Cách Chữa Đầy Hơi Cho Trẻ Sơ Sinh Hay Và Những Bật Mí Từ Chuyên Gia

Cách Chữa Đầy Hơi Cho Trẻ Sơ Sinh Hay Và Những Bật Mí Từ Chuyên Gia

Đầy hơi ở trẻ sơ sinh là mối lo lắng của nhiều bậc cha mẹ. Tình trạng này có thể xuất phát từ rối loạn hệ tiêu hóa của trẻ hoặc từ chính những sai lầm trong chế độ ăn uống của mẹ. Đầy hơi khiến trẻ luôn quấy khóc, vật vã, bứt rứt ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bé và mẹ. Vậy làm sao để biết trẻ quấy khóc do đầy hơi? Và cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh như thế nào mới hiệu quả? Hãy cùng đón đọc những chia sẻ của Bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng – Trưởng khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện Nhân dân 115 – Thành phố Hồ Chí Minh về tình trạng đầy hơi ở trẻ sơ sinh và một số phương pháp khắc phục hiệu quả trong bìa viết dưới đây.

1. Như thế nào là đầy hơi ở trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh là các cá thể rất nhạy cảm, đặc biệt là hệ tiêu hóa trẻ do sự phát triển chưa hoàn thiện. Vì vậy, việc mỗi ngày chúng thải ra một lượng khí nhất với tần suất từ 13-24 lần là điều kiện sinh lý bắt buộc và bình thường. Khi có một bất thường nào đó ngăn cản quá trình thoát khí này sẽ gây ra các rối loạn về đầy hơi ở trẻ.

1.1 Đầy hơi là gì?

Đầy hơi hay còn gọi là đầy bụng là vấn đề bệnh lý trên đường tiêu hóa xảy ra do sự ứ đọng, tích tụ chất khí trong dạ dày hoặc ruột làm cho bụng bị căng chướng, gây cảm giác khó chịu, đau tức vùng bụng trên người bệnh. 

Tình trạng này rất phổ biến, thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như nuốt nhiều không khí hoặc lựa chọn thực phẩm dễ sinh hơi hoặc nguyên nhân do bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa trên bệnh nhân.

>>>XEM THÊM: Bé bị đầy hơi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

1.2 Đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Đầy hơi ở trẻ sơ sinh cũng giống như ở người lớn, là tình trạng tích tụ khí trong đường tiêu hóa. Hầu hết trẻ sơ sinh đều từng gặp phải tình trạng này, đặc biệt trên trẻ có thói quen bú bình. Khi trẻ bị đầy hơi, các bong bóng hơi nhỏ phát triển và gây áp lực lên thành bụng, gây bồn chồn, căng trướng, đau bụng khiến cho trẻ quấy khóc liên tục. Điều này gây nên sự bối rối và các lo lắng cho người thân của trẻ. Đặc biệt, đầy hơi rất phổ biến ở trẻ trong giai đoạn 3 tháng đầu khi hệ tiêu hóa của trẻ phải dần phát triển và làm quen.

Như vậy làm thế nào để nhận biết trẻ bị đầy hơi và chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh như thế nào là câu hỏi được rất nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ quan tâm và để ý. Vậy hãy cùng đón đọc các chia sẻ của chuyên gia Scurma Fizzy trong bài viết này.

2. Các dấu hiệu nhận biết đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh là các đối tượng rất nhạy cảm và phức tạp do chúng chưa có khả năng truyền đạt thông tin, quấy khóc là ngôn ngữ giao tiếp duy nhất của chúng. Để chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh thì trước hết người mẹ phải phát hiện được dấu hiệu đầy hơi. Vậy làm thế nào để nhận biết đầy hơi ở trẻ sơ sinh và phân biệt quấy khóc do đầy hơi và quấy khóc do các vấn đề khác ở trẻ?  

Theo bác sĩ nếu trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi có các biểu hiện dưới đây thì mẹ bé có thể nghi ngờ trẻ đang gặp phải tình trạng đầy hơi khó chịu:  

Triệu chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh

2.1 Quấy khóc bất thường dấu hiệu nhận biết đầy hơi

Trẻ bỗng nhiên quấy khóc không rõ nguyên nhân, kể cả sau khi đã ăn no, không có dấu nóng, lạnh, sợ hay nhu cầu vệ sinh. Kết hợp với các triệu chứng bụng đầy trướng kèm theo bứt rứt, khó chịu, bỏ ăn, chán ăn, ăn ít hơn bình thường thì có thể nghi ngờ trẻ bị đầy hơi. Mẹ có thể phân biệt giữa các cách quấy khóc của trẻ khác nhau dựa vào thói quen hàng ngày để phán đoán.

2.2 Hay đánh rắm

Đánh rắm hau xì hơi là nhu cầu sinh lý bình thường của cơ thể, trung bình ở trẻ sơ sinh mỗi ngày xì hơi từ 13-24 lần. Tuy nhiên nếu ở trẻ số lần xì hơi tăng lên và xuất hiện liên tục thì có thể đường tiêu hóa của trẻ đang bị đầy hơi quá tải.

2.3 Bụng cứng trong đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Bụng cứng, sung, chướng lên là dấu hiệu khí hơi bị ứ đọng trong đường tiêu hóa. Sự ứ đọng này làm tăng áp lực lên thành dạ dày và ruột, gây cảm giác khó chịu và rối loạn hoạt động của các cơ quan tiêu hóa này.

2.4 Thường xuyên ợ hơi, nôn trớ

Ợ hơi: là phản ứng tốt giúp loại bỏ bớt khí đường tiêu hóa ra ngoài, làm giảm ứ khí, chướng bụng và cảm giác khó chịu cho trẻ. Ợ hơi thường xuyên có thể là dấu hiệu nhận biết rằng trẻ đã dung nạp quá nhiều không khí khi ăn hoặc các nguyên nhân khác nên cần có sự điều chỉnh để hạn chế điều này.

Nôn trớ: ở trẻ sơ sinh, triệu chứng nôn trớ rất thường xảy ra, đặc biệt là trẻ sau khi ăn. Nguyên nhân có thể do ăn quá nhiều, quá nhanh hoặc trẻ ợ hơi thường xuyên đều có thể dẫn đến nôn trớ. Điều này có thể là dấu hiệu trẻ đang trong tình trạng đầy hơi.

2.5 Khó ngủ

Khó ngủ là một triệu chứng cũng như là kết quả tổng hợp của các triệu chứng trên. Đầy hơi, bụng, căng chướng vùng bụng hoặc cảm giác đau do đầy bụng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, làm cho trẻ khó đi vào giấc ngủ, dễ quấy khóc, ngủ không yên giấc.

>>>XEM THÊM: Trẻ Sơ Sinh Bị Đây Hơi Nguyên Nhân Biểu Hiện Do Đâu Và Cách Xử Trí

Bé Bị Chướng Bụng Đầy Hơi Và Nỗi Trăn Trở Của Nhiều Bậc Phụ Huynh

3. Tại sao trẻ sơ sinh hay bị đầy hơi?

nguyen-nhan-gay-day-hoi-o-tre-so-sinh

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị đầy hơi?

Tại sao trẻ sơ sinh lại hay bị đầy hơi? Và làm thế nào để chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh? Là các câu hỏi mà nhiều bậc làm cha làm mẹ quan tâm. Trẻ sơ sinh thường xuyên bị đầy hơi có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

3.1 Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt, vẫn đang tiếp tục trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện chức năng. Do vậy, chức năng tiêu hóa còn chậm chạp, việc di chuyển và tiêu hóa thực phẩm chậm hơn so với người trưởng thành rất nhiều. 

Ngoài ra, hệ vi khuẩn chí đường ruột giúp hỗ trợ tiêu hóa của trẻ còn nghèo nàn. Việc đó càng làm giảm chất lượng tiêu hóa ở trẻ. Sự di chuyển chậm chạp tại ruột tạo điều kiện cho quá trình sinh khí, các loại khí bị mắc kẹt trong tại đường tiêu hóa gây cản trở dòng chảy, tăng áp lực lên thành dạ dày, ruột gây ra các triệu chứng. 

3.1 Nuốt không khí gây đầy hơi

Trẻ sơ sinh là các đối tượng rất nóng nảy, thường xuyên quấy khóc. Do đó, trẻ có thể nuốt phải không khí trong khi đang khóc. Trẻ khi ngậm núm ti giả không đúng cách hay trong quá trình ăn tư thế không phù hợp cũng đều có thể là nguyên nhân làm trẻ tăng nuốt không khí gây đầy hơi. 

3.2 Chế độ dinh dưỡng

3.2.1 Dinh dưỡng của người mẹ

Ở trẻ sơ sinh, đặc biệt trong 6 tháng đầu đời, phần lớn chế độ dinh dưỡng là từ bú mẹ. Chế độ dinh dưỡng, các loại thực phẩm mà người mẹ dung nạp ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dinh dưỡng của trẻ. Nếu mẹ ăn quá nhiều thực phẩm dễ gây đầy hơi thì trẻ cũng sẽ có nguy cơ bị đầy bụng, ợ hơi.

3.2.2 Thay đổi chế độ ăn

Thường xảy ra khi trẻ trong giai đoạn chuyển đổi chế độ ăn uống như từ bú mẹ chuyển sang bú bằng bình hoặc từ ăn sữa chuyển sang ăn thức ăn dạng đặc. Sự thay đổi chế độ ăn này có thể gây đầy hơi ở trẻ do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, khả năng thích nghi kém, việc thay đổi đột ngột làm hệ tiêu hóa không quen và “phản ứng” lại bằng các triệu chứng đầy hơi.

3.3 Vấn đề về tiêu hóa

3.3.1 Trào ngược, tiêu chảy, táo bón

Các bệnh lý đường tiêu hóa này có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lý đường tiêu hóa khác. Táo bón là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh. Sự ứ đọng các chất cặn bã tại ruột già tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh hơi hoạt động.

3.3.2 Dị ứng protein có trong sữa 

Phần lớn trong thành phần của sữa đều chứa lactose. Sự phân giải kém lactose hoặc tiêu hóa không hoàn toàn ở trẻ sơ sinh dễ gây nguy cơ đầy hơi, chứng bụng do lactose tích tụ gây đầy bụng. Nguyên nhân có thể do sự bài tiết men tiêu hóa có chức năng phân giải lactose là lactase ở trẻ còn hạn chế.

3.3.3 Trẻ không dung nạp lactose 

Trẻ sơ sinh bị dị ứng với protein trong sữa mẹ hoặc sữa công thức cũng có thể là nguyên nhân gây đầy hơi ở trẻ. Protein bị tích tụ tại ruột gây hiện tượng đầy bụng. Nhiều trẻ bị dị ứng với thành phần này, thậm chí có thể gây nôn trớ, khó thở, tiêu chảy.

4. Bật mí từ chuyên gia “Mẹo chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh tại nhà”

Các biện pháp chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh sau đây do chuyên gia Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng – Trưởng khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện Nhân dân 115 – Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ sẽ giúp xoa dịu trẻ, loại bỏ khí ứ đọng, giúp các bong bóng di chuyển nhanh hơn khỏi đường tiêu hóa. Từ đó, làm giảm các triệu chứng của đầy hơi, chướng bụng ở trẻ.

4.1 Thay đổi chế độ ăn giúp khắc phục đầy hơi cho trẻ

Sữa mẹ là thức ăn chủ yếu của hầu hết trẻ trong những tháng đầu đời. Nguyên nhân gây đầy hơi ở trẻ sơ sinh liên quan đến chế độ dinh dưỡng của người mẹ rất hiếm gặp nhưng không thể loại bỏ do một số loại thực phẩm mà người mẹ dung nạp có thể đi qua sữa mẹ, đặc biệt là các sản phẩm từ sữa, caffeine. Khi trẻ có các dấu hiệu bị đầy hơi, mẹ không cần ngừng cho con bú. Và kết hợp với việc ghi chép nhật ký thực phẩm, xác định các loại thực phẩm dễ gây đầy hơi ở trẻ.

Sữa bột là thủ phạm gây ra đầy hơi, chướng bụng ở trẻ sơ sinh. Thay vào đó thì các loại sữa lỏng, sữa pha sẵn thì lại ít gây chướng bụng hơn. Nếu các bậc phụ huynh vẫn muốn cho trẻ dùng sữa bột thì việc để sữa lắng xuống vài phút có thể là giải pháp giúp hạn chế đầy hơi tốt.

Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa Lavie về thực phẩm dễ gây đầy hơi ở trẻ sơ sinh, bác sĩ cho rằng “Một số ba mẹ cho con uống nước hoa quả có chứa sorbitol mà trẻ không hấp thu được là nguyên nhân gây đầy hơi ở trẻ sơ sinh”. Vì vậy, các bậc cha mẹ cũng nên cân nhắc và lựa chọn phù hợp khi cho trẻ uống các loại nước hoa quả.

4.2 Thay đổi tư thế trẻ bú mẹ làm giảm đầy hơi

Bác sĩ nhi khoa Jennifer Shu khuyên rằng “Khi bạn cho con bú hoặc bú bình, hãy cố gắng giữ đầu trẻ cao hơn dạ dày. Bằng cách đó, sữa sẽ xuống được đáy dạ dày và không khí sẽ đi lên trên và trẻ sẽ dễ dàng ợ ra hơn”.

 Khi cho trẻ bú bằng bình thì nên hướng bình sữa lên một chút để hạn chế bọt khí xuất hiện trong núm vú, cho trẻ bú chậm lại. Joel Lavie, MD, PhD, giáo sư nhi khoa tại đại học Columbia khuyên rằng “Nếu bạn cho con bú bình, hãy sử dụng núm vú chảy chậm” để hạn chế việc trẻ nuốt phải không khí. Kết hợp với việc sử dụng gối hỗ trợ cho trẻ bú.

4.3 Giúp bé xì hơi hoặc ợ hơi để chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh

meo-chua-day-hoi-o-o-tre-so-sinh

Giúp trẻ ợ hơi để chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh

Ợ hơi hoặc xì hơi là các biện pháp giúp trẻ loại bỏ khí ra khỏi đường tiêu hóa một cách hiệu quả.

Hãy cho trẻ nghỉ ngơi 1-2 phút giữa những lần bú trong khi bú mẹ hoặc bú bình để trẻ có thể ợ hơi ra ngoài. Và tiến hành cho trẻ ợ hơi sau mỗi bữa ăn. Bác sĩ nhi khoa khuyên rằng các bậc phụ huynh nên cho trẻ ợ hơi ở tư thế ngồi bằng cách là để trẻ ngồi trong lòng bạn, tay nhẹ nhàng đỡ đầu, tay còn lại vỗ lưng trẻ.

Hoặc cũng có thể tiến hành ở tư thế thẳng đứng và qua vai. Mẹ ôm trẻ dựa vào ngực mẹ, cho trẻ ngồi thẳng lưng, tư thế này giúp cằm trẻ ở trên vai bạn, một tay mẹ đỡ một tay nhẹ nhàng vỗ lưng trẻ.

Nếu trẻ không ợ hơi ngay thì hãy đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa trong 1-2 phút để chờ cho bong bóng khí nổi lên rồi lại nhấc trẻ lên và thử lại, tiến hành lặp lại cho đến khi trẻ có thể ợ hơi.

>>>Xem thêm: Cách Chữa Đầy Hơi Cho Trẻ Sơ Sinh – Những Điều Phụ Huynh Cần Biết

4.4 Chườm ấm bụng trong chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh

Nếu trẻ nhà bạn đang bị đầy hơi hãy thử chườm ấm bụng cho trẻ. Mẹ hãy lấy một cái khăn sạch nhúng qua nước nóng và vắt khô kiệt rồi chờ khăn giảm bớt độ nóng đến nhiệt độ phù hợp với da bé. Sau đó, tiến hành quấn khăn quanh vùng bụng để cố định. Khí ấm từ khăn sẽ giúp đẩy bong bóng trong bụng bé ra một cách dễ dàng hơn.

4.5 Massage bụng thường xuyên làm giảm ứ khí

massage- giup-giam-u-khi-tai-duong-tieu-hoa

Massage bụng cho trẻ sơ sinh để chữa đầy hơi

Hãy thử thực hiện việc massage vùng bụng cho trẻ giúp giảm áp lực khí ở trẻ bị đầy hơi là một biện pháp hiệu quả. Mẹ bé có thể tiến hành như sau: cho trẻ nằm ngửa, lấy tay nhẹ nhàng xoa bụng theo chiều kim đồng hồ rồi kéo tay xuống theo đường cong của ruột. Di chuyển theo chiều kim đồng hồ giúp khí dễ dàng di chuyển ra ngoài theo đường ruột. Tiến hành lặp lại nhiều lần ngay sau khi bé vừa ăn xong từ 15-30 phút.

>>>XEM THÊM: Làm Thế Nào Để Hết Đầy Bụng Nhanh Chóng Hiệu Quả

4.6 Một số mẹo chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh theo dân gian tại nhà

Ngoài các biện pháp chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh nêu trên, mẹ bé có thể tham khảo một số mẹo chữa làm giảm tích tự khí từ dân gian như sau:

4.6.1 Chữa đầy hơi ở trẻ sơ sinh bằng tỏi

meo-chua-day-hoi-tu-toi

Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng tỏi

Dùng tỏi là cách mà rất nhiều bậc cha mẹ lựa chọn để chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh do được biết đến với hiệu quả nhanh chóng và cách làm đơn giản. Trong thành phần của tỏi có chứa các loại kháng sinh tự nhiên giúp tăng khả năng tiêu hóa và hạn chế sự sinh hơi do thức ăn ứ đọng lâu trong đường tiêu hóa gây ra. Với tỏi, các mẹ có thể dùng tỏi tươi hoặc dùng tỏi nướng như sau:

– Tỏi tươi: mẹ chỉ cần cho thêm vào thức ăn của trẻ vài lát tỏi đã xay nhuyễn đối với trẻ đã ăn chất đặc. Nếu trẻ vẫn còn đang bú mẹ thì người mẹ thêm trực tiếp tỏi vào khẩu phần ăn của mình, điều này giúp hỗ trợ giảm ứ khí ở trẻ.

– Tỏi nướng: nướng tỏi trực tiếp trên lửa, rồi bọc nhánh tỏi đã nướng vào một tấm gạc hoặc khăn mỏng và chườm lên vùng bụng của trẻ. Nếu sử dụng phương pháp này các mẹ lưu ý tránh để tỏi vừa nướng xong áp trực tiếp lên da vùng bụng của trẻ vì có thể gây bỏng. Đồng thời, phương pháp này chỉ phù hợp với trẻ từ 3 tháng tuổi trở đi vì da của trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm.

4.6.2 Trầu không giúp giảm đầy hơi

la-trau-khong-giup-giam-day-hoi

Mẹo dùng lá trầu không giúp chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh

Trầu không được biết đến với hiệu chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả và có độ an toàn cao, được rất nhiều người sử dụng và truyền tai nhau. Lá trầu không có chứa tinh dầu có tính nóng ấm và một lượng acid cân bằng có hiệu quả trong việc cân bằng dạ dày, dãn nở dạ dày và thắt cơ vòng giúp hỗ trợ đẩy hơi, khí ứ đọng trong dạ dày ra ngoài dễ dàng hơn.

Để thực hiện, các mẹ hãy lấy lá trầu không sau khi rửa sạch, để ráo đem hơ nóng. Đợi đến lá giảm nhiệt độ đến độ ấm phù hợp với da bé thì tiến hành vuốt lá trầu ấm lên vùng bụng của trẻ theo chiều từ dưới lên, tiến hành lặp lại trong vòng 5 phút, nếu lá hết ấm thì lại hơ ấm lại. Tuy nhiên khi sử dụng cần lưu ý, tránh dùng trên vùng da có vết thương hở và nên tiến hành ở phòng thoáng mát để tránh ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ từ bụi trong quá trình hơ.

4.6.3 Tía tô điều trị đầy hơi

meo-dung-la-tia-to-chua-day-hoi-o-tre-so-sinh

Mẹo dùng tía tô chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh

Tá tô ít được ai biết đến công dụng chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên đây là nguyên liệu đơn giản có sẵn trong vườn của nhiều gia đình. Lá tía tô có tính ấm, giúp giảm chướng bụng rất hiệu quả.

Cách làm rất đơn giản, các mẹ chỉ cần giã nhuyễn hoặc say nhỏ lá tía tô đã rửa sạch để ráo. Với tía tô, các mẹ có thể dùng lá hoặc toàn cây bỏ rễ của nó đều được. Sau khi say nhuyễn thì vắt lấy nước uống hoặc để đảm bảo an toàn cho trẻ thì mẹ có thể đem hấp cách thủy và cho trẻ dùng khi còn ấm. Các triệu chứng đầy hơi ở trẻ sẽ giảm nhanh chóng.

4.7 Bổ sung men vi sinh

Bổ sung men vi sinh là phương pháp được rất nhiều bà mẹ sử dụng để chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh hiện nay. Không chỉ có hiệu quả trong chữa đầy bụng, men vi sinh còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon và hạn chế các vấn đề đường tiêu hóa khác do có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức đề kháng cho hệ tiêu hóa. Từ đó, giúp trẻ tránh được tình trạng chướng bụng, đầy hơi.

>>>Xem thêm: Đầy hơi ở trẻ sơ sinh khiến mẹ lo lắng? Nguyên nhân gây đầy hơi và cách giải quyết hiệu đạt quả tức thời?

Trong bài viết này, chuyên gia Scurma Fizzy đã chia sẻ kiến thức giúp bạn hiểu rõ hơn về “Chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh như thế nào? Những bật mí từ chuyên gia”. Mong rằng bài viết có ích đối với bạn và hy vọng rằng bạn có thể hiểu biết thêm về nguyên nhân và triệu chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh và có thêm kiến thức về các phương pháp chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả và nhanh chóng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết nào thì đừng ngần ngại mà hãy gọi đến HOTLINE 1800 6091 hoặc truy cập vào Website của Scurma Fizzy tại đây để được các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi tận tình tư vấn.

Cảm ơn bạn đã đón đọc và chúc bạn có một sức khỏe dồi dào.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091