Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là hiện tượng trào ngược acid hoặc thức ăn từ dạ dày lên thực quản gây kích ứng ống thực quản. Đa số các trường hợp bị GERD làm giảm triệu chứng bằng cách điều chỉnh lối sống và mua thuốc uống mà không cần đi khám. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp người bệnh cần phải đi khám bác sĩ để được chỉ định loại thuốc có tác dụng mạnh hơn hoặc phải phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh. Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu làm cách nào để điều trị trào ngược dạ dày thực quản thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Thực quản là một bộ phận của hệ tiêu hóa

Thực quản là đoạn đầu của ống tiêu hóa, sau khi thức ăn đi từ miệng đến hầu sẽ theo thực quản đi xuyên qua cơ hoành ở ổ bụng xuống tới dạ dày và tiếp tục được tiêu hóa tại đây.

1.1. Cấu tạo thực quản

Thực quản dài khoảng 25cm, chia làm 3 đoạn là cổ, ngực và bụng, có 3 vị trí mà lòng thực quản hẹp hơn so phần còn lại: chỗ tiếp nối với hầu, phần gần cung động mạch chủ và phế quản góc trái, và lỗ tâm vị.

Thực quản được cấu tạo gồm có 3 lớp:

  • Lớp cơ: gồm cơ vân, cơ trơn.
  • Lớp dưới niêm mạc: có chứa mạch máu và các dây thần kinh.
  • Lớp niêm mạc: là lớp lót trong lòng thực quản, cấu tạo từ lớp biểu mô, lớp đệm, cơ niêm mạc và các tuyến.

1.2. Chức năng của thực quản

Thực quản có chức năng quan trọng trong việc đưa thức ăn từ miệng hầu xuống tới dạ dày. Thức ăn sau khi được làm nhỏ và chuyển hóa một phần ở miệng, thức ăn sẽ được đẩy xuống thực quản nhờ tác dụng của cơ trong họng cùng sự nâng lên của thực quản thông qua hoạt động nuốt thức ăn. Khi không có thức ăn, miệng thực quản sẽ đóng lại để không khí không vào thực quản.Khi có thức ăn, cơ ở vùng miệng thực quản sẽ giãn ra, tiếp đó nhờ song nhu động chậm của thực quản và trọng lượng, thức ăn sẽ được đưa xuống đến lỗ tâm vị. Lỗ tâm vị bình thường không có thức ăn sẽ đóng kín, nhưng khi có thức ăn, trọng lượng của nó làm lớp cơ vân ở đây giãn ra, lỗ tâm vị mở, thức ăn rơi xuống dạ dày tiếp tục quá trình tiêu hóa sau đó lỗ tâm sẽ hẹp lại. Cơ chế này nhằm ngăn chặn acid dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản.

2. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng acid hoặc thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản, nếu tình trạng này xảy ra từ 2 lần/tuần trở lên trong vài tuần thì gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển và gây biến chứng tồi tệ hơn.

Dieu-tri-trao-nguoc-da-day-thuc-quan

 Trào ngược dạ dày thực quản cách chữa

3. Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày tá tràng?

GERD thường gây ra do bị trào ngược acid dạ dày thường xuyên.

Khi người bệnh nuốt, cơ thắt thực quản dưới giãn ra để thức ăn và thức uống trôi xuống dạ dày, sau đó cơ thắt lại. Nếu cơ giãn ra một cách bất thường hoặc suy yếu chức năng, acid dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản liên tục, gây kích ứng dẫn đến viêm ống thực quản. Nếu bạn biết được các yếu tố yếu tố làm tăng nguy cơ bị GERD, bạn sẽ biết cách điều chỉnh để hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị GERD:

  • Thừa cân
  • Ăn nhiều thức ăn dầu mỡ
  • Dieu-tri-trao-nguoc-da-day-thuc-quan

    Thường xuyên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ có thể gây trào ngược dạ dày thực quản

  • Sử dụng thức uống có caffeine hoặc có gas như cà phê, nước ngọt có gas,…
  • Phụ nữ có thai
  • Bệnh rối loạn tế bào mô
  • Ăn quá nhiều hoặc ăn khuya
  • Thường xuyên uống rượu
  • Hút thuốc lá
  • Thường xuyên căng thẳng lo âu
  • Do tác dụng không mong muốn của thuốc như thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm ba vòng, chẹn kênh calci, progesterone và nitrat.

>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản, Bật Mí Hay Cho Bạn

4. Người bị bệnh GERD có thể gặp vấn đề gì?

  • Người bị GERD nếu không điều trị có thể bị những vấn đề nghiêm trọng hơn. Bệnh có thể dẫn đến viêm thực quản.
  • Sau đó tiến triển thành hẹp thực quản. Acid dạ dày trào ngược lên làm phá hủy tế bào thực quản. Khi niêm mạc lành lại tạo thành vết sẹo khiến lòng thực quản hẹp hơn, gây khó khăn khi nuốt.
  • Dieu-tri-trao-nguoc-da-day-thuc-quan

    Hẹp thực quản

  • Loét thực quản. Thực quản bị acid dạ dày ăn mòn tạo thành vết loét gây xuất huyết, đau và khó nuốt thức ăn.
  • Bệnh thực quản Barrett thậm chí là ung thư biểu mô thực quản.
  • Dieu-tri-trao-nguoc-da-day-thuc-quan

    Thực quản Barrett

Các yếu tố dẫn đến bệnh tình trầm trọng hơn có thể kể đến như tính ăn mòn của dịch acid dạ dày, lượng thức ăn trong dạ dày quá nhiều, khả năng bảo vệ của niêm mạc dạ dày suy yếu, thực quản mất khả năng loại bỏ dịch acid dạ dày trào ngược. Ngoài việc trào ngược lên thực quản, dịch acid dạ dày còn có thể tràn vào phổi, đặc biệt hay xảy ra ở trẻ sơ sinh.

5. Vậy làm sao biết được bạn bị trào ngược dạ dày thực quản?

  • Triệu chứng nổi bật nhất của GERD là cảm giác nóng rát ở ngực (ợ nóng), thường xảy ra sau ăn, đặc biệt là vào buổi đêm
  • Đau ngực
  • Khó nuốt
  • Triệu chứng trào ngược acid dạ dày lên miệng có thể có hoặc không xảy ra
  • Vấn đề sặc đường hô hấp với các triệu chứng như ho, khàn giọng, hoặc khò khè, tăng tiết đờm nhầy có thể lẫn máu
  • Đối với trẻ em còn có thể bị nôn, chán ăn, kích ứng khó chịu
  • Ngoài ra nếu bạn bị trào ngược thường xuyên vào buổi tối bạn có thể bị ho khan kéo dài, viêm thanh quản, hen suyễn (hoặc trầm trọng tình trạng bệnh), ho kéo dài dẫn đến mất ngủ.

Từ GERD chuyển sang viêm thực quản sẽ có thêm các triệu chứng như:

  • Đau buốt khi nuốt
  • Xuất huyết thực quản (hiếm khi xảy ra)
  • Tình trạng nặng hơn dẫn đến hẹp thực quản sẽ dẫn đến khó nuốt chất rắn.

Bệnh tiến triển tới loét thực quản sẽ có các triệu chứng đau ống thực quản (thường khi trú ở mỏm mũi ức hoặc phần trên vùng sau xương ức), xuất huyết thực quản (biểu hiện qua ho khạc có lẫn máu). Khi đã bị loét thực quản thì tốc độ hồi phục vết loét chậm, dễ tái phát, sau khi lành thì bị vị trí loét gây sẹo, dẫn đến hẹp đường thực quản.

6. Khi nào cần đi khám bác sĩ để điều trị trào ngược dạ dày thực quản?

Bạn cần đi khám ngay nếu có các triệu chứng sau đây: đau ngực, khó thở, đau lan ra tới vùng vai và quai hàm. Các triệu chứng này rất dễ gây nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh tim mạch

Ngoài ra, trong các trường hợp sau bạn cũng cần đi khám bác sĩ ngay:

  • Tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hoặc diễn ra thường xuyên hơn
  • Đã dùng thuốc để điều trị ợ nóng hơn 2 lần/ tuần
  • Nôn hoặc đi tiêu ra máu.

>>>Xem thêm: Bị Dạ Dày Trào Ngược Và Cách Chẩn Đoán Điều Trị Hiệu Quả

7. Làm thế nào để chẩn đoán được bạn có bị trào ngược dạ dày thực quản hay không?

Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán và điều trị trào ngược dạ dày thực quản:

Nội soi – thường áp dụng đối với bệnh nhân không đáp ứng điều trị theo kinh nghiệm (đã điều trị trước đó).

Nội soi đường tiêu hóa trên. Bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ ở đầu có đèn và thiết bị quay vào miệng xuống ống tiêu hóa để kiểm tra thực quản và dạ dày của bạn. Xét nghiệm này giúp phát hiện các ổ viêm ở thực quản (nếu có) hoặc để kiểm tra tổn thương so với lần điều trị trước). Ngoài ra trong quá trình nội soi, thiết bị có thể thu thập một ít tế bào mô niêm mạc (sinh thiết). Đây là phương pháp duy nhất để phát hiện sự thay đổi của tế bào biểu mô trụ trong bệnh thực quản Barrett.

Dieu-tri-trao-nguoc-da-day-thuc-quan

Nội soi để chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản

Kiểm tra pH 24 giờ chỉ định thực hiện với người bệnh có các triệu chứng bệnh điển hình nhưng có kết quả nội soi bình thường (kể cả khi đã dùng thuốc điều trị). Người bệnh sẽ được đưa một đường ống có chứa thiết bị kiểm tra acid vào thực quản, bên hông đeo máy hiển thị độ pH acid thực quản.

Đo áp suất thực quản. Xét nghiệm này giúp đánh giá nhu động thực quản trước khi điều trị phẫu thuật.

Chụp cản quang đường tiêu hóa trên. Người bệnh sẽ được yêu cầu uống dung dịch có chất cản quang trước khi tiến hành. Ngoài ta bạn cũng có thể phải uống barium để giúp chẩn đoán loét thực quản, hẹp thực quản.

8. Các phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Thay đổi thói quen lối sống giúp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản trước khi bệnh nhân phải dùng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác:

  • Bạn có thể nâng cao đầu giường khi ngủ nhằm để hạn chế acid trào ngược lên
  • Người bệnh cần lưu ý không nên sử dụng thức uống có cồn hoặc chứa chất kích thích như cà phê, rượu bia đồng thời không hút thuốc lá
  • Đối với chế độ ăn hàng ngày bạn cần hạn chế thức ăn có chứa chất béo, giữ cân nặng ở mức lý tưởng, đồng thời không ăn trong vòng 2-3 giờ trước khi đi ngủ.

Dùng thuốc:

Các loại thuốc bạn có thể tự mua tại nhà thuốc hoặc theo kê đơn.

  • Antacid. Nhóm thuốc có tác dụng trung hòa acid dạ dày giúp giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng. Nhưng antacids thường không sử dụng đơn trị mà thường kết hợp với thuốc khác để chữa bệnh. Thuốc có tác dụng không mong muốn như tiêu chảy
  • Nhóm thuốc giúp giảm tiết acid bao gồm thuốc ức chế thụ thể H2 (như cimetidine, famotidine), và nizatidine. Thuốc ức chế thụ thể H2 không tác dụng nhanh như thuốc antacids, nhưng thời gian tác dụng lâu hơn tới tận 12 tiếng, dùng thuốc trước khi đi ngủ
  • Thuốc ức chế sản sinh acid cũng có tác dụng với bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Phổ biến nhất là thuốc ức chế kênh proton, tác dụng của nhóm này mạnh hơn so với nhóm thuốc ức chế thụ thể H2. Bạn nên dùng thuốc 30 phút trước bữa ăn sáng. Thuốc có thể gây tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn, và thiếu hụt vitamin B12
  • Thuốc hỗ trợ nhu động ruột (ví dụ như metoclopramide) dùng thuốc 30 phút trước khi ăn và trước khi đi ngủ.
  • Dieu-tri-trao-nguoc-da-day-thuc-quan

    Các thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Điều trị can thiệp

  • Phẫu thuật chống trào ngược (thông qua nội soi). Biện pháp này thực hiện ở những trường hợp người bệnh bị viêm thực quản mức độ nặng, bị loét thực quản dẫn đến xuất huyết, hẹp lòng thực quản
  • Kỹ thuật loại bỏ tế bào ít xâm lấn dùng cho người bệnh bị thực quản Barrett. Kỹ thuật bao gồm cắt bỏ niêm mạc, điều trị bằng liệu pháp quang động, liệu pháp lạnh và laser.

9. Làm thế nào để điều trị trào ngược dạ dày thực quản tại nhà?

9.1. Thay đổi lối sống giúp điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Ngoài việc điều trị bằng thuốc và can thiệp y tế, bạn nên thay đổi lối sống để giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Thừa cân làm tăng áp lực lên vùng bụng, và dạ dày, làm trào ngược acid lên thực quản
  • Ngừng hút thuốc. Hút thuốc ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của cơ thắt thực quản dưới
  • Kê cao gối khi ngủ đặc biệt khi bạn bị ợ nóng lúc ngủ.
  • Không nên nằm ngay sau khi ăn. Bạn nên chờ ít nhất ba tiếng sau khi ăn trước khi nằm
  • Ăn chậm nhai kỹ. Điều không không chỉ giúp bạn tiêu hóa và hấp thục thức ăn tốt hơn mà còn giúp làm giảm trào ngược acid dạ dày lên thực quản
  • Tránh ăn thức ăn hoặc uống thức uống dễ gây trào ngược như thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, sốt cà chua, rượu, chocolate, tỏi, hành và thức uống chứa caffeine
  • Tránh mặc quần áo quá bó sát. Mặc đồ quá bó sát làm tăng áp lực lên bụng của bạn cũng như cơ thắt thực quản dưới
  • Hạn chế bị stress hoặc lo âu. Stress là một trong những lý do phổ biến gây trào ngược dạ dày thực quản hiện nay.

9.2. Các loại thảo dược hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Giấm táo hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Giấm táo có tác dụng cân bằng điều tiết acid dạ dày nhờ thành phần có chứa acid acetic. Bạn có thể sử dụng giấm táo để điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng cách sử dụng hỗn hợp gồm: 1 muỗng cà phê mật ong, 1 muỗng canh giấm táo vào 1 ly nước dùng trước ăn ít nhất 30 phút.

Baking soda hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Nhờ tác dụng trung hòa acid dạ dày mà baking soda giúp hỗ trợ điều trị acid trào ngược dạ dày thực quản. Bạn có thể pha ½ muỗng cà phê baking soda với 1 cốc nước.

Lô hội hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Lô hội có chứa glycoprotein và polysaccharid, hai thành phần này giúp giảm hỗ trợ điều trị tổn thương, tình trạng viêm, giảm kích ứng trên thực quản, giúp mau lành tổn thương ở thành thực quản ngoài ra nó còn có tác dụng nhuận tràng. Bạn nên dùng nước ép lô hội 20 phút trước bữa ăn để phát huy tác dụng tốt nhất.

Dieu-tri-trao-nguoc-da-day-thuc-quan

Lô hội có tác dụng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Gừng + mật ong hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Hỗn hợp trà gừng với mật ong giúp nhanh chóng làm dịu nhanh chóng các triệu chứng của bệnh GERD. Cả hai thành phần đều có tính kháng viêm, sát khuẩn giúp bảo vệ thực quản cũng như mau chóng làm lành tổn thương trên niêm mạc thực quản.

Kẹo cao su hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Có thể bạn không biết, khi nhai kẹo cao su sẽ giúp tăng tiết nước bọt và giúp trung hòa acid trong dạ dày nhờ đó giúp trung hòa acid thừa, ngăn chặn cảm giác bị trào ngược acid dạ dày lên thực quản. Tuy nhiên bạn nên nhai kẹo cao su không đường đặc biệt là với người đang ăn chế độ kiêng đồ ngọt như bệnh nhân đái tháo đường.

Cam thảo hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Cam thảo là một loại thảo dược tự nhiên giúp nhanh chóng chữa lành thực quản. Bạn có thể đun sôi rễ cam thảo khô với nước sôi để dùng. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giúp cải thiện sự lưu thông máu trong hệ tuần hoàn cũng như máu tới nuôi hệ tiêu hóa, giúp kích thích lớp niêm mạc dạ dày tăng tiết chất nhầy để bảo vệ dạ dày khỏi acid thừa trong quá trình tiêu hóa.

Mù tạt hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Mù tạt có nhiều chứa loại khoáng chất, giấm và nhiều loại acid yếu tốt cho dạ dày. Nó có tác dụng trung hòa acid dạ dày giúp làm giảm triệu chứng GERD. Khi bị khó chịu do bị trào ngược acid hoặc ợ chua, bạn có thể dùng một thìa cà phê mù tạt để làm giảm triệu chứng bệnh.

Hoa cúc hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Thảo dược này có tác dụng làm giảm căng thẳng, trung hòa acid thừa sau ăn nên có tác dụng điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bạn có thể đun sôi hoa cúc với nước thành trà để dùng, ngoài ra có thể thêm mật ong và chanh vừa giúp tăng hương vị của trà, vừa tốt cho bệnh của bạn.

>>>Xem thêm: Cách Điều Trị Hội Chứng Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Nhất

10. Khi đi khám bác sĩ bạn nên chuẩn bị những gì?

Để giúp ích cho việc điều trị bệnh trong quá trình khám, trước khi đi, bạn nên chuẩn bị sẵn những việc sau:

  • Nên nhịn ăn sáng trước khi khám
  • Liệt kê đầy đủ các triệu chứng mà bạn gặp phải, cũng như thời gian bắt đầu, thời gian các triệu chứng ấy thay đổi so với lúc mới bị
  • Liệt kê đầy đủ các thuốc bạn đang sử dụng, các loại thức ăn mà bạn ăn gần đây
  • Tiền sử dị ứng, tiền sử bệnh của bản thân và gia đình
  • Những câu cần hỏi khi gặp bác sĩ.

Một số câu hỏi điển hình là :

  • Nguyên nhân gây ra bệnh của bạn?
  • Bạn cần phải làm những xét nghiệm nào? Có cần lưu ý gì trước khi thực hiện không?
  • Tình trạng của bạn là tạm thời hay sẽ kéo dài? Kéo dài khoảng bao lâu?
  • Có những phương pháp điều trị nào tốt cho bệnh?
  • Bạn nên thực hiện chế độ ăn như thế nào? Có cần phải kiêng thức ăn nào không?
  • Bạn có thể sử dụng tiếp thuốc bạn đang dùng không? Những thuốc ấy có ảnh hưởng gì đến bệnh của bạn không?

Việc chủ động chuẩn bị trước như vậy giúp cung cấp cho bác sĩ những thông tin cần thiết trong quá trình chẩn đoán bệnh và kê đơn thuốc điều trị cho bạn. Chủ động đặt câu hỏi cũng giúp cho bạn hiểu rõ tình trạng của bạn hơn.

Trên đây là bài viết cung cấp các thông tin về điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Đây là một bệnh phổ biến hiện nay. Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, bạn nên thay đổi thói quen hằng ngày, đặc biệt là thói quen ăn uống đồng thời đến khám bác sĩ để tư vấn chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc về những vấn đề liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091