Mách Nhỏ Một Số Phương Pháp Chữa Viêm Dạ Dày Hiệu Quả
Viêm dạ dày là một trong các bệnh lý thường gặp, bệnh có thể xảy ra ở hầu hết tất cả các lứa tuổi. Nếu tình trạng kéo dài, bệnh sẽ gây ra các biến chứng không mong muốn về sau. “Cần làm thế nào để chữa viêm dạ dày” chắc hẳn là câu hỏi mà bạn đọc đang rất thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ mách nhỏ một số phương pháp chữa viêm dạ dày hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.
1. Viêm dạ dày là gì?
Dạ dày là một trong các cơ quan của hệ tiêu hóa. Thức ăn sau khi qua miệng qua thực quản xuống tới dạ dày được dịch vị tại đó phân giải, chia nhỏ thành các dạng nhỏ hơn.
Nhờ vậy, thức ăn sau khi xuống tới ruột non được hấp thu chất dinh dưỡng một cách dễ dàng hơn
Viêm dạ dày là bệnh lý còn được biết tới với tên gọi khác là viêm niêm mạc dạ dày. Bệnh xảy ra do sự tổn thương đến viêm tại lớp niêm mạc dạ dày.
Đây là giai đoạn đầu của các bệnh lý dạ dày về sau. Do đó, người bệnh cần được chữa viêm dạ dày sớm nhất để phòng ngừa các nguy cơ không mong muốn.
Viêm dạ dày được chia làm 2 loại chính:
- Viêm dạ dày cấp tính: xảy ra đột ngột với các cơn đau bất ngờ trong một khoảng thời gian ngắn.
- Viêm dạ dày mãn tính: xảy ra kéo dài trong nhiều năm với các cơn đau bụng tùy theo mức độ diễn ra liên tục.
>>>> Xem thêm về: Biểu Hiện Viêm Dạ Dày, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Cần Biết
2. Nguyên nhân gây viêm dạ dày
Viêm dạ dày xảy ra do sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công: HCl, pepsin và yếu tố bảo vệ: chất nhầy, trong trường hợp này, yếu tố tấn công mạnh hơn.
Sự mạnh hơn của yếu tố tấn công làm mất lớp bảo vệ ngoài niêm mạc. Từ đó làm xuất hiện tình trạng mỏng dần lớp chất nhầy, lâu dần acid dịch vị tấn công tới lớp niêm mạc gây nên các vết tổn thương, viêm.
Nguyên nhân trên xảy ra do:
- Đối tượng sử dụng các thuốc nhóm NSAIDs: aspirin, ibuprofen,… hay nhóm corticosteroid: glucocortisol, prednisolon,…trong một thời gian dài mà không bổ sung yếu tố bảo vệ.
- Yếu tố đến từ tâm lý: do stress, lo lắng, căng thẳng diễn ra liên tục trong một thời gian.
- Do đối tượng sử dụng các thức uống, đồ ăn có chất kích thích như rượu, bia, cà phê, đồ ăn chua, cay,… nhiều lần trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm dạ dày còn đến từ sự xuất hiện và lớn mạnh của một loại trực khuẩn gram Âm có tên gọi là Helicobacter pylori.
Chúng sinh ra các chất độc làm bào mòn lớp chất nhầy tạo điều kiện cho acid dịch vị làm tổn thương tới niêm mạc.
Viêm dạ dày không chỉ đến từ các nguyên nhân kể trên mà còn xuất hiện bởi một số nguyên do sau:
- Do vấn đề về tuổi tác hay sức đề kháng.
- Bệnh tự miễn tại dạ dày: gây ra viêm dạ dày mãn tính loại A.
- Rối loạn hệ tiêu hóa: hội chứng ruột kích thích, viêm ruột,…
- Nhiễm một số các loại ký sinh trùng, virus.
- Đối tượng gặp một số bệnh liên quan đến mật: trào ngược dịch mật, cắt bỏ túi mật,…
- Do vô ý ăn phải các loại chất gây độc có khả năng ăn mòn.
3. Triệu chứng khi bị viêm dạ dày
Khi gặp tình trạng viêm dạ dày, người bệnh có thể bắt gặp một số triệu chứng sau:
- Cảm giác khó tiêu, bụng bị đầy.
Khi bị viêm dạ dày, chức năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày sẽ bị ứ trệ, do đó, người bệnh thường xuất hiện cảm giác khó tiêu, đầy bụng
- Đau và có cảm giác khó chịu tại vùng bụng trên
Do vị trí dạ dày là ở trong ổ bụng, do đó khi bị viêm, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu cà đau ở vùng bụng phía trên
- Ăn ít nhưng lại gặp cảm giác no sớm và no sau bữa ăn: chán ăn.
Khi bị viêm dạ dày, thức ăn không tiêu hóa hết sẽ bị ứ trệ khiến người bệnh khó tiêu. Lúc đó người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn và no sớm mặc dù ăn rất ít thức ăn
- Sút cân nhanh chóng
Do người bệnh ăn ít, đồng thời các chất dinh dưỡng không được tiêu hóa, lâu ngày sẽ gây tình trạng mệt mỏi và sụt cân nhanh cho người bệnh.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị viêm dạ dày ăn mòn, biểu hiện bệnh còn được thể hiện qua triệu chứng đi ngoài phân có màu đỏ hoặc nâu sẫm và chất nôn giống bã cà phê.
4. Chữa viêm dạ dày theo phương pháp dân gian
Viêm dạ dày gây nên cảm giác khó chịu cho người bệnh. Cùng đó nó còn có thể ngăn cản các hoạt động mỗi ngày của họ. Không chỉ vậy, bệnh càng để lâu, nguy cơ biến chứng càng cao, bệnh càng khó điều trị dứt điểm.
Sau đây là một số phương pháp chữa viêm dạ dày theo phương pháp dân gian mà bạn đọc có thể áp dụng:
4.1. Chữa viêm dạ dày với hỗn hợp mật ong và trứng gà
Hỗn hợp trứng gà được ngâm trong mật ong là một trong các phương pháp hỗ trợ chữa viêm dạ dày vô cùng hiệu quả.
- Công dụng không ngờ khi kết hợp sử dụng giữa trứng gà và mật ong
Một thành phần có hiệu quả vô cùng tốt đối với người bị viêm dạ dày của lòng đỏ trứng gà mà ít ai biết đến, đó là sự có mặt của kháng thể IgY.
Đây là một kháng thể có khả năng ức chế sự tác động của vi khuẩn H. pylori lên lớp chất nhầy. Không chỉ vậy, kháng thể còn giúp cơ thể người chống lại các tác động gây hại, viêm nhiễm đến từ các vi khuẩn đường tiêu hóa gây bệnh.
Cùng đó là sự kết hợp của mật ong với thành phần gồm các polyphenol và chất chống oxy hóa có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, giàu chất chất dinh dưỡng, tốt cho dạ dày giúp cho vết viêm tại đó mau lành.
Không chỉ vậy, mật ong còn được chứng minh khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. pylori.
Phương pháp sử dụng hỗn hợp trứng gà ngâm trong mật ong để chữa viêm dạ dày được áp dụng như sau:
- Bước 1:
Chuẩn bị đầy đủ 10 quả trứng gà ta và 200-250ml mật ong, 1 hũ thủy tinh có nắp khoảng 450-500ml,
- Bước 2:
Tách lòng đỏ và lòng trắng trứng, bỏ riêng từng bát khác nhau sao cho lòng đỏ trứng không bị vỡ.
- Bước 3:
Đổ bát lòng đỏ trứng gà cùng mật ong vào trong hũ thủy tinh để trong 24 tiếng.
- Bước 4:
Đến hôm tiếp theo dùng thìa để đảo nhẹ đầu lòng đỏ trứng lại, ngâm tiếp 24-48 tiếng.
Như vậy, bạn đã có một hỗn hợp mật ong và lòng đỏ trứng để sử dụng trong thời gian 7-10 ngày, mỗi ngày 1 lòng đỏ và mật ong.
Cách dùng: sử dụng trực tiếp, nên ăn vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy, đều đặn mỗi ngày để hiệu quả chữa viêm dạ dày là tốt nhất.
Tham khảo thêm: https://scurmafizzy.com/cach-dung-mat-ong-chua-da-day-tai-nha-don-gian-va-dat-hieu-qua-tot/
>>>> Xem thêm ngay: TOP 5 thuốc viêm dạ dày hiệu quả tốt nhất
4.2. Chữa viêm dạ dày với tinh bột nghệ
- Công dụng của tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ được biết tới là một thành phần chứa nhiều tinh chất curcumin với khả năng chống viêm, chống oxy hóa và giảm bớt các acid dịch vị.
Nhờ vậy, nó có khả năng làm lành các ổ viêm, dùng trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày, đặc biệt là trong trường hợp chữa viêm dạ dày.
Có thể thể kể tới 2 phương pháp chữa viêm dạ dày từ nguyên liệu tinh bột nghệ nhau sau:
- Tinh bột nghệ
Phương pháp này chỉ sử dụng tinh bột nghệ nguyên chất với các bước làm đơn giản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nước đã sôi để ấm, 45-50gam tinh bột nghệ.
Bước 2: Cho tinh bột nghệ vào cốc cùng khoảng 60-75ml nước ấm, khuấy đều và đem ra sử dụng.
- Phối hợp tinh bột nghệ và mật ong
Việc phối hợp sử dụng tinh bột nghệ và mật ong trong việc chữa viêm dạ dày có khả năng tương trợ cho nhau làm tăng tác dụng.
Phương pháp phối hợp tinh bột nghệ và mật ong được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị tinh bột nghệ và một lượng mật ong nguyên chất.
Bước 2: Lấy khoảng 3 thìa nhỏ tinh bột nghệ cho vào cốc cùng 50-60ml nước nước ấm.
Bước 3: Lấy thêm 2 thìa nhỏ mật ong cho vào, khuấy đều cùng hỗn hợp trên và sử dụng.
Phương pháp trên sử dụng tinh bột nghệ, để hiệu quả sử dụng tốt, phương pháp nên được áp dụng đều đặn, liên tục mỗi ngày và vào thời điểm buổi sáng.
Tuy vậy, phương pháp cần cân nhắc khi sử dụng cho người đang gặp các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường.
4.3. Chữa viêm dạ dày với gừng
- Công dụng của gừng
Trong dân gian, gừng là một dược liệu có tính cay, vị nóng có tác dụng tốt trong chống viêm, kích thích vị giác trong các bữa ăn.
Không chỉ vậy, gừng còn biết tới với khả năng giảm các triệu chứng khó tiêu, hỗ trợ trong việc giảm lượng acid dạ dày do nhiều nguyên nhân. Do vậy, gừng có tác dụng hỗ trợ chữa viêm dạ dày.
- Các bước để thực hiện phương pháp này được tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị gừng, rửa sạch để ráo.
Bước 2: Cạo sạch vỏ ngoài, đập dập gừng.
Bước 3: Cho gừng đã đập dập vào cốc, đổ 100ml nước ấm vào , ủ trong 5 phút, lấy ra sử dụng, bỏ bã.
Hoặc bạn đọc có thể xay gừng cho nước vào 3 lần mỗi lần 30ml nước, chắt lấy lớp nước cốt và bỏ bã. Do gừng khá cay, với một số người khó uống, có thể sử dụng thêm một chút mật ong để dễ sử dụng hơn.
- Lưu ý khi sử dụng:
Theo viện y tế quốc gia Hoa Kỳ, lượng khuyến cáo sử dụng với mỗi người tối đa từ 3 đến 4gam trong một ngày. Việc sử dụng quá nhiều có thể làm đảo ngược tác dụng, tăng khả năng viêm và bỏng rát tại cổ họng.
>>>> Tìm hiểu thêm: Viêm Dạ Dày Cấp Nên Ăn Gì Để Cải Thiện Bệnh Tình
4.4. Dùng cam thảo chữa viêm dạ dày
- Công dụng của cam thảo
Trong các bài thuốc dân gian, cam thảo là một vị thuốc có tính bình và vị ngọt. Cam thảo có chứa các thành phần là chất chống oxy hóa: glabridin và glabren.
Thành phần này giúp dược liệu trong việc làm lành các vết viêm tại niêm mạc, làm giảm các triệu chứng đau hỗ trợ chữa viêm dạ dày.
Ngoài ra, theo một số các nghiên cứu, cam thảo còn có khả năng loại bỏ trực khuẩn H. pylori- tác nhân gây bệnh viêm dạ dày.
- Cam thảo được sử dụng trong trường hợp này khá đơn giản:
Bước 1: Chuẩn bị 1-2gam cam thảo đã phơi khô.
Bước 2: Sử dụng bằng cách nhai trực tiếp hoặc đổ vào ấm cùng 100-120ml nước sôi, để trong 5 phút và sử dụng.
Bạn đọc có thể sử dụng nước cam thảo vào thời điểm trước hoặc sau khi ăn khoảng 30 phút mỗi ngày để hiệu quả đạt được tốt nhất.
Tuy nhiên theo khuyến cáo của các chuyên gia Y tế, không nên sử cam thảo với lượng quá 2,5gam mỗi ngày, tránh gây ra các tác dụng phụ, phản ứng không mong muốn nguy hiểm
4.5. Uống trà hoa cúc chữa viêm dạ dày
Theo viện y tế quốc gia Hoa Kỳ, hoa cúc rất tốt khi sử dụng trong các trường hợp viêm dạ dày. Tác dụng này được thể hiện nhờ khả năng làm giảm nồng độ acid dạ dày trong đường tiêu hóa và ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. pylori.
Tuy nhiên, trong thành phần hoa cúc có chứa một chất có tác dụng chống đông, do vậy, cần chú ý khi sử dụng với người có vết thương hở và đang chảy máu.
Việc sử dụng hoa cúc để chữa viêm dạ dày được thực hiện theo 2 cách sau.
- Trà hoa cúc
Quy trình tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị dược liệu hoa cúc khô.
Bước 2: Cho 1 nhúm nhỏ hoa cúc vào ấm cùng 50 ml nước, để trong 5 phút, lấy ra sử dụng.
- Hỗn hợp trà hoa cúc, cam thảo và bạc hà
Cùng với hoa cúc, lá bạc hà và cam thảo cũng có khả năng hỗ trợ chữa viêm dạ dày. Sự phối hợp này giúp trà dễ uống hơn và có nhiều mùi vị để thưởng thức, kích thích vị giác của người sử dụng.
Các bước thực hiện phương pháp rất đơn giản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị rễ cam thảo, lá bạc hà và hoa cúc đã phơi khô.
Bước 2: Cho vào trong ấm sứ có nắp: rễ cam thảo, hoa cúc và lá bạc hà, mỗi dược liệu khô một muỗng.
Bước 3: Đổ vào ấm 80-100ml nước sôi, để trong 5-10 phút và sử dụng nước cốt.
Với hai phương pháp trên, người bệnh nên sử dụng mỗi ngày như một thức uống giải khát vừa có khả năng bổ sung nước, vừa có tác dụng chữa viêm dạ dày.
Như vậy, khi bị viêm dạ dày, bạn đọc có thể sử dụng các phương pháp trên để hỗ trợ điều trị.
Tuy nhiên, đây là các bài thuốc dân gian được lưu truyền do đó, trước khi sử dụng, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn và tìm được phương pháp điều trị phù hợp với bản thân để hiệu quả chữa đau dạ dày đạt được một cách tốt nhất.
>>>> Xem thêm: Phác Đồ Điều Trị Viêm Dạ Dày Hp Dương Tính
5. Chữa viêm dạ dày theo phương pháp hiện đại
Với sự phát triển của y học hiện đại, bên cạnh các phương pháp điều trị bệnh theo dân gian là các phương pháp chữa viêm dạ dày bằng phương pháp hiện đại.
Dưới đây là một số phương pháp chữa viêm dạ dày do các nguyên nhân khác nhau.
Lưu ý: các thuốc được đưa ra dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Do vậy, khi bị viêm dạ dày, người bệnh không được tự ý mua thuốc mà cần đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và được kê đơn điều trị hợp lý.
5.1. Chữa viêm dạ dày do vi khuẩn H. pylori
Được biết tới là nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh về viêm dạ dày. Do vậy việc điều trị để tiêu diệt các vi khuẩn được các bác sĩ chuyên môn đưa ra bằng cách sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc.
Sự phối hợp đó bao gồm các thuốc thuộc nhóm khác nhau:
- Hai hay nhiều thuốc kháng sinh diệt khuẩn.
- Một thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton.
- Ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ kết hợp thêm thuốc bảo vệ dạ dày ( nhóm bismuth)
Khi được bác sĩ kê đơn, người bệnh cần chú ý dùng thuốc với liều lượng chính xác đủ ngày, đủ liều để hiệu quả điều trị đạt được tốt nhất.
Tránh ngưng thuốc hay tự ý đổi thuốc giữa đợt điều trị mà không có chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ khiến vi khuẩn H. pylori không những không bị tiêu diệt, giảm số lượng mà còn phát triển mạnh hơn, tăng khả năng kháng thuốc kháng sinh.
Theo các chuyên gia y tế, đối tượng chữa viêm dạ dày do vi khuẩn H. pylori cần được tái khám, kiểm tra về lượng vi khuẩn sau thời gian 4 tuần điều trị bằng thuốc.
Trong trường hợp, người bệnh vẫn bị nhiễm H. pylori, bác sĩ có thể sẽ kê cho họ một đơn thuốc với sự kết hợp khác nhau để điều trị bệnh.
Khi chữa viêm dạ dày do vi khuẩn H. pylori, người bệnh cần tuân thủ đúng theo đơn của bác sĩ để đảm bảo rằng vi khuẩn H. pylori đã bị tiêu diệt, ngăn ngừa các biến chứng của viêm dạ dày về sau...
5.2. Chữa viêm dạ dày do yếu tố miễn dịch
Hậu quả của viêm dạ dày do yếu tố tự miễn có khả năng gây ra thiếu máu. Do vậy, thuốc dùng cho người bệnh lúc này là việc bổ sung sắt, acid folic và vitamin B12 để điều trị triệu chứng, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu có thể xảy ra.
Để chữa viêm dạ dày do nguyên nhân này và phòng các biến chứng có thể xảy ra, bác sĩ sẽ phối hợp bổ sung các trên và điều trị nguyên nhân gây viêm kèm theo..
Cùng đó, để đảm bảo mức độ an toàn, hiệu quả trong quá trình bổ sung các chất, người bệnh cần tìm đến sự tư vấn của bác sĩ khi muốn sử dụng bất kỳ một loại thực phẩm chức năng hay thuốc nào.
5.3. Chữa viêm dạ dày do các nguyên nhân khác
Với người bị viêm dạ dày do các nguyên nhân khác do bên ngoài tác động như dùng thuốc, chất kích thích, tâm lý,…
Lúc này, người bệnh cần dừng sử dụng thuốc hay chất kích thích, làm cho tâm lý thoải mái hơn kết hợp với việc sử dụng thuốc điều trị bệnh và thuốc thay thế.
Một số nhóm thuốc thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng trong trường hợp này:
- Nhóm thuốc kháng acid (antacid): muối Mg, muối Al.
Nhóm thuốc này có khả năng giúp người bệnh giảm đau do viêm dạ dày nhanh chóng nhờ quá trình trung hòa acid dịch vị, làm pH tại dạ dày.
Do vậy, thuốc có tác dụng giảm đau nhanh nhưng ngắn nên bác sĩ thường kê thuốc phối hợp cùng nhóm thuốc khác để tăng khả năng điều trị. Thuốc được sử dụng trước ăn phút, ngày 2 lần sử dụng.
Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý, khi sử dụng thuốc có thể gặp các tác dụng không mong muốn như táo bón, tiêu chảy.
- Nhóm thuốc ức chế bơm proton H+ hay còn gọi là nhóm PPI:
Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm omeprazol, lansoprazol, esomeprazol,…Thuốc có khả năng ức chế các bơm H+/K+ ATPase, nhờ đó giảm acid dịch vị dạ dày, giảm yếu tố tấn công dạ dày.
Nhờ đó, vết viêm sẽ được hồi phục nhanh chóng. Thuốc được sử dụng để chữa viêm dạ dày do bơm proton H+ tăng tiết acid dịch vị.
Thuốc được bào chế dưới dạng viên bao tan trong ruột để tránh bị phá hủy bởi acid dạ dày. Do vậy khi sử dụng thuốc, người bệnh cần chú ý không nên bẻ thuốc và uống trước bữa ăn 30 phút.
- Nhóm thuốc kháng receptor Histamin H2:
Gồm một số thuốc như cimetidine, famotidine, nizatidine,… Thuốc này có khả năng ức chế cạnh tranh với receptor histamin H2 tại thành tế bào dạ dày, từ đó giảm sự bài tiết acid từ các bơm H+, tăng pH tại dạ dày.
Nhờ tác dụng đó, thuốc được chỉ định trong việc chữa viêm dạ dày. Việc sử dụng thuốc được chỉ định nhờ bác sĩ và dược sĩ tư vấn, tránh lạm dụng sử dụng do các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa có thể xảy ra.
5.4. Chữa viêm dạ dày do nguyên nhân đến từ các bệnh lý liên quan
Với các trường hợp người bệnh bị viêm dạ dày do các bệnh lý khác đưa tới. Người bệnh điều trị dứt điểm các bệnh lý đó và phối hợp điều trị triệu chứng của bệnh.
Ví như người bệnh bị viêm do dòng chảy của dịch mật vào dạ dày thì cần điều trị giúp dịch mật không chảy ngược kết hợp triệu chứng của bệnh lý viêm dạ dày.
Tóm lại, với cách chữa viêm da dày theo phương pháp hiện đại dựa vào nguyên nhân, người bệnh cần tfm đến bác sĩ để được chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây bệnh.
Cùng đó, được bác sĩ đưa ra lời khuyên và kê đơn để đảm bảo hiệu quả điều trị. Đối với người bệnh cần tuân thủ đúng và đủ các nguyên tắc và chỉ định của bác sĩ để kết quả đạt được là tốt nhất.
6. Biến chứng có thể xảy ra nếu không chữa viêm dạ dày
Như đã nói trên, viêm dạ dày là giai đoạn khởi đầu hay cấp độ 1 của tình trạng bệnh lý ở dạ dày. Nếu người bệnh không được chữa viêm dạ dày sớm, bệnh kéo dài có thể dẫn tới các biến chứng sau:
Cấp độ 2: Loét dạ dày, có thể kèm theo thiếu máu.
Cấp độ 3: Viêm teo dạ dày và ung thư dạ dày.
7. Khi bị viêm dạ dày, nên và không nên ăn gì?
Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng các phương pháp trên, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn của chính mình để kết quả điều trị đạt được tốt nhất.
Sau đây là một số thực phẩm người bệnh nên và không nên sử dụng trong quá trình chữa viêm dạ dày.
Nên sử dụng:
- Đồ ăn mềm:
Dạ dày đang bị thương tổn niêm mạc, đồ ăn được chế biến mềm sẽ giúp cho dạ dày dễ tiêu hóa, giảm triệu chứng đau.
- Trái cây: táo, chuối,…
Có khả năng trung hòa acid dạ dày nhẹ, hỗ trợ trong việc chữa viêm dạ dày.
- Rau:
Một số loại rau được khuyên khi sử dụng trong thời gian điều trị viêm dạ dày như: bí đỏ, ngô,…
- Sữa chua:
Một thực phẩm không thể thiếu mỗi tuần với mỗi người để bổ sung lợi khuẩn, giảm các vi khuẩn có hại. Nhờ đó, sữa chua giúp cho thức ăn tại dạ dày dễ tiêu hóa và phân giải hơn.
Mỗi người nên sử dụng từ 2-4 hộp sữa chua mỗi tuần để duy trì lợi khuẩn tại dạ dày.
Không nên sử dụng:
- Các thực phẩm cay, nóng: ớt, tiêu,…
- Các đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, đồ ăn nhanh: gà rán, hamburger, …
- Các loại đồ uống chứa cồn, chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá..
- Thức ăn lên men lâu như dưa chua, cà muối: tăng các vi khuẩn có hại do vậy làm tăng nguy cơ các biến chứng viêm dạ dày.
Việc sử dụng các đồ ăn không nên sẽ làm tăng tiết acid dịch vị, do vậy việc chữa dạ dày sẽ bị giảm hoặc mất tác dụng. Do vậy, mỗi người cần chú ý về chế độ và đồ ăn nên sử dụng trong quá trình điều trị bệnh.
8. Thay đổi lối sống khi bị viêm dạ dày
Khi bị viêm dạ dày, việc thay đổi lối sống lành mạnh mỗi ngày là vấn đề rất cần thiết:
- Sinh hoạt đúng giờ, ngủ đúng lúc: Ngủ tối đa 8 tiếng mỗi ngày, tối thiểu 4 tiếng, trước 22h đêm, tránh thức quá khuya gây áp lực tại dạ dày, tăng lượng acid khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương hơn.
- Tập thể dục tối thiểu 15 phút mỗi sáng và chiều.
- Ăn uống đúng thời gian, nhai kỹ khi ăn, tránh và hạn chế tối đa các thức ăn không nên dùng.
- Ăn chín, uống sôi.
- Loại bỏ các căng thẳng, stress do nhiều nguyên nhân.
- Thay đổi hoặc sử dụng phối hợp thuốc bảo vệ dạ dày khi sử dụng lâu dài các thuốc giảm đau, chống viêm theo chỉ định và lời khuyên của bác sĩ.
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh với các loại xà phòng diệt khuẩn, phòng lây nhiễm vi khuẩn H. pylori từ người bệnh sang người lành khác.
Trên đây là một số phương pháp chữa viêm dạ dày bạn đọc có thể tham khảo. Tuy nhiên, việc đến bác sĩ để được chẩn đoán, xác định điều trị là vô cùng cần thiết. Do vậy, khi bị viêm dạ dày, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị bệnh một cách tốt và hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được các chuyên gia, dược sĩ, bác sĩ của chúng tôi tư vấn MIỄN PHÍ về tình trạng dạ dày đang gặp phải ngay hôm nay để hạn chế xuất hiện các biến chứng của bệnh viêm dạ dày nguy hiểm
MỘT DẠ DÀY KHỎE MẠNH TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI VẠN LIỀU THUỐC BỔ
Viên sủi SCURMA FIZZY có chữa hoạt chất curcumin giúp chữa dứt điểm các chứng dạ dày trào ngược, viêm loét dạ dày, khuẩn HP,…
Sau 30 phút sử dụng – Giảm nhanh chóng các cơn đau thắt ở vùng thượng vị, loại bỏ các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản
Sau 30 ngày sử dụng – Làm lành vết loét trong dạ dày, chống viêm loét dạ dày, ức chế sự phát triển nhân lên của vi khuẩn Hp gây ra tình trạng viêm loét dạ dày
Tăng khả năng bài tiết chất nhầy giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
Ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm
Đừng chần chừ suy nghĩ thêm 1 giây nào nữa! 1 giây đắn đo là dạ dày THÊM ĐAU
Sử dụng viên sủi SCURMA FIZZY điều trị bệnh dạ dày – Sẽ có được dạ dày khỏe.