Điều Trị Viêm Dạ Dày Cấp Như Thế Nào Cho Hiệu Quả

Điều Trị Viêm Dạ Dày Cấp Như Thế Nào Cho Hiệu Quả

Ngày nay, căn bệnh viêm dạ dày cấp đang ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi, mỗi năm có khoảng 1,5 tỷ người mắc bệnh này,có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể khỏi hoàn toàn nhưng nếu để về lâu dài, bệnh tiến triển ngày càng nặng và có thể gây nên các biến chứng cho cơ thể. Sau đây hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của căn bệnh này !

1. Viêm dạ dày cấp bệnh học – những điều bạn có thể chưa biết

1.1.  Viêm dạ dày cấp – tổng quan về cấu tạo, chức năng dạ dày

dieu-tri-viem-da-day-cap

Cấu tạo dạ dày

 

Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, nằm giữa thực quản và ruột non, chứa các tuyến tiêu hóa. Dạ dày được chia làm 4 phần : tâm vị (nối dạ dày với thực quản), đáy vị, thân vị và hang vị ( gồm cơ thắt môn vị ).Dạ dày là nơi lưu trữ cũng như là tiêu hóa thức ăn, co bóp nhờ cơ trơn để nhào trộn thức ăn với dịch vị và tiết ra một số enzyme để phân giải các chất dinh dưỡng. 

 

Cấu tạo mô học của dạ dày gồm 4 lớp từ trong ra ngoài : lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ, và lớp thanh mạc.

Ở thân vị dạ dày có các tế bào tiết ra acid HCl và men thủy phân protein có khả năng tiêu hủy ngay niêm mạc dạ dày, là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý viêm dạ dày cấp (nặng hơn là xuất huyết dạ dày ).

1.2. Viêm dạ dày cấp là gì ?

Viêm dạ dày cấp bản chất là viêm cấp tính lớp niêm mạc lót trong dạ dày do tác dụng của tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn, bệnh thường diễn biến nhanh, khởi phát bất ngờ và xảy ra trong thời gian ngắn.Viêm có thể phối hợp với chảy máu ở niêm mạc và trong những trường hợp nặng hơn có sự bong tróc biểu mô bề mặt. Dạng trợt xước này là một nguyên nhân quan trọng của xuất huyết tiêu hóa.  

1.3. Viêm dạ dày cấp thường bị đau ở đâu ?

Người bệnh bị viêm dạ dày cấp thường xuyên có biểu hiện đau ở nhiều vị trí khác nhau ở vùng bụng. Vị trí thường xuyên đau nhất là vùng thượng vị chính là vùng trên rốn ,giữa hai bên bờ xương sườn và dưới xương ức.

dieu-tri-viem-da-day-cap

Vùng thượng vị

 

1.4. Viêm dạ dày cấp thường gặp ở đối tượng nào ?

Bệnh viêm dạ dày cấp có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng đặc biệt người già là đối tượng dễ bị bệnh. Những bệnh nhân có biến chứng sau phẫu thuật, rối loạn đông máu, chấn thương, bỏng, sốc, nhiễm trùng huyết, tổn thương hệ thần kinh trung ương, bệnh thận và suy đa cơ quan, suy gan, suy hô hấp cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh.

2.Viêm dạ dày cấp do nguyên nhân nào gây ra ?

Các bác sĩ cho rằng tình trạng viêm cấp là do một hoặc nhiều ảnh hưởng đến tác động làm tăng tiết acid dạ dày, sự phá vỡ lớp chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc dẫn đến những tổn thương ở lớp biểu mô. Những tác động đó bao gồm :

2.1. Viêm dạ dày cấp do nguyên nhân bên ngoài tác động

ruou-bia-thuoc-la

Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp

  • Sử dụng liều lượng cao thuốc kháng viêm không chứa steroid (aspirin).
  • Uống quá nhiều rượu, chè, cà phê, hút thuốc lá nhiều.
  • Ăn những thực phẩm quá nóng, lạnh hay cay, cứng khó tiêu hoặc thức ăn bị nhiễm độc tạo điều kiện cho vi rút hoặc ký sinh trùng xâm nhập.
  • Điều trị ung thư bằng các thuốc hóa trị liệu làm tổn thương đến niêm mạc
  • Uống phải các dung dịch gây độc có tính ăn mòn niêm mạc dạ dày như acid mạnh, xút, thủy ngân, muối các kim loại nặng ( Đồng, kẽm..)

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm dạ dày là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, đây cũng là nguyên nhân gây ra phần lớn các vết loét tá tràng. Viêm dạ dày cấp tính thường là kết quả của căng thẳng quá mức hoặc do thuốc hoặc chấn thương ăn mòn. Các nguyên nhân chính khác của viêm dạ dày bao gồm bệnh celiac, rối loạn dị ứng và bệnh Crohn.

2.2. Viêm dạ dày cấp do các yếu tố nội sinh bên trong 

Do các yếu tố nội sinh tràn vào máu gây ra viêm dạ dày cấp, gặp trong các trường hợp sau :

  • Căng thẳng stress quá mức thì hệ thống thần kinh sẽ kích thích làm lượng acid được tiết ra tăng lên và thường xuyên hơn.
  • Các bệnh nhiễm khuẩn toàn thân ( cúm, sởi, viêm phổi, thương hàn,…).
  • Nồng độ ure trong máu tăng cao, tăng thyroxin, tăng đường máu.
  • Người bệnh bị bỏng, nhiễm các chất phóng xạ, hoặc chấn thương sọ não, u não, sau phẫu thuật thần kinh; gặp các bệnh lý nền như bệnh tim, phổi, xơ gan.
  • Viêm dạ dày cấp cũng có thể do người bệnh bị dị ứng với một số thức ăn nhất định ( tôm, ốc, sò, hến..)
  • Bị bệnh viêm dạ dày tự miễn dịch : Cơ thể tự miễn dịch tấn công các tế bào ở niêm mạc dạ dày. Những người mắc các rối loạn tự miễn dịch khác cũng dễ bị bệnh này hơn người bình thường, bao gồm bệnh Hashimoto và bệnh tiểu đường loại 1.

>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Viêm Dạ Dày Và Cách Phòng Ngừa Kịp Thời

3.Viêm dạ dày cấp có biểu hiện như thế nào ?

Tùy thuộc vào mức độ biến đổi trầm trọng ở niêm mạc, viêm dạ dày cấp có thể hoàn toàn không có triệu chứng hoặc đau thượng vị không rõ ràng, người bệnh cảm thấy buồn nôn, nôn, nặng hơn là xuất huyết. Khi bị viêm dạ dày cấp tính, người bệnh thường có những triệu chứng dưới đây :

Đau vùng thượng vị ( trên rốn ) một cách dữ dội, cồn cào, nóng rát, nhưng cũng có khi cơn đau âm ỉ hoặc ậm ạch khó tiêu, nóng trong bụng gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Buồn nôn hoặc nôn nhiều do axit dịch vị trào ngược lên kích thích thực quản, đặc biệt là sau khi ăn, ăn xong nôn ngay, nôn hết thức ăn thì nôn ra hỗn dịch chua và máu. Người bệnh cảm thấy chán ăn, có thể gầy đi

Lưỡi to, miệng có mùi hôi, có thể sốt đến 39-40 độ C.

4.Viêm dạ dày cấp có gây biến chứng nguy hiểm không ?

Mới đầu khi bị bệnh, các triệu chứng đang ở mức độ nhẹ biểu mô bề mặt còn nguyên vẹn, sung huyết nhẹ hoặc vừa và xâm nhập bạch cầu đa nhân trung tính vừa phải

Nhưng nếu để lâu mà không điều trị, bệnh có thể tiến triển đến mức độ nặng nề hơn như viêm trợt niêm mạc dạ dày, lớp niêm mạc bị phá hủy gây xuất huyết, xuất huyết có thể xảy ra riêng lẻ tạo thành những đám đen nhỏ trên niêm mạc, thậm chí tạo nên những vết lõm trong dạ dày. Xuất huyết dạ dày gây nôn ra máu ồ ạt, đi ngoài ra phân đen, gây mất máu và có thể dẫn đến tử vong. 

non-ra-mau

Viêm dạ dày cấp nôn ra máu

 

Một số chuyên gia cho rằng từ viêm dạ dày cấp, nếu diễn ra nhiều đợt có thể trở thành viêm mạn tính.

Nếu không điều trị, viêm dạ dày và viêm tá tràng có thể dẫn đến các biến chứng khác. Nhiễm H. pylori có thể làm hỏng các tế bào theo thời gian, dẫn đến mô sẹo hoặc có thể hình thành ung thư.Vì thế, để bảo vệ sức khỏe, khi gặp những triệu chứng của bệnh chúng ta cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám. ‘

>>>Xem thêm: Viêm Dạ Dày Ruột Cấp Ở Trẻ Em, Biến Chứng Và Cách Điều Trị

5. Viêm dạ dày cấp tính có thể nhầm lẫn với các bệnh nào ?

Với các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày cấp tính đôi khi chúng ta sẽ bị nhầm với các bệnh khác như : Viêm tụy cấp, thủng dạ dày, viêm túi mật cấp hay cơn đau cấp của loét dạ dày – tá tràng. Do vậy, khi thấy có những dấu hiệu trên, cần được chẩn đoán phân biệt, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, đưa ra pháp đồ điều trị hợp lý.

6.Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm dạ dày cấp

6.1. Chẩn đoán xác định viêm dạ dày cấp

Dựa vào triệu chứng đau thượng vị đột ngột, không theo chu kỳ, nóng rát kèm theo một số biểu hiện đã nêu ở trên.

Các bác sĩ cho bệnh nhân tiến hành chụp X-quang để quan sát cấu trúc, hình thể lớp niêm mạc bên trong dạ dày.

Soi dạ dày, sinh thiết : quan sát sự tổn thương niêm mạc.

Xét nghiệm máuxét nghiệm hơi thở để xác định sự có mặt hay không của vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân chính gây nên viêm dạ dày cấp tính.

Thực hiện nội soi dạ dày để phát hiện ra cấu trúc bất thường của niêm mạc.

6.2. Chẩn đoán phân biệt bệnh viêm dạ dày cấp

Như đã đề cập ở trên, bệnh viêm dạ dày cấp có một số biểu hiện giống với các bệnh khác như viêm tụy cấp, thủng dạ dày, viêm túi mật cấp hay cơn đau cấp của loét dạ dày – tá tràng  . Các bác sĩ cần thực hiện chẩn đoán phân biệt để tránh nhầm lẫn sai sót trong điều trị.

7.Biện pháp điều trị bệnh viêm dạ dày cấp

Có một số trường hợp, bệnh viêm dạ dày cấp sau khi đến đột ngột sẽ tự mất đi mà không cần phải điều trị. Nhưng đa số những bệnh nhân bị bệnh này cần có một phác đồ điều trị bệnh nhất định 

7.1. Thuốc chữa viêm dạ dày cấp hiệu quả

Thuốc điều trị viêm dạ dày bao gồm:

thuoc

Thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP

 

Thuốc kháng sinh để diệt H. pylori. 

Đối với H. pylori trong dạ dày, bác sĩ có thể sẽ cho người bệnh dùng các thuốc kháng sinh, như amoxicillin (Amoxil, Augmentin,…), metronidazole (Flagyl) hay clarithromycin (Biaxin) để tiêu diệt vi khuẩn. Thời gian uống thường từ 7-14 ngày. 

Người bệnh cần uống thuốc đầy đủ, đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc ức chế sản xuất axit

Thuốc này làm bơm proton bị ức chế, làm giảm axit bằng cách ngăn chặn hoạt động của các bộ phận của tế bào tạo ra axit.Có những loại thuốc sau : pantoprazole (Protonix) , lansoprazole (Prevacid), rabeprazole (Aciphex), omeprazole (Prilosec), esomeprazole (Nexium), dexlansoprazole (Dexilant)..

Thuốc để giảm sản xuất axit. 

Thuốc chẹn axit – còn được gọi là thuốc chẹn histamin (H-2) – làm giảm lượng axit tiết ra vào đường tiêu hóa, giúp giảm đau do viêm dạ dày và tăng khả năng chữa lành. Có sẵn theo toa hoặc không kê đơn, thuốc giảm sản xuất axit bao gồm : nizatidine (Axid AR) famotidine (Pepcid), cimetidine (Tagamet HB).

 

Thuốc trung hòa axit có trong trong dạ dày. 

Bác sĩ có thể thêm vào thuốc kháng axit trong đơn thuốc của bạn. Thuốc kháng axit và trung hòa axit làm giảm đi nồng độ axit tác động lên lớp niêm mạc. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy..

Khi điều trị, bệnh nhân cần nghiêm túc tuân thủ phác đồ điều trị để đạt kết quả tốt nhất.

7.2. Bị viêm dạ dày cấp thì nên ăn gì ?

Thực phẩm ít chất béo và axit nhưng giàu chất xơ sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng.

dieu-tri-viem-da-day-cap

Thực phẩm giàu chất xơ

 

Protein nạc, chưa qua chế biến (gà, gà tây, cá): Nhận đầy đủ protein là điều quan trọng để chữa bệnh.

Các loại rau, thực phẩm giàu chất xơ: Có tính axit thấp, rau thường không gây kích ứng và cung cấp chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng để chống viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành.Trái cây ít axit (quả mọng, chuối, dưa, táo), đậu là những lựa chọn tốt để hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và đại tiện đều đặn.

Chất béo lành mạnh

Bao gồm các loại hạt và cá có dầu giàu axit béo omega-3 (không bão hòa) để giảm viêm dạ dày

Thực phẩm chứa probiotic: Uống men vi sinh: Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng men vi sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn H.pylori và giảm viêm dạ dày

Ăn các thực phẩm lên men như kombucha, kefir, sữa chua, kim chi và dưa cải bắp có thể kết hợp vi khuẩn lành mạnh vào dạ dày và ruột để giúp mang lại sự cân bằng.

Tập trung vào thực phẩm sạch, toàn phần với hàm lượng dinh dưỡng cao là chìa khóa phòng ngừa viêm dạ dày “.

Thực phẩm giàu flavonoid: Bao gồm các loại gia vị, thảo mộc và gia vị trong chế độ ăn uống của bạn. Thực phẩm giàu flavonoid thể hiện đặc tính kháng khuẩn có thể diệt trừ vi khuẩn H.pylori .

Cắt giảm thực phẩm có tính axit cao, thực phẩm chế biến sẵn và sữa có thể giúp giảm thiểu tiết axit trong dạ dày và giảm các triệu chứng của viêm dạ dày.

>>>Xem thêm: Mách Nhỏ Một Số Phương Pháp Chữa Viêm Dạ Dày Hiệu Quả

8.Phòng ngừa, giảm các triệu chứng viêm dạ dày cấp tại nhà

Bạn có thể thấy giảm nhẹ các dấu hiệu và triệu chứng tại nhà bằng những biện pháp sau:

 

Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày :

Nếu bạn thường xuyên bị khó tiêu, hãy chia thành các bữa nhỏ với lượng thức ăn ít hơn để giúp giảm bớt tác động của axit dạ dày. Các bữa ăn nhỏ thường cách nhau 3-4 giờ một lần có thể là một cách hữu ích để cải thiện lượng dinh dưỡng và khả năng dung nạp các bữa ăn.

Ăn không muộn hơn 2-3 giờ trước khi đi ngủ cũng có thể giúp giảm triệu chứng nếu các triệu chứng viêm dạ dày của bạn

Tránh thức ăn gây kích thích. Tránh thực phẩm gây kích ứng dạ dày của bạn, đặc biệt là những thực phẩm cay, chua (ví dụ: cà phê, nước cam, nước ép cà chua và coca), thức ăn cay và nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, thịt nhiều chất béo, các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo

 

Thay đổi lối sống

Nhiều bác sĩ sẽ khuyến nghị thay đổi lối sống để giúp giảm viêm trong ruột và điều trị viêm dạ dày hoặc tá tràng. Người bị viêm dạ dày cấp nên :

  • Hạn chế uống rượu.Rượu có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và khiến vết sưng tấy khó giải quyết hơn..
  • Tránh hoặc hạn chế sử dụng thuốc lá có thể giúp giảm viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành trong ruột.
  • Tập thể dục, yoga, thiền.. để rèn luyện thân thể và giảm stress quá mức, kết hợp điều độ giữa làm việc và nghỉ ngơi.

 

Cân nhắc chuyển thuốc giảm đau.

 NSAID, aspirin và các loại thuốc khác cũng có thể làm tăng nguy cơ tổn thương ruột. Trường hợp những loại thuốc này là nguyên nhân cơ bản của viêm dạ dày hoặc viêm tá tràng, có thể cần phải ngừng dùng chúng hoặc thay thế để tránh tình trạng viêm trầm trọng thêm .

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, acetaminophen có thể là một lựa chọn cho bạn. Thuốc này ít có khả năng làm trầm trọng thêm vấn đề của dạ dày.

 

Ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn H.pylori 

Vi khuẩn này là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên các bệnh viêm dạ dày

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2014, việc cải thiện vệ sinh làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng ở trẻ em đáng kể

Vì thế, việc thực hiện thói quen vệ sinh sát khuẩn tốt có thể giúp ngăn ngừa viêm dạ dày trong tương lai.Không nên dùng chung đồ dùng, bàn chải đánh răng, ly hoặc cốc.

Đối với các bà mẹ có trẻ sơ sinh, tránh đưa miệng của bạn vào núm vú giả hoặc bình sữa của con bạn, nếm hoặc nhai mớm thức ăn cho trẻ.

 

Sử dụng thuốc kháng axit

Các bác sĩ cũng khuyến nghị mọi người có thể sử dụng thuốc kháng axit OTC để kiểm soát các triệu chứng tạm thời. Điều này có thể hữu ích cho những người bị đau bụng nóng rát hoặc khó tiêu.

Thuốc kháng axit không kê đơn bao gồm canxi cacbonat, có trong Tums và Rolaids, và magie hydroxit, có trong Sữa Magnesia và Rolaids.

Nhưng cần lưu ý : Thuốc kháng axit có thể khiến cơ thể khó hoặc không thể hấp thụ một số loại thuốc. Vì vậy, tốt nhất là luôn dùng thuốc kháng axit riêng biệt với các loại thuốc khác để tránh tương tác. Người bệnh cũng cần chú ý rằng thuốc kháng axit không kê đơn chỉ được sử dụng không thường xuyên. Bất kỳ ai gặp các triệu chứng, chẳng hạn như khó tiêu hoặc đau dạ dày, cần thuốc kháng axit hơn hai lần một tuần nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán đầy đủ.

>>>Xem thêm: Viem Da Day Hp Gây Ảnh Hưởng Xấu Nghiêm Trọng Tới Sức Khỏe

Trên đây Scurma Fizzy mang đến cho bạn đọc những thông tin về “Điều trị viêm dạ dày cấp như thế nào cho hiệu quả” để giải đáp thắc mắc . Mong rằng bài viết có những phương pháp điều trị viêm dạ dày cấp hữu ích với bạn.

Hãy liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được tư vấn miễn phí về những vấn đề gặp phải khi bị các bệnh dạ dày.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091