Hang Vị Dạ Dày Và Những Điều Bạn Chưa Biết

Hang Vị Dạ Dày Và Những Điều Bạn Chưa Biết

Hang vị dạ dày vị trí ở đâu trong cơ thể và có chức năng là gì? Những bệnh thường xảy ra ?Những biến chứng có thể gặp?Cách phòng bệnh như thế nào?Đây là những câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc gửi về cho các chuyên gia của Scurma Fizzy chúng tôi. Có lẽ do hiện nay cuộc sống thay đổi tỉ lệ người bị các bệnh về hang vị dạ dày ngày càng tăng nên nhu cầu tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng được nhiều người quan tâm hơn. Nhằm đáp lại những nhu cầu cần thiết của người đọc chúng tôi những chuyên gia đầu ngành đã tổng hợp những  nội dung liên quan đến thắc mắc của mọi người ở trong bài dưới đây. 

1. Hang vị là gì

Hang vị và một phần của dạ dày của dạ dày có chức năng quan trọng trong quá trình tiêu hóa

Theo cấu trúc giải phẫu học dạ dày tính theo vị trí từ trên xuống dưới là Phình vị, thân vị, phần môn vị ( hang vị ,hang môn vị), môn vị, nó nằm trong phần môn vị nối tiếp giữa thân vị và ống môn vị và nằm hơi chếch sang phải và chạy ra sau kích thước thường dao động từ 3-5cm. Đây là nơi kết nối giữa dạ dày và tá tràng. 

Hang vị dạ dày được bao bọc bởi một lớp niêm mạc, lớp niêm mạc này có vai trò như tấm áo giáp bảo vệ khỏi yếu tố gây hại và không có khả năng tiết men tiêu hóa và acid nhưng có thể tiết gastrin. 

Phần niêm mạc ở hang vị có khá nhiều nếp gấp và diện tích và thời gian tiếp xúc với thức ăn và dịch vị khá lớn nên nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày khá cao.

Hang-vi-1

Hình ảnh cấu tạo hang vị

2. Chức phận của hang vị dạ dày

Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, mỗi bộ phận của dạ dày  sẽ đảm nhiệm những chức năng khác nhau. 

Khi thức ăn được đưa vào miệng xuống thực quản rồi đi vào dạ dày, lúc này thực quản tạo ra một áp lực tạo ra nhu động ruột co bóp đẩy thức ăn xuống dạ dày. Tại dạ dày thức ăn được nghiền trộn với enzym và axit dạ dày sau đó thức ăn được đẩy xuống thân vị nơi phình to nhất của dạ dày tiếp đến là xuống hang vị

Khi đẩy thức ăn xuống hang vị tạo ra áp lực lớn giúp chuyển thức ăn thành dạng nhỏ giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn đồng thời mở cơ môn vị đẩy nhũ trấp (thức ăn đã được nghiền trộn với dịch tiêu hóa) xuống tá tràng tiếp tục công đoạn tiêu hóa tiếp theo. Hang vị có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa vì vậy chúng ta cần nắm được các bệnh lý liên quan để có cách phòng tránh và bảo vệ chúng, tuy nhiên biểu hiện đau bệnh rất dễ nhầm lẫn với tá tràng nên cần hiểu rõ. 

3. Những bệnh thường gặp ở hang vị

Những bệnh xảy ra ở vị trí này  khá phổ biến, theo các chuyên gia ở hang vị có nồng độ axit thấp, niêm mạc mỏng hơn so với nơi khác của dạ dày do vậy sẽ tạo thuận lợi cho vi khuẩn có hại trong thức ăn phát triển gây hại. 

3.1 Viêm hang vị dạ dày

Đây là tình trạng vi khuẩn tấn công gây ra tổn thương sưng, viêm, khi xảy ra bệnh này người bệnh sẽ có các triệu chứng quen thuộc của dạ dày như:Buồn nôn, ợ hơi, khó tiêu, đầy bụng, đau vùng trên rốn gia tăng sau khi ăn

Khi bệnh viêm hang vị chuyển qua giai đoạn nặng người bệnh sẽ thấy vô cùng khó chịu và những cơn đau dày đặc hơn đau cả khi đói và no, khi uống bia rượu, đau cả ngày lẫn đêm, nôn ra dịch nhầy, chất lượng phân xấu. . 

Bệnh này  được chia theo 2 dạng theo mức độ viêm loét khác nhau

3.1.1 Viêm trợt hang vị dạ dày

Viêm trợt hang vị dạ dày còn được gọi với một cái tên khác tương đối dễ nhớ là viêm xước trên niêm mạc dạ dày. Trên bề mặt niêm mạc dạ dày bị sưng, xuất hiện vết loét nhỏ giống như bị trầy xước do tổn thương đã ăn sâu hơn vào lớp niêm mạc. 

Những biểu hiện của dạng này là những cơn đau khó chịu dữ dội, nóng rát dạ dày, ợ hơi, đau trên rốn, buồn nôn. . Bệnh ở mức độ này rất khó điều trị nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây tình trạng loét nghiêm trọng và biến chứng nguy hiểm

3.1.2 Viêm xung huyết hang vị dạ dày

Hang-vi-2

Viêm xung huyết hang vị dạ dày

Đây là tình trạng hang vị dạ dày bị viêm loét ở tình trạng nặng nhiễm trùng đến mức mạch máu bị giãn, khi nội soi sẽ thấy xuất hiện những đốm xuất huyết màu đỏ trên niêm mạc  

Tình trạng này có thể gây nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị. . 

Dựa theo mức độ nặng nhẹ của bệnh chia thành 2 dạng khác nhau:

  • Viêm xung huyết hang vị mức độ nhẹ: Lúc này niêm mạc bị viêm sưng lên, có những vết loét, đốm xuất huyế.t thưa. Xuất hiện các triệu chứng như khó tiêu, ợ chua, cơn đau quặn bụng nhẹ và tần suất  thưa thớt trong khả năng chịu được
  • Viêm xung huyết hang vị mức độ vừa và mãn tình: các triệu chứng nặng và xuất hiện thường xuyên hơn, buồn nôn, khó tiêu, đau âm ỉ, những đốm xuất huyết dày ở hang vị có thể lan ra thân vị thậm chí người bệnh còn nôn ra máu đại tiện ra máu tươi hoặc phân đen, mùi hôi

>>>>> Đọc thêm: Viêm Xung Huyết Hang Vị Dạ Dày Là Căn Bệnh Nguy Hiểm, Liệu Bạn Có Biết?

3.2 Hẹp hang vị dạ dày

Hẹp hang vị dạ dày là tình trạng diện tích bị thu hẹp so với bình thường. Khi bị viêm trong thời gian dài, tại vị trí viêm có hiện tượng sưng phù nề niêm mạc gây ra sự thu nhỏ này. 

Sự thu nhỏ này do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thủ phạm chính là vi khuẩn Helicobacter pylori.

Một số triệu chứng thường gặp 

Giai đoạn 1: Bệnh mới vừa hình thành

Khi hang vị bị hẹp thức ăn khó bị đẩy xuống tá tràng nên dẫn tới sự tắc nghẽn, thức ăn ứ đọng lại dạ dày gây khó chịu, giai đoạn này khó nhận biết giống với chứng đầy bụng khó tiêu. Các biểu hiện triệu chứng của bệnh lý này hầu như không cụ thể, rõ ràng. 

  • Xuất hiện cơn đau âm ỉ cả ngày, đau nhiều nhất là sau khi ăn no
  • Cơn đau âm ỉ liên tục, đau nhiều hơn sau khi ăn. 
  • Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu ợ chua, ợ hơi, vùng thượng vị sờ thấy cứng
  • Ăn không ngon, buồn nôn, dễ chịu hơn khi nôn

Giai đoạn 2: Bệnh diễn biến nặng

Lúc này những cơn đau thành từng cơn và tần suất liên tục, cảm giác chứng bụng  thường xảy ra sau ăn 2-3 giờ cơ thể mệt mỏi suy nhược chán ăn, sụt cân

Giai đoạn 3: Biến chứng

Đây là giai đoạn nguy hiểm nguy cơ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Những cơn đau xuất hiện dữ dội và liên tục, cơn đau quặn thắt bụng. Người bệnh bị nôn và nôn khá thường xuyên, chất nôn có mùi khó chịu. Cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi suy nhược, thiếu sức sống. 

4. Những nguyên nhân gây ra bệnh

Có nhiều nguyên nhân làm cho hang môn vị dạ dày bị viêm, nhưng theo các chuyên gia tiêu hóa thì một số nguyên nhân phổ biến như sau:

4.1  Vi khuẩn Hp

Hang-vi-3

Vi khuẩn Helicobacter pylori nguyên nhân gây bệnh

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh cho dạ dày, theo nhiều nghiên cứu cho thấy tới 80% dân số Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn này.
Những con vi khuẩn này sinh sống trên niêm mạc của dạ dày tập trung nhiều tại các vết loét là nguyên nhân chính gây ra viêm dạ dày và ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP rất dễ lây lan đặc biệt qua đường tiêu hóa, sử dụng chung ly cốc, chén đũa do đó cần thận trọng và có thói quen ăn uống vệ sinh, tránh sử dụng chung những đồ dùng cá nhân. 

4.2 Uống bia rượu, chất kích thích,cà phê

Những tác nhân này không chỉ gây tác hại lên hệ thống tiêu hóa mà còn cả những cơ quan khác. Trong rượu bia thức uống có cồn chứa các chất độc hại như Carbon dioxide (CO2) làm giảm khả năng tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích tiết axit. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ gây ra những vết loét ăn sâu vào vùng hang vị có thể biến chứng thủng dạ dày nếu không chữa trị kịp thời. cần hạn chế những loại thức uống này càng nhiều càng tốt. 

4.3 Lạm dụng thuốc

Tình trạng người dân tự mua các loại thuốc tây và sử dụng trong thời gian dài hay không đúng cách khá nguy hiểm. Vì các loại thuốc tây thường đi kèm với tác dụng phụ. Những loại thuốc chống viêm chứa corticoid (Prednisolon, Methylprednisolon…) thuốc chống  viêm không chứa corticoid  thường dùng giảm đau trong các bệnh về xương khớp ( Diclofenac, Ketoprofen, Meloxicam…) gây bào mòn niêm mạc gây ra loét và các biến chứng thường gặp xuất huyết tiêu hóa. 

4.4 Thói quen ăn uống sinh hoạt

Thường  xuyên dùng những thực phẩm và đồ uống cay nóng như ớt tiêu, đồ chiên chứa nhiều giàu mỡ, thực phẩm chứa lượng axit cao như cam, chanh sẽ khiến cho dạ dày suy yếu và dễ gây ra viêm loét dạ dày. Những thói quen ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ, ăn uống không đúng giờ giắc, bỏ bữa, ăn quá no, vận động mạnh sau khi ăn.

4.5 Tâm lý căng thẳng

Nguyên  nhân này cũng có xu hướng tăng do cuộc sống hiện đại nhiều nỗi lo, áp lực cuộc sống, stress. Điều này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tạo áp lực lên dày, các cơ dạ dày co bóp mạnh khiến cho dạ dày hoạt động quá sức, dư thừa axit dạ dày dẫn đến các bệnh về dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, viêm hang vị. . 

4.6 Rối loạn tự miễn và các bệnh lý khác

Rối loạn tự miễn là khi hệ miễn dịch quay lại tấn công tế bào gây bào mòn hàng rào bảo vệ khiến sưng viêm, lở loét dạ dày. Một số bệnh lý khác như nhiễm ký sinh trùng, HIV/AIDS, Crohn. . 

5. Những nhóm thuốc điều trị bệnh hang vị

Hang-vi-4

Một số loại thuốc điển hình chữa bệnh hang vị

Nguyên tắc trong điều trị 

  • Người bệnh cần phải được thăm khám kỹ để xác định nguyên nhân gây bệnh và tình trạng mức độ bệnh
  • Sử dụng thuốc điều trị tuân theo chính xác chỉ dẫn từ bác sĩ
  • Cần phải kết hợp giữa sử dụng thuốc điều trị và chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý phòng bệnh diễn biến nặng
  • Sau khi kết thúc đợt điều trị, người bệnh cần đến tái khám theo yêu cầu của bác sĩ để đánh giá hiệu quả dùng thuốc và tiến triển của bệnh

Thông thường sau khi thăm khám đánh giá bác sĩ chuyên khoa thường cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc sau:

 Thuốc trung hòa axit dạ dày

Thuốc trung hòa axit dạ dày trong thành phần chứa những hoạt chất Aluminium hydroxide và Magnesium carbonate, canxi carbonat. Thuốc có tác dụng trung hòa lượng axit thừa trong dạ dày giúp hạn chế vết loét, cầm máu tại chỗ, giảm nhanh các cơn đau bỏng rát ợ hơi, ợ chua.
Thuốc được sử dụng sau ăn 1-2 tiếng hoặc ngay khi có cơn đau
Những chế phẩm thường gặp:Phosphalugel, Grangel. Maalox, Lahm. yumangel. . 

Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) có tác dụng giảm khả năng tiết axit của dạ dày trong thời gian dài và phục hồi trở lại sau khi ngưng thuốc. Việc giảm tiết axit dạ dày giúp giảm được các triệu chứng ợ chua, ợ hơi đau rát vùng thượng vị, có thời gian để tái tạo làm lành vết loét. loét dạ dày tá tràng. . . Những thuốc trong nhóm này thường dùng để điều trị liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm hang vị dạ dày.
Thuốc được uống trước ăn 30 phút và thường có tác dụng sau 3-5 ngày sử dụng.
Các chế phẩm phổ biến trên thị trường Esomeprazole (Nexium),
Pantoprazole (Pantoloc), Omeprazole (Losec), Rabeprazole (Pariet), 

Thuốc ức chế thụ thể H2 có chọn lọc

Thuốc kháng histamin H2 có tác dụng làm giảm tiết axit dạ dày và được bác sĩ chỉ định trong nhiều bệnh liên quan tới dạ dày. Thuốc được dùng trước bữa ăn 30 phút và hấp thu khá tốt
Những thuốc điển hình của nhóm này như Cimetidin, Famotidin, Ranitidin. . 

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Nhóm thuốc này có tác dụng tạo ra một lớp màng bao bọc bảo vệ hạn chế sự tiếp xúc giữa dạ dày với dịch tiêu hóa và axit, giúp làm làm lành các vết thương, đưa máu đến nuôi dưỡng vùng bị loét.

Một số thuốc như Misoprostol, Sucralfat thuốc dùng trước khi ăn. 

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được sử dụng khi bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP, Nhóm thuốc này được phối hợp với thuốc ức chế bơm proton, ức chế thụ thể H2 và thuốc trung hòa axit dạ dày để điều trị triệu chứng và tiêu diệt Hp
Tùy tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau
Các loại kháng sinh được sử dụng:

  • Amoxicillin: là kháng sinh nhóm penicillin thường được lựa chọn trong phác đồ  điều trị bệnh dạ dày vì  kháng sinh này ít chịu tác động  của dịch vị bao tử, do đó no được ưu tiên chọn lựa để diệt trừ vi khuẩn. 
  • Clarithromycin: là kháng sinh nhóm macrolid có tác dụng diệt khuẩn khá mạnh, thường phối hợp Clarithromycin với amoxicillin và thuốc kháng thụ thể H2. 
  • Levofloxacin: Là kháng sinh nhóm quinolon, thường dùng cho bệnh nhân dị ứng với nhóm penicillin hoặc đã kháng thuốc với những nhóm kháng sinh thông thường
    Kháng sinh thường được phối hợp với, thuốc ức chế proton, thuốc kháng H2và thuốc trung hòa acid
  • Tinidazole/Metronidazole: Tinidazole và Metronidazole thuộc nhóm dẫn chất 5-nitro-imidazol ức chế hiệu quả  đối với vi khuẩn kỵ khí và động vật nguyên  sinh. Trong điều trị HP thường dùng phối hợp với Clarithromycin, tetracyclin, amoxicillin. 
  • Tetracyclin: Đây là kháng sinh phổ rộng tuy nhiên hiện nay nhiều vi khuẩn đã kháng với thuốc này. Trong điều trị HP để hạn chế kháng thuốc thường phối hợp với Metronidazole hoặc Tinidazole. 

>>>>>>>> Xem thêm: Top 4 Thuốc Kháng Viêm Không Ảnh Hưởng Dạ Dày Tốt Nhất

6. Những biến chứng thường gặp do viêm và hẹp hang vị gây ra

Hang-vi-5

Viêm hang vị và những biến chứng

6.1 Hẹp môn vị

Hẹp môn vị là hiện tượng thức ăn khó hoặc không thể đẩy xuống được tá tràng và ruột non. Đây là chứng bệnh rất dễ thấy và dễ gặp do hang vị hẹp lâu ngày cản trở quá trình lưu thông thức ăn cũng làm cho môn vị bị hẹp. Dấu hiệu thường thấy là chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn ra thức ăn ngày hôm trước có mùi khó chịu, thường đau âm ỉ nếu bệnh nặng thì đau dữ dội hơn, cơ thể mệt mỏi xanh xao gầy gò. Khi đổi tư thế nghe tiếng róc rách trong bụng , nằm ngửa có hiện tượng bụng lõm hình thuyền. . 

6.2 Xuất huyết tiêu hóa

Khi bệnh viêm hang vị lâu ngày xuất hiện các vết loét lớn nếu không điều trị  kịp thời sẽ dẫn tới xuất huyết tiêu hóa.
Triệu chứng để nhận biết biến chứng này là nôn ra máu, đại tiện phân đen và có mùi tanh hôi, khi thấy những dấu hiệu này phải tới ngay bệnh viện cấp cứu kịp thời tránh nguy hiểm tới tính mạng. 

6.3 Thủng dạ dày

Đây là một biến chứng nguy hiểm khi vết loét trên hang vị quá lớn làm bệnh nhân mất máu và đau đớn dữ dội.
Triệu chứng thường gặp của thủng dạ dày là cơn đau nhói vùng thượng vị cảm giác như có gì đâm chọt bụng, buồn nôn thường xuyên, tần suất đi vệ sinh ít, thành bụng co lại và sờ thấy cứng do dịch trong dạ dày tràn ra kích thích khoang bụng. 

6.4 Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một trong các biến chứng nguy hiểm nhất, Nguy cơ ung cao ung thư dạ dày ở người bị viêm hang vị dương tính với Helicobacter pylori. Ở những người bị viêm dạ hang vị dạ dày mãn tính nếu không được điều trị dứt điểm cũng có thể dẫn tới ung thư dạ dày. 

 Những biến chứng đều khá nguy hiểm tuy nhiên nếu được phòng và điều trị tốt sẽ không xảy ra các biến chứng như trên. Vì vậy các chuyên gia bác sĩ của Scurma Fizzy sẽ cung cấp cho bạn đọc các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ mắc và giảm tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn. 

7. Những biện pháp phòng bệnh

Hang-vi-6

Tập thể thao tăng cường sức khỏe

Chế độ ăn uống

  • Nên tránh sử dụng các loại  thực phẩm làm tăng axit dạ dày như thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên, hoa quả chứa axit (cam, chanh. . ), gia vị (tiêu, ớt)_
  • Các loại thực phẩm sống (rau sống, gỏi cá, hàu. . ) những thực phẩm này dễ gây nhiễm khuẩn chứa ký sinh trùng xâm nhập dễ gây bệnh cho dạ dày
  • Thực phẩm giàu protein gây khó tiêu hóa làm cho dạ dày co bóp mạnh tăng tiết axit sẽ gây ra tăng ra viêm hang vị và làm nặng hơn bệnh sẵn có. 
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như rau củ quả, sữa chua, trái cây…
  • Sử dụng các thực phẩm tốt cho dạ dày như nghệ mật ong, trà thảo mộc. . 

>>>>> Tìm hiểu thêm: Đau Hang Vị Dạ Dày Nên Ăn Gì Cùng Top 6 Loại Thực Phẩm Nên Sử Dụng

Chế độ sinh hoạt

  • Ăn uống từ tốn, nhai kỹ, chia nhỏ các bữa ăn, ăn uống khoa 
  • Không vận động mạnh sau khi ăn, không nên ăn quá no
  • Không ăn quá no, hạn chế ăn khuya, ăn uống không đúng giờ
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nâng cao thể trạng, hoạt động thư giãn tránh lo âu kéo dài
  • Tránh sử dụng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm trong thời gian dài

Phía trên là những thông tin liên quan đến hang vị dạ dày mong rằng sẽ đem lại những điều bổ ích cho quý độc giả. Như những thông tin nêu trên các bệnh về hang vị nếu không chữa trị đúng cách sẽ để lại những biến chứng cực kỳ nguy hiểm vì vậy hãy bắt đầu phòng bệnh ngay sau khi đọc hết bài viết này nhé. Nếu quý đọc giả còn điều gì thắc mắc quan tâm thì liên hệ ngay tới số HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia bác sĩ tư vấn MIỄN PHÍ. 

 

 

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091