Hội Chứng Trào Ngược Dạ Dày, Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị

Hội Chứng Trào Ngược Dạ Dày, Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị

1. Trào ngược dạ dày thực quản là gì ?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal Reflux disease – GERD) là bệnh do thành phần dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu và biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

trao ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản

Hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản ngày càng gia tăng, trong khi các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, dễ nhầm với các bệnh lý khác. Chẩn đoán và điều trị đúng rất quan trọng trong việc phòng ngừa biến chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ và cập nhật mới nhất về bệnh lý này. Viêm dạ dày trào ngược thực quản dạng sinh lý & bệnh lý Dạng sinh lý Viêm dạ dày trào ngược thực quản (GER) là hiện tượng dịch dạ dày vào thực quản. Đây được xem là hiện tượng sinh lý thường gặp trong những năm đầu của cuộc đời. Ước tính khoảng 60 – 70% trẻ em lứa tuổi 3 – 4 tháng có ít nhất một lần trào ngược và dẫn đến nôn trong ngày. Dạng bệnh lý Viêm dạ dày trào ngược thực quản (Gastroesophageal Reflux disease – GERD) là một tình trạng bệnh lý xảy ra khi có sự tăng trào ngược dịch dạ dày lên thực quản , gây ra những triệu chứng khó chịu và/hay biến chứng. Sự khác biệt viêm dạ dày trào ngược thực quản sinh lý và bệnh lý.

>>>> Tìm hiểu thêm: Biểu Hiện Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản GERD

ảnh minh họa

ảnh minh họa

 

Sự khác biệt được xác định dựa vào các biến chứng liên quan đến luồng trào ngược như viêm loét thực quản, hẹp thực quản hay các bệnh lý hô hấp mãn tính. Tại sao lại có luồng trào ngược dạ dày – thực quản Bình thường, dịch từ dạ dày không trào ngược được lên thực quản nhờ một hàng rào chống trào ngược có nhiều yếu tố tham gia. Trào ngược xuất hiện phụ thuộc vào tính hiệu quả của hàng rào chống trào ngược và áp lực trong dạ dày. Áp lực trong dạ dày cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

2. Các yếu tố tham gia vào cơ chế chống trào ngược Viêm dạ dày trào ngược thực quản

– Cơ thắt thực quản dưới Cơ thắt thực quản dưới là một đơn vị cơ thắt về phương diện sinh lý hơn là giải phẫu. Đó là phần tận cùng của thực quản có áp lực cao hơn các vùng khác.Vùng này có chiều dài từ 0,75–2 cm ở trẻ dưới 3 tháng và từ 0,75–3 cm ở trẻ trên 1 tuổi. Ở người lớn, cơ thắt thực quản dưới dài từ 3–4 cm. Áp lực của cơ thắt thực quản dưới vào khoảng từ 15–25 mmHg và luôn luôn cao hơn áp lực trong lòng dạ dày khi nghỉ. Áp lực này tăng dần từ khi mới sinh cho đến 45 ngày, thời điểm mà cơ thắt thực quản dưới đã phát triển hoàn thiện.

– Chiều dài đoạn thực quản bụng Phần thực quản bụng chịu áp lực của ổ bụng được một số tác giả coi là yếu tố thiết yếu trong cơ chế chống trào ngược. Thực quản bụng càng dài thì van thực quản chống trào ngược càng hoàn thiện. Khi áp lực trong ổ bụng tăng, thực quản đáp ứng bằng cách xẹp lại. Khi mới sinh, thực quản bụng rất ngắn nhưng dài dần để đạt đến 3cm ở người lớn. Chiều dài thực quản bụng > 2cm là yếu tố tốt nhất bảo đảm chống trào ngược.

– Khe thực quản và dây chằng hoành – thực quản Thực quản chạy từ ngực xuống bụng qua khe thực quản và được cố định vào cơ hoành bởi dây chằng hoành – thực quản. Khe thực quản hoạt động như một vòng đai cơ, kéo thực quản sang phải và xuống dưới, có tác dụng làm cho lòng thực quản hẹp lại khi hít vào sâu.

– Góc Hiss Góc Hiss được hình thành ở đoạn nối giữa dạ dày và thực quản. Ở trẻ có chiều dài thực quản bụng bình thường, góc Hiss là góc nhọn. Khi bệnh nhân muốn nôn, dịch dạ dày tác động lên phình vị nhiều hơn là lên thực quản làm cho góc Hiss hẹp lại và ép vào thực quản. Góc Hiss gặp trong các trường hợp như: Thực quản ngắn, thoát vị qua khe thực quản, teo thực quản, khi bệnh nhân buồn nôn, phần trên dạ dày biến thành hình phễu và dịch từ dạ dày trào ngược trực tiếp vào thực quản. Bằng thực nghiệm Bardaji và Boix-Ochoa đã chứng minh rằng khi góc Hiss nhọn thì phải cần một áp lực lớn trong lòng dạ dày mới có thể gây trào ngược, nhưng khi góc Hiss tù thì chỉ cần một áp lực thấp cũng có thể gây trào ngược.

– Van niêm mạc Phần gặp nhau giữa niêm mạc dạ dày và thực quản kéo dài vào phía trong như một lá van có tác dụng đóng lại lỗ tâm vị mỗi khi dạ dày co bóp.

– Áp lực ổ bụng Áp lực ổ bụng khác với áp lực trong dạ dày. Áp lực trong dạ dày là tổng hợp của áp lực ổ bụng và áp lực gây nên do trương lực của cơ thành dạ dày. Áp lực trong ổ bụng là từ 6–8cm nước, cần thiết để duy trì cơ chế chống trào ngược. Áp lực ổ bụng tác động lên thực quản bụng làm cho đoạn thực quản này bị xẹp xuống và đóng lại. Áp lực trong ổ bụng thấp trong các trường hợp thoát vị qua vùng rốn hoặc khe hở thành bụng có thể gây ra trào ngược. Yếu tố gây viêm dạ dày trào ngược thực quản Có nhiều yếu tố tham gia chống viêm dạ dày trào ngược thực quản đồng thời cũng có nhiều yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho trào ngược xuất hiện:

+ Áp lực trong ổ bụng Áp lực trong ổ bụng tăng quá cao trong các trường hợp ho, táo bón nặng, ép chặt bụng từ phía ngoài làm cho áp lực trong dạ dày tăng và khiến viêm dạ dày trào ngược thực quản tái phát.

+ Dung tích dạ dày Dung tích dạ dày tăng nhất là sau bữa ăn là một trong các yếu tố khiến viêm dạ dày trào ngược thực quản tái phát. Dung tích dạ dày phụ thuộc vào khối lượng và thành phần thức ăn, vào mức độ tháo thoát qua môn vị, khối lượng dịch vị được bài tiết, tần suất và khối lượng của dịch trào ngược từ tá tràng.

Ngoài hai yếu tố trên, mức độ co bóp của dạ dày, sự mất điều hòa của các song nhu động giữa thực quản, dạ dày và môn vị cũng là một yếu tố thuận lợi gây trào ngược. Viêm dạ dày trào ngược thực quản tái phát là do sự mất cân bằng giữa các yếu tố chống trào ngược và các yếu tố gây thuận lợi cho trào ngược. Những nguyên nhân làm mất sự cân bằng này là:

+ Các nguyên nhân giải phẫu: Thực quản ngắn bẩm sinh hoặc mắc phải gặp trong thoát vị qua khe thực quản, teo thực quản, liệt cơ hoành, thoát vị thành bụng.

+ Thuốc và các hormon: Các loại hormone và thuốc như gastrin, dopamin, glucagon, prostaglandinA, theophylin, cafein, thuốc chẹn calci… làm giảm áp lực cơ thắt thực quản dưới. Trào ngược dịch vị dạ dày lên thực quản họng Do axit trào ngược dịch vị dạ dày lên thực quản họng sẽ làm viêm tấy dây thanh quản, gây khàn giọng, đau họng. Nên thận trọng khi bị khàn giọng hoặc đau họng, nhất là khi hiện tượng xuất hiện sau khi ăn hoặc không đi kèm với các triệu chứng khác như hắt hơi, sổ mũi. Đây rất có thể là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

ảnh minh họa

ảnh minh họa

 

Ngày nay người ta cho rằng các biểu hiện ảnh hưởng lên đường hô hấp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản không chỉ do hít phải chất trào ngược mà còn có thể do phản xạ co thắt thanh quản hoặc phế quản vì dịch vị đã kích thích vào các thụ cảm thần kinh ở thực quản, thanh quản, dây X. Triệu chứng của bệnh trào ngược dịch vị dạ dày lên thực quản họng lâm sàng rất đa dạng bao gồm viêm phổi hoặc áp xe phổi do hít, co thắt thanh quản, ho mạn tính, nghẹt thờ, thở khò khè ( hay gặp ở trẻ nhỏ hơn người lớn). Tuy nhiên, các triệu chứng đặc hiệu là các ổ viêm tái diễn ở thùy giữa bên phải phổi và ho kéo dài chủ yếu vào ban đêm. Nguyên nhân gây axit trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn Đối với người lớn thường có tỉ lệ mắc bệnh trào ngược axit dạ dày thực quản cao hơn trẻ em vì họ thường có những thói quen sinh hoạt không điều độ, gặp phải nhiều áp lực, mệt mỏi trong cuộc sống. Và dưới đây sẽ là một số những nguyên nhân được điều tra đối với tình trạng bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn.

3. Các nguyên nhân chính gây bệnh:

– Do áp lực công việc dẫn đến căng thẳng kéo dài: Hiện nay, người trưởng thành thường quá bận rộn đối với công việc và học tập. Yêu cầu được đặt ra quá cao khiến họ phải không ngừng nỗ lực gây nên mệt mỏi, căng thẳng. Thời gian ngủ nghỉ không đúng dẫn đến sinh hoạt bị đảo lộn. Khi căng thẳng kéo dài sẽ khiến cho cơ thể sản sinh thêm nhiều dịch axit HCL và Pepsine từ đó khiến cho axit HCL dễ dàng tấn công niêm mạc dạ dày gây nên chứng trào ngược dạ dày hơn.

– Chế độ ăn uống không khoa học: Không những thế, công việc bận rộn, thức ăn nhanh cũng trở thành xu thế hiện nay khi mà có quá nhiều người ưa chuộng chúng. Phần lớn các loại thức ăn nhanh đều là các đồ dầu mỡ, chiên xào, cay nóng cũng là điều kiện khiến gia tăng thêm việc sản sinh axit có trong dạ dày. Nhiều người còn có thói quen bỏ bữa, ăn không đúng giờ hay trong quá trình ăn nhại vội, chưa kỹ khiến cho thức ăn không được nghiền nát mà đã đưa xuống dạ dày giúp dạ dày phải hoạt động nhiều hơn thông thường.

– Việc sử dụng các loại chất kích thích cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng này khi mà hiện nay người ta thường sử dụng quá nhiều thuốc lá, rượu bia hay cafe trong cuộc sống hằng ngày. Một số khác lại sử dụng đồ uống có gas, nước ngọt quá nhiều. Sử dụng các loại thuốc khác: Một số các loại thuốc được sử dụng như aspirin, ibuprofen và các loại thuốc huyết áp có xu hướng sản sinh ra nhiều axit hơn trong dạ dày và cũng làm giảm dung tích van phân cách đường ống thực quản và dạ dày để mở và đóng hiệu quả, do đó trực tiếp dẫn đến trào ngược axit.

– Dư thừa cân nặng, béo phì:

Đời sống được nâng lên cũng khiến cho hiện nay có rất nhiều người bị béo phì, dư thừa cân nặng. Điều này cũng khiến cho mỡ ở vùng bụng quá dày gây áp lực lên dạ dày tạo điều kiện khiến cho axit trào ngược lên thực quản gây cảm giác nóng rát ở cổ họng.

>>>> Tham khảo thêm: Nguyên Nhân Gây Trào Ngược Dạ Dày

4. Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Hầu hết thông qua các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì khó có thể phân biệt được với các căn bệnh liên quan đến dạ dày khác. Tuy nhiên, căn bệnh này cũng thường xuất hiện các triệu chứng đặc biệt. Với những người khi mắc phải căn bệnh này thường dễ gặp phải những triệu chứng sau:

ảnh minh họa

ảnh minh họa

 

Thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: Đây là biểu hiện rõ rệt nhất của người mới mắc chứng bệnh trào ngược dạ dày. Thông thường, việc gặp phải hiện tượng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua là do người mắc dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản ăn quá no hay ăn các thực phẩm khó tiêu. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài quá lâu thì đó chính là biểu hiện của căn bệnh này

– Đau tức ngực: Khi người bệnh gặp phải các hiện tượng đau tức ngực có thể gặp phải cơn đau dữ dội lan ra đằng sau lưng và cả cánh tay gây nên mệt mỏi. Những cơn đau tức ngực này thường là do sự co thắt cơ xung quanh ống thực quản.

– Buồn nôn: Khi thức ăn hay dịch vị ở dạ dày trào ngược lên thực quản rất dễ khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, khi đó trẻ rất dễ gặp phải tình trạng nôn ói và không muốn ăn.

– Đắng miệng: Đây là điều hiển nhiên đối với người mắc chứng bệnh này khi mà thức ăn hay dịch vị trào ngược lại qua dạ dày đặc biệt khi đó lại là dịch mật thì thường khiến cho chúng ta có cảm giác thấy đắng miệng.

– Đau họng: Khi hiện tượng này xảy ra thường xuyên sẽ gây tổn thương niêm mạc thực quản và từ đó khiến cho người bệnh có cảm giác đau họng. Niêm mạc thực quản sau khi bị tổn thương lành lại sẽ để lại sẹo gây chít hẹp thực quản làm tăng cảm giác đau họng hơn đối với người bệnh. Y học nhận biết dấu hiệu, biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản Ngoài việc nhận biết dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản qua các biểu hiện của nó thì người có nguy cơ hay đang mang nỗi lo lắng sợ mắc phải căn bệnh này còn có thể đi khám để được các công cụ y học hiện đại phát hiện sớm căn bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời nhất. Thông qua các cách mà y học ứng dụng người bệnh có thể dễ dàng nhận biết được căn bệnh của mình:

– Nội soi dạ dày là phương pháp mà các y bác sĩ sử dụng để có thể nhận biết được ăn bệnh này.

Thông qua các dụng cụ y học hiện đại mà ta có thể phát hiện ra được các vết viêm loét ở dạ dày mà thực quản từ đó phát hiện được mức độ và tình trạng của người bệnh khi mắc phải căn bệnh này.

– Đo áp lực của cơ thắt thực quản cũng là một phương pháp được y học ứng dụng trong việc phát hiện ra các bệnh liên quan đến dạ dày. Tuy nhiên, phương pháp này có độ chính xác không cao do sự thay đổi về áp lực và cử động hô hấp,..

– Ngoài ra, còn một phương pháp nữa được sử dụng đó chính là đo độ PH của thực quản. Nhưng phương pháp này cũng có nhược điểm đó là không thể phát hiện được vị trí viêm loét của dạ dày hay thực quản. Biến chứng của bệnh bao tử trào ngược Bệnh bao tử trào ngược dẫn đến viêm, loét thực quản, nếu nặng và kéo dài sẽ đưa đến hẹp thực quản. Viêm loét thực quản cũng có thể gây chảy máu đường tiêu hóa cao, thường biểu hiện bằng nôn ra máu, đi ngoài phân đen.

ảnh minh họa

ảnh minh họa

 

Bệnh bao tử trào ngược diễn ra trong một thời gian lâu làm cho niêm mạc thực quản biến đổi tựa như niêm mạc ruột, gọi là Barrett thực quản. Barrett thực quản là tổn thương tiền ung thư, có thể chuyển thành ung thư thực quản. Khi đã chuyển thành barrett thực quản thì không thể điều trị hết bằng thuốc, mà cần theo dõi kỹ bằng nội soi, nếu có dấu hiệu nguy cơ cao chuyển sang ung thư thì can thiệp bằng thủ thuật hoặc là phẫu thuật. Ở một số bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và người già có thể gây nên viêm phổi do hít dịch trào ngược vào đường thở. Hệ lụy khi không chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản Trào ngược dịch vị dạ dày thực quản được biết đến là căn bệnh tiêu hóa mãn tính khi các dịch vị bao gồm axit hay dịch mật có trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản gây nên một số các biểu hiện đặc biệt là ợ nóng, đau rát cổ họng, tức ngực, buồn nôn,…

Tuy là căn bệnh phổ biến nhưng nếu như không chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản kịp thời sẽ khiến cho người bệnh mắc phải căn bệnh này gặp phải những biến chứng rất nguy hiểm liên quan đến thực quản như: Viêm loét, chảy máu thực quản: Đây chính là hệ lụy của việc không chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản kịp thời. Khi mà axit hay dịch mật có trong dạ dày trào ngược lên thực quản với tần suất lớn sẽ khiến cho axit tiếp xúc trực tiếp với thực quản làm bào mòn đi lớp niêm mạc gây ra hiện tượng viêm loét. Các vết loét này có nguy cơ bị xuất huyết gây nên cảm giác đau buốt và khiến cho người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc nuốt thức ăn qua thực quản. Ung thư thực quản: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất đối với người bệnh khi mà căn bệnh đã đi đến giai đoạn cuối mà không kịp thời phát hiện và chữa trị. Trên thế giới mỗi năm có hàng nghìn ca mắc phải căn bệnh ung thư thực quản. Thường thấy khi người bệnh được các bác sĩ chuẩn đoán mắc bệnh vào giai đoạn cuối. Tuy có cắt bỏ khối u này thì tỷ lệ sống thêm cũng không lớn. Hẹp thực quản: Khi các mô sẹo được lành lại thì chúng sẽ thu hẹp thực quản và khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt, ăn uống khó khăn hơn.

5. Bị trào ngược dạ dày thực quản điều trị bằng thuốc gì?

Khi người bệnh cảm thấy có mắc những dấu hiệu và biểu hiện của căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì thường cảm thấy lo lắng, khó chịu trong bụng và không biết khi bị trào ngược dạ dày thực quản điều trị bằng thuốc gì cho an toàn, hiệu quả và cải thiện được bệnh tình của mình một cách nhanh chóng nhất. Hiện nay, đối với một số người bệnh có dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản nhẹ thì nên đi khám bác sĩ ngay từ đầu để được khám, tư vấn và điều trị giúp đẩy lùi bệnh tình trong thời gian ngắn mà không bị để lại biến chứng lâu dài. Không những thế người bệnh cũng có thể ăn uống các thực phẩm bổ sung như các sản phẩm tinh bột nghệ nano. Các sản phẩm này có thể hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày rất tốt, mang đến hiệu quả cao và được rất nhiều người mắc các bệnh về dạ dày hiện nay tin dùng.

>>>> Tìm hiểu thêm: Thuốc Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày – Tác Dụng Và Lưu Ý

ảnh minh họa

ảnh minh họa

 

Ngoài ra người bệnh còn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian tại nhà. Ăn uống khoa học và có kế hoạch nghỉ ngơi điều độ nhất để có thể dễ dàng cải thiện bệnh tình của mình hơn. Nếu người bệnh đã mắc bệnh lâu năm mà không kịp thời chữa trị sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy khó lường khiến căn bệnh trở nên trầm trọng hơn và không thể nào chữa trị dứt điểm. Khi đó bạn nên đến bác sĩ để có thể điều trị lâu dài và có những phương pháp điều trị phù hợp trong y khoa. Các cách điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản Khi hiểu hết được những nguy cơ mà căn bệnh này mang đến cho người bệnh cũng như tầm quan trọng của việc cách điều trị hội chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản sớm đối với người bệnh thì dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn có thể dễ dàng điều trị căn bệnh này qua một số các phương thuốc dân gian tại nhà đơn giản sau: Từ xa xưa ông cha ta đã đúc kết ra được rất nhiều những phương thuốc dân gian hỗ trợ việc chữa trị bệnh trào ngược dạ dày. Vậy thì các phương thuốc được biết đến đó là gì:

– Sử dụng nghệ vàng: Từ lâu nghệ đã là một trong những vị thuốc đông y được sử dụng thường xuyên trong việc chữa trị các bệnh về dạ dày. Không chỉ hỗ trợ chữa trị các vết thương, giúp làm mờ sẹo mà trong củ nghệ có chứa những tinh chất hỗ trợ đường tiêu hóa và thúc đẩy quá trình co bóp của dạ dày, giúp giảm sự tiết axit có trong dạ dày. Nhờ có hoạt chất cucumin chứa trong những củ nghệ giúp ngăn chặn viêm nhiễm và chống lại các nguyên nhân gây trào ngược dạ dày. Ngoài ra, trong củ nghệ còn có hoạt chất chống oxy hóa cao, hỗ trợ đào thải chất độc có trong cơ thể.

– Gừng tươi: Gừng cũng là một phương thuốc hỗ trợ các bệnh về dạ dày rất tốt. Bạn có thể sử dụng gừng để có thể dễ dàng giảm bớt các triệu chứng buồn nôn khi bị bệnh trào ngược dạ dày rất tốt. Các tinh chất chứa trong củ gừng sẽ giúp cho dạ dày giảm lượng axit tiết ra, trung hòa axit trong dạ dày và hỗ trợ thúc đẩy tiêu hóa.

>>>> Tham khảo thêm: Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Bằng Đông Y Hiệu Quả Ra Sao

Dùng Gừng điều trị bệnh dạ dày

Dùng Gừng điều trị bệnh dạ dày

 

Sử dụng đu đủ trong việc chữa trị bệnh này cũng mang đến hiệu quả cao cho người bệnh vì trong đu đủ có chứa những tinh chất là các loại men tiêu hủy protein hỗ trợ phân giải protein thành các axit amin giúp điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn. Không những thế đu đủ còn chứa enzym papain giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn chứa nhiều tinh bột và chất béo một cách dễ dàng. Kali có trong đu đủ còn giúp cung cấp các vi khuẩn có lợi hơn trong dạ dày hỗ trợ việc điều trị các bệnh về dạ dày rất tốt.

– Bạn không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, tránh chocolate, cafe, trà, ngưng hút thuốc lá. Những thực phẩm này kích thích tạo axit, đồng thời làm suy yếu cơ chế bảo vệ của cơ thắt thực quản.

– Tránh những thực phẩm có tính axit cao: hầu hết các loại hoa quả (đặc biệt là chanh), cà chua, thạch, nước sốt, các loại gia vị cay (cà ri, hạt tiêu, mù tạc…). Hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo.

– Thay đổi thói quen ăn uống để điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả: Không ăn bữa ăn quá no, nên chia làm nhiều bữa ăn ít hơn, không ăn muộn vào buổi tối, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn.

– Liệu pháp tư thế: Đây là biện pháp dễ thực hiện bằng cách kê đầu giường cao hơn khoảng 10 – 15 cm nhằm tạo một độ dốc nhất định, làm giảm tối thiểu sự trào ngược của dịch dạ dày.

>>>> Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Nằm Nghiêng Bên Nào Mới Tốt? Một Số Mẹo Điều Trị Hay

Chữa trào ngược dạ dày bằng cách kê cao đầu

Chữa trào ngược dạ dày bằng cách kê cao đầu

– Ngoài ra để điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả cũng cần phải giảm stress và không mặc quần áo quá chật. – Giảm cân nếu thừa cân, béo phì. – Ngưng các thuốc kích thích dạ dày. Tránh các thuốc nếu có thể: chẹn kênh canxi, theophylline, kháng cholinergic, chẹn beta… được coi là những nhân tố làm tăng axit dạ dày. Viên sủi Nano Curumin hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược hiệu quả gấp 40 lần Sản phẩm SCurma Fizzy – Viên sủi Nano Curcumin đầu tiên tại Việt Nam – là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học của viện Hàn Lâm Khoa Học Công Nghệ Việt Nam, ĐH Quốc gia Hà Nội và các cơ sở uy tín với công dụng:

– Chống oxy hóa, phòng ngừa bệnh tật, ung thư.

– Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm loét dạ dày, tá tràng.

– Giúp làm đẹp da từ bên trong, nhanh liền sẹo.

– Phục hồi sức khỏe, làm đẹp da sau sinh.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091