Giảm Axit Dạ Dày Bằng Cách Nào,Thừa Axit Là Gì

Giảm Axit Dạ Dày Bằng Cách Nào,Thừa Axit Là Gì

Phương pháp giảm axit dạ dày là một trong những phương pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng thừa axit dạ dày – một tình trạng khiến người bị cảm thấy khó chịu, đau bụng, ấm ách, rối loạn tiêu hóa và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy thì thừa axit dạ dày có nguy hiểm không? Làm cách nào để giảm axit dạ dày? Có những cách nào để khắc phục thừa axit?

1. Giảm axit dạ dày là gì – Tại sao phải giảm axit dạ dày?

Để biết giảm axit dạ dày là gì thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu về lý do phải sử dụng phương pháp này. Thường là ở những người bị các vấn đề về hệ tiêu hóa, dạ dày bị thừa axit dẫn đến những triệu chứng và biến chứng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.

1.1. Thừa axit dạ dày là gì? Nguyên nhân? Triệu chứng?

Giam-axit-da-day-bang-cach-nao?-Thua-axit-la-gi?

Ảnh minh họa bệnh nhân bị thừa axit dạ dày

1.1.1. Thừa axit dạ dày

Là tình trạng nồng độ axit dịch vị dạ dày lớn hơn 1 mmol/l và độ pH dưới mức 3.5 (mức axit) khi trong dạ dày không có thức ăn để tiêu hóa. Tình trạng này khá phổ biến nhưng không lặp lại nhiều lần với người bình thường. Mặt khác những người có bệnh lý về tiêu hóa và dạ dày sẽ thường xuyên bị thừa axit trong thời gian dài, gây ra nhiều biến chứng. Vì vậy cần những phương pháp giảm axit dạ dày để điều trị.

1.1.2. Nguyên nhân gây thừa axit dạ dày

Tình trạng thừa axit dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra. Ở những người bình thường, không có vấn đề về sức khỏe thì cũng xuất hiện tình trạng thừa axit dạ dày ở tần suất thấp, họ cần giảm axit dạ dày bằng cách tự điều chỉnh bản thân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây thừa axit dạ dày:

  • Lạm dụng rượu, bia và cách chất kích thích: Rượu, bia đều là những thức uống phổ biến, khi đi vào dạ dày sẽ ức chế những tế bào niêm mạc dạ dày tạo màng chất nhầy, đồng thời cũng kích thích các tế bào này tiết thêm axit gây tình trạng thừa axit. 
  • Ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh: Người có thói quen ăn cay, ăn nhiều đồ khô, ăn nhiều loại hạt và thực phẩm nhiều dầu mỡ thường dễ bị khó tiêu, dạ dày sẽ bị áp lực trong việc tiêu hóa và tiết thêm nhiều axit. Bên cạnh đó, việc bỏ bữa ăn, nằm nghỉ ngay sau ăn, làm việc ngay sau ăn, ăn quá no hoặc để bụng quá đói cũng gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và là nguyên nhân gây thừa axit dạ dày.
  • Căng thẳng, stress: Sự căng thẳng của hệ thần kinh sẽ ảnh hưởng đến việc co bóp các cơ đường tiêu hóa (cơ trơn) trong đó có các cơ đảm nhận nhiệm vụ co bóp dạ dày. Rối loạn co bóp dạ dày sẽ khiến quá trình tiêu hóa của axit dịch vị giảm hiệu quả dạ dày tiết thừa axit.
  • Vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp có thể tấn công vào lớp màng nhầy của dạ dày, gây hại cho lớp niêm mạc ngoài dạ dày và làm tăng tiết axit, nó có thể gây nhiều bệnh lý tại dạ dày như: Viêm loét dạ dày, viêm hang vị, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày,…
Giam-axit-da-day-bang-cach-nao?-Thua-axit-la-gi?

Vi khuẩn HP gây thừa axit dạ dày

  • Hút thuốc lá: Nicotin trong khói thuốc lá có khả năng tiêu diệt các lợi khuẩn của dạ dày và gây rối loạn tiết dịch vị, giảm co bóp dạ dày, làm dạ dày phải tiết thêm axit gây thừa axit dạ dày.
  • Thiếu ngủ: Thức khuya ngủ muộn khiến cơ thể bạn cần thêm năng lượng, bạn có thể thường xuyên bị đói về ban đêm, việc không ăn hay ăn đêm đều khiến dạ dày tiết ra axit gây dư thừa và gây đau bụng, ợ hơi, khó ngủ,…

1.1.3. Triệu chứng khi bị thừa axit dạ dày

Vậy làm cách nào để nhận biết bản thân đang có dấu hiệu bị thừa axit và cần giảm axit dạ dày? Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở những người bị thừa axit dạ dày:

  • Đau, nóng rát vùng thượng vị và hang vị.
  • Thường xuyên bị ợ chua, ợ nóng, ợ hơi, đầy hơi, buồn nôn.
  • Thường xuyên bị tiêu chảy, khó tiêu, táo bón.
  • Phân có màu vàng đất sẫm màu hoặc nước tiểu sẫm màu.
  • Nổi mụn nhọt, ngứa ngáy khó chịu.
  • Thường xuyên mất ngủ, mệt mỏi khi ngủ dậy.
  • Hay bị dau bụng, sôi bụng, cồn cào ấm ách dưới phần ngực.

>>>Xem thêm: Cách Làm Giảm Axit Dạ Dày, Công Thức Cho Dạ Dày Khỏe Mạnh Hơn

1.2. Thừa axit dạ dày nguy hiểm như thế nào?

Thừa axit dạ dày là một tình trạng khá phổ biến, đa số mọi người đều có triệu chứng của tình trạng này ít nhất một lần trong tháng. Nhưng nếu bạn bị thừa axit dạ dày liên tục, bị trong nhiều ngày và làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt thì đấy là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm. Nguyên nhân là do lượng axit dư thừa gây bào mòn thành dạ dày, phá hủy các tế bào ở niêm mạc dạ dày. Tình trạng này càng kéo dài thì người bệnh sẽ càng thấy đau đớn, khó chịu, lâu ngày sẽ dẫn đến các biến chứng như: 

  • Đau dạ dày: Do axit dạ dày dư thừa quá nhiều làm bào mòn lớp màng nhầy có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây viêm, sưng, loét, đau dạ dày.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Thừa axit sẽ dẫn đến việc bạn nhanh bị đầy bụng, dịch vị có khả năng trào ra khỏi cơ thắt dưới thực quản gây hiện tượng trào ngược.
  • Viêm loét dạ dày: Axit dư thừa cùng một số tác nhân khác (thuốc, vi khuẩn, chất kích thích,…) có thể làm tình trạng viêm, loét dạ dày xấu đi. Các vết loét có thể xuất hiện trước đó hoặc mới xuất hiện do niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
  • Chảy máu dạ dày: Thừa quá nhiều axit có thể thấm vào các vết loét, xuyên qua thành dạ dày gây tổn thương các mao mạch, gây chảy máu dạ dày. Nếu tổn thương lan đến các mạch máu lớn sẽ gây chảy máu tiêu hóa ồ ạt, tình trạng này cực kỳ nguy hiểm.
  • Thủng dạ dày: Thường xuất hiện ở những người bị viêm loét, nhiễm khuẩn dạ dày, chảy máu dạ dày,… Kết hợp với dư thừa axit nhưng không được chạy chữa kịp thời nên tổn thương sâu và lan rộng, gây thủng dạ dày.
  • Ung thư dạ dày: Là một biến chứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm, khó phát hiện và khó chữa trị nhất. Việc axit dư thừa làm tổn thương tế bào niêm mạc dạ dày tái đi tái lại nhiều lần có thể làm các tế bào này đột biến, phát sinh khối u. 
Giam-axit-da-day-bang-cach-nao?-Thua-axit-la-gi?

Biến chứng ung thư do thừa axit dạ dày

Tất cả những biến chứng trên chỉ xảy ra khi bạn không chú ý đến sức khỏe và không chữa trị ngay từ ban đầu. Ai cũng biết bệnh dạ dày rất khó chữa và gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống. Việc chạy chữa khi đã xuất hiện các biến chứng lại càng khó khăn vì thiếu thời gian và tốn kém tiền bạc. Vì thế hãy chú ý đến sức khỏe và dùng các biện pháp giảm axit dạ dày càng sớm càng tốt nhé!

2. Giảm axit dạ dày bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt 

Cách an toàn nhất và hiệu quả nhất để giảm axit dạ dày chính là thay đổi thói quen sinh hoạt của bạn trở về lúc bình thường. Cách này sử dụng cho những người mới bị thừa axit vài lần trong một tháng, lúc này triệu chứng xuất hiện đã gây những bất tiện cho người bị nhưng chưa dẫn đến các biến chứng. Việc thay đổi càng sớm càng giúp bạn nhanh hồi phục sức khỏe như ban đầu.

2.1. Duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

  • Ăn uống điều độ, đúng giờ, không bỏ bữa, không làm việc hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn vì sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa và hệ thần kinh, khiến dạ dày tiết thêm axit nhưng giảm co bóp. Nên ăn chậm, nhai kỹ. Nên thường xuyên vận động cơ thể để các cơ xung quanh bụng khỏe mạnh, dẻo dai hơn. Các cơ này đóng góp rất nhiều trong việc hỗ trợ co bóp dạ dày và bảo vệ bụng của bạn. Có một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý (ngủ đủ giấc, không thức khuya) sẽ cải thiện sức khỏe của bạn cả về thể chất và tinh thần.
  • Không nên ăn quá nhiều đồ chiên nướng, chua, cay như: Ớt, các loại dưa chua, giấm, chanh, hoa quả chưa chín, thịt nướng, … để dễ tiêu hóa, giảm axit dạ dày.
  • Trong trường hợp bạn đang bị thừa axit dạ dày, hãy chia lượng thức ăn trong ngày thành nhiều bữa để tránh việc dạ dày phải tiêu hóa quá nhiều thức ăn một lúc.

2.2. Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích 

  • Rượu bia có thể làm loãng dịch vị dạ dày, làm tổn thương, ăn mòn các tế bào ở niêm mạc dạ dày, việc sử dụng rượu bia lâu dài làm tăng nồng độ axit dịch vị cao gấp 5 lần so với người không sử dụng. Chưa kể đến tác động nguy hiểm của rượu bia với tim mạch và thần kinh nếu sử dụng nhiều trong thời gian dài. Nói chung, việc hạn chế bia rượu không chỉ giúp bạn giảm axit dạ dày mà còn rất tốt cho sức khỏe. Với những người đã có tiền sử bệnh dạ dày thì tuyệt đối không sử dụng rượu bia vì có thể bị chảy máu dạ dày ồ ạt, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Giam-axit-da-day-bang-cach-nao?-Thua-axit-la-gi?

Giảm axit dạ dày bằng cách ngưng sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích

  • Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy, Nicotin và các chất độc trong thuốc lá có thể khiến các cơ dạ dày và thực quản bị suy yếu, làm dạ dày tăng tiết axit và gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Việc cai nghiện thuốc lá rất khó nhưng lợi ích mang lại rất lớn, giúp bạn giảm axit dạ dày, tốt cho hô hấp, giúp ăn ngon và bảo vệ sức khỏe của mọi người quanh bạn.

2.3. Giữ một tâm trạng thoải mái 

Căng thẳng (stress) kéo dài gây ảnh hưởng đến dây thần kinh chỉ huy hoạt động tiêu hóa, gây ra các vấn đề về tiêu hóa như: Thừa axit, trào ngược, ợ hơi, ợ chua, tiêu chảy,… Giữ cho mình một tâm lý thoải mái cũng giống như một bài tập giúp tăng cường sức khỏe. Bạn hãy làm theo những các sau đây để giảm axit dạ dày:

  • Sắp xếp lại công việc, lịch trình hoạt động một cách tối ưu, tăng thời gian nghỉ ngơi cho bản thân.
  • Tập luyện cách hít thở đều theo nhịp, hoạt động thể chất thường xuyên hơn. 
  • Hãy tìm cách loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và hướng đến tích cực hơn. 
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, âm thanh to ồn ào. 
  • Nghe nhạc nhiều hơn, gặp gỡ, tâm sự với bạn bè và người thân để giảm bớt sự căng thẳng.

2.4. Cải thiện giấc ngủ 

Ngủ đủ giấc, đúng giờ sẽ giúp phục hồi sức khỏe, giảm stress, giảm tải cho dạ dày của bạn. Những người không trú trọng giấc ngủ, thường xuyên thức đêm có tỉ lệ cao bị đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua do đói bụng, dạ dày tiết nhiều axit nhưng không có thức ăn. Nếu bạn đang bị mất ngủ, hãy đến cơ sở y tế để nhận được sự tư vấn và chữa trị của y bác sĩ. Sau đây là một số cách giúp bạn cải thiện giấc ngủ, qua đó giúp giảm axit dạ dày

Giam-axit-da-day-bang-cach-nao?-Thua-axit-la-gi?

Cải thiện giấc ngủ vừa giúp cơ thể hồi phục sức khỏe, vừa giảm axit dạ dày

  • Ngủ ở nơi yên tĩnh, thoáng mát, không có ánh sáng chói. 
  • Trước khi đi ngủ khoảng 4 đến 6 tiếng, không nên sử dụng rượu, bia, cà phê, đồ ngọt và thực phẩm chứa nhiều vitamin C. 
  • Không nên thức khuya, ăn khuya. 
  • Ăn tối trước khi ngủ khoảng 3 đến 4 tiếng, không ngủ hoặc nằm nghỉ ngay sau khi ăn.
  • Tập thể dục buổi tối thì không nên đi tắm và đi ngủ luôn, hãy nghỉ khoảng 2 tiếng. Tốt nhất là hạn chế tập thể dục khi sắp đi ngủ.

Ngoài ra, việc bạn nằm ngủ nghiêng về bên nào cũng ảnh hưởng đến dạ dày của bạn đấy! Nghe rất lạ và rất khó điều chỉ phải không, khi nằm ngủ thì làm sao có thể điều chỉnh hoạt động của bản thân được? Nhưng vì cơ thắt dưới thực quản nằm ở phía bên phải nên việc nằm nghiêng sang trái sẽ giúp axit không bị trào lên thực quản gây tiết thêm axit và tổn thương thực quản. Để thoải mái hơn khi ngủ và giữ được tư thế ngủ, bạn nên nằm ngủ với tư thế nghiêng sang trái và ôm một thứ gì đó.

>>>Xem thêm: Thuốc Giảm Axit Dạ Dày Với 5 Nhóm Hiệu Quả Được Khuyên Dùng

3. Sử dụng thuốc để giảm axit dạ dày 

Một trong những cách đơn giản và tiện lợi nhất để giảm axit dạ dày chính là sử dụng thuốc Tây. Có rất nhiều thuốc không kê đơn mà bạn có thể tự mua để điều trị không chỉ giảm axit dạ dày mà còn các vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa như: Ranitidin, Omeprazol, Cimetidin, Lansoprazol, Alusi, Maalox, Gastropulgite,… 

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về cách dùng và liều dùng của các loại thuốc này tại đây.

Cơ chế tác dụng chung của các thuốc này là tan ra ở cơ quan tiêu hóa, tác dụng với axit dịch vị dạ dày làm tăng pH, nhưng một phần sẽ được hấp thụ vào máu. Khi vào máu, các thuốc này sẽ gây tác dụng phụ toàn thân như: Dị ứng, đau đầu, buồn nôn, ho, sưng phù, mệt mỏi… Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng thuốc để giảm axit dạ dày khi có sự chỉ định của y bác sĩ, dược sĩ hoặc có sự tư vấn từ người có chuyên môn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng, đặc biệt là kết hợp với các thuốc khác mà bạn đang sử dụng vì có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm.

4. Ăn gì để giảm axit dạ dày? 

Bạn cần thực phẩm để duy trì năng lượng cho cơ thể, nếu bạn biết lựa chọn thực phẩm để ăn thì sẽ vừa đảm bảo cung cấp đủ năng lượng mà lại vừa giảm axit dạ dày hiệu quả. Biện pháp này như một mũi tên trúng 2 đích vậy, dưới đây là một số thực phẩm bạn nên sử dụng để giảm axit dạ dày:

Giam-axit-da-day-bang-cach-nao?-Thua-axit-la-gi?

Ăn gì để giảm axit dạ dày?

  • Chuối: Ăn chuối vừa bổ sung Kali, vừa bổ sung đường cho cơ thể bạn. Chuối có tính kiềm, có thể làm tăng pH dạ dày, giảm axit dạ dày.
  • Dưa hấu: Uống 1 cốc nước ép dưa hấu, ăn vài lát dưa hấu khoảng 1-2 lần trong tuần sẽ giúp bạn cải thiện tiêu hóa và bổ sung nước, vitamin. 
  • Tỏi: Trong tỏi có chứa chất Allicin có thể tiêu diệt vi khuẩn, ức chế hình thành axit. Là một gia vị phổ biến nhưng tỏi rất có ích cho sức khỏe của bạn đấy! 
  • Các loại rau xanh: Bí xanh, rau chân vịt, mùi Tây, bí đao, ớt chuông là những loại rau có tính kiềm, giúp trung hòa axit, giảm bớt cảm giác ấm ách, khó chịu trong bụng do thừa axit. 
  • Dầu thực vật: Dầu hạt lanh, dầu gạo, đậu nành và dầu hướng dương, chứa nhiều omega 3, 6 có thể giúp kháng viêm, trung hòa axit dạ dày, tạo lớp bảo vệ dạ dày. 
  • Thực phẩm khác: Các loại hải sản như: Cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ. Thịt gia cầm, thịt ếch,hạt óc chó, hạt hạnh nhân, táo, ổi, đào,…

5. Những mẹo giúp giảm axit dạ dày ngay tại nhà?

Có những mẹo giúp bạn giảm axit dạ dày từ những nguyên liệu đơn giản, bạn sẽ không cần lo lắng về tác dụng phụ như sử dụng thuốc Tây, có tác dụng lâu dài nhưng cần kiên trì sử dụng. Sau đây là 3 nguyên liệu được sử dụng phổ biến:

5.1. Sử dụng gừng

Gừng là một loại gia vị phổ biến ở nước ta, có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, giảm cơn đau, chống viêm, làm ấm bụng, chống buồn nôn và trung hòa axit dạ dày. 

Giam-axit-da-day-bang-cach-nao?-Thua-axit-la-gi?

Mẹo sử dụng gừng để chữa các chứng bệnh dạ dày

Nếu bạn sợ những bài  thuốc Nam, sợ vị đắng khó uống thì bạn nên sử dụng gừng, vì gừng có mùi rất thơm, có thể chế biến một cách đơn giản và dễ sử dụng. Bạn có thể tham khảo một trong hai cách sử dụng gừng sau đây để giúp giảm axit dạ dày:

  • Cách 1: Ăn gừng tươi: Cách này rất đơn giản, bạn rửa sạch một củ gừng tươi và gọt vỏ, sau đó thái ra 1,2 lát mỏng để ăn trực tiếp. Bạn nên nhai kỹ rồi nuốt cả miếng gừng, hoạt động này sẽ kích thích tiêu hóa, giảm axit dư thừa đồng thời tăng cảm giác ngon miệng. Vì kích thích tiêu hóa nên bạn cần sử dụng gừng trước mỗi bữa ăn 30 phút. Có thể ngâm gừng trong mật ong để giảm vị cay của gừng, giúp bạn dễ ăn hơn.
  • Cách 2: Uống trà gừng: So với ăn gừng tươi thì trà gừng dễ sử dụng hơn và là cách dùng gừng phổ biến hơn. Trà gừng ngoài giúp trung hòa axit dạ dày thì còn làm ấm bụng, mát gan, giúp ăn ngon và ngủ ngon. Bạn có thể mua trà gừng pha sẵn tại những cơ sở uy tín hoặc tự pha theo những bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: Rửa sạch và cạo vỏ củ gừng tươi, thái gừng thành lát mỏng. Nếu bạn sử dụng ngay thì nên thái 1 củ gừng khoảng 20g, nếu dùng dần thì có thể thái nhiều hơn và đem phơi khô.

Bước 2: Nấu trà gừng: Cho khoảng 10 lát gừng vào ấm trà, pha bằng nước sôi, ủ trong 5 phút là có thể sử dụng.

Bước 3: Sử dụng trà: Uống trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút, chỉ uống tối đa 100ml để tránh bị đầy bụng. Bạn có thể thêm vào ấm trà gừng một chút mật ong nguyên chất hoặc đường cho vừa đủ ngọt để dễ uống hơn. Nên uống luôn khi trà gừng còn đang nóng.

 

Lưu ý: Những củ gừng sẽ sản sinh chất độc khi bị dập hoặc bị thối rữa, bạn tuyệt đối không được sử dụng chúng vì rất dễ gây ngộ độc. Trà gừng có tác dụng trung hòa axit, làm loãng dịch vị để giúp bạn tiêu hóa dễ hơn nhưng không nên uống quá nhiều trà gừng trong một lần, chỉ nên uống tối đa là 100ml một lần.

5.2. Sử dụng nghệ

Nghệ vừa là một loại gia vị, vừa là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng nhiều đời để điều trị các bệnh dạ dày trong đó có giảm axit dạ dày. Các nghiên cứu hiện đại đã cho thấy trong nghệ có chứa nhiều hoạt chất có ích cho cơ thể, nổi bật nhất là hoạt chất Curcumin với hàm lượng lớn. Cucumin giúp trung hòa axit dịch vị, kháng viêm, bảo vệ và hỗ trợ phục hồi các tế bào niêm mạc dạ dày khỏi sự ăn mòn của axit và vi khuẩn. Curcumin còn là hoạt chất chống oxy hóa mạnh, bắt các gốc tự do, giúp nhanh lành vết loét, chống ung thư,…

Giam-axit-da-day-bang-cach-nao?-Thua-axit-la-gi?

Nghệ là một trong những thành phần không thể thiếu của các bài thuốc dạ dày

Ngoài Curcumin, trong nghệ còn có nhiều thành phần khác bao gồm tinh dầu và polyphenol có tác dụng ức chế vi khuẩn gây hại hoạt động trong dạ dày, giảm axit dạ dày và kích thích quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn. Bạn có thể tham khảo 2 cách sử dụng nghệ như sau:

  • Cách 1: Sử dụng nghệ tươi.

Chuẩn bị một vài củ nghệ tươi, rửa sạch và gọt vỏ, sau đó xay hoặc giã nghệ cùng với nước tinh khiết theo tỉ lệ 1 nghệ/ 2 nước. Dùng lưới hoặc vải sạch để lọc lấy nước cốt nghệ sau đó cho vào nồi đun khoảng 15 phút để tinh chế nước cốt nghệ và làm bay hơi nước. Sau đó để nguội, bảo quản để sử dụng, mỗi lần dùng 10ml (2 thìa) sau bữa ăn 2 lần một ngày. Hãy sử dụng mỗi khi xuất hiện các triệu chứng của thừa axit dạ dày để điều hòa sự tiết axit.

 

  • Cách 2: Sử dụng mật ong pha bột nghệ.

 

Với cách này, bạn sẽ sử dụng bột nghệ, hãy mua bột nghệ ở những cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng. Đầu tiên, pha bột nghệ với mật ong theo tỉ lệ 2 thìa bột nghệ/ 1 thìa mật ong. Trộn đều cho mật ong kết dính những thành phần bột nghệ lại, vo tròn hỗn hợp thành các viên thuốc nhỏ bằng đầu ngón tay út. Sau đó sấy những viên thuốc cho cô cứng lại và bảo quản trong lọ đậy kín. Sử dụng bằng cách uống với nước ấm, dùng 2 viên sau mỗi bữa ăn 30 phút, một ngày 3 bữa. Thực hiện phương pháp này đều đặn sẽ cho bạn thấy hiệu quả giảm axit dạ dày chỉ sau 3 ngày.

Lưu ý: Nên mua củ nghệ có màu đậm, tươi, cứng để tránh việc nghệ bị hỏng không sử dụng được, không bảo quản được. Những mẹo sử dụng nghệ chỉ nên dùng liên tục trong 2 tháng do nghệ có tác dụng rất mạnh, dùng nhiều trong thời gian dài sẽ gây rối loạn tiêu hóa và các vấn đề nội tiết khác.

5.3. Sử dụng baking soda (Natri bicarbonat) 

Baking soda hay còn có tên gọi khác là Natri bicarbonat, là một loại bột nở có vai trò quan trọng trong ẩm thực. Không chỉ với ẩm thực, baking soda còn có những công dụng quan trọng với sức khỏe và được sử dụng trong lĩnh vực dược phẩm. Chất này khá an toàn với cơ thể, các thực phẩm sử dụng baking soda có khả năng làm trung hòa axit dịch vị, giúp cân bằng độ pH axit trong dạ dày về mức bình thường để sự tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn. Bạn có thể pha baking soda để uống trực tiếp như uống các loại thuốc bột thông thường.

Giam-axit-da-day-bang-cach-nao?-Thua-axit-la-gi?

Cách sử dụng Baking soda để giảm axit dạ dày

sử dụng nửa thìa cà phê baking soda (5g) hòa với 300ml nước tinh khiết để uống sau khi ăn 1 tiếng. Một ngày sử dụng 2 lần vào bữa sáng và bữa tối để trung hòa axit dạ dày và giảm axit dạ dày.

Lưu ý: Baking soda có bản chất là chất hóa học và có một số loại thuốc có thành phần tương tự là Bicarbonat. Dùng đúng liều lượng, nếu xuất hiện các biến chứng như sưng, phù, thở chậm, tăng nhịp tim thì nên ngưng sử dụng ngay. Tốt nhất là sử dụng Baking soda khi đã có sự tư vấn từ y bác sĩ.

>>>Xem thêm: Axit Trong Dạ Dày Và Những Vấn Đề Liên Quan

Bài viết trên đã mang đến cho quý vị những kiến thức cơ bản về chứng thừa axit và cách giảm axit dạ dày. Mong rằng những thông tin trên có thể hỗ trợ cho quý vị trong việc chữa giảm axit dạ dày!

Scurma Fizzy là kết quả nghiên cứu trong 3 năm của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và Đại học Quốc gia Hà Nội khi ứng dụng công nghệ hướng đích từ hợp chất Curcumin của củ nghệ vàng nhằm tăng hiệu quả tác dụng tập trung gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường, tăng hiệu quả lành vết loét và chống oxy hóa tốt hơn so với các dạng bào chế khác.

Giam-axit-da-day-bang-cach-nao?-Thua-axit-la-gi?

Tìm hiểu thêm sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây để giúp bảo vệ dạ dày của mình toàn diện hơn.

Nếu quý vị và người thân đang gặp vấn đề liên quan đến sức khỏe, hãy liên hệ ngay với chuyên gia của Scurma Fizzy theo Hotline: 18006091 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091