VI KHUẨN HP DƯƠNG TÍNH LÀ GÌ, CÓ NGUY HIỂM KHÔNG

VI KHUẨN HP DƯƠNG TÍNH LÀ GÌ, CÓ NGUY HIỂM KHÔNG

Vi khuẩn HP là gì? mà có rất nhiều các thắc mắc và câu hỏi của các bạn đã đặt ra xung quanh vi khuẩn HP, trong đó đáng lưu tâm nhất đó các là câu hỏi: Vi khuẩn HP dương tính có nguy hiểm không? Vi khuẩn HP dương tính có thể lây truyền không? Vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày?… 

Lý do nhận được sự quan tâm lớn của mọi người đến vi khuẩn HP là bởi có nhiều bệnh nhân khi thường xuyên có các triệu chứng như: đau bụng, bỏng rát phần bụng trên, đau bụng tăng lên khi đói, nôn vào sáng sớm, chán ăn, đầy bụng, ợ nhiều,… đã nghi ngờ mình mắc phải các bệnh dạ dày tá tràng mà tác nhân chính gây ra là do vi khuẩn H.Pyroli. 

Khi xét nghiệm có vi khuẩn HP dương tính thì nhiều bệnh nhân rất bất an, lo lắng. Nguyên nhân do họ chưa thực sự hiểu rõ về loại vi khuẩn đường ruột này. Hãy để Scurma Fizzy  đồng hành và trả lời các câu hỏi khi vi khuẩn HP dương tính nhé! 

1. Vi khuẩn HP dương tính là gì?

1.1. Helicobacter pylori:

Helicobacter Pylori viết tắt H. Pylori hay HP là một vi khuẩn thường gặp trong các bệnh dạ dày tá tràng, chúng sống trong lớp nhầy của niêm mạc dạ dày. Về mặt cấu trúc thì đây là vi khuẩn gram âm, nó có hình xoắn có những lông mao ở đầu. Chính đặc điểm có nhiều lông mao và cơ thể xoắn ốc nên vi khuẩn HP có khả năng tiến sâu vào lớp niêm mạc dạ dày từ đó gây ra những tổn thương gây viêm loét dạ dày mạn tính và là mối nguy cơ của bệnh ung thư dạ dày.

1.2. Vi khuẩn HP dương tính là phổ biến?

Trước hết phải hiểu vi khuẩn HP dương tính là gì? Thì đó là kết quả xét nghiệm dạ dày đưa ra với nhận định bệnh nhân xét nghiệm đó có tồn tại vi khuẩn HP trong dạ dày. Ngược lại, vi khuẩn HP âm tính là kết quả xét nghiệm đưa ra nhận định không tồn tại vi khuẩn HP trong dạ dày. Chúng ta sẽ tìm hiểu một số phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP dương tính ở phần dưới…

vi-khuan-hp-duong-tinh-1

Vi khuẩn Hp phổ biến trên thế giới

Hiện nay trên toàn thế giới, một nửa dân số có tồn tại vi khuẩn HP trong cơ thể. Đối với Việt Nam con số này lên tới 70% tổng dân số. Có thể khẳng định rằng vi khuẩn HP có tính phổ biến trên khắp thế giới ở mọi lứa tuổi và giới tính. Nhưng trong số người có vi khuẩn HP dương tính đó chỉ tồn tại 20% là tỷ lệ tiến triển thành viêm loét dạ dày và tá tràng. Tiếp tục chỉ còn lại khoảng 1% đến 2% số người bệnh bị biến chứng thành ung thư dạ dày.

Do đó việc bệnh nhân quá lo lắng, tự ti sau khi nhận kết quả vi khuẩn HP dương tính là điều không nên và không cần thiết. Vì không phải cứ nhiễm vi khuẩn HP là gặp những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Mức độ nguy hiểm còn phải phụ thuộc vào rất nhiều những yếu tố nữa như:

  • Mức độc tố của vi khuẩn
  • Lứa tuổi ( trẻ em có nguy cơ cao hơn)
  • Cơ địa mỗi người
  • Chế độ sinh hoạt ( ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc)
  • Việc sử dụng các thuốc,…

Vi khuẩn HP dương tính không phải là điều gì đó quá nguy hiểm, nhưng chúng ta cũng không phép được chủ quan với nó. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, uy tín và thường xuyên kiểm tra sức khỏe để đảm bảo cho việc sức khỏe của mình không bị ảnh hưởng.

>>>Xem thêm: Vi Khuẩn Helicobacter Pylori Là Gì, Đặc Điểm Gây Bệnh Và Điều Trị

                           Helicobacter Pylori Là Gì? Nó Nguy Hiểm Như Thế Nào?

2. Vi khuẩn HP dương tính biểu hiện, triệu chứng như thế nào và biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe?

2.1. Vi khuẩn HP dương tính biểu hiện, các triệu chứng:

vi-khuan-hp-duong-tinh-2

Triệu chứng vi khuẩn Hp dương tính

Vi khuẩn HP xâm lấn, tấn công dạ dày gây nên các triệu chứng khó chịu như: đau bụng, bỏng rát phần bụng trên, đau bụng tăng lên khi đói, nôn vào sáng sớm, chán ăn, đầy bụng, ợ nhiều,… 

Mặc dù vậy mọi người có xu hướng rất chủ quan, họ cho rằng những khó chịu kia là điều bình thường, đổ thừa do thời tiết thay đổi, đồ ăn, thức uống không hợp khẩu vị,… Đối với trẻ em tỷ lệ bị vi khuẩn HP dương tính cao hơn so với người trưởng thành. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, chưa có ý thức trong việc ăn uống sạch sẽ và trong sinh hoạt thường ngày.

Vi khuẩn HP dương tính xuất hiện trong dạ dày nhưng biểu hiện của nó không rõ rệt, rất dễ nhầm sang với các triệu chứng khác. Và nó cũng tồn tại rất lâu trong cơ thể (có thể lên đến cả chục năm). Dựa vào những yếu tố đó mà vi khuẩn HP ngày càng sinh sôi, phát triển mạnh mẽ trong dạ dày ngày một ăn sâu vào lớp niêm mạc dạ dày. Chỉ đến khi các triệu chứng này tăng cả số lần và cường độ mỗi lần xuất hiện thì người bệnh mới nhận ra rằng mình đã gặp vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe, bệnh nhân gấp gáp đi tìm gặp bác sĩ, đi khám,… 

Vì vậy các bệnh nhân chỉ đi xét nghiệm vi khuẩn HP dương tính là khi các bệnh về dạ dày của họ đã ở giai đoạn nặng và gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm khác.

2.2. Vi khuẩn HP dương tính với các biến chứng nguy hiểm:

Có khoảng từ 20% số người có vi khuẩn HP dương tính sẽ tiến triển thành các biến chứng về dạ dày nguy hiểm sau:

    • Khoảng 70% số nguời bệnh bị viêm dạ dày cấp và mạn tính
    • Hơn 90% số người bệnh bị viêm loét dạ dày tá tràng
    • Gây viêm teo niêm mạc dạ dày
  • Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất, có hơn 90% các ca bệnh ung thư dạ dày có liên hệ với vi khuẩn HP
  • Mắc chứng khó tiêu không loét ( hơn một nửa số bệnh nhân)
  • Thiếu máu, xuất huyết suy giảm tiểu cầu vô căn,…
vi-khuan-hp-duong-tinh-3

Vi khuẩn Hp dương tính và biến chứng

Vi khuẩn HP dương tính có thể gây nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm và là một trong những nguyên nhân chính, trực tiếp gây ung thư dạ dày. Như vậy người bệnh phải giữ thái độ cẩn trọng sau khi đã xét nghiệm vi khuẩn HP dương tính nhưng cũng phải thật bình tĩnh không quá lo lắng vì không phải cứ vi khuẩn HP dương tính là sẽ gây biến chứng, ung thư,… Tốt hơn hết hãy có lối sống và chế độ sinh hoạt phù hợp, lành mạnh, chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ.

3. Vi khuẩn HP dương tính và các phương pháp xét nghiệm: 

Vi khuẩn HP có tính phổ biến vì số lượng người trên toàn thế giới có xuất hiện nó trong dạ dày của họ là khoảng một nửa của gần 8 tỷ người. Quả là một con số khổng lồ và khoảng 10-20% số người đó có xuất hiện các triệu chứng, biến chứng của những bệnh dạ dày. Điều đó chứng tỏ bệnh dạ dày không phải đâu xa lạ mà đang tồn tại xung quanh chúng ta hoặc thậm chí ngay cả trong cơ thể bản thân hiện tại.

3.1. Những trường hợp cần thiết phải xét nghiệm vi khuẩn HP:

  • Thường xuyên gặp các triệu chứng như đã nêu (đau bụng, bỏng rát phần bụng trên, đau bụng tăng lên khi đói, nôn vào sáng sớm, chán ăn, đầy bụng, ợ nhiều,…)
  • Không có các triệu chứng, nhưng là người thân (trực hệ trong gia đình) của bệnh nhân mắc ung thư dạ dày có vi khuẩn HP dương tính: bố mẹ, con cái người bệnh,…
vi-khuan-hp-duong-tinh-4

Phương pháp xét nghiệm vi khuẩn hp dương tính

3.2. Phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP

3.2.1. Phương pháp không xâm lấn:

  • Xét nghiệm máu:

Phương pháp này lấy máu của bệnh nhân làm mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. Nếu kết quả trong máu xuất hiện kháng thể chống trả lại H.Pylori (HP) thì tức là vi khuẩn HP dương tính nói cách khác là có tồn tại vi khuẩn HP trong ruột.

– Ưu điểm: Đây là phương pháp phổ biến ở hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh bởi tính dễ dàng thực hiện và chi phí rẻ.

– Nhược điểm: Kết quả cho ra không đáng tin cậy bởi vi khuẩn HP có thể tồn tại ở nhiều khu vực khác nhưng không gây bệnh như ở: khoang miệng, các xoang, đường ruột,… Cũng có thể bệnh nhân đã điều trị khỏi nhưng còn chứa một ít vi khuẩn trong máu. Kết quả khi đó là dương tính giả.

  • Xét nghiệm hơi thở:

Bệnh nhân sau khi thở vào một thiết bị chuyên dụng để lấy mẫu bệnh từ đó phân tích đánh giá sẽ cho ra kết quả. Kết quả dựa vào thông số DPM (độ phân giải của các chất phóng xạ trong một phút) mà người bệnh sẽ nhận được kết luận có vi khuẩn HP dương tính hay âm tính. Cụ thể các thông số sẽ đưa ra kết luận như sau:

                     DPM< 50: Vi khuẩn HP âm tính

                     DPM từ 50 🡪 199: Không xác định được

                     DPM> 200: Vi khuẩn HP dương tính

Ưu điểm:

  • Kết quả đáng tin cậy ( độ chính xác trên 90%)
  • Thời gian test nhanh chóng
  • Thực hiện lại trên mọi đối tượng
  • Hữu ích cho người đã điều trị vi khuẩn HP và cần đánh giá lại mức độ hiệu quả của phương pháp đã điều trị.

– Nhược điểm: Không phải ở cơ sở y tế nào cũng trang bị được bộ máy xét nghiệm này. 

  • Xét nghiệm phân: 

Sử dụng phân người bệnh để làm xét nghiệm để phân tích kháng nguyên có trong phân không bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang. Kết quả cho ra kết luận vi khuẩn HP dương tính hay không hoặc để xác định hiệu quả của việc điều trị vi khuẩn HP dương tính người đã nhiễm.

– Ưu điểm: Kết quả khá chính xác, chi phí hợp lý

– Nhược điểm: Thời gian trả kết quả chậm, bất tiện và mất vệ sinh.

3.2.2. Phương pháp xâm lấn:

  • Nội soi dạ dày ( sinh thiết dạ dày): Phương pháp này sử dụng một ống nội soi nhỏ có gắn camera ở đầu ống, sau đó luồn sâu qua ống thực quản để vào tận dạ dày. Mục đích để tìm ra vị trí viêm loét và lấy một mẩu sinh thiết nhỏ từ niêm mạc của dạ dày và ruột non rồi được đưa ra ngoài. Đưa mẫu bệnh phẩm ( sinh thiết dạ dày) vào các máy chuyên dụng phân tích đưa ra kết quả.

– Ưu điểm: 

  • Độ tin cậy rất cao
  • Chẩn đoán chính xác tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng
  • Đánh giá được mức độ triệu chứng
  • Tìm chính xác vị trí bị tổn thương
  • Đưa ra hướng điều trị tối ưu.

– Nhược điểm: Không thực hiện được với bệnh nhân cao tuổi, chi phí đắt đỏ, cần sự tham gia của các chuyên gia các bác sĩ giàu kinh nghiệm.

>>>Xem thêm: Tìm hiểu về xét nghiệm máu HP có chính xác không?

vi-khuan-hp-duong-tinh-5

Phương pháp xét nghiệm dương tính hp

4. Vi khuẩn HP dương tính và cách điều trị:

Trước hết, khi người bệnh đã xét nghiệm vi khuẩn HP dương tính hoặc đang điều trị vi khuẩn HP, lời khuyên của các chuyên gia đưa ra cho bạn đó là bạn nên làm một xét nghiệm nội soi dạ dày. 

Nếu như bạn có vi khuẩn HP nhiều năm thì khả năng cao bị viêm teo niêm mạc dày với tần suất cao. Từ những tổn thương này người bệnh có khả năng đứng trước nguy cơ gặp phải những bệnh ác tính về dạ dày tá tràng.

Phương pháp điều trị dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có vi khuẩn HP bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa tư vấn hoặc thăm khám tại các cơ sở y tế chất lượng để được điều trị tốt nhất phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại. 

vi-khuan-hp-duong-tinh-6

Vi khuẩn Hp dương tính và cách điều trị

4.1. Vi khuẩn HP dương tính điều trị bằng thuốc tây:

  • PPI: Đây là loại thuốc ức chế bơm proton, có tác dụng hiệu quả trong giảm tiết acid dịch vị, thường dùng là omeprazol.
  • Amoxicillin: Thuốc là kháng sinh thuộc nhóm penicillin, có tác dụng tiêu diệt và ngăn ngừa một số loại vi khuẩn gây bệnh (trong đó có vi khuẩn HP). Do đó, Amoxicillin được bác sĩ thường chỉ định để điều trị nhiễm trùng gây ra bởi những vi khuẩn H.Pylori.
  • Clarithromycin: Là kháng sinh thuộc nhóm macrolid. Thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn (trong đó có vi khuẩn HP). Clarithromycin cũng có thể được sử dụng kết hợp với các thuốc chống loét khác để điều trị một số bệnh về viêm loét dạ dày. Thuốc hoạt động bằng cách là làm suy giảm sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa sự nhiễm trùng cho vi khuẩn gây ra.
  • Metronidazol: Là kháng sinh thuộc nhóm nitroimidazole được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng. Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn. Thuốc điều trị hiệu quả đến các bệnh liên quan đến ký sinh trùng ở các cơ đường tiêu hóa, dạ dày, khớp, da, đường hô hấp,… Metronidazol thường được chỉ định sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác để trị viêm loét dạ dày, ruột do vi khuẩn HP.
  • Bismuth subsalicylate: Tên của một hoạt chất dùng làm thuốc, nó thuộc nhóm Salicylate. Công dụng thuốc thuốc là hỗ trợ và điều trị những triệu chứng khó chịu ở dạ dày như đầy hơi, ơ chua không thường xuyên,… Bismuth subsalicylate được sử dụng với nhiều thuốc khác dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để điều trị loét dạ dày do Helicobacter pylori gây ra.
  • Rifabutin, Doxycycline, Levofloxacin, Tetracycline, Furazolidone,… cũng thường xuyên nằm trong các phác đồ điều trị trong trường hợp cứu vãn.

Lưu ý: Việc điều trị vi khuẩn H.Pylori là cực kỳ phức tạp, vì vậy bệnh nhân tuyệt đối không được tùy ý sử dụng các thuốc để tự điều trị. Tất cả các các phác đồ điều trị phải được chỉ định bởi các bác sĩ nhà chuyên môn uy tín. Bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của bác sĩ trong quá trình trị bệnh.

4.2. Vi khuẩn HP dương tính điều trị bằng các bài thuốc dân gian:

Các bài thuốc dân gian Việt Nam tiêu biểu được sử dụng rộng rãi bởi những tác dụng hiệu quả của nó trong việc ngăn ngừa và hạn chế sự gây hại của vi khuẩn HP. Có thể kể đến như: 

  • Tinh bột nghệ: Là bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày đã rất nổi tiếng nhưng có nhiều điều mà không phải ai cũng biết ẩn sau tác dụng thần kỳ bên trong củ nghệ.

Nghệ là dược liệu quan trọng bậc nhất trong các bài thuốc điều trị đau dạ dày, điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hoặc chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Trong củ nghệ chứa nhiều thành phần quan trọng hỗ trợ cơ thể trong việc tái tạo tế bào, chống oxy hóa mạnh mẽ,… Đặc biệt trong nghệ có tinh chất Curcumin với hàm lượng cao. Curcumin đã được khoa học chứng minh đây là dược chất giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn H.Pylori và một số loại vi khuẩn, vi nấm gây bệnh khác một cách rất hiệu quả. 

Tham khảo một số thực phẩm chức năng điều chế từ tinh bột nghệ hiệu quả nhất cho bệnh đau dạ dày tá tràng, viêm loét dạ dày tá tràng, vi khuẩn HP. Tại đây:  https://scurmafizzy.com/

  • Các bài thuốc khác có tác dụng hiệu quả trong hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh dạ dày như:
  •  Lá trà dây: ức chế vi khuẩn HP
  • Quả chuối: Ăn chuối thường xuyên có tác động tốt trong loét dạ dày tá tràng
  • Nước ép nha đam: hỗ trợ trong việc tiêu hóa, giảm đầy hơi khó tiêu, ợ chua

Lưu ý: Các bài thuốc dân gian và thực phẩm chức năng chỉ hỗ trợ điều trị làm giảm khả năng gây bệnh, giảm các triệu chứng giảm nguy cơ các biến chứng bệnh, không có tác dụng điều trị dứt điểm. Vì vậy hãy luôn tuân thủ các liệu pháp điều trị của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.

5. Vi khuẩn HP và cách phòng tránh:

Vi khuẩn HP dương tính gây ra rất nhiều phiền toái khó chịu có khi là nguy cơ cao gây nên về các bệnh dạ dày ác tính, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thậm chí là cả tính mạng. Vậy đối với những người khỏe mạnh cần phòng chống vi khuẩn HP như thế nào? 

Dựa vào nơi cư trú sau đây của vi khuẩn HP mà chúng ta hãy cẩn trọng:

  • Nguồn từ gia súc, gia cầm 
  • Nguồn nước, môi trường xung quanh
  • Lây từ người sang người: 
  • vi khuẩn HP có rất nhiều trong dạ dày nên phân của người bệnh chứa rất nhiều H.Pylori
  • Một số lượng H.Pylori cư trú trong miệng của con người, nên trong dịch tiết nước bọt có thể có.

>>>Xem thêm: 4 Thuốc Điều Trị HP Dạ Dày Được Sử Dụng Phổ Biến

                          Sử Dụng Kháng Sinh Điều Trị Hp Dạ Dày An Toàn Và Hiệu Quả

Qua bài viết vừa rồi chắc chắn các bạn đã hiểu rõ hơn và có thể tự trả lời các câu hỏi về vi khuẩn HP dương tính. Nhiễm vi khuẩn Hp gây ảnh hưởng tới dạ dày, sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy chúng ta cần loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh để có một sức khoẻ tốt. 

Nếu quý vị và các bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi Hotline: 18006091 để nhận được sự chăm sóc, giải đáp một cách nhanh chóng và hài lòng nhất. Rất hân hạnh được phục vụ quý vị và các bạn!

Nguyễn Tuấn Lộc

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091