Những Thực Phẩm Tốt Cho Dạ Dày Không Thể Bỏ Qua
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe. Để có cơ thể khỏe mạnh, cần có một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng và hợp lí. Đặc biệt đối với dạ dày, khi đã mắc phải tình trạng viêm loét sẽ phải dành một khoảng thời gian dài kiên trì chữa trị, phải chịu đựng những cảm giác vô cùng khó chịu. Do đó, cần xây dựng một chế độ ăn uống lâu dài để dự phòng và điều trị bệnh đau dạ dày. Chúng ta sẽ tìm hiểu về những thực phẩm tốt cho dạ dày và cách sử dụng chúng an toàn, hiệu quả để dự phòng và hỗ trợ điều trị trong bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu hoạt động sinh lí của dạ dày
Dạ dày là một bộ phận của ống tiêu hóa, phía trên nối với ống thực quản thông qua tâm vị, phía dưới nối với tá tràng – ruột bằng môn vị. Dạ dày đảm nhiệm chức năng chứa đựng, co bóp nghiền nát thức ăn, tiêu hóa một phần thức ăn trước khi thực phẩm được đưa xuống ruột để hấp thu dinh dưỡng hoàn toàn. Ở trạng thái bình thường, dạ dày có hai yếu tố hoạt động đối lập nhau là yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công. Về yếu tố bảo vệ, bên trong lòng dạ dày luôn được bao phủ một lớp dịch có thành phần chính là chất nhầy và bicacbonat. Hai chất này được tiết ra từ tế bào niêm mạc dạ dày, lớp dịch có tác dụng bảo vệ dạ dày không bị tổn thương bởi môi trường acid và pepsin. Về yếu tố tấn công, khi chúng ta ăn, dịch vị được tiết từ tế bào tiết trên thành dạ dày tạo môi trường pH acid (pH từ 1 đến 2) nhằm tiêu hóa thức ăn và tiêu diệt những vi sinh vật xâm nhập thông qua đường ăn uống. Thành phần chính của dịch vị là nước, HCl, pepsine, một số hormone tiêu hóa,… Khi tăng tiết yếu tố tấn công hoặc giảm tiết yếu tố bảo vệ đều phát sinh những bất ổn trên dạ dày, gây nên những thương tổn ảnh hưởng đến hoạt động bình thường cơ thể.
HOẠT ĐỘNG SINH LÍ CỦA DẠ DÀY
>>>>>> Tìm hiểu thêm: Sinh Lý Dịch Vị Dạ Dày – Tầm Quan Trọng Đối Với Hệ Tiêu Hóa
2. Quan điểm về dạ dày của y học cổ truyền
Theo sách Dược học cổ truyền của bộ y tế, dạ dày thuộc phủ vị, liên quan với đởm (mật), tiểu tràng về mặt tiêu hóa. Vị là tạng rỗng có chức năng thu nạp và làm nhừ thủy cốc(thành phần dinh dưỡng của thức ăn) và sơ bộ tiêu hóa thức ăn. Vị khí phải tuyên hòa tuyên giáng, tức là vị có thể tiêu hóa thủy cốc và chuyển xuống tiểu tràng. Nếu không sẽ gặp tình trạng lưu trệ thức ăn (khó tiêu), vị khí thượng nghịch (đầy bụng) gây nôn nửa. Các chức năng của vị kém sẽ xuất hiện các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, đầy trướng, nuốt chua, nôn lợm hoặc sôi bụng ra đờm dãi, hoặc đau hụng, miệng khô khát, nuốt chua, hôi miệng, niêm mạc miệng, lợi sưng thũng, sụt lợi… Giữa tỳ (lá lách) và vị (dạ dày) liên quan với nhau về chức năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể, có ý nghĩa tạo nguồn khí huyết cho cơ thể.
LỤC PHỦ VÀ NGŨ TẠNG
3. Dạ dày khi bị viêm loét sẽ ra sao?
Khi dạ dày gặp tình trạng tăng tiết acid khiến yếu tố tấn công trở nên quá mạnh hoặc giảm tiết dịch vị dạ dày làm lớp dịch giảm khả năng chống đỡ tối thiểu, kết quả cuối cùng là acid dạ dày tấn công thành dạ dày tạo ra các vết thương tổn. Các vết thương tổn này là cơ sở để xác định mức độ đau dạ dày. Viêm và loét được phân biệt bởi lớp niêm mạc của dạ dày. Viêm dạ dày là khi những thương tổn nằm ở trên lớp niêm mạc của dạ dày. Khi vết thương tổn đi qua niêm mạc sâu tới phần cơ thì đương gọi là loét dạ dày. Vết thương tổn là điều kiện phát triển cho một số loài vi khuẩn sinh trưởng và gây hại điển hình như Helicobacter pylori,… Khi bị viêm loét, các vêt thương tổn trở nên sưng, đỏ, đau. Khi miệng vết thương quá lớn sẽ bị xuất huyết, nếu không đều trị kịp thời sẽ có những tác động xấu với cơ thể.
DẠ DÀY KHI BỊ VIÊM LOÉT
>>>>>> Đọc thêm: Viêm Loét Dạ Dày Là Gì – 6 Vấn Đề Bạn Cần Biết
4. Những thực phẩm tốt cho dạ dày được áp dụng trong y học cổ truyền
Theo thuyết ngũ hành của y học cổ truyền, dạ dày (hay còn gọi là vị) thuộc hành thổ, là nơi quy nạp của các vị thuốc và thực phẩm có màu vàng và vị ngọt. Nếu muốn tăng dẫn thuốc vào tạng tỳ phủ vị, có thể sao vàng, sao cám, tẩm mật hoặc đường để tăng tác dụng. Do đó, trong y học cổ truyền, người ta thường sử dụng các loại thực phẩm tốt cho dạ dày sau :
- Gừng tươi (còn gọi là sinh khương) : thành phần chính là tinh dầu như : β- zingiberen, β-curcumenen, ginger oil… có tác dụng làm ấm tì vị, thúc đẩy tiêu hóa. Gừng thường dụng khi bị đau bụng do cảm lạnh, gặp tình trạng khó tiêu, đầy hơi hoặc khi ăn các thực phẩm mang tính hàn : trứng vịt lộn, thịt vịt, cá chép,… Đầy bụng, khó tiêu là tình trạng gặp phải khi dạ dày bị tăng tiết acid quá mức hoặc đang bị quá tải vì khối lượng thức ăn quá lớn. Gừng có hoạt chất gingerol giúp làm giảm viêm, chống đau và cung cấp những enzyme kích thích tiết dịch vị dạ dày để nhanh chóng tiêu hóa thức ăn. Dưới đây là một số cách sử dụng gừng phổ biến trong đời sống thường ngày:
- Trà gừng :
Tác dụng : trị đau dạ dày, lam giảm cơn đau dạ dày.
Công thức : Gừng tươi
Cách thực hiện :
Bước 1 : Gừng tươi cạo sạch vỏ, cắt lát hoặc thái sợi
Bước 2 : Hãm trong nước sôi từ 5 – 10 phút
Có thể kết hợp thêm mật ong, thảo mộc khác để làm tăng hương vị khi uống.
TRÀ GỪNG
- Gừng nướng mật ong :
Tác dụng : Trị đau bụng do bụng đầy trướng, không tiêu
Công thức : 1kg mật ong + 200ml mật ong
Cách thực hiện :
Bước 1 : Rửa thật sạch phần gừng đã chuẩn bị và để yên cho ráo nước
Bước 2 : bọc một lớp giấy bạc hoặc có thể đặt trực tiếp lên trên bếp than, nướng cho đến khi cháy xém lớp vỏ.
Bước 3 : Giã nát hoặc cắt gừng thành từng lát đem ngâm trong mật ong
Mỗi lần sử dụng lấy 1 thìa ăn trực tiếp hoặc pha với nước ấm.
Cần lưu ý không sử dụng quá nhiều gừng vì gừng có tính nóng sẽ gây nhiệt cho cơ thể. Gừng nghệ mật ong đặc biệt tốt đối với người bị viêm loét dạ dày.
GỪNG NƯỚNG MẬT ONG
- Nghệ : gồm 2 vị thuốc là khương hoàng và nga truật. Khương hoàng là củ cái của cây nghệ vàng có vị đắng, cay ngọt, tính hàn. Thành phần chính của cây nghệ vàng là curcumin có tác dụng giảm đau kháng viêm, tăng sinh cortisol tự nhiên làm giảm tiết acid dạ dày, tăng sinh dịch nhầy bảo vệ thành dạ dày. Nga truật là phần củ của cây nghệ đen, có vị đắng tính cay ấm. Thành phần chính của nga truật là cesquiterpen alcol, Zingibezen. Nga truật có tác dụng trong trường hợp ăn uống không tiêu, thức ăn tích tụ lại gây đau bụng. Nga truật thường được kết hợp với sơn tra, chỉ thực, trần bì để chữa đau bụng. Ngoài ra còn có nghệ trắng có tác dụng chữa viêm dạ dày nhưng chưa được chứng minh rõ ràng.
- Lòng xào nghệ
Cách thực hiện :
Bước 1 : Sơ chế nguyên liệu, khử mùi hôi của lòng non. Ướp lòng với nước nghệ, tỏi băm từ 15-20 phút để thấm đều gia vị.
Bước 2 : Đun nóng dầu ăn, phi thơm tỏi ớt, cho lòng non đã ướp vào chảo đảo đều cho đến khi lòng chín thì cho hành tây vào.
Bước 3 : Cho lòng xào đã chín ra đĩa, rắc lạc (đậu phộng) và rau răm để trang trí.
LÒNG XÀO NGHỆ
- Pha loãng tinh bột nghệ với nước
Tác dụng : trị đau dạ dày
Cách thực hiện : pha 1 muỗng café tinh bột nghệ với nước ấm. Khuấy đều cho đến khi tan hết.
TINH BỘT NGHỆ VÀ NƯỚC ẤM
- Tinh bột nghệ trộn mật ong
Tác dụng : trị đau dạ dày
Cách thực hiện : Tinh bột nghệ trộn đều với mật ong theo tỷ lệ 2 : 1 về khối lượng. Có thể dùng trực tiếp hoặc vo viên đem đi sấy.
Chú ý : Không dồn lượng nghệ dùng trong một ngày dùng một lần sẽ bị kích ứng dạ dày mà chia nhiều lần sử dụng để đạt hiệu quả cao. Dùng tối thiểu 4 tuần để nhận được sự cải thiện rõ rệt.
>>>>>>> Xem thêm: Nên Uống Nghệ Mật Ong Điều Trị Đau Dạ Dày Vào Thời Điểm Nào
TINH BỘT NGHỆ VÀ MẬT ONG
- Mật ong (còn gọi là bách hoa tinh) : là chất lỏng được ong thu thập từ cây hoa có vị ngọt, tính bình. Mật ong có tác dụng bổ tỳ vị, tăng cường sinh lực, giải khát. Trong điều trị bệnh dạ dày, mật ong thường được dùng đơn độc bằng cách pha loãng với nước ấm kết hợp với các vị thuốc để tăng tác dụng. Đối với người bình thường, sử dụng mật ong để giảm triệu chứng đầy hơi khó tiêu.
- Mật ong pha nước ấm
Tác dụng : trị đầy hơi ở dạ dày, giảm triệu chứng đau ở bệnh dạ dày
Cách thực hiện : pha loãng 1 muỗng café mật ong với 200ml nước ấm. Uống vào buổi sáng sẽ đạt hiệu quả tốt nhất và giúp làm sạch dạ dày. Hoặc có thể uống sau bữa ăn để kích thích tiêu hóa.
Lưu ý : liều dùng mật ong từ 15-30 gram/ngày. Không nên sử dụng quá nhiều vì có thể gây tác dụng ngược mắc bệnh trào ngược dạ dày, tăng đường huyết, táo bón. Không pha mật ong với nước sôi sẽ làm phân hủy các enzyme tự nhiên có trong mật ong.
MẬT ONG
- Đu đủ (tên gọi khác : thù đủ, thạch qua, vạn thọ quả, mộc đông quả, phiên mộc qua) có tính hàn, vị hơi hắc. Trái đu đủ được sử dụng khi còn xanh và khi đã chín. Đu đủ xanh chứa enzyme papain (nằm chủ yếu ở nhựa quả) có cấu trúc tương tự enzyme tiêu hóa ở dạ dày giúp tiêu hóa nhanh thức ăn. Lợi dụng tác dụng đó, người ta thường dùng đu đủ xanh để hầm thịt để nhanh mềm (nhừ). Tuy nhiên, không sử dụng quá nhiều đu đủ xanh, đặc biệt là ở người đau dạ dày vì thịt quả chứa nhiều chất xơ khiến dạ dày co bóp mạnh, kích thích gây nôn nửa. Tuyệt đối không sử dụng đu đủ xanh với người mang thai vì đu đủ xanh gây sản thai. Đu đủ chín chứa nhiều đường, carotenoid, vitamin A, B, C, canxi, magie, chất chống oxy hóa. Các chất vitamin và chất chống oxy hóa có tác dụng nâng cao thể chất, giảm các triệu chứng viêm, tăng tốc độ lành các viết thương viêm loét ở dạ dày, ngăn ngừa vết loét lan rộng. Ngoài ra, đu đủ chứa nhiều men chymopapain và papain giúp tiêu hóa thức ăn tốt.
- Sinh tố đu đủ :
Tác dụng : kích thích tiêu hóa, tăng cường thể trạng
Cách thực hiện :
Cách 1 : Đu đủ cạo sạch vỏ và hạt, cắt nhỏ, đem đi xay nhuyễn trong cối. Cho thêm đường để tăng độ ngọt
Cách 2 : Đu đủ cạo sạch vỏ và hạt, cắt miếng nhỏ vừa miệng, dầm thêm đường và sữa đặc theo khẩu vị.
SINH TỐ ĐU ĐỦ
- Cháo đu đủ hầm :
Tác dụng : trị ăn uống đầy bụng không tiêu
Cách làm : Đu đủ xanh (30gram), khoai mài (15gram), sơn tra (6gram). Sơ chế và rửa sạch nguyên liệu. Nấu thành cháo loãng ăn hàng ngày cho đến khi hết triệu chứng.
CHÁO ĐU ĐỦ HẦM
- Canh đu đủ :
Tác dụng : trị viêm dạ dày (mạn tính)
Cách làm : Đu đủ (30gram), táo tây (30gram), mía 30gram đem đi sắc. Uống hàng ngày.
CANH ĐU ĐỦ
- Tía tô (còn gọi là é tía, xích tô) : là vị thuốc và là gia vị thường sử dụng trong đời sống hàng ngày. Tía tô mang tính ôn vị cay, có thành phần chính là acid alpha – linoleic, tinh dầu, tanin, aldehyde, ceton,… Tía tô có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, trung hòa acid ở dạ dày nhờ acid alpha – linoleic, tanin và glucosid. Lá tía tô được sử dụng để chữa trào ngược dạ dày bằng cách sắc lá lấy nước. Tuy nhiên, ở mức độ nặng lá tía tô không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh trào ngược mà cần các thuốc đặc trị. Hiệu quả của tía tô thường chậm nên cần điều trị dài ngày.
- Ăn sống : Lá tía tô có thể ăn sống trực tiếp. Thường dùng để ăn kèm trong các bữa ăn.Ví dụ như cháo tía tô :
Tác dụng : Điều trị chứng dạ dày bị trào ngược
Cách thực hiện : Đem gạo, thịt bò hầm thành cháo. Cắt lá tía tô thành từng khúc cho vào cháo, đảo đều. Ăn khi nóng.
-
- Sắc tía tô với gừng :
Tác dụng : Trị đau dạ dày, đầy bụng
Cách thực hiện : Gừng cạo sạch lớp vỏ, cắt nhỏ. Lá tía tô cắt nhỏ từng khúc. Đun sôi gừng với tía tô với nước. Đun đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa đun trong 5 phút. Chắt bã lấy nước uống
LÁ TÍA TÔ
- Chuối : là thực phẩm quen thuộc trong đời sống hàng ngày, có vị ngọt tính bình. Chuối giàu vitamin K giúp tăng cường và cải thiện hoạt động của đường tiêu hóa và giàu carbonhydrate như pectin,… có tác dụng giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa. Chuối hột và chuối tiêu là hai vị thuốc được sử dụng trong điều trị đau dạ dày. Tuy nhiên, nếu ăn trực tiếp, không nên ăn chuối xanh vì chất nhựa và chất xơ trong chuối xanh làm cản trở tiêu hóa và kích ứng dạ dày. Chỉ sử dụng chuối xanh khi bệnh dạ dày còn ở mức độ nhẹ. Chuối xanh không thể khắc phục ngay lập tức các triệu chứng cấp tính của bệnh dạ dày.
- Bột chuối và mật ong
Tác dụng : trị đau dạ dày
Cách thực hiện : Chuối xanh cắt lát đem đi phơi khô. Tán thành bọt mịn. Trộn với mật theo tỷ lệ 2 : 1. Có thể ăn trực tiếp sau khi trộn, pha nước ấm hoặc nặn thành viên để dùng dần.
-
- Sắc nước từ chuối xanh, mía, đu đủ, táo
Tác dụng : giảm các triệu chứng của dạ dày
Cách thực hiện :
Bước 1 : Chuẩn bị nguyên liệu gồm : Chuối xanh, mía, đu đủ, táo. Gọt vỏ và rửa sạch.
Bước 2 : Đun tất cả nguyên liệu với nước sôi, lửa nhỏ để không bị trào (sấp).
Bước 3 : Lọc bã, chắt lấy phần nước uống. Dùng hàng ngày.
CHUỐI XANH
5. Những thực phẩm tốt cho dạ dày khác được sử dụng
-
- Ngũ cốc, đậu: Trong thành phần của các hạt ngũ cốc, hạt đậu giàu tinh bột, chất xơ, khoáng chất, vitamin cần thiết cho nhu cầu hoạt động và tái tạo của cơ thể.Khi được đưa xuống dạ dày, các hạt sẽ bao phủ lấy thành dạ dày, làm dịu kích ứng và hút bớt lượng acid dư thừa có ở trong dạ dày.
NGŨ CỐC
- Táo: là loại thực phẩm tốt cho người bị đau dạ dày đi kèm rối loạn tiêu hóa. Vỏ táo chứa nhiều pectin có khả năng tạo thành lớp màng tại thành dạ dày, giúp làm giảm kích ứng dạ dày. Phần thịt quả táo có tính acid nhẹ, giúp tiêu hóa thức ăn tốt, cải thiện các triệu chứng khó tiêu đầy bụng do bệnh dạ dày. Nên ăn trực tiếp và ăn cả vỏ sẽ có tác dụng hơn là nước ép vì lượng chất xơ không nhỏ có trong phần thịt quả táo.
TRÁI TÁO
- Bánh mì: có khả năng thấm hút dịch vị rất tốt giúp làm giảm lượng acid tác động lên thành dạ dày. Bánh mì dễ tiêu hóa nên không gây ra các triệu chứng dầy bụng khó tiêu vì lưu trong dạ dày quá lâu. Tuy nhiên, không dùng kèm bánh mì với bơ sữa vì chúng sinh nhiều hơi, làm tăng nặng các triệu chứng đau dạ dày. Có thể sử dụng bánh quy giống như bánh mì.
BÁNH MÌ NƯỚNG
- Sữa chua: chứa nhiều lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm các triệu chứng đầy bụng, xoa dịu kích ứng dạ dày và tái tạo các niêm mạc tổn thương. Nên dùng sữa chua sau khi ăn 30 phút vì khi sử dụng trước ăn sữa chua làm giảm cơn đau dạ dày nhưng lại làm tăng độ acid trong lòng dạ dày.
SỮA CHUA
- Đậu bắp: mang nhiều chất nhầy có thành phần chính là polysaccharide. Theo NCBI, chất nhầy trong đậu bắp có đặc tính chống kết dính giúp loại bỏ vi khuẩn Hp trên thành dạ dày, ức chế sự hình thành vết loét và giảm số điểm bị phù nề, xuất huyết và viêm. Ngoài ra, chất nhầy tạo một lớp phủ trên bề mặt thành dạ dày, làm tăng cường yếu tố bảo vệ của thành dạ dày trước sự tấn công của acid và vi khuẩn.
TRÁI ĐẬU BẮP
6. Những lưu ý đi kèm khi sử dụng những thực phẩm tốt cho dạ dày để đạt hiệu quả tốt
- Nên lựa chọn các loại thực phẩm mềm, cắt nhỏ khi chế biến, nấu chín kĩ, ăn chậm và nhai kĩ để thức ăn được thấm đều nước bọt và nghiền nát hoàn toàn. Điều này giúp cho thức ăn đưa xuống dạ dày đã trở nên tinh, dễ tiêu hóa giúp giảm số lần co bóp của dạ dày và hạn chế tổn thương do các thực phẩm thô cứng gây ra trên niêm mạc dạ dày. Tránh ăn quá no khiến dạ dày bị căng ra làm việc tiết acid trở nên nhiều hơn. Hạn chế ăn các thức ăn khô cứng như : cơm cháy, cá khô, mực khô,… hoặc là chan canh với cơm để giảm gánh nặng cho dạ dày
- Không nên vận động mạnh, đi tắm, nằm, làm việc ngay sau khi ăn no vì các hoạt động này khiến cho cơ dạ dày co bóp trở nên khó khăn hơn khiến thức ăn không được nghiền nát hoàn toàn và lưu tại dạ dày lâu hơn. Điều đó dễ làm phát sinh các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Thời gian lưu của thức ăn lâu sẽ làm tăng khả năng dịch vị gây ảnh hưởng lên thành dạ dày. Nên thư giãn ở tư thế ngồi từ 15 đến 30 phút để dạ dày kịp làm nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn.
- Không sử dụng các chất có hại cho dạ dày như : cafe, nước chè, thuốc lá,… vì các chất này gây tăng tiết acid dạ dày. Hạn chế sử dụng đồ uống có gas vì thành phần gas có thể phá hủy lớp dịch bảo vệ thành dạ dày.
>>>>>> Tìm hiểu thêm: Chế Độ Vận Động Và Tập Luyện Thể Dục Thể Thao Cho Người Bị Đau Dạ Dày
Kết luận : Dạ dày là một bộ phận không thể thiếu của cơ thể. Dạ dày đảm nhận chức năng chứa đựng, co bóp để thức ăn được thấm đều dịch vị, bước đầu tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Là nơi tiếp xúc liên tục thức ăn mới và đẩy thức ăn đã nghiền nát xuống tiểu tràng, khi mắc các bệnh viêm loét dạ dày rất khó chữa khỏi. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, cần lựa chọn những thực phẩm tốt cho dạ dày để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị nhằm tăng tốc độ hồi phục của dạ dày. Ở trên là những thực phẩm tốt cho dạ dày đã được chọn lọc, biên soạn kĩ lưỡng. Mong rằng bài viết có thể lan tỏa thông tin rộng rãi đến mọi người. Xin cảm ơn!
Để có thể tìm hiểu thêm về tinh bột nghệ và nhận được tư vấn bổ ích nhất từ bác sĩ chuyên khoa, vui lòng liên hệ HOTLINE 180006091 để biết thêm chi tiết. Hiện nay, Scurmafizzy cung cấp sản phẩm viên sủi tinh bột nghệ với nhiều tinh năng vượt trội, bạn có thể tìm hiểu tại đây.