Biểu Hiện Bệnh Đau Dạ Dày Là Gì, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Biểu Hiện Bệnh Đau Dạ Dày Là Gì, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Đau dạ dày không phải là tình trạng bệnh quá xa lạ khi trong những năm gần đây, tỷ lệ người bệnh gặp phải các biểu hiện bệnh đau dạ dày ngày càng có xu hướng gia tăng. Các biểu hiện bệnh đau dạ dày xuất hiện với triệu chứng nghiêm trọng, tần suất gặp phải cao có thể ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của bệnh nhân. Vậy các biểu hiện bệnh đau dạ dày làm gì? Người bệnh làm thế nào để phát hiện ra bản thân đang gặp phải tình trạng đau dạ dày. Chuyên gia của Scurma Fizzy sẽ giúp giải đáp vấn đề này, và tìm ra cách điều trị hiệu quả, cải thiện các triệu chứng khó chịu của đau dạ dày.

1. Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là tình trạng thường gặp khi dạ dày bị tổn thương, thông thường xuất hiện nhiều nhất với các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau âm ỉ, và cảm giác vô cùng khó chịu. Cơn đau dạ dày có thể xuất hiện khi bệnh nhân ăn quá no, hoặc ngay cả khi đói cũng có thể gặp phải tình trạng này.

Cơn đau dạ dày sẽ tăng dần nếu người bệnh phải làm việc, lao động quá sức hoặc trong giai đoạn tinh thần, tâm trạng không tốt, gặp nhiều vấn đề không vui trong công việc gia đình và tình cảm.

bieu-hien-benh-dau-da-day-1

Tình trạng đau dạ dày

2. Nguyên nhân gây xuất hiện biểu hiện bệnh đau dạ dày

2.1 Biểu hiện bệnh đau dạ dày do chế độ ăn uống

Cuộc sống bận rộn, công việc nhiều thường khiến mọi người còn ít thời gian để chăm sóc bản thân, dẫn đến những thói quen không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là dân văn phòng, việc ăn không đúng bữa, ngủ không đủ giấc, thường xuyên nhịn ăn,… những thói quen này không tốt cho dạ dày, có thể gây tổn thương niêm mạc và xuất hiện các biểu hiện bệnh đau dạ dày.

Ngoài ra, sở thích ăn các đồ ăn cay, chua, nóng, đồ ăn quá lạnh hay thói quen uống nhiều rượu, bia, các loại đồ uống có ga,… cũng là một trong các nguyên nhân gây hại cho dạ dày.

2.2 Thói quen sinh hoạt dẫn đến bệnh đau dạ dày

Theo thực tế trên lâm sàng, những người có thói quen ngủ muộn, thường xuyên ăn đêm, uống rượu, bia hay hút thuốc lá có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa cao hơn so với những đối tượng khác có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.

2.3 Đau dạ dày liên quan đến yếu tố di truyền

Di truyền cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày. Nếu trong gia đình có người thân bị mắc bệnh dạ dày thì tỷ lệ các thành viên khác cũng có khả năng gặp phải tình trạng này là rất cao, đặc biệt là khi biểu hiện bệnh đau dạ dày do viêm loét liên quan đến Helicobacter pylori (H. pylori) gây ra. 

2.4 Biểu hiện bệnh đau dạ dày do tâm lý căng thẳng

Các biểu hiện bệnh đau dạ dày sẽ trầm trọng hơn khi người bệnh gặp nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống. Do khi tâm trạng không ổn định sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid dịch vị hơn dẫn tới cơn đau vùng thượng vị.

bieu-hien-benh-dau-da-day-2

Đau dạ dày do tâm lý căng thẳng

2.5 Vi khuẩn Helicobacter Pylori (Vi khuẩn HP)

Helicobacter pylori (Vi khuẩn H. pylori) có thể tồn tại và phát triển trong môi trường acid của dạ dày. H. pylori gây tổn thương niêm mạc dạ dày và gây ra các vết loét trên niêm mạc dạ dày. Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày do H. pylori là các cơn đau vùng thượng vị, đau thường xuất hiện vào lúc đói. Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) có thể xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau và gây bệnh. Do đó, khi xuất hiện các biểu hiện bệnh đau dạ dày, không loại trừ khả năng nguyên nhân do H. pylori gây ra.

2.6 Đau dạ dày liên quan đến yếu tố miễn dịch

Hệ miễn dịch của cơ thể sẽ giúp chống lại các yếu tố gây bệnh xâm nhập từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên trong một số trường hợp các kháng thể này sẽ kháng lại cả các yếu tố nội sinh và gây ra các tổn thương trên niêm mạc, và dẫn đến tình trạng đau vùng thượng vị.

2.7 Đau dạ dày do tình trạng rối loạn nội tiết

Ở một số người bệnh bị các bệnh về rối loạn nội tiết như suy tuyến yên, tuyến cận giáp,… cũng khiến người bệnh nguy cơ cao gặp phải các bệnh lý trên dạ dày và xuất hiện các biểu hiện bệnh đau dạ dày.

2.8 Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc

Sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid, corticoid hay uống kháng sinh liều cao, kéo dài cũng là nguyên nhân gây tổn thương niêm mạc dạ dày, và khiến các triệu chứng của bệnh dạ dày trở nên trầm trọng hơn.

>>>Xem thêm: Nguyên nhân đau dạ dày thường gặp và cách phòng tránh đau dạ dày

3. Biểu hiện bệnh đau dạ dày

Biểu hiện bệnh đau dạ dày ở các bệnh nhân có thể không giống nhau, đa số dễ nhận biết, tuy nhiên có một số trường hợp không xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng mà chỉ gặp phải các cơn đau âm ỉ.

3.1 Biểu hiện bệnh đau dạ dày, đau thượng vị

Đau thượng vị là dấu hiệu thường xuất hiện ở bệnh nhân bị đau dạ dày. Cơn đau thường âm ỉ, người bệnh cảm thấy đau tức vùng thượng vị và cảm giác nóng rát khó chịu, hiếm khi xuất hiện các cơn đau dữ dội. 

Khi bệnh nhân bị đau dạ dày, vị trí cơn đau thường từ vùng bụng, có thể lan lên ngực và sau lưng. Trong giai đoạn đầu, cơn đau thường nhẹ nhưng có thể xuất hiện nhiều lần. Nếu không được điều trị hợp lý, tình trạng đau dạ dày có thể kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tiêu hóa thức ăn. 

bieu-hien-benh-dau-da-day-3

Biểu hiện bệnh đau dạ dày, đau thượng vị

Phân biệt một số cơn đau dạ dày thường gặp:

+ Cơn đau vùng thượng vị thường liên quan đến bữa ăn trong ngày. Đau dạ dày trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, cơn đau thường có tính chất chu kỳ. Với trường hợp bị viêm loét dạ dày, khi ăn sẽ cảm thấy đau tức vùng thượng vị, nhưng khi đói lại không gặp phải tình trạng này. Ngược lại, nếu loét tá tràng thì cơn đau sẽ xuất hiện khi đói.

+ Khi bệnh nhân mắc ung thư dạ dày, cơn đau sẽ kéo dài và nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cảm thấy cơn đau dữ dội.

3.2 Chán ăn, ăn uống không tốt

Bệnh nhân bị đau dạ dày, khiến chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, thức ăn chậm tiêu hóa nên sau khi ăn, đặc biệt là các loại thực phẩm khó tiêu, người bệnh thường gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Cảm giác no, căng tức ở vùng bụng khiến người bệnh chán ăn, không muốn ăn, ăn kém ngon; nếu kéo dài có thể khiến người bệnh sụt cân, ảnh hưởng đến sức khỏe.

 Đồng thời khi gặp phải tình trạng đau, nóng rát vùng thượng vị, bệnh nhân dễ gặp phải triệu chứng buồn nôn, nôn do đó người bệnh cũng cảm thấy chán ăn, không muốn ăn.

3.3 Ợ hơi, ợ nóng trong bệnh đau dạ dày

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ợ hơi, ợ chua ở các bệnh nhân đau dạ dày là do chức năng tiêu hóa bị rối loạn, thức ăn khó tiêu hóa dẫn đến quá trình lên men. Triệu chứng này sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, do gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh. Ợ hơi, ợ chua thường đi kèm với triệu chứng đau vùng thượng vị.

bieu-hien-benh-dau-da-day-4

Ợ hơi, ợ nóng trong bệnh đau dạ dày

3.4 Biểu hiện bệnh đau dạ dày; buồn nôn, nôn

Bệnh nhân bị đau dạ dày cũng hay gặp tình trạng buồn nôn, nôn. Nếu tình trạng buồn nôn, nôn kéo dài có thể gây mất nước và rối loạn điện giải trong cơ thể. Nguy hiểm hơn có thể gây tình trạng sốc, hạ huyết áp,… người bệnh dễ bị sút cân và thiếu máu.

3.5 Chảy máu tiêu hóa trong các bệnh dạ dày

Chảy máu tiêu hóa là tình trạng nguy hiểm, nếu không được chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp thì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh trong thời gian rất nhanh. Chảy máu tiêu hóa có thể là kết quả của một số bệnh lý gây ra như viêm loét dạ dày, tá tràng; ung thư dạ dày,…

bieu-hien-benh-dau-da-day-5

Chảy máu tiêu hóa trong các bệnh dạ dày

Vì vậy khi gặp phải các dấu hiệu bao gồm nôn ra máu, trong phân có lẫn máu, đồng thời cảm thấy cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, choáng váng, hạ huyết áp,… thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

>>>Xem thêm: Đau Dạ Dày Triệu Chứng Là Gì? 12 Triệu Chứng Đau Dạ Dày Dễ Nhận Biết Nhất

4. Phương pháp điều trị các biểu hiện bệnh đau dạ dày

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thành Vinh, trưởng khoa ung bướu, Bệnh viện Thanh Nhàn: “Để điều trị dứt điểm và tránh tái phát tình trạng đau dạ dày, trước hết cần nâng cao nhận thức của người bệnh về tình trạng này, do người bệnh thường chủ quan, không nhận thức đúng đắn về bệnh. Đau dạ dày, viêm loét dạ dày kéo dài nếu không được điều trị dứt điểm, có thể dẫn đến ung thư dạ dày, ảnh hưởng đến cuộc sống, và đe dọa tính mạng của người bệnh”.

Khi bệnh nhân gặp phải các biểu hiện bệnh đau dạ dày, cơn đau âm ỉ vùng thượng vị, thậm chí kéo dài sẽ làm người bệnh cảm thấy khó chịu và không thể tập trung làm các công việc khác. Đau dạ dày có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào, đặc biệt là những người bận rộn, tập trung vào công việc nên không có thời gian ăn uống, ngủ, nghỉ hợp lý. Trong trường hợp gặp phải tình trạng này, cần phát hiện và điều trị kịp thời, sử dụng các thuốc để hạn chế việc đau dạ dày thành mãn tính. Trong quá trình điều trị, cần sử dụng thuốc đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc để điều trị, đồng thời cần kết hợp chế độ ăn, kiêng các loại thực phẩm và đồ ăn không tốt cho dạ dày để đạt được hiệu quả điều trị cao.

4.1 Sử dụng thuốc tân dược cải thiện các biểu hiện bệnh đau dạ dày

4.1.1 Điều trị đau dạ dày bằng các thuốc chứa Simethicone

Nếu bệnh nhân gặp phải tình trạng đau dạ dày, đi kèm với các triệu chứng trên đường tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,… do khí tích tụ trong dạ dày thì nên sử dụng các loại thuốc có chứa simethicone. Simethicone sẽ giúp loại bỏ các khí dư thừa trong dạ dày, qua đó cải thiện đầy hơi, chướng bụng và tình trạng đau dạ dày hiệu quả.

4.1.2 Điều trị đau dạ dày bằng các thuốc kháng acid

Trong trường hợp bệnh nhân bị đau dạ dày do dư thừa acid dịch vị, đặc biệt trong bệnh viêm loét dạ dày. Acid dịch vị dư thừa sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày và gây nên các triệu chứng ợ hơi, ợ chua. Nếu không điều trị hợp lý, còn có thể gây xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày,…

Các thuốc kháng acid được sử dụng sẽ giúp trung hòa acid dư thừa gây hại trong dạ dày, và giúp người bệnh loại bỏ những cảm giác khó chịu này.

4.1.3 Bismuth subsalicylate

Bismuth subsalicylate được sử dụng trong trường hợp cơn đau dạ dày nghiêm trọng, quặn thắt do có tác dụng ức chế quá trình sản xuất acid dịch vị dạ dày hiệu quả. Bismuth subsalicylate cũng có hiệu quả điều trị tốt trong trường hợp người bệnh bị tiêu chảy do khả năng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại trong dạ dày và ruột. 

4.1.4 Sử dụng thuốc giảm đau paracetamol

Khi bệnh nhân gặp phải các cơn đau dạ dày cấp tính, sử dụng thuốc giảm đau paracetamol có thể là lựa chọn thích hợp trong trường hợp này. Thuốc này sẽ ức chế não giải phóng các chất trung gian dẫn truyền gây cảm giác đau, do đó người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Tuy nhiên người bệnh thường bị nhầm lẫn paracetamol với các thuốc chống viêm không steroid, mặc dù cũng có tác dụng giảm đau, chống viêm nhưng lại gây nhiều tác dụng không mong muốn.

bieu-hien-benh-dau-da-day-6

Sử dụng thuốc giảm đau paracetamol

4.2 Sử dụng thuốc thảo dược cải thiện các biểu hiện bệnh đau dạ dày

Sử dụng các thuốc tân dược đem lại hiệu quả tốt, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, hiện nay nhiều bệnh nhân cảm thấy e ngại, vì lo lắng các thuốc tân dược có thể gây nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Vì vậy, ngày nay các phương pháp chữa đau dạ dày sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên được nhiều bệnh nhân tin dùng và lựa chọn. Các thuốc với thành phần từ thảo dược nên có một số ưu điểm nổi bật như:

+ Các thảo dược thông thường đều khá an toàn và phù hợp để sử dụng đối với mọi đối tượng, tránh được những tác dụng không mong muốn so với sử dụng thuốc tân dược.

+ Nhiều loại dược liệu chứa các hoạt chất quý và đã được chứng minh hiệu quả tác dụng tốt trên các bệnh dạ dày. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ nâng cao hiệu quả điều trị, giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày.

+ Tiết kiệm chi phí so với việc sử dụng thuốc tân dược. Các loại thảo dược đều khá thông dụng và dễ tìm kiếm.

Một số loại thảo dược tốt với các bệnh dạ dày như nghệ, dạ cẩm, lá khôi,… trong đó curcumin chiết xuất từ củ nghệ được chứng minh tác dụng tốt với các bệnh dạ dày, làm lành các vết loét. Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm sử dụng curcumin làm hoạt chất chính trong điều trị các bệnh dạ dày. Trong đó Scurma Fizzy được bào chế dưới dạng viên sủi giúp tăng khả năng giải phóng và sinh khả dụng của curcumin. Nhờ đó, các triệu chứng của bệnh được cải thiện tốt và nhanh chóng. Để tìm hiểu về sản phẩm Viên sủi Scurma Fizzy, có thể tham khảo thêm tại đây.  

bieu-hien-benh-dau-da-day-7

Viên sủi Scurma Fizzy

4.3 Một số biện pháp đơn giản để giảm các biểu hiện bệnh đau dạ dày

Giảm các biểu hiện của đau dạ dày bằng nước ấm: Khi gặp các triệu chứng này bạn nên nằm xuống, sau đó đặt một chai nước ấm lên bụng. Để yên trong khoảng 10 đến 15 phút. Hơi nóng sẽ giúp giảm cảm giác đau và các triệu chứng khó chịu trên dạ dày.  

Chế độ ăn nên bổ sung các thực phẩm và món ăn tốt cho bệnh dạ dày, điều này sẽ giúp các cơn đau của bệnh dần dần biến mất. Một số món ăn tốt cho dạ dày và dễ thực hiện như: canh đu đủ sườn heo, cháo hạt sen, gà kho gừng,… 

Tập thể dục, đi bộ hay vận động nhẹ nhàng cũng là những thói quen tốt cho sức khỏe và các bệnh trên dạ dày.

Tuy nhiên, nếu trong trường hợp các biện pháp trên không đem lại hiệu quả, người bệnh vẫn gặp phải các biểu hiện bệnh đau dạ dày thường xuyên và mức độ nghiêm trọng thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

>>>Xem thêm: Top 15 cây thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả

Kết thúc

Biểu hiện bệnh đau dạ dày trong nhiều trường hợp đều khá dễ nhận biết, tuy nhiên việc người bệnh chủ quan, không theo dõi và điều trị kịp thời có thể khiến các cơn đau kéo dài và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Ở đa số các trường hợp, dấu hiệu bệnh đau dạ dày bao gồm đau vùng thượng vị và kèm thêm các triệu chứng khó chịu khác trên đường tiêu hóa như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đầy chướng bụng, thậm chí có thể xuất hiện xuất huyết tiêu hóa. Đau dạ dày có thể điều trị hiệu quả bằng các thuốc thông thường, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Cần phát hiện bệnh sớm để có thể điều trị dứt điểm và tránh tái phát tình trạng đau dạ dày.

Hãy liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 nếu gặp các vấn đề về bệnh đau dạ dày và các bệnh trên đường tiêu hóa khác để được tư vấn MIỄN PHÍ phương pháp điều trị hiệu quả từ các chuyên gia của Scurma Fizzy.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091