11 Mẹo Chữa Đầy Bụng Đơn Giản Mang Lại Hiệu Quả Cao
Chứng đầy bụng, khó tiêu sau mỗi bữa ăn là vấn đề tiêu hóa không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy chứng đầy bụng không phải là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng nhưng nó gây nên nhiều phiền toái và khó chịu trong đời sống hằng ngày. Vì thế, mẹo chữa đầy bụng và cách khắc phục triệu chứng này đang được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin hữu ích nhất về vấn đề này.
1. Thế nào là chứng đầy bụng?
Đầy bụng là cảm giác bụng căng tức, cương lên, khó chịu sau mỗi bữa ăn. Triệu chứng này xảy ra khi đường tiêu hóa tích tụ nhiều khí thừa hoặc do sự rối loạn các cơ ở đường tiêu hóa.
Đầy bụng phổ biến ở mọi lứa tuổi bao gồm cả người lớn và trẻ em. Nó gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống, ảnh hưởng đến năng suất làm việc và cản trở việc tham gia các hoạt động giải trí, xã hội.
2. Nguyên nhân dẫn đến đầy bụng
2.1. Bụng tích tụ nhiều khí dư thừa
Khí là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất gây đầy hơi, đặc biệt là sau khi ăn. Khí tích tụ trong đường tiêu hóa khi các thức ăn không tiêu hóa được bị phân hủy hoặc khi người bệnh nuốt nhiều không khí thừa. Việc nuốt không khí xảy ra trong quá trình chúng ta ăn uống hằng ngày.
Một số người có thể nuốt không khí nhiều hơn bình thường nếu:
- Ăn hoặc uống quá nhanh
- Ăn kẹo cao su
- Hút thuốc lá
- Đeo răng giả lỏng lẻo
Ợ hơi và đầy hơi là hai triệu chứng phổ biến thể hiện tình trạng người bệnh nuốt nhiều không khí dư thừa. Ngoài ra, thời gian tháo rỗng dạ dày chậm hơn bình thường cũng gây nên chứng đầy bụng.
2.2. Vi khuẩn ở ruột non phát triển quá mức bình thường
Hầu hết những người khỏe mạnh có tương đối ít hại khuẩn trong ruột non. Những người đã phẫu thuật đường ruột hoặc người mắc hội chứng ruột kích thích làm lượng vi khuẩn trong ruột non phát triển quá mức bình thường, dẫn đến tình trạng đầy bụng nghiêm trọng hơn.
2.3. Lối sống thiếu khoa học
Lười vận động thể dục, thể thao, thường xuyên thức khuya, sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể là nguyên nhân góp phần gây nên chứng đầy hơi, chướng bụng.
Lười luyện tập thể thao khiến cơ bắp kém linh hoạt, hệ tiêu hóa giảm chức năng hoạt động. Thường xuyên thức khuya, ngủ dậy muộn, ngủ trái giờ giấc khiến đồng hồ sinh hoạt của cơ thể bị đảo lộn hoàn toàn. Các cơ quan của hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng, phá hủy từ từ, tác động lớn đến chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa.
2.4. Chứng rối loạn dạ dày
Tình trạng này khiến dạ dày chậm làm rỗng, có thể gây đầy hơi, buồn nôn và thậm chí là tắc ruột. Phụ nữ có nguy cơ mắc chứng liệt dạ dày cao gấp 4 lần nam giới và có tới 40% số người mắc bệnh tiểu đường cũng sẽ mắc bệnh này. Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm hiểu về tình trạng đó để xem liệu nó có thể có tác nhân gây viêm hoặc tự miễn dịch hay không.
2.5. Táo bón
Táo bón là nguyên nhân phổ biến góp phần dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu. Khi phân ở trong ruột già càng lâu thì vi khuẩn càng có nhiều thời gian để lên men, khiến hệ tiêu hóa trở nên khó chịu và tăng triệu chứng đầy hơi, chướng bụng.
2.6. Không dung nạp thực phẩm và kém hấp thu carbohydrat
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng thói quen ăn kiêng có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng ở bụng. Quá tải chất xơ từ lâu đã được coi là yếu tố làm trầm trọng thêm tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
Ngoài ra, không dung nạp lactose có thể góp phần phát triển các triệu chứng đầy bụng ở bệnh nhân. Trong ruột non, disaccharide được các enzym đường ruột phân tách thành monosaccharide, sau đó được hấp thu. Nếu quá trình này không được thực hiện, disaccharide đến ruột kết, lần lượt bị các enzym của vi khuẩn phân chia thành các axit và khí cacbonic chuỗi ngắn, điều này làm tăng lượng khí thừa tích tụ và gây ra đầy bụng ở bệnh nhân.
2.7. Chế độ ăn uống không hợp lí
Việc thường xuyên tiêu thụ các chất đạm, đường, dầu mỡ, khiến cơ thể không tiêu hóa chúng hoàn toàn được, dẫn đến tích tụ và tồn đọng trong hệ tiêu hóa. Sử dụng các thức ăn cay nóng, uống rượu bia thường xuyên, chế độ ăn thiếu chất xơ làm tác động xấu đến đường ruột, khiến đường ruột quá tải và gây nên chứng đầy bụng.
Một số loại thực phẩm làm tăng triệu chứng đầy hơi, chướng bụng như:
- Mơ, mận, súp lơ
- Kẹo cao su, kẹo nhai
- Lúa mì, hành tây, tỏi, các loại đậu
- Thực phẩm chứa lactose như sữa, sữa chua và kem
- Trái cây có chứa fructose (một loại đường có trong mật ong) như táo và lê
Ngoài ra, một số nguyên nhân về bệnh lý có thể khiến tăng tình trạng đầy bụng, chẳng hạn như:
- Hội chứng ruột kích thích (IBS)
- Bệnh viêm ruột
- Rối loạn tiêu hóa chức năng khác
- Ung thư (buồng trứng, dạ dày, đại tràng)
- Bệnh viêm vùng chậu (PID)
>>> Xem thêm: Làm Thế Nào Để Hết Đầy Bụng Nhanh Chóng
3. Triệu chứng đầy bụng
Triệu chứng điển hình của chứng đầy bụng là bụng căng tức, căng tròn, cảm giác đầy hơi trong bụng, đôi khi đi kèm là ợ hơi, đau âm ỉ và bụng sôi ùng ục. Những triệu chứng này có thể tự hết, hoặc giảm bớt khi người bệnh áp dụng các mẹo chữa đầy bụng tại nhà. Tuy nhiên, nếu đầy bụng đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng, thì rất có thể đây là vấn đề bệnh lý, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám và tìm ra nguyên nhân.
Các triệu chứng nghiêm trọng cần lưu ý là:
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Tiêu chảy
- Ợ chua
- Sốt (do một sự nhiễm trùng)
- Giảm cân rõ rệt không rõ nguyên nhân
- Chảy máu âm đạo (giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc nếu bạn đã mãn kinh)
Cần liên hệ ngay bác sĩ nếu bạn gặp tình trạng đầy bụng kèm một trong các triệu chứng trên.
4. Cách chẩn đoán chứng đầy bụng
Bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân gây đầy bụng của người bệnh thông qua việc khám sức khỏe tại các phòng khám. Bác sĩ sẽ đặt ra những câu hỏi về lối sống, chế độ ăn uống hằng ngày của bệnh nhân và đặc biệt là các triệu chứng điển hình mà bệnh nhân gặp phải. Họ sẽ muốn biết liệu tình trạng đầy bụng của người bệnh là thỉnh thoảng hay nó xảy ra liên tục. Chứng đầy bụng tạm thời thường không nghiêm trọng. Nhưng nếu nó xảy ra mọi lúc, ngay cả trước và sau khi ăn thì bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm khác đến chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh.
Một số xét nghiệm và kỹ thuật phổ biến được sử dụng để chẩn đoán chứng đầy bụng là:
- Xét nghiệm: tìm ký sinh trùng trong máu, trong phân, sinh hóa máu.
- Nội soi dạ dày-tá tràng: đây là kỹ thuật phổ biến cho mọi lứa tuổi, đặc biệt với những người có các triệu chứng nghiêm trọng.
- Siêu âm: siêu âm khi có các nghi ngờ về rối loạn đường ruột, mật và tụy, bác sĩ thường chỉ định siêu âm bụng hoặc CT-scan bụng.
5. Một số mẹo chữa đầy bụng hiệu quả
5.1. Mẹo chữa đầy bụng bằng phương pháp dân gian
5.1.1. Mẹo chữa đầy bụng bằng tỏi
Tỏi là gia vị vô cùng quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày. Bên cạnh đó, nó còn được xem là thực phẩm giúp giảm chứng đầy bụng, khó tiêu hiệu quả.
Cách thực hiện bài thuốc này là:
- Nguyên liệu: Nguyên liệu chuẩn bị rất đơn giản bao gồm đường kính 5g, củ tỏi 30g, nước sôi 60ml.
- Cách chế biến: Đầu tiên, bóc vỏ tỏi rồi xay nhỏ ra. Tiếp theo trộn đều với đường kính và thêm nước sôi vào khuấy đều hỗn hợp. Cuối cùng đựng trong một lọ thủy tinh để sử dụng.
- Cách dùng: Uống nước này 2 lần một ngày, uống sáng và tối, mỗi lần uống 60ml để giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.
>>> Xem thêm: Cách Giảm Đầy Bụng Và Những Mẹo Hay Để Giảm Đầy Bụng Hiệu Quả
5.1.2. Mẹo chữa đầy bụng bằng gừng
Gừng là vị thuốc nổi tiếng trong việc hỗ trợ chữa các chứng rối loạn về tiêu hóa.
Cách thực hiện bài thuốc này là:
- Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi, 3 hoặc 4 lá trà xanh, 1 thìa mật ong
- Cách chế biến: Gừng rửa thật sạch, gọt hết vỏ và thái thành từng lát mỏng vừa ăn. Cho cả hỗn hợp gừng và lá trà xanh đã được sơ chế rồi đem đun sôi với khoảng 200ml nước lọc. Cuối cùng vớt lá trà xanh ra, lấy nước đổ vào ly và thêm 1 thìa mật ong vào để sử dụng.
- Cách dùng: Uống một ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần uống 200ml. Chú ý nên dùng trong một ngày và không sử dụng qua ngày khác.
5.1.3. Mẹo chữa đầy bụng bằng bạc hà
Bạc hà là dược liệu giúp hỗ trợ các rối loạn về tiêu hóa, đặc biệt nó có thể kích thích hệ đường ruột của bệnh nhân tăng giải phóng các khí hơi. Sử dụng bạc hà giúp hỗ trợ chữa đầy bụng và đạt được những hiệu quả bất ngờ.
Các cách sử dụng bạc hà sau đây dễ dàng thực hiện tại nhà:
Cách 1: Bệnh nhân cần chuẩn bị 10g-12g lá bạc hà, đem đi rửa sạch vò nát và nấu với 500ml nước sôi. Nấu hỗn hợp này khoảng 15 phút. Chia ra sử dụng nhiều lần trong ngày, mỗi lần uống khoảng 150ml.
Cách 2: Chuẩn bị một 8g bạc hà, vài giọt nước cốt chanh, đường và nước đun sôi để nguội. Rửa sạch lá bạc hà, xay nhuyễn rồi cho vào cốc nước lọc khoảng 400ml. Sau đó thêm vài giọt nước cốt chanh vào và cho ít đường sao cho vừa uống là được. Chia ra dùng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 200ml vào trưa và tối.
5.1.4. Mẹo chữa đầy bụng bằng lá ổi
Lá ổi rất dễ tìm thấy ở mọi nơi, nhưng ít ai biết được công dụng tuyệt vời của nó. Trong lá ổi chứa tanin, đây là hoạt chất giúp se niêm mạc ruột. Ngoài ra, vị chát của lá ổi còn giúp chống lại một số vi khuẩn gây hại cho đường ruột, từ đó giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của chứng đầy bụng.
Bài thuốc từ lá ổi được thực hiện như sau:
- Nguyên liệu: Chuẩn bị 7-10 lá ổi non, nước lọc
- Cách chế biến: Ngâm lá ổi vào nước muối pha loãng và rửa thật sạch, xay nhuyễn lá ổi với 300ml nước, sau đó lọc hỗn hợp này. Rót nước ra ly để uống.
- Cách dùng: Uống mỗi ngày 2 lần, sau khi ăn.
>>> Xem thêm: Chữa đau dạ dày bằng lá ổi liệu có hiệu quả hay không?
5.1.5. Mẹo chữa đầy bụng bằng tía tô
Cháo tía tô là món ăn hay được sử dụng đến giảm các chứng khó chịu về tiêu hóa. Món ăn này dùng vào mỗi buổi sáng để đạt được hiệu quả tốt nhất, giúp hỗ trợ tiêu hóa cho người bệnh.
Các công đoạn để chế biến cháo tía tô chữa đầy bụng là:
- Nguyên liệu: Chuẩn bị 350g gạo, 7-10 lá tía tô, thịt nạc 100g, gừng tươi 4g.
- Cách chế biến: Rửa sạch các nguyên liệu. Ướp thịt nạc với các gia vị như hạt nêm, bột ngọt, nước mắm. Đập dập hành và xào chung với thịt để món ăn thêm thơm ngon. Cắt nhuyễn lá tía tô, gừng xắt thành từng sợi nhỏ. Hầm gạo thật nhuyễn trong khoảng 45 phút. Khi cháo đã nhừ thì thêm thịt nạc đã xào, gừng, tía tô vào khuấy đều, nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn.
- Cách dùng: Ăn khi cháo còn nóng, chia ra ăn 2 lần trong ngày vào sáng và trưa.
5.2. Mẹo chữa đầy bụng bằng phương pháp massage bụng
Massage theo đường đi của ruột già đặc biệt hữu ích trong việc giảm các chứng đầy bụng, khó tiêu.
Người bệnh có thể thực hiện massage bụng theo thứ tự các bước sau:
- Bước 1: đặt hai tay ngay trên xương hông bên phải.
- Bước 2: xoa theo chuyển động tròn với áp lực nhẹ lên phía bên phải của lồng ngực.
- Bước 3: xoa thẳng khắp vùng bụng trên về phía khung xương sườn bên trái.
- Bước 4: di chuyển từ từ xuống về phía xương hông bên trái.
- Bước 5: lặp lại khi cần thiết.
Nếu trong quá trình xoa bóp xảy ra bất kì cơn đau, khó chịu nào thì bệnh nhân nên dừng lại.
5.3. Mẹo chữa đầy bụng bằng cách tập các thế yoga
Một số tư thế yoga nhất định có thể định vị các cơ ở bụng theo hướng giúp tăng cường thải khí thừa tích tụ ra khỏi đường tiêu hóa. Điều này làm giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
5.4. Tăng cường chế độ ăn nhiều chất xơ
Ăn nhiều chất xơ giúp giảm thiểu chứng táo bón và đầy bụng. Theo thống kê người dân ở các nước phương Tây không ăn đủ các chất xơ. Ở Mỹ, với chỉ 5% số người đáp ứng lượng chất xơ được khuyến nghị hàng ngày là 25 gam đối với nữ và 38 gam đối với nam. Tuy nhiên, điều quan trọng cần chú ý là việc ăn quá nhiều chất xơ hoặc tăng lượng chất xơ quá nhanh trong khẩu phần ăn có thể gây ra nhiều khí và đầy hơi hơn. Khi tăng lượng chất xơ, tốt nhất nên bắt đầu từ từ và tăng dần lượng ăn trong vài tuần tiếp theo để cơ thể thích nghi với sự thay đổi này trong chế độ ăn.
5.5. Mẹo chữa đầy bụng bằng thói quen tập luyện thể thao
Tập thể dục giúp cơ thể di chuyển phân và khí ra khỏi ruột kết và có thể làm cho việc đi đại tiện đều đặn hơn. Tập thể dục cũng giải phóng thêm natri ra khỏi cơ thể thông qua việc bài tiết mồ hôi, giúp giảm tích trữ nước.
Điều quan trọng cần lưu ý là uống nhiều nước trước và sau khi tập thể dục để giữ đủ nước của cơ thể, vì mất nước có thể làm cho tình trạng táo bón tồi tệ hơn.
5.6. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
Nhiều người bị đầy hơi ngay sau khi ăn một bữa lớn. Mẹo nhỏ để tránh được tình trạng đó là ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, điều này có thể giúp duy trì hoạt động của hệ tiêu hóa.
Nuốt thức ăn vội vàng và nhanh chóng khiến đưa nhiều không khí dư thừa vào đường tiêu hóa. Ngoài ra, thói quen uống nước bằng ống hút cũng có thể dẫn đến việc nuốt không khí nhiều hơn bình thường, từ đó gây ra chứng đầy hơi và chướng bụng. Vì vậy, những người bị đầy hơi nên tránh sử dụng ống hút và cố gắng ăn chậm, nhai kỹ trong mỗi bữa ăn.
5.7. Tắm nước ấm và thư giãn
Hơi nóng của bồn tắm giúp giảm chứng đau bụng. Thư giãn làm giảm mức độ căng thẳng , điều này hỗ trợ đường tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn và giúp giảm đầy bụng, khó tiêu. Lưu ý rằng không nên tắm ngay khi ăn no hoặc lúc đang đói. Theo khuyến cáo nên tắm sau khi ăn khoảng 2 tiếng hoặc trước khi ăn 1 tiếng là hợp lý.
5.8. Không sử dụng các nước uống có gas
Carbon dioxide trong soda và đồ uống có gas gây tích tụ khí hơi trong dạ dày. Đồng thời đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo trong chế độ ăn uống cũng gây đầy hơi, chướng bụng. Thay vào đó, chúng ta nên sử dụng nước lọc và cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày, các triệu chứng đầy bụng sẽ giảm đi đáng kể.
>>> Xem thêm: Đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì hiệu quả
5.9. Cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn
Lượng natri dư thừa khiến cơ thể tích trữ nước. Điều này có thể gây ra cảm giác căng tức, đầy hơi ở bụng và các vùng khác của cơ thể, chẳng hạn như bàn tay và bàn chân. Ngoài ra ăn mặn còn ảnh hưởng xấu đến thận và tăng huyết áp ở những bệnh nhân cao huyết áp. Vì vậy, người bệnh nên tập thói quen ăn nhạt, hạn chế ăn mặn trong khẩu phần ăn hằng ngày.
5.10. Mẹo chữa đầy bụng bằng cách đi dạo
Hoạt động thể chất có thể giúp ruột di chuyển thường xuyên hơn, tăng thải khí và phân dư thừa. Đi bộ xung quanh vườn nhà có thể giúp giảm áp suất khí dư thừa nhanh chóng. Người bệnh có thể đi dạo nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn, không nên vận động quá mạnh vì có thể khiến tình trạng đầy bụng trở nên trầm trọng hơn.
5.11. Mẹo chữa đầy bụng bằng việc không nhai kẹo cao su
Đường cồn trong kẹo cao su có thể gây đầy hơi ở một số người sử dụng. Bên cạnh đó việc nuốt không khí trong khi nhai cũng là nguyên nhân dẫn đến đầy hơi và chướng bụng. Mọi người có thể sử dụng bạc hà, gừng để thay thế, nó giúp hơi thở thơm tho vừa giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do đầy bụng gây ra.
Trên đây là các mẹo chữa đầy bụng tại nhà mà người bệnh dễ dàng áp dụng. Bên cạnh đó việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý, thay đổi lối sống, tập luyện thể thao là yếu tố rất quan trọng giúp đẩy lùi các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.
Liên hệ HOTLINE 18006091 để được bác sĩ, dược sĩ Scurma Fizzy tư vấn miễn phí.