chịu, đặc biệt là đầy hơi hay đau bụng. Mẹ có thể khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng các loại sữa không chứa đường lactose như sữa hạt, sữa ngũ cốc,…

3.6. Em bé sử dụng kháng sinh quá sớm làm hại một số lợi khuẩn cần thiết trong đường ruột.

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh kém hơn so với người lớn rất nhiều do chưa được hoàn thiện. Kháng sinh có thể tiêu diệt những vi khuẩn có lợi cho cơ thể của trẻ nếu cho trẻ sử dụng ngay từ sớm. Điều đó làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột của trẻ, khiến cho cơ thể bé không hấp thu được năng lượng từ thức ăn. Từ đó gây ra một số vấn đề về đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu.

3.7. Em bé đã mắc một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Ở một số trẻ nhỏ, trong cơ thể đã mắc sẵn những căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như: tiêu chảy, khó tiêu,táo bón,…đây cũng là nguyên nhân chính gây nên đầy hơi ở trẻ sơ sinh. Để khắc phục hiện tượng đầy hơi ở trẻ sơ sinh, các mẹ cần điều trị triệt để những bệnh nền về đường tiêu hoá có sẵn trong cơ thể gây khó chịu cho các bé.

4. Các biện pháp khắc phục tốt nhất để giảm đầy hơi ở trẻ sơ sinh?

Nếu các vấn đề về đầy hơi ở trẻ sơ sinh vẫn diễn ra hằng ngày, các bậc cha mẹ có thể dùng những biện pháp sau nhằm khắc phục những triệu chứng ấy. Điển hình như:

4.1. Giúp bé ợ hơi

Cho bé ợ sau bú là việc hết sức cần thiết. Trẻ sơ sinh sẽ có cảm giác rất khó chịu nếu nuốt phải không khí trong khi bú. Ngoài việc giúp trẻ ợ hơi sau khi bú, các mẹ hãy vỗ nhẹ lưng trẻ giữa thời gian cho bé bú để có thể đưa khí ra khỏi dạ dày của trẻ trước khi không khí đi tới ruột non. Một dấu hiệu để các mẹ dễ dàng nhận biết được trẻ sơ sinh đang cần ợ hơi đó là: Bé quay mặt khỏi ti mẹ hoặc bình sữa, quấy khóc chỉ vài phút sau khi bú sữa. Nếu bạn đang cho bé bú bình, hãy thử cho bé ợ mỗi khi bé uống được khoảng 40ml đến 60 ml sữa. Nếu bạn đang cho con bú, hãy cho bé ợ hơi sau mỗi 5 phút đến 10 phút.

4.2. Cho con bú đúng cách.

Các mẹ có thể kiểm soát lượng khí mà bé nuốt phải bằng cách thực hiện tư thế bú chuẩn cho bé. Cho dù bé nhà bạn đang sử dụng bình ti hay bú mẹ, hãy thử cho bé bú ở tư thế thẳng đứng hơn. Điều đó có thể làm giảm lượng không khí trẻ nuốt vào. Nếu bạn đang cho con bú, đảm bảo em bé bú đúng cách, không tạo khe hở giữa miệng và đầu ti của mẹ. Nếu em bé đang sử dụng bình sữa, các mẹ có thể sử dụng sản phẩm bình sữa chống đầy hơi. Loại bình sữa này có thể thay đổi dòng chảy của sữa và giảm tối đa lượng không khí mà bé nuốt vào. Hãy luôn chú ý đến núm vú của bình sữa, đảm bảo núm vú luôn đầy sữa và không có khoảng trống. Bên cạnh đó, cố gắng tránh lắc bình sữa quá nhiều, có thể tạo thêm bọt trong sữa. Bạn cũng có thể sử dụng sữa công thức dạng lỏng cô đặc thay vì cho bé ăn bột từ sớm.

làm giảm đầy hơi ở trẻ sơ sinh

4.3. Cho trẻ ăn kịp thời, tránh tối đa làm bé quấy khóc.

Các mẹ nên cho bé ăn đúng giờ, tránh để bé quá đói. Khi trẻ nhỏ đói, sẽ dẫn đến quấy khóc. Vả lại, bé càng khóc nhiều, lượng khí được đưa vào hệ tiêu hóa cũng theo đó mà tăng lên gây ra đầy hơi ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt là ở những em bé còn rất nhỏ, việc nuốt khí khi khóc xảy ra dễ dàng hơn cả. Vì vậy mẹ càng tìm hiểu và nắm bắt được sớm các dấu hiệu đói ở trẻ sơ sinh thì càng có lợi cho trẻ. Việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị bệnh đầy hơi ở trẻ sơ sinh.

>>>> Tham khảo thêm: 10+ Cách Thực Hiện Giúp Trẻ Sơ Sinh Hết Đầy Hơi Mẹ Có Thể Làm

4.4. Giảm khí vùng bụng của trẻ.

Có một số kĩ thuật đơn giản giúp làm giảm khí ở bụng của trẻ. 

Cách 1: Đặt trẻ nằm sấp lên trên đầu gối của bạn sau đó nhẹ nhàng xoa bóp lưng cho trẻ. Áp lực lên vùng bụng có tác dụng giúp đẩy khí thừa ra ngoài cơ thể của trẻ nhỏ. Bạn có thể vỗ nhẹ nhàng nếu trẻ chưa ợ hay xì hơi.

Cách chữa đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Cách 2: Ôm trẻ ngồi dưới bụng và cố định trẻ bằng một bên tay. Sau đó thực hiện động tác xoa nhẹ lưng cho trẻ hoặc vỗ nhẹ nhàng. Tương tự như cách 1 áp lực từ ngoài có thể ép khí ra khỏi cơ thể của bé. Giúp bé cảm thấy thoải mái và giảm quấy khóc.

Cách chữa đầy hơi ở trẻ sơ sinh

4.5. Phương pháp xe đạp trẻ em.

Phương pháp này rất dễ thực hiện nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Mẹ đặt em bé nằm ngửa và dùng tay nhẹ nhàng di chuyển 2 chân của bé theo chuyển động đạp xe về phía bụng của trẻ giúp đẩy không khí bị mắc kẹt ra ngoài theo cách thủ công. Hoặc mẹ có thể nhẹ nhàng đẩy đầu gối của bé gập lên và giữ nguyên tư thế ấy trong khoảng 10 giây, sau đó duỗi thẳng chân bé. Lặp đi lặp lại vài lần sẽ đạt được hiệu quả mong muốn, giảm triệu chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh rõ rệt.

cách làm giảm đầy hơi ở trẻ sơ sinh

4.6. Thay đổi tư thế nằm

Trẻ sơ sinh được các chuyên gia khuyến khích nên có khoảng thời gian nằm sấp. Thời gian ấy rất tốt cho việc phát triển các cơ mà bé cần thiết để thực hiện các động tác nâng, bò và đi. Tư thế nằm này tác dụng nhẹ nhàng lên vùng bụng của trẻ, phần nào giúp giảm lượng khí trong bụng, mang lại cảm giác thoải mái cho bé. Để tránh hiện tượng nôn trớ của trẻ, các mẹ chỉ nên cho bé nằm sấp sau khi ăn ít nhất 25 đến 30 phút. Trong khoảng thời gian này, các mẹ nên giám sát em bé. Đặc biệt, tuyệt đối không cho trẻ ngủ trong tư thế nằm sấp, bởi lẽ nó làm gia tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

4.7. Mát-xa cho bé thường xuyên

Mát-xa cho trẻ nhỏ có thể giúp bé làm quen được với nhiều tư thế khác nhau. Mát-xa giúp bé thư giãn cơ thể, tránh đầy hơi ở trẻ sơ sinh. Các mẹ nên bắt đầu từ tư thế nằm sấp, sau đó tiến tới xoa nhẹ khắp vai, lưng và chân của em bé. Việc này giúp các bé có giấc ngủ sâu và ngon hơn, tránh quấy khóc, giật mình khi đang trong giấc ngủ.

cách làm giảm đầy hơi ở trẻ sơ sinh

4.8. Điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ

Hãy tự kiểm tra chế độ ăn uống của mình nếu bạn đang cho con bú và bé gặp những vấn đề về đường tiêu hóa. Hãy tham khảo thực đơn từ bác sĩ dinh dưỡng, nói chuyện với bác sĩ về việc cắt giảm những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như: Caffeine, hành tây, bắp cải,…Thực hiện chế độ ăn uống kết hợp đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của em bé.

nguyên nhân gây đầy hơi ở trẻ sơ sinh

4.9. Sử dụng một loại sữa công thức mới phù hợp với bé, giảm đầy hơi hiệu quả

Trên thị trường hiện nay có bán một số loại sữa giúp làm giảm triệu chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh.Việc lựa chọn một loại sữa công thức phù hợp là vô cùng quan trọng cho sự phát triển của bé cũng như hỗ trợ mẹ rất nhiều trong quá trình cho con cai sữa. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sữa chống đầy hơi cho em bé.

4.10. Sử dụng chế phẩm sinh học giúp giảm đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Probiotics là vi khuẩn hỗ trợ hệ tiêu hóa rất tốt. Loại vi khuẩn này được tìm thấy trong các chế phẩm lên men như sữa chua, men tiêu hóa hay sữa công thức được bán trên thị trường để điều trị các vấn đề về dạ dày của trẻ sơ sinh. Nghiên cứu ở những người mắc bệnh về đường ruột đã phát hiện ra rằng men vi sinh có thể giúp giảm đầy hơi. Hiện nay men vi sinh được coi là an toàn trong việc hỗ trợ giảm đầy hơi ở trẻ sơ sinh. Các mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé sử dụng bất kỳ sản phẩm chứa men vi sinh nào.

>>>> Tham khảo thêm: Chữa Đầy Hơi Cho Trẻ Sơ Sinh Theo Những Bật Mí Của Các Chuyên Gia

5. Khi nào trẻ em bị đầy hơi cần phải đến gặp bác sĩ?

Đôi khi tình trạng đầy hơi của trẻ không quá nghiêm trọng. Nhưng Bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc cho trẻ đi khám tại các cơ sở ý tế nếu bé có các biểu hiện sau: 

Trẻ sơ sinh không tăng cân trong một thời gian dài.

Trẻ có dấu hiệu không muốn ăn hoặc khó bú. (đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược acid dạ dày ở trẻ nhỏ hoặc một vấn đề khác liên quan đến đường tiêu hóa, cả hai đều cần đến sự điều trị.)

Khi nào đầy hơi ở trẻ sơ sinh cần đi khám bác sĩ?

Trẻ sơ sinh bị táo bón hoặc khó tiêu. (Do khí có thể bị mắc kẹt sau phân, các mẹ hãy liên hệ bác sĩ để tìm ra cách giải quyết vấn đề tận gốc.) 

Trẻ sơ sinh bị dị ứng (nổi mề đay, nôn mửa, phát ban, sưng mặt, khó thở) sau khi dùng sữa công thức. Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra nhưng lại có mức độ nghiêm trọng cao.

Qua bài viết, ba mẹ có thể nắm bắt được sơ bộ nguyên nhân cũng như dấu hiệu nhận biết đầy hơi ở trẻ sơ sinh. Cách khắc phục chứng đầy hơi ở trẻ một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, ba mẹ có thể liên hệ HOTLINE 18006091 để được tư vấn chi tiết nhất về tình trạng đầy hơi ở trẻ nhỏ cũng như các bệnh lý liên quan của trẻ sơ sinh.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091