Dịch Vị Dạ Dày, Tầm Quan Trọng Đối Với Hệ Tiêu Hoá

Dịch Vị Dạ Dày, Tầm Quan Trọng Đối Với Hệ Tiêu Hoá

Dịch vị dạ dày là một phần rất quan trọng của quá trình tiêu hoá thức ăn. Nếu không có sự tham gia của dịch vị những thực phẩm, thức ăn mà mọi người đưa vào cơ thể rất khó có thể tiêu hoá và chuyển thành dạng cơ thể có thể hấp thu được. Từ việc không tiêu hoá được có thể gây ra nhiều bệnh về đường tiêu hoá khác nhau. Như vậy dịch vị dạ dày được tiết ra từ đâu, bao gồm những thành phần nào? Khi thiếu hay thừa dịch vị sẽ có những ảnh hưởng như thế nào? Mọi người hãy cùng Scurma Fizzy chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

1. Tìm hiểu về dịch vị dạ dày

Hình ảnh dịch vị trong dạ dày

Hình ảnh dịch vị trong dạ dày

1.1. Dịch vị dạ dày là gì?

Dịch vị dạ dày là một hỗn hợp các chất được các tuyến vị của dạ dày tiết ra. Trong hỗn hợp này thành phần chính là Axit clohydric (HCl) và enzym pepsin ở dạng một chất lỏng trong suốt và hơi sánh. Mỗi ngày dạ dày tiết ra khoảng 1-2,5l dịch vị nhằm để tiêu hóa thức ăn khi được đưa vào dạ dày. Ngoài ra trong dịch vị dạ dày còn có chất nhầy là chất có tác dụng làm trơn, bao bọc thức ăn để thức ăn di chuyển được thuận lợi và cả bao bọc niêm mạc dạ dày để bảo vệ dạ dày khỏi các yếu tố tấn công có hại. 

1.2. Đặc tính của dịch vị dạ dày

  • Màu sắc: Bình thường dịch vị dạ dày ở dạng trong suốt không màu. Khi cơ thể bất thường như xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày, giãn tĩnh mạch dịch vị có màu đỏ như máu. Khi có màu nâu đen như bã cà phê thì có thể mật có vấn đề. Nếu dịch vị  có màu sắc thay đổi cần đi xét nghiệm kiểm tra để tìm ra nguyên nhân. 
  • Mùi hăng: Khi dạ dày khỏe mạnh dịch vị có mùi hăng. Nếu khi nghe thấy mùi hôi, mùi chua hoặc mùi nồng nặc thì rất có thể đường tiêu hóa có vấn đề như hẹp môn vị, tắc ruột
  • Thể tích dịch vị: Trong ngày cơ thể bình thường tiết ra từ 1-2. 5 lít dịch vị. Khi bụng đói cơ thể vẫn tiết dịch vị với khoảng 50ml mỗi giờ. 
  • Độ nhớt: Dịch vị thường có độ nhớt và hơi sánh vì ngoài enzym và acid dạ dày còn có chất nhầy nên góp phần tạo ra độ nhớt nhất định

1.3. Thành phần dịch vị 

Dịch vị với chức năng quan trọng là tiêu hóa thức ăn do đó  trong dịch vị có những thành phần quan trọng đó là acid HCL và các loại enzym, đặc biệt là enzym pepsin. Trong đó 99. 5% là dịch vị 0. 5% và vật chất khô và nước. Vật chất khô là các chất hữu cơ như protein, chất vô cơ gồm acid clohydric, muối sunfat, muối clorua của các nguyên tố Na, Ca, K, Mg. . 

2. Quá trình bài tiết và chức năng của dịch vị dạ dày

2.1. Các tuyến bài tiết dịch vị dạ dày

Các tuyến bài tiết dịch vị

Cấu tạo các tuyến bài tiết dịch vị dạ dày

Thành dạ dày là nơi chứa nhiều tuyến với các chức năng năng khác nhau. Dịch vị dạ dày hầu như được tiết ra bởi các tuyến nằm ở vùng niêm mạc thận và đáy dạ dày. Dựa vào thành phần được dịch được tiết ra chia các tuyến ra 2 nhóm:

  • Tuyến vùng tâm vị và môn vị có vai trò bài tiết chất nhầy
  • Tuyến vùng thận:Tuyến này bao gồm 4 tế bào chính đảm nhận nhiệm vụ tiết các loại enzyme, axit quan trong trong quá trình tiêu hóa, phân giải thức ăn. Vì vậy tuyến vùng thận được xem là tuyến tiết dịch vị chính của dạ dày. 

Tuyến vùng thận bao gồm 4 nhóm tế bào chính sau:

  • Tế bào chính: Tế bào này có vai trò tiết ra pepsinogen là dạng tiền enzym ( enzym chưa hoạt động ) và lipase dạ dày. 
  • Tế bào viền: Đây là nơi bài tiết ra Acid clohydric (HCl) để tác động lên tiền enzym pepsinogen, chuyển hóa chúng thành enzyme Pepsin. . 
  • Tế bào cổ tuyến: Là tế bào gốc thông qua quá trình phân bào tạo ra các tế bào khác, tế bào này có vai trò tiết ra chất nhầy có chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những tác động có hại như  Acid clohydric (HCl), pepsin. 
  • Tế bào nội tiết: Tiết ra hormone gastrin kích thích hoạt động của tuyến vị. 

>>>Xem thêm: Dịch Dạ Dày Có Thành Phần Cấu Tạo Và Chức Năng Như Thế Nào

2.2. Chức năng của các enzyme, dịch tiêu hoá có trong dịch vị

2.2.1. Enzym pepsin của dịch vị dạ dày

Cấu tạo enzym pepsin

Hình ảnh cấu tạo enzym Pepsin

Sau khi tế bào chính tiết ra pepsinogen vào dạ dày và được hòa lẫn với acid clohydric trong môi trường có độ pH<5,1 các pepsinogen được hoạt hóa thành enzym pepsin. Pepsin là enzym tiêu hóa chính trong hệ thống tiêu hóa của con người có vai trò tiêu hóa thức ăn, thủy phân protein thành các peptide nhỏ hơn và axit amin để ruột non có thể dễ dàng hấp thụ hơn. Enzym này còn có thể phân huỷ cả collagen giúp enzym thấm vào trong thịt để phân huỷ protein. 

2.2.2. Lipase trong dịch vị dạ dày

Lipase là enzym tiêu hóa quan trọng của hệ tiêu hóa giữ vai trò tiêu hóa lipid hoạt động tốt trong môi trường acid. Mỗi ngày cơ thể hấp thu khoảng 60-100g lipid trong đó có tầm 90% triglycerid còn 10% là cholesterol ester, phospholipid và một số ít các loại vitamin tan trong mỡ. Lipase là chết xúc tác của các phản ứng phân giải triglycerid đã được nhũ tương hóa sắn trong thức ăn ( sữa, lòng đỏ trứng…) thành glycerol và acid béo.
Các acid béo sau khi được giải phóng vào dạ sẽ kích thích niêm mạc tá tràng tiết hormon cholecystokinin kích thích tụy bài tiết lipase. 

2 2.3. Chymosin 

Đây là một enzym có vai trò tiêu hóa sữa rất quan trọng ở trẻ còn bú mẹ. Chymosin có tác dụng phân giải protein trong sữa mẹ là caseinogen thành casein giúp sữa vón đặc lại giữ trong dạ dày làm cho lượng sữa bé bú sẽ được nhiều hơn so với thể tích dạ dày. Ngoài chymosin còn có enzym pepsin giúp tiêu hóa casein được giữ lại trong dạ dày, còn những thành phần khác của sữa được đưa xuống ruột để ruột non. 

2.2.4. Acid HCl trong dịch vị dạ dày

Trong dịch vị dạ dày acid clohydric không phải là một enzyme nhưng đóng vai trò rất quan trong quá trình tiêu hóa vì giúp tạo môi trường thuận lợi cho các enzyme khác hoạt hóa pepsin. 

  • Tạo môi trường có độ pH thích hợp với pepsin
  • Phá hủy các mô liên kết quanh khối cơ để pepsin có thể phân giải protein thành các peptide. Sự phối hợp giữa acid clohydric và pepsin có tác dụng tiêu hóa protein rất mạnh. 
  • Sát khuẩn: giúp tiêu diệt các vi khuẩn đi từ ngoài vào theo thức ăn vào dạ dày, tiêu diệt vi nấm. . giúp tránh nhiễm trùng tiêu hóa. 
  • Thủy phân cellulose của rau xanh
  • Tham gia vào quá trình đóng mở tâm vị, môn vị

Tuy có vai trò nhưng khi sự bài tiết acid HCl tăng lên quá mức hoặc giảm tiết cũng gây ra rất nhiều vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm nấm tiêu hóa, viêm ruột do vi khuẩn. động tốt, tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây hại cho dạ dày.
Acid clohydric được tiết ra ở tế bào viền của dạ dày dưới dạng H+ và Cl-  hai ion này được đưa vào dạ dày nhờ bơm proton (enzym H+-K+ATPase)

2.2.5. Chất nhầy

Chất nhầy được các tuyến tâm vị và môn vị bài tiết ra, ngoài ra trên bề mặt niêm mạc dạ dày có lớp nhầy quánh, không tan, có tính kiềm tạo thành một lớp gel dày hơn 1mn bao phủ niêm mạc dạ dày. 

Chất nhầy được cấu tạo bởi phân tử glycoprotein giàu carbohydrate, các phân tử phospholipid và acid nucleic. Màng nhầy có tính kiềm vài đặc quánh giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng khỏi tác dụng ăn mòn của Hcl, pepsin. Trong dạ dày bình thường trong dịch vị dạ dày có sự cân bằng giữa yếu tố bảo vệ là chất nhầy và yếu tố gây hại là pepsin, HCl nên dịch vị có thể tiêu hoá thức ăn nhưng lại không tiêu hoá được bản thân dạ dày, tá tràng. Chất nhầy được tiết ra khi có kích thích về cơ học như thức ăn đi vào dạ dày, kích thích hóa học (acetylcholin, prostaglandin). Đồng thời chất nhầy bị ức chế bởi các cortisol và aspirin. 

2.3. Cơ chế điều hoà bài tiết dịch vị dạ dày

Ở giữa các bữa ăn dạ dày vẫn tiết ra một lượng dịch vị nhất định khoảng vài trên giờ, trong đó chủ yếu là chất nhầy, pepsinogen hầu như không có acid

Khi ăn thì dịch vị dạ dày được điều hoà theo cơ chế sau:
Cơ chế thần kinh

  • Dây X kích thích bài tiết dịch vị thông qua phản xạ dài dây X – dây X (vago vagal reflex): Sự kích thích từ niêm mạc dạ dày theo dây cảm giác của dây X đến thân não rồi truyền cheo nhánh vận động của dây X vào đám rối thần kinh Meissner. Từ đây có các sợi đi đến các tuyến dạ dày. 
  • Hệ thần kinh ruột (đám rối Meissner) kích thích tiết dịch vị bằng các phản xạ tại chỗ tại thành dạ dày
  • Tận cùng dây thần kinh X và hệ thần kinh ruột giải phóng Acetylcholin kích thích tế bào viền bài tiết HCl, tế bào chính bài tiết pepsinogen và tế bào cổ tiết chất nhầy. GRP (gastrin-releasing peptide) kích thích tế bào G của niêm mạc dạ dày và tá tràng bài tiết gastrin.

 Cơ chế hormon

  • Gastrin do các tế bào G tại vùng hang vị và tá tràng tiết ra dưới sự kích thích của dây thần kinh X, mức độ căng của dạ dày, sự có mặt của các polypeptid trong dạ dày.
    Sau khi được sản sinh ra, Gastrin đi theo máu tới tuyến sinh acid ở đáy và thân dạ dày. Sau khi được bài tiết, gastrin sẽ theo máu đến các tuyến sinh acid ở đáy và thân dạ dày. Gastrin có tác dụng kích thích tiết acid HCl và pepsinogen nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều
  • Histamin: Histamin được tiết ra bởi tế bào ưa crôm ở phần đáy của tuyến sinh acid. Histamin kích thích tế bào viền tiết acid HCl Khi có sự hiện diện của gastrin acetylcholin và histamin tác động đồng thời với lượng nhỏ histamin cũng làm cho acid HCl tăng lên rất nhiều. 

Hormon khác Hormon của tủy thượng thận adrenalin và noradrenalin có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị dạ dày, Corticoid gây tăng tiết acid và pepsin nhưng lại làm giảm tiết chất nhầy. 

Hai cơ chế thần kinh và hormon phối hợp hỗ trợ lẫn nhau giúp điều hòa sự bài tiết dịch vị một cách cân bằng không gây ảnh hưởng đến tiêu hoá cũng như gây ra các bệnh lý lên hệ tiêu hoá

2.4. Các giai đoạn bài tiết dịch vị dạ dày

Quá trình bài tiết dịch vị chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu:đây là giai đoạn xảy ra trước khi thức ăn được đưa vào dạ dày. Khoảng 20% dịch vị dạ dày được tiết ra ở giai đoạn này thông qua việc ngửi, nhìn, nhai, nướt thức ăn thậm chí là chỉ nghĩ đến thức ăn là dạ dày đã bắt đầu tiết dịch vị. Thức ăn càng ngon quá trình ăn càng ngon miệng thì cường độ bài tiết dịch vị càng cao và ngược lại ăn với tâm trạng giận dữ, lo lắng làm giảm tiết. 
  • Giai đoạn dạ dày: Là giai đoạn khi thức ăn đã vào dạ dày được nhào trộn tiêu hoá kích thích dạ dày sẽ tác động lên dây thần kinh X, phản xạ tại chổ giải phóng gastrin và histamin, Giai đoạn này tiết khoảng 70% dịch vị và được tiết liên tục trong thời gian thức ăn lưu trữ ở dạ dày
  • Giai đoạn ruột: Khi thức ăn vào ruột non làm cho tá tràng căng lên đồng thời acid HCl và sản phẩm của quá trình phân huỷ protein sẽ kích thích tiết một lượng nhỏ gastrin, gastrin kích thích tuyến sinh acid bài tiết dịch vị  lượng dịch vị được tiết ra giai đoạn này khoảng 10%. 

Nhờ cả 3 giai đoạn phối hợp với nhau để quá trình tiêu hoá thức ăn được thuận lợi, việc tiêu hoá không bị trì trệ khó khăn. 

>>>Xem thêm: Trào Dịch Dạ Dày Và Những Nguyên Nhân Gây Trào Dịch Dạ Dày

3. Các bệnh lý liên quan đến dịch vị dạ dày

Sự mất cân bằng dịch vị dạ dày

Mất cân bằng dịch vị trong dạ dày

3.1. Thừa dịch vị dạ dày hay thừa acid dạ dày

Tình trạng thừa dịch vị dạ dày trong đó phổ biến là thừa acid dạ dày, vì một nguyên nhân nào đó khiến acid tiết nhiều, tồn tại nhiều trong dạ dày với nồng độ lớn hơn 0,001 mol/l (pH < 3, 5). Việc thừa acid cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động của một số enzym khác. 

Nguyên nhân dẫn đến acid dạ dày tăng cao:

  • Chế độ ăn uống thói quen ăn uống không khoa học
  • Sử dụng quá nhiều các loại chất kích thích, rượu bia, cafein, đồ uống có gas…. có thể gây ra tăng tiết acid, bào mòn niêm mạc gây viêm loét dạ dày
  • Thường xuyên ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp. . 
  • Ăn uống giờ giấc thất thường, ăn quá no, hoạt động mạnh sau khi ăn. . . . 
  • Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài, mất ngủ, lo lắng, cơ thể mệt mỏi, suy nhươc. . 

Biểu hiện dư acid dạ dày:

  • Chướng bụng, đầy hơi, tức bụng. . 
  • Có triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng thường xuyên
  • Nước tiểu thường có màu sẫm hơn so với bình thường. 
  • Rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy hoặc táo bón thất thường
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, không tập trung

Hậu quả của việc thừa dịch vị dạ dày

Trào ngược dạ dày do thừa acid dạ dày

Hình ảnh trào ngược dạ dày do thừa acid dạ dày

Nếu lượng acid trong dịch vị tăng lên quá mức sẽ làm bào mòn niêm mạc, ảnh hưởng đến chức năng dạ dày gây  ra các bệnh viêm loét dạ dày, một số bệnh lý dạ dày thường gặp là: Trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày, viêm hang vị, thủng dạ dày, ung thư dạ dày….Việc thừa acid dịch vị khá nguy hiểm do vậy cần được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị để tránh xảy ra các tổn thương gây ra các bệnh lý dạ dày ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. . 

3.2. Thiếu hụt dịch vị dạ dày (thiếu acid dạ dày)

Sự thiếu hụt dịch vị dạ dày có thể là thiếu pepsin, enzyme hay acid trong dịch vị dạ dày. Thường  xảy ra khi thiếu acid dạ dày do không bài tiết đủ lượng acid cần thiết cho việc tiêu hoá thức ăn, mức acid trong dạ dày được xem là thấp khi có nồng độ ít hơn 0, 0001 mol/l và độ pH tăng cao hơn 4, 5. 

Nguyên nhân gây thiếu hụt acid trong dạ dày:

  • Thói quen ăn uống không khoa học như: Ăn không đúng giờ, kém ăn, thức ăn gây kích ứng những thói quen này khiến dạ dày không sản sinh đủ acid dịch vị. . 
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng thuốc kháng axit không đúng cách và liều dùng sai có thể dẫn tới thiếu hụt acid dạ dày và các  bệnh lý về dạ dày khác
  • Mệt mỏi, stress, cơ thể suy nhược . 

Biểu hiện của thiếu hụt dịch vị:

  • Có biểu hiện ợ hơi, ợ liên tục khoảng 1 tiếng sau bữa ăn do không đủ lượng dịch vị để tiêu hóa thức ăn gây ứ đọng lên men gây ra ợ chua. 
  • Cảm giác thèm ăn ngay cả khi mới ăn xong vì dưỡng chất không được hấp thụ đủ cho cơ thể
  • Có thể mắc một số bệnh đường hô hấp
  • Xảy ra tình trạng đi ngoài phân sống

Hậu quả của thiếu dịch vị (thiếu acid dạ dày):

  • Thiếu hụt acid dạ dày khiên cho vi khuẩn, vi nấm dễ xâm nhập và gây bệnh cho dạ dày vì dạ dày có khả năng tiêu diệt, ức chế sự phát triển của vi khuẩn. 
  • Một số bệnh có thể như nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, sụt cân, táo bón, đi cầu không hết phân. . 
  • Ngoài ra còn một số bệnh đường hô hấp như hen suyễn, mề đay, ban đỏ, tiểu đường. . 

Thiếu dịch vị hay thừa dịch vị đều có ảnh hưởng ngang nhau tới  hệ tiêu hoá do vậy khi có biểu hiện nào nghi ngờ thì cần tới bệnh viện khám để điều trị chính xác. 

>>>Xem thêm: Viêm Dạ Dày Trào Ngược Dịch Mật Ảnh Hưởng Nghiêm Trọng Đến Sức Khỏe

4. Những lưu ý phòng ngừa mất cân bằng dịch vị dạ dày

Ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống khoa học tốt giảm tác động xấu lên dịch vị

Để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến mất cân bằng dịch vị dạ dày đặc biệt là thừa acid dịch vị  cần tuân thủ những lưu ý sau:

  • Có thói quen ăn uống đúng giờ giấc, không bỏ bữa vì khi đói dạ dày cũng tiết một lượng dịch vị thậm chí nhiều hơn bình thường. Nếu khi dịch vị được tiết ra nhưng không có thức ăn trong dạ dày để tiêu hoá, acid trong dịch vị có điều kiện tiếp xúc với niêm mạc dạ dày lâu dần gây bào mòn, tổn thương niêm mạc gây viêm loét các bệnh lý về dạ dày. 
  • Tránh các thực phẩm có tính acid và  có tính kích thích tiêu hoá khi bụng đói như quả cam. xoài, cà chua, khoai tây, sữa chua. . Sữa chua phát huy tác dụng tốt hơn khi dùng sau ăn 1- 2 giờ. 
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm cây nóng, những món ăn nhiều dầu mỡ, vì những thực phẩm này khó tiêu gây áp lực lên dạ dày, kích thích tiết nhiều dịch vị hơn. 
  • Tránh sử dụng các loại các chất kích thích, rượu bia, tránh căng thẳng mất ngủ, lo lắng vì những tác nhân này khiến acid dịch vị được sản sinh nhiều hơn

Qua bài viết chắc mọi người cũng biết được về dịch vị dạ dày, chức năng và những bệnh liên quan đến mất cân bằng dịch vị. Mọi người cần lưu ý đến những dấu hiệu của các bệnh liên quan đến dịch vị để khi có những triệu chứng tương tự  đến ngay bệnh viện để được thăm khám,điều trị. Nếu mọi người còn có gì thắc mắc  hãy gọi tới số HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia đầu ngành của Scurma Fizzy tư vấn và giải đáp. Cảm ơn mọi người đã quan tâm, chúc mọi người sức khỏe,thành công. 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091