Trào Ngược Dạ Dày Nằm Nghiêng Bên Nào Mới Tốt

Trào Ngược Dạ Dày Nằm Nghiêng Bên Nào Mới Tốt

Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào mới tốt? Một số mẹo điều trị hay 

Trào ngược dạ dày có mối tác động qua lại với giấc ngủ hàng ngày của. Nó có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng bất lợi đến cuộc sống và mối tương quan với tư thế ngủ. Vậy trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào mới tốt? Nằm nghiêng hay thẳng là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Hôm nay đến với bài viết này, hãy cùng Scurma Fizzy và Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng – Trưởng khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện Nhân dân 115 – Thành phố Hồ Chí Minh để cùng chia sẻ về chủ đề trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào mới tốt và chia sẻ về một số mẹo hỗ trợ cải thiện triệu chứng trào ngược hiệu quả.

Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào mới tốt Một số mẹo điều trị hay

Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào mới tốt? Một số mẹo điều trị hay

1.Tổng quát về bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày hay còn gọi là trào ngược acid dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp với các triệu chứng điển hình như ợ nóng, ợ chua, ợ hơi; dễ bị người bệnh coi nhẹ và bỏ qua. Theo thống kê của Viện Quốc gia về bệnh tiểu đường và tiêu hóa, bệnh thận (NIDDK), trào ngược dạ dày có tỷ lệ mắc ở 20% người dân ở Hoa Kỳ. Tỷ lệ phổ biến khoảng 10-20% người dân bị bệnh lý này ở các nước phương Tây. Trong khi đó, tỷ lệ này thấp hơn ở người dân cử các nước Châu Á, chỉ dưới 5%. Như vậy, bệnh lý đường tiêu hóa này phổ biến ở các nước phương Tây hơn Châu Á.

Trào ngược dạ dày là một trong những tình trạng bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến được bác sĩ chẩn đoán.

1.1 Khái niệm

Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng acid từ dạ dày thường xuyên đi ngược lên hay trào ngược lên thực quản thậm chí là cao hơn gây ra các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.  

Hầu hết trào ngược xuất hiện rất phổ biến tùy từng thời điểm. Trào ngược dạ dày với các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, ợ nóng có xuất hiện thỉnh thoảng và thường nhẹ, không thường xuyên trên người bình thường và tụ biến mất. Tuy nhiên khi các triệu chứng xuất hiện với tần suất thường xuyên hơn thì có xu hướng nghi ngờ là bệnh lý liên quan đến trào ngược dạ dày. Vậy làm thế nào để phân biệt trào ngược dạ dày bệnh lý và sinh lý?

Khi bạn xuất hiện triệu chứng trào ngược acid ít nhất 1 lần trong một tuần thì nghi ngờ bạn đã bị trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ hoặc xảy ra trào ngược ít nhất 2 lần trong tuần và các triệu chứng nghiêm trọng và khó chịu hơn thì bạn có thể đã bị trào ngược dạ dày ở mức độ trung bình hoặc nặng.

>>>> Tìm hiểu thêm: Cơ Chế Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản – 6 Vấn Đề Hữu Ích Bạn Nên Biết

1.2 Triệu chứng

Các triệu chứng của trào ngược

Các triệu chứng của trào ngược

Bệnh lý trào ngược dạ dày là bệnh lý mạn tính gây nên bởi tình trạng acid dạ dày đi ngược với đường đi một cách bất thường. Các triệu chứng bệnh chủ yếu gây ra bởi sự tấn công của acid trong thành phần của dịch vị lên niêm mạc thực quản gây ra các kích ứng tại chỗ và tổn thương. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý sẽ diễn biến ngày càng nghiêm trọng với các biến chứng khó lường. Các triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày:

  • Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua là các triệu chứng điển hình trong trào ngược dạ dày. Triệu chứng được mô tả với cảm giác nóng rát vùng sau cổ, sau xương ức hoặc cảm giác đau xiên ra sau lưng hoặc có thể trào ngược lên cả họng, thanh quản để lại cảm giác chua, đắng trong khoang miệng. Đặc biệt thường xuyên xảy ra sau khi ăn no hoặc nằm ở tư thế nằm nghiêng hay cúi người về phía trước. Triệu chứng xảy ra do sự kích thích các đầu mút thần kinh ở thực quản và sự tổn thương các tế bào niêm mạc thực quản bởi sự “ăn mòn” của acid trong dịch vị.
  • Buồn nôn và nôn: là triệu chứng trong trào ngược dạ dày, là kết quả do các đầu mút thần kinh thực quản bị kích thích bởi dịch vị hay thực phẩm bị trào ngược lên gây cảm giác buồn nôn và nôn cho người bệnh.
  • Khó nuốt: là triệu chứng khi tình trạng trào ngược với tần suất lớn, thường xuyên. Thành phần acid trong dịch vị trào ngược gây tổn thương các tế bào niêm mạc thực quản, gây sưng nóng, phù nề, thậm chí là viêm; gầy chít hẹp đường kính thực quản, gây cản trở đường đi của thức ăn và dẫn đến tình trạng khó nuốt.
  • Ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể xuất hiện một số triệu chứng trào ngược dạ dày khác, không điển hình như ho, khàn tiếng, đau họng, tức ngực lan tỏa, ho khan mãn tính, hen, viêm thanh quản, mòn men răng, bệnh nướu miệng…

Nếu trào ngược dạ dày không được điều trị thích hợp có thể dẫn đến biến chứng rất nguy hiểm tại đường tiêu hóa như viêm thực quản (tình trạng gây nên bởi niêm mạc thực quản bị kích thích và viêm nhiễm); hẹp thực quản, Barrett thực quản và nguy hiểm hơn nữa có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản trên người bệnh.

1.3 Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày xảy ra do phần trên của hệ thống tiêu hóa hoạt động bất thường do tác động của một số nguyên nhân nào đó, khiến cho các chất trong dạ dày (bao gồm, dịch vị, thực phẩm chưa kịp tiêu hóa, vị trấp) trào ngược lên thực quản.

Trào ngược dạ dày có thể xảy ra do nguyên nhân bất thường bệnh lý tại thực quản (thoái hóa cơ thắt dưới thực quản; sự quá tải acid dạ dày; khiếm khuyết nhu động thực quản) hoặc do tác động từ bên ngoài (thực phẩm, thói quen sinh hoạt, ăn uống kém lành mạnh).

  • Rối loạn chức năng cơ thắt dưới thực quản: cơ thắt dưới thực quản (LES) là một dải cơ vòng ở đoạn cuối thực quản, vị trí nối với dạ dày. Cơ thắt dưới thực quản với vai trò như một “van” đóng, mở thông với dạ dày. Trong điều kiện bình thường, nó sẽ kiểm soát việc đóng và mở ra khi bạn nuốt; khi thức ăn từ thực quản xuống nó sẽ mở ra và đóng lại ngay lập tức để ngăn cản sự quay ngược trở lại của thức ăn lên. Ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, hoạt động của hệ thống cơ này không đúng cách, làm cho “van” dạ dày không khép lại được hoặc khép lại không kín. Cho phép dịch tiêu hóa (Acid clohydric, pepsin, enzyme tiêu hóa,…) hay các chất tiêu hóa trào ngược lên ống thực quản và gây ra bệnh lý.
  • Khiếm khuyết nhu động thực quản: hệ thống log quét chuyển trên niêm mạc thực quản luôn hoạt động với vai trò làm sạch các thành phần acid trong dịch vị thường xuyên và nhanh chóng, hạn chế tổn thương gây ra bởi các sự tấn công của acid. Trên người bị trào ngược dạ dày, hệ thống lông chuyển này bị giảm nhu động một cách đáng kể, dẫn đến làm giảm thanh thải dịch vị, tăng cường sự tổn thương thực quản.
  • Sự quá tải nồng độ acid dạ dày: có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến một số bệnh lý dạ dày thường gặp điển hình là viêm loét dạ dày- tá tràng; ung thư dạ dày.
  •  Hoặc do tác động bất lợi của một số thuốc như thuốc kháng cholinergic, benzodiazepine, Thuốc kháng viêm không steroid, aspirin, nitroglycerin,…
  • Thói quen ăn uống và sinh hoạt cũng ảnh hưởng tác động là tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày thực quản.

>>>> Đọc thêm: Bị Ho Do Trào Ngược Dạ Dày Liệu Có Nguy Hiểm

2. Bị trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào mới tốt?

Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào mới tốt?

Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào mới tốt?

Các triệu chứng của trào ngược dạ dày có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, vào ban đêm các triệu chứng có xu hướng xảy ra thường xuyên và trầm trọng hơn và có mối quan hệ với tư thế ngủ của người bệnh. Trào ngược dạ dày được coi là một trong những nguyên nhân thường gặp có ảnh hưởng gây ra các vấn đề giấc ngủ trên người bệnh. Kết luận này được rút ra từ một cuộc thăm dò quốc gia về tình trạng giấc ngủ ở nước Mỹ tiến hành năm 2001 của National Sleep Foundation. 

Trong một cuộc khảo sát ở người bị trào ngược dạ dày có xuất hiện triệu chứng ợ chua, ợ nóng có hơn 60% người bệnh bị ảnh hưởng đến giấc ngủ của họ và hơn 30% người bệnh bị các triệu chứng ảnh hưởng đến hoạt động vào ban ngày.

Vậy tại sao trào ngược dạ dày lại thường xuyên xảy ra vào ban đêm? Mối liên quan nào giữa trào ngược dạ dày và giấc ngủ?

2.1 Mối liên quan của trào ngược dạ dày về đêm

Trào ngược dạ dày về đêm

Trào ngược dạ dày về đêm

Trào ngược dạ dày thường xuyên xảy ra vào ban đêm nhiều hơn vào ban ngày và các triệu chứng thường xảy ra trầm trọng hơn. Bởi lẽ vào ban đêm, hệ thống bài tiết của dạ dày hoạt động mạnh hơn, khối lượng dịch vị bài tiết ra cũng nhiều hơn. Dạ dày tăng hoạt động co bóp và nhu động dạ dày cũng tăng lên. Đặc biệt, điều này sẽ càng tăng lên khi lượng thức ăn tiêu thụ vào bữa tối tăng lên, bắt buộc dạ dày phải tăng cường hoạt động và chịu áp lực khá lớn. 

Một số nghiên cứu cũng đã xác định được mối liên quan giữa trào ngược dạ dày và chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Trào ngược dạ dày có thể ảnh hưởng đến đường thở và khả năng thở bình thường, có thể là nguyên nhân gây ra các cơn ngừng thở vào ban đêm. Và ngược lại, những người ngừng thở vào ban đêm thường phát hiện các triệu chứng trào ngược dạ dày. Thiếu ngủ do ngừng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ dễ dàng bị trào ngược dạ dày.

>>>> Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Dạ Dày Ban Đêm Là Gì Và Cách Để Cải Thiện Giấc Ngủ

2.2 Ảnh hưởng của ” trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào” đến bệnh

 Tác động của tư thế khi ngủ có vai trò quan trọng trên bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho acid trong dịch vị dễ dàng trào ngược lên thực quản. Bình thường, ở tư thế đứng, dưới tác động của trọng lực từ trên xuống giúp làm giảm sự trào ngược dịch vị lên thực quản. Tuy nhiên khi ở tư thế nằm, ảnh hưởng của trọng lực biến mất đi. Ngoài ra, khi nằm sai tư thế ảnh hưởng không tốt làm cơ vòng thực quản dưới yếu đi.

Việc tăng cường bài tiết và nhu động dạ dày về đêm kết hợp với sự mất đi của trọng lực và ảnh hưởng xấu của tư thế đến cơ vòng thực quản dưới đã tạo điều kiện thuận lợi dịch vị dư thừa bị đẩy ngược lên thực quản và vòm họng. Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản với các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, đau rát lan tỏa khắp ngực, ho…bùng phát sau khi nằm xuống có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, gây gián đoạn giấc ngủ về đêm, gây ra các ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ. 

Vậy bệnh nhân trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào mới tốt?

2.3. Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào?

Vấn đề lựa chọn tư thế nằm có vai trò quan trọng giúp làm cải thiện đáng kể triệu chứng của trào ngược cũng như là chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Sau đây, chuyên gia Scurma Fizzy sẽ giới thiệu đến bạn một số tư thế nằm tốt cho trào ngược và tư thế ngủ nên tránh.

2.3.1. Nằm ngửa kèm gối cao giúp giảm trào ngược dạ dày

Tư thể nằm ngửa kèm gối cao

Tư thể nằm ngửa kèm gối cao

Tư thế nằm ngửa không tốt cho người bị trào ngược dạ dày nhưng nằm ngửa kết hợp với gối cao đầu là tư thế tốt cho tình trạng trào ngược dạ dày và hệ tiêu hóa của bệnh nhân. Nâng cao đầu làm tăng độ dốc của thực quản và dạ dày, dạ dày ở vị trí thấp hơn, vì vậy, việc trào ngược dịch vị sẽ trở nên khó khăn hơn, giúp giảm sự trào ngược acid và các triệu chứng một cách hiệu quả.

Bạn nên lựa chọn các loại giường có khả năng điều chỉnh độ cao và nên nâng cao đầu giường lên khoảng 20-25 cm để đảm bảo thực quản luôn cao hơn dạ dày, tạo ưu thế về áp lực. Đây là biện pháp đã được y học chứng minh và nhiều bác sĩ khuyên áp dụng tại nhà đem lại hiệu quả tốt trên bệnh nhân bị trào ngược dạ dày về đêm. Không nên sử dụng bằng cách xếp chồng nhiều gối lên nhau vì điều này có thể ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp gây đau lưng hoặc vùng cổ.

2.3.2. Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào? Phải hay trái

Tư thế nằm nghiêng sang trái

Tư thế nằm nghiêng sang trái

Tư thế nằm ngủ nghiêng sang bên trái là tư thế được phần lớn bác sĩ khuyên áp dụng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Nằm nghiêng trái rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của dạ dày. 

Thực quản là cơ quan tiếp nối giữa khoang miệng và dạ dày, nằm ở vị trí trung tâm của cơ thể. Còn đặc điểm sinh lý của dạ dày là một cơ quan cong hình chữ J, với phần lớn thể tích nằm ở vùng hạ sườn trái phần bụng trên. Vì vậy, vị trí của cơ thể có ảnh hưởng nhất định đến mức độ trào ngược dạ dày của bệnh nhân.

Khi nằm nghiêng sang bên trái việc di chuyển thức ăn từ dạ dày xuống hệ thống tiêu hóa tiếp theo (tá tràng, ruột non, ruột già) dễ dàng và thuận tiện hơn. Giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa, hạn chế các rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra.

Đồng thời, việc nằm nghiêng sang trái cúng giúp cho thực quản có vị trí cao hơn so với dạ dày và tụy, đặc biệt là chỗ nối giữa dạ dày và thực quản giữ được ở vị trí cao hơn. Từ đó, gây cản trở sự trào ngược acid dạ dày lên thực quản, giúp cải thiện các triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, ho khan,.. của trào ngược dạ dày, đặc biệt là vào ban đêm.

Ngoài các hiệu quả giúp cải thiện nhanh chóng và hiệu quả các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản về đêm. Tư thế nằm ngủ nghiêng bên trái cũng có nhiều tác động có lợi khác; bao gồm:

  • Tăng cường hoạt động của hệ bạch huyết, cải thiện sự lưu thông hệ thống mạch bạch huyết được dễ dàng hơn, giúp tăng cường hoạt động của chức năng của hệ bạch huyết.
  • Ảnh hưởng tích cực lên hoạt động của hệ tim mạch. Tim là một trong những cơ quan chủ đao của hệ tuần hoàn trong cơ thể, có vai trò co bóp và tống máu đi nuôi dưỡng tất cả các cơ quan trong cơ thể. Tim nằm ở lòng ngực hơi chếch về bên trái. Vì vậy việc nằm nghiêng về bên trái giúp làm giảm áp lực đối với tim từ tuần hoàn ngoại vi, giúp tim thực hiện chức năng tống máu được một cách dễ dàng hơn, thuận lợi hơn, giúp hỗ trợ công năng cơ tim.
  • Giúp hỗ trợ cải thiện các hiện tượng ngáy ngủ, ngưng thở khi ngủ; giúp tăng cường chất giấc ngủ, cải thiện giấc ngủ một cách hiệu quả.

2.3.3. Trào ngược dạ dày tránh nằm nghiêng bên phải

Tránh nằm ngủ nghiêng sang bên phải

Tránh nằm ngủ nghiêng sang bên phải

Cần hạn chế nằm ngủ nghiêng sang bên phải do tư thế này làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày trên bệnh nhân, gây ra các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, ho khan…gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ. Khi nằm nghiêng sang bên phải làm cho thực quản và dạ dày gần như nằm trên một đường thẳng, cơ thắt thực quản dưới nằm ở vị trí thấp hơn với dạ dày, tạo cơ hội thuận cho dịch vị trào ngược lên thực quản. Từ đó, làm nặng thêm tình trạng trào ngược dạ dày về đêm.

Đặc biệt tư thế nằm nghiêng sang phải còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt đối với phụ nữ có thai do tăng cường áp lực đè nén lên hệ thống tuần hoàn và các cơ quan trong ổ bụng, gây cản trở lưu thông mạch máu.

2.3.4 Nằm ngủ ở tư thế úp sấp ảnh hưởng không tốt đến trào ngược dạ dày

Tránh nằm ngủ ở tư thế sấp

Tránh nằm ngủ ở tư thế sấp

Tư thế nằm úp sấp gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là ở người bị thừa cân, béo phì. Tư thể nào làm tăng áp lực trọng lượng lên hệ thống tim mạch, hô hấp gây cản trở hệ thống tuần hoàn. Đồng thời, tạo áp lực lớn lên dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho acid dạ dày hay thức ăn trào ngược trở lại đường thực quản.

3. Một số mẹo điều trị trào ngược dạ dày tại nhà

3.1 Các yếu tố nguy cơ của trào ngược dạ dày

Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản có mối liên quan nhất định với thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng hoạt hàng ngày của người bệnh. Một số yếu tố nguy cơ góp phần làm tăng nguy cơ phát triển của bệnh trào ngược dạ dày. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều có các yếu tố nguy cơ này sẽ tiến triển thành trào ngược dạ dày và ngược lại, không phải tất cả mọi người bệnh bị trào ngược dạ dày đều có các yếu tố nguy cơ này.

  • Béo phì, thừa cân: chưa tìm ra nguyên nhân và mối tương quan giữa thừa cân và bệnh trào ngược nhưng ở những người béo phì có tỷ lệ mắc bệnh lý này cao hơn người bình thường.
  • Hút thuốc lá là thói quen không tốt ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là thực quản trong bệnh lý trào ngược dạ dày. Các thành phần trong khói thuốc lá có thể là nguyên nhân gây rối loạn hoạt động của cơ thắt thực quản dưới, hệ thống lông chuyển, làm chậm quá trình thanh thải acid.
  • Tác dụng không mong muốn của thuốc như thuốc kháng viêm không steroid, thuốc an thần kinh nhóm benzodiazepin, aspirin, ibuprofen…
  • Chế độ ăn uống kém khoa học: một số thực phẩm, đồ uống là nguyên nhân gây tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản trên người bệnh như cà chua, giám, quýt, cam, cà phê, bạc hà và socola. Các loại thực phẩm có nhiều gia vị, tính chất cay nóng hay chiên rán nhiều dầu mỡ cũng làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày.
  • Mang thai: phụ nữ có thai có nguy cơ bị chứng trào ngược dạ dày cao hơn bình thường do sự thay đổi về hàm lượng nội tiết tố, hormone trong cơ thể và sự phát triển của thai nhi gây các rối loạn chức năng hệ thống tiêu hóa nhất định, gây tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Rượu, bia: đây là các chất lỏng tác động đến quá trình tháo rỗng của dạ dày và thực quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sự trào ngược dịch vị.
  • Các thói quen sinh hoạt thiếu tính khoa học như nằm nghỉ ngơi ngay sau khi ăn hoặc vận động mạnh, tắm rửa ngay sau khi ăn.
  • Thoát vị Hiatal là tình trạng bệnh lý dạ dày đặc trưng bởi sự di chuyển bất thường của dạ dày lên trên phía trên cơ hoành trong cơ thể và đến vị trí tạo điều kiện thuận lợi cho acid dạ dày đi ngược lên thực quản một cách dễ dàng hơn, làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.

>>>> Tham khảo ngay: Thuốc Đông Y Trào Ngược Dạ Dày Nên Sử Dụng Để Điều Trị

3.2 Các mẹo giúp kiểm soát trào ngược dạ dày tại nhà

3.2.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống

Ekta Gupta, MBBS, MD, một bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Johns Hopkins Medicine chia sẻ rằng: “Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng trào ngược acid dạ dày và là phương pháp điều trị đầu tiên được áp dụng cho người bị trào ngược dạ dày”.

Giảm cân có tác động có lợi đến triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Do béo phì làm tăng áp lực dạ dày, đặc biệt là cơ vòng thực quản dưới, làm tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày. Do đó, giảm cân là hoạt động cần thiết và có ích giúp cải thiện các triệu chứng của trào ngược.

Ekta Gupta cũng cho biết rằng: “Thực phẩm thường được biết là tác nhân gây ợ nóng khiến cơ vòng thực quản giãn ra và trì hoãn quá trình tiêu hóa, làm thức ăn chậm tiêu hóa và nằm trong dạ dày lâu hơn”. Trong đó, thủ phẩm tồi tệ nhất là các loại có nhiều chất chéo, muối, gia vị như đồ chiên, nướng; thức ăn nhanh (như socola, thịt xông khói, xúc xích, thịt xiên, pizza,…); ớt cay; tiêu; đồ uống có gas và một số loại thực phẩm khác như cam, quýt, cà chua, các loại trái cây có mùi, bạc hà. 

Tránh sử dụng các chất kích thích, tránh uống rượu bia, cai thuốc hoặc hạn chế hút thuốc lá. Do thành phần của thuốc lá có Nicotin có thể tác động làm rối loạn hoạt động của cơ vòng thực quản dưới. Bạn nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng giúp thư giãn, giảm căng thẳng hiệu quả như tập thể dục, đi bộ, tập yoga, ngồi thiền.

3.2.2 Giảm áp lực dạ dày

Ekta Gupta, MBBS, MD, một bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Johns Hopkins Medicine khẳng định răng “ Điều độ là chìa khóa vì có thể các thực phẩm trên là sở thích khó có thể từ bỏ của nhiều người. Nhưng hãy cố gắng tránh ăn các thực phẩm này vào buổi tối, nhất là trước khi đi ngủ, để chúng không lưu lại dạ dày và sau đó trào ngược lên thực quản khi bạn nằm xuống vào ban đêm. Bạn có thể ăn những bữa ăn nhỏ thường xuyên thay vì bữa ăn lớn, nặng hơn và tránh ăn tối muộn và đồ nhẹ trước khi đi ngủ”.

Tránh ăn khuya: dạ dày cũng cần có thời gian để thực hiện chức năng tiêu hóa. Ăn khuya làm tăng áp lực lên dạ dày, buộc dạ dày phải tăng cường hoạt động cả về co bóp và tăng hoạt động bài tiết để thực hiện chức năng. Thói quen tốt nhất là không nên ăn trước 2 đến 3 giờ trước khi đi ngủ để giúp dạ dày có thời gian tiêu hóa và giảm nguy cơ xảy ra các triệu chứng trào ngược. Đủ thời gian để nồng độ acid dịch vị trở lại bình thường trước khi cơ thể đưa dạ dày vào vị trí dễ bị ợ chua, ợ nóng.

Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày tránh ăn quá no trong một bữa, làm tăng áp lực lên dạ dày. Đồng thời, nên tập thói quen ăn chậm và nhai kỹ.

Lựa chọn các loại trang phục rộng rãi, đêm lại sự thoải mái cho người bệnh trào ngược. Tránh sử dụng các phụ kiện bó chặt như thắt lưng, dây lưng làm tăng áp lực lên dạ dày, tăng nguy cơ gây ra các triệu chứng trào ngược không mong muốn.

>>>> Tìm hiểu ngay: Bị Trào Ngược Dạ Dày Uống Thuốc Gì Thì Hiệu Quả Nhất

3.2.3 Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên trái

Bạn nên lựa chọn giường có thể điều chỉnh được độ cao nhất định. Nâng cao đầu giường từ 20-25 cm và nằm nghiêng sang bên trái là tốt nhất. Hoặc có thể nâng cao đầu giường bằng cách đặt các miếng xốp dưới đầu đệm của bạn.

Tuyệt đối không nằm ngay sau khi ăn. Hãy chờ ít nhất là 2-3 giờ để dạ dày kịp tiêu hóa hết thức ăn đã tiêu thụ, giúp giảm nguy cơ trào ngược acid dạ dày.

3.3 Trào ngược dạ dày nên ăn gì?

Một số thực phẩm tốt với trào ngược dạ dày thực quản

Một số thực phẩm tốt với trào ngược dạ dày thực quản

Có rất nhiều thực phẩm tốt cho tình trạng trào ngược dạ dày, giúp ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển nặng thêm triệu chứng của trào ngược dạ dày. Sau đây, chuyên gia Scurma Fizzy sẽ giới thiệu đến bạn một số loại thực phẩm tốt cho tình trạng trào ngược dạ dày mà rất quen thuộc với mỗi gia đình và nên cần được dự trữ trong nhà bếp của bạn.

3.3.1 Bột yến mạch tốt cho trào ngược

Là một loại ngũ cốc nguyên hạt thuộc nhóm thực phẩm giàu chất xơ, có khả năng hút và trương nở mạnh giúp giảm lượng acid dư thừa trong dạ dày và làm cho bạn nhanh chóng có cảm giác no, làm giảm lượng thực phẩm dung nạp vào dạ dày, từ đó làm giúp giảm áp lực cho dạ dày.

3.3.2 Rau, củ, quả

Rau, củ, quả thuốc nhóm thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, đồng thời một số loại có tính kiềm và chứa hàm lượng nước cao. Có vai trò quan trọng, giúp trung hòa và pha loãng độ acid dạ dày, làm tăng độ pH dịch vị, làm nó kiềm hơn, từ đó, làm giảm các triệu chứng trào ngược do quá tải bài tiết acid. Một số thực phẩm được đánh giá là hiệu quả với trào ngược dạ dày là:

  • Rau: súp lơ, bông cải xanh, thì là, rau cần tây, rau diếp, trà thảo mộc, dưa chuột, đậu xanh, măng tây,cà rốt.
  • Củ, quả: khoai tây, khoai lang, chuối, dưa hấu, quả hạch, chuối.

3.3.3 Gừng

Gừng vừa là một loại gia vị rất quen thuộc với căn bếp của mỗi gia đình vừa là một loại dược thảo tốt với dạ dày. Giúp hỗ trợ tiêu hóa do nó có tính kiềm và khả năng chống viêm rất tốt và hiệu quả, giúp giảm nhanh chóng các kích ứng đường tiêu hóa. Đặc biệt, trà gừng có hiệu quả trong giảm triệu chứng ợ chua rất tốt.

>>>> Tham khảo thêm: Thực Đơn Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Thế Nào Là Hợp Lý

3.3.4 Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng là một lựa chọn tốt với bệnh nhân trào ngược dạ dày. Nhưng lòng đỏ trứng thì lại cần tránh xa do lòng đỏ có thành phần với hàm lượng chất béo cao, khó tiêu hóa đối với dạ dày.

Trào ngược dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bệnh biểu hiện bởi các triệu chứng rất đa dạng. Chúng tôi hy vọng bài viết “Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào mới tốt? Một số mẹo điều trị hay” với sự chia sẻ của TS. BS Lê Thị Tuyết Phượng, có thể giúp ích cho các bệnh nhân hiểu hơn về bệnh lý trào ngược dạ dày để, từ đó, biết được khi bị trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào mới tốt . Và một số mẹo khắc phục bằng cách kết hợp với chế độ chăm sóc tại nhà hợp lý giúp cải thiện triệu chứng của bệnh và sớm điều trị bệnh hiệu quả. Trong trường hợp bệnh nhân có bất cứ thắc mắc gì về bệnh hoặc gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, hãy liên hệ ngay với HOTLINE 1800 6091, đội ngũ bác sĩ, dược sĩ của Scurma Fizzy sẽ giải đáp mọi vấn đề liên quan đến tư thế nằm trên bệnh nhân bị trào ngược dạ dày.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091