Ợ Hơi Buồn Nôn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì Và Cách Điều Trị

Ợ Hơi Buồn Nôn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì Và Cách Điều Trị

Ợ hơi buồn nôn không phải là một hiện tượng hiếm thấy trong cuộc sống hằng ngày. Bạn có thể bị tình trạng ợ hơi sau khi sử dụng các thức uống có gas, có thể cảm thấy buồn nôn khi bị say tàu xe,… Nhưng không mấy ai biết rằng hai tình trạng này nếu xảy ra thường xuyên sẽ là tín hiệu cảnh báo một vấn đề bệnh lý nào đó mà bạn đang mắc phải. Và để biết được bản thân mình đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào thông qua tình trạng ợ hơi buồn nôn cũng như cách điều trị tại nhà như thế nào cho hiệu quả, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

1. Ợ hơi buồn nôn là gì?

1.1. Hiện tượng ợ hơi xảy ra như thế nào?

Ợ hơi là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, thường xảy ra sau khi ăn. Hơi trong dạ dày được sinh ra phần lớn do 2 hoạt động sau:

  • Trong quá trình nhai và nuốt thức ăn, một lượng lớn không khí sẽ đi vào dạ dày.
  • Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, khi thức ăn bị phân hủy thì đồng thời một lượng khí nhất định cũng được sinh ra.

Khi lượng khí trong đường tiêu hóa dư nhiều, các cơ dạ dày và cơ thực quản sẽ giãn ra, giải phóng lượng khí dư ra ngoài bằng đường miệng, hiện tượng này còn được gọi là ợ hơi.

1.2. Ợ hơi buồn nôn là gì?

Khi dạ dày chứa quá nhiều khí thì việc co bóp dạ dày để tiêu hóa thức ăn sẽ khó khăn hơn bình thường, thức ăn sẽ không được đẩy xuống ruột non để tiêu hóa tiếp mà đi ngược trở lại lên thực quản.

Các chất chứa trong dịch dạ dày sẽ kích thích niêm mạc thực quản, từ đó kích thích trung tâm nôn trên hành não dẫn đến triệu chứng buồn nôn. Do đó ợ hơi thường dẫn đến buồn nôn.

ợ hơi buồn nôn 1

Ợ hơi buồn nôn là gì?

1.3. Phân biệt ợ hơi buồn nôn sinh lý và ợ hơi buồn nôn do bệnh lý

Ợ hơi buồn nôn được chia ra thành 2 loại: 

  • Ợ hơi buồn nôn sinh lý

Là phản ứng tự nhiên của cơ thể chịu tác động của một trong số các yếu tố như: ăn quá no, ăn các món nhiều dầu mỡ, chua, cay, uống rượu bia, cafe,…

Thời điểm xuất hiện: Thường xuất hiện sau khi ăn xong

Tần suất: 3-4 lần trong 1 giờ sau khi ăn, nhiều trường hợp có thể lên tới 30 lần/ ngày

Thường không xuất hiện các biểu hiện, triệu chứng khác đi kèm.

  • Ợ hơi buồn nôn do bệnh lý

Ợ hơi buồn nôn nếu xuất hiện quá thường xuyên và kéo dài có thể là một trong những triệu chứng của căn bệnh nào đó đang diễn ra trong cơ thể người bệnh.

+ Thời điểm xuất hiện

Có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, ngay cả khi đang đói hoặc không ăn các thực phẩm gây ợ hơi, buồn nôn.

+ Tần suất: Số lần ợ trong ngày tăng dần lên, kéo dài liên tục và không thể kiểm soát

+ Các triệu chứng đi kèm

Đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, táo bón, đau tức hoặc đau rát vùng ngực,… Một số người cũng có thể cảm thấy có vị đắng hoặc chua ở cổ họng.

Các triệu chứng này có thể chỉ xuất hiện thoáng qua trong vài phút, nhưng cũng có thể kéo dài trong vài giờ và có xu hướng tăng lên sau khi ăn.

>>>> Xem thêm ngay: Các Nguyên Nhân Chính Gây Ợ Hơi Mà Bạn Nên Biết

2. Nguyên nhân của ợ hơi buồn nôn?

2.1. Chế độ ăn uống không khoa học, lành mạnh

Hệ tiêu hóa có khỏe mạnh hay không phụ thuộc rất lớn vào thói quen ăn uống của mỗi người. Dưới đây là những loại thực phẩm rất được ưa thích nhưng lại gây hại rất lớn cho dạ dày và đường tiêu hóa, góp phần làm tăng triệu chứng ợ hơi buồn nôn.

Nguyên nhân thực phẩm

Những thực phẩm gây ợ hơi buồn nôn

2.1.1. Ăn nhiều thức ăn chứa tinh bột, đường, chất xơ

Tinh bột, đường và chất xơ là những thực phẩm được vi khuẩn đường ruột ưa thích.  Khi những loại thực phẩm này xuống đến dạ dày, đại tràng sẽ được vi khuẩn đường ruột lên men tạo thành khí hydro (H2), cacbon đioxit (CO2), khí metan (CH4). 

Cũng chính điều này là nguyên nhân tạo thành khí trong dạ dày, làm xuất hiện chứng ợ hơi buồn nôn.

Một số loại thức ăn giàu tinh bột, chất xơ có thể kể đến như: gạo, khoai lang, ngô, các loại đậu, yến mạch,…

2.1.2. Ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ

Thực phẩm chứa nhiều chất béo và dầu mỡ rất khó tiêu, nó đòi hỏi một lượng lớn enzym và acid dịch vị dạ dày để tiêu hóa hết. Thức ăn chưa được tiêu hóa, ở lại lâu trong dạ dày gây áp lực lớn lên dạ dày, gây ra cảm giác đầy hơi, chướng bụng và hình thành phản ứng ợ hơi, buồn nôn để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.

2.1.3. Ăn đồ ăn cay

Thực phẩm có vị cay thường chứa một hợp chất là Capsaicin. Chất này ngoài làm sưng tấy niêm mạc dạ dày còn gây ra chứng nóng rát bụng và đầy hơi, dẫn đến hiện tượng ợ hơi và buồn nôn.

2.1.4. Nhai kẹo cao su

Nhiều người có thói quen nhai kẹo cao su để có hơi thở thơm tho, giải tỏa lo âu, căng thẳng và giúp tập trung hơn. Bên cạnh những lợi ích trên, nhai kẹo cao su có thể gây hại rất lớn cho dạ dày. 

Trong kẹo cao su thường chứa nhiều sorbitol hoặc mannitol, xylitol. Đây đều là những chất khó tiêu hóa, khiến dạ dày sinh ra nhiều khí và làm tăng chứng ợ hơi.

Ngoài ra nhai kẹo cao su nhiều cũng là hình thức đưa nhiều không khí từ ngoài vào, gây dư thừa khí trong dạ dày và đường tiêu hóa.

2.1.5. Uống bia rượu, đồ uống có gas

Bia rượu và đồ uống có gas là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng ợ hơi buồn nôn.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đồ uống có gas sẽ kích thích tăng tiết acid dịch vị, gây trào ngược lên thực quản, dẫn đến hiện tượng buồn nôn. Ngoài ra, khí CO2 trong những loại đồ uống này cũng tích tụ trong dạ dày, gây cảm giác đầy bụng, ợ hơi.

2.1.6. Mệt mỏi, căng thẳng, stress…

Quá mệt mỏi, căng thẳng, stress gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở hệ tiêu hóa, làm rối loạn chức năng tiêu hóa của dạ dày và ruột non. 

Thần kinh căng thẳng sẽ làm giảm sự co bóp của dạ dày và làm tăng tiết dịch dạ dày, gây dư thừa acid, dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi và buồn nôn. 

2.2. Tác dụng phụ của thuốc

Ợ hơi buồn nôn có thể là tác dụng của một số loại thuốc bao gồm thuốc kháng sinh và NSAIDS. 

ợ hơi buồn nôn 3

Thuốc cũng là nguyên nhân gây ợ hơi buồn nôn

  • Thuốc kháng sinh

Có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể, tuy nhiên nó có thể tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong dạ dày.

Khiến cho việc tiêu hóa của dạ dày khó khăn hơn, sinh ra nhiều acid hơn và dẫn đến hiện tượng ợ hơi, buồn nôn.

  • Thuốc NSAIDS

NSAIDs tức thuốc chống viêm không steroid có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm và được sử dủng ất phổ biến. Khi được hấp thu vào trong cơ thể, các hoạt chất trong thuốc sẽ ức chế lên một số enzym để làm giảm hiện tượng viêm, trong đó có enzym COX1 – enzym tiết ra PGE2 bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Do đó, nếu sử dụng thuốc NSAIDS kéo dài mà không phối hợp cùng các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày, gây khó tiêu và ợ hơi buồn nôn.

Bao bì hướng dẫn sử dụng của thuốc thường sẽ liệt kê những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Mọi người cũng có thể hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về các tác dụng không mong muốn của thuốc.

2.3. Mang thai

Triệu chứng ợ hơi, buồn nôn thường gặp ở phụ nữ mang thai.Triệu chứng này có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào của thai kỳ. Nguyên nhân là do:

  • Áp lực của tử cung đang giãn nở đè lên dạ dày 
  • Các nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, làm giãn các cơ ở thực quản và dạ dày

Điều này cho phép acid di chuyển ngược từ dạ dày lên thực quản, kích thích niêm mạc ở thực quản, gây ợ hơi và buồn nôn.

Ợ hơi buồn nôn khi mang thai có xu hướng giảm dần theo gian khi mang thai.

Mang thai

Mang thai cũng là nguyên nhân gây ợ hơi buồn nôn

3.  Ợ hơi buồn nôn là triệu chứng biểu hiện bệnh gì?

Thỉnh thoảng bị ợ hơi và buồn nôn là điều không có gì đáng lo ngại.

Những triệu chứng này thường xảy ra khi ăn uống không lành mạnh, do ăn thức ăn quá cay hoặc uống quá nhiều rượu bia,… Nếu đúng như vậy, các triệu chứng này có xu hướng biến mất theo thời gian mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên hơn, đó có thể là dấu hiệu cho biết sức khỏe của bạn đang có vấn đề, đặc biệt là liên quan đến các bệnh lý của hệ tiêu hóa.

>>>> Xem thêm ngay: Ợ Hơi Khó Thở Là Bệnh Gì Và Có Nguy Hiểm Không

3.1. Ợ hơi buồn nôn – dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh mạn tính, xảy ra khi niêm mạc của dạ dày bị tổn thương, lâu ngày phải tiếp xúc trực tiếp với acid và pepsin trong dịch vị dạ dày sẽ hình thành các ổ viêm loét tại dạ dày, tá tràng.

Hai nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng là:

– Nhiễm khuẩn H.pylori

– Sử dụng lâu dài thuốc chống viêm không steroid ( NSAID ), chẳng hạn như ibuprofen, aspirin,…

Triệu chứng loét tá tràng

Triệu chứng phổ biến nhất của loét dạ dày tá tràng là đau âm ỉ hoặc đau rát ở bất kỳ vị trí nào giữa rốn và xương ức, cơn đau thường tồi tệ hơn khi dạ dày trống rỗng.

Ngoài ra, khi dạ dày bị viêm loét sẽ không thể thực hiện tốt chức năng tiêu hóa thức ăn, sinh ra nhiều khí, gây chướng bụng, ợ hơi, buồn nôn và chán ăn.

Triệu chứng này có thể xuất hiện nhiều lần trong ngày, diễn ra trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng nếu không được chữa trị kịp thời.

3.2. Ợ hơi buồn nôn là dấu hiệu của bệnh viêm tụy

Tụy là cơ quan ít được nhắc đến nhưng lại có vai trò quan trọng trong cơ thể chúng ta. Ngoài tiết ra 2 loại enzym có vai trò quan trọng trong chuyển hóa glucose là insulin và glucagon, tuyến tụy còn tiết ra các enzym tiêu hóa như: 

– Chymotrypsin và trypsin giúp tiêu hóa protein

– Lipase: xúc tác cho quá trình thủy phân chất béo lipid

– Amylase: xúc tác sự thủy phân của tinh bột thành glucose, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể

Khi bị viêm tụy, dù là cấp tính hay mạn tính, các enzym tiêu hóa cũng không được sản xuất đủ, đặc biệt là enzym lipase bởi nó chỉ được sản xuất từ tuyến tụy, làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, sinh ra nhiều khí trong dạ dày và dẫn đến ợ hơi.

3.3. Ợ hơi buồn nôn – dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bình thường, khi ta ăn uống, thức ăn sẽ được đưa từ miệng xuống thực quản, sau đó cơ vòng ở thực quản sẽ giãn ra và thức ăn sẽ được đẩy xuống dạ dày để tiêu hóa.

Khi dừng ăn uống, cơ này sẽ tự động đóng lại, ngăn không cho thức ăn và dịch dạ dày trào ngược từ dạ dày trở lại thực quản.

ợ hơi buồn nôn

Ợ hơi buồn nôn là biểu hiện của bệnh trào ngược

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi cơ vòng thực quản không còn thực hiện đúng chức năng của mình, nó có thể giãn ra ngay cả khi ta không ăn và khi đó các chất có trong dạ dày sẽ trào ngược trở lại thực quản dẫn đến các triệu chứng thường gặp nhất là:

  • Ợ hơi

Trong dạ dày ngoài thức ăn và dịch dạ dày còn có một lượng khí nhất định, khi cơ vòng thực quản mở ra thì lượng khí này sẽ được đưa ra ngoài bằng đường miệng và được gọi là ợ hơi

  • Buồn nôn, nôn

Acid và thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản, kích thích các thụ thể trên niêm mạc thực quản gây buồn nôn, nặng hơn có thể dẫn đến nôn.

  • Đau tức ngực

Khi acid trào ngược lên thực quản trong thời gian dài sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm loét thực quản, làm cho người bệnh có cảm giác đau tức hoặc đau rát ở vùng ngực

Đây là những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tần suất xuất hiện của triệu chứng ợ hơi buồn nôn,… còn phụ thuộc vào mức độ và tình trạng của bệnh. Tuy nhiên chúng thường xuất hiện sau khi ăn no, khi bị đầy bụng, khó tiêu, lúc ngủ và đặc biệt xuất hiện nhiều nhất vào ban đêm.

3.4. Ợ hơi buồn nôn là dấu hiệu của ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là căn bệnh ác tính, dễ di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể và có tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân là do bệnh ung thư dạ dày có những triệu chứng rất giống với các bệnh tiêu hóa khác như: viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản dạ dày,…

Do đó người bệnh thường chủ quan và khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn cuối, gần như không có hy vọng chữa khỏi.

Thường xuyên bị ợ hơi và buồn nôn có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày. Ngoài ra, bệnh còn có các triệu chứng khác mà các bạn cũng nên chú ý để phát hiện như:

  • Đau và khó chịu ở vùng thượng vị (vùng bụng trên, dưới xương ức)
  • Chán ăn
  • Nôn hoặc đi ngoài ra máu
  • Xanh xao, thiếu máu
  • Sút cân không rõ nguyên nhân

>>>> Tìm hiểu thêm: Ợ Hơi Liên Tục Là Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm Tới Tính Mạng Không

4. Chứng ợ hơi buồn nôn khi nào cần đi khám?

Ợ hơi buồn nôn có thể chỉ là những biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể khi ăn phải những thực phẩm dễ khiến dạ dày sinh hơi hoặc do stress.

Tình trạng này sẽ sớm chấm dứt khi những thực phẩm đó được tiêu hóa hết hoặc sau một vài ngày mà không cần phải thăm khám cũng như điều trị.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này liên tục xuất hiện trong một khoảng thời gian dài (trên 2 tuần) mà nguyên nhân không phải do vấn đề ăn uống hay stress hoặc xuất hiện kèm theo các triệu chứng sau thì bạn nên đi khám để nhận được sự tư vấn và điều trị tốt nhất đến từ bác sĩ có chuyên môn:

  • Đau thượng vị

là đau ở vị trí trên rốn, ngay dưới xương sườn hay lồng ngực. Đây là biểu hiện thường gặp nhất của các bệnh lý liên quan đến dạ dày như: viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày,…

  • Đau tức vùng ngực, đau rát cổ họng

Đau tức ngực là biểu hiện nguy hiểm dù là có liên quan đến bệnh tim mạch hay bệnh tiêu hóa.

Đau tức ngực, đau rát cổ họng cổ họng kết hợp cùng triệu chứng ợ hơi,buồn nôn thường là chỉ điểm của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Căn bệnh này nếu không được chữa trị sẽ gây loét thực quản, nặng hơn là ung thư thực quản.

  • Nôn hoặc đi ngoài ra máu

Đây là triệu chứng tiêu biểu nhất của bệnh lý xuất huyết đường tiêu hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị, sẽ dẫn đến thiếu máu mạn tính, bệnh nhân có thể tử vong vì trụy tim mạch, hạ huyết áp do mất nhiều máu.

  • Mệt mỏi, chán ăn, thiếu máu, xanh xao

Ợ hơi, buồn nôn có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và chán ăn, cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng nên dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu và xanh xao.

Tuy nhiên đây cũng là một trong những biểu hiện tiêu biểu của bệnh ung thư dạ dày. Do vậy nếu ợ hơi buồn nôn xuất hiện cùng những triệu chứng này thường xuyên, người bệnh cần phải lưu tâm và đi thăm khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

5. Điều trị chứng ợ hơi buồn nôn tại nhà hiệu quả

5.1. Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh làm giảm ợ hơi buồn nôn

5.1.1. Thay đổi cách ăn uống

– Không ăn uống quá nhanh, nên nhai kỹ trước khi nuốt để việc tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn.

– Không ăn quá no, có thể chia nhỏ ra làm nhiều bữa trong ngày, tránh gây áp lực cho dạ dày.

– Không nên vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa sẽ khiến không khí đi vào dạ dày nhiều hơn.

– Không nằm nghỉ hoặc hoạt động thể dục quá mạnh ngay sau khi ăn.

5.1.2. Những thực phẩm không nên ăn

Nên tránh những loại thực phẩm kích thích sinh hơi trong dạ dày, dẫn đến ợ hơi, buồn nôn như:

– Tránh uống rượu bia, nước uống có gas.

– Hạn chế ăn những thực phẩm chứa quá nhiều tinh bột (nhất là sắn và các loại gạo nếp).

– Không nên ăn đồ ăn giàu chất béo, chứa nhiều dầu mỡ.

– Không nên nhai kẹo cao su.

5.1.3. Những thực phẩm nên ăn

– Gừng:

Từ xa xưa, gừng đã được biết đến là một loại thảo dược có nhiều công dụng như: hạ sốt, chống viêm, trị ho,… .

Bên cạnh đó, hoạt chất shogaol có trong gừng còn có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, chống nôn rất hiệu quả. 

Gừng là một loại gia vị rất quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình Việt Nam.

Ngoài cách sử dụng thông thường là cho gừng nấu cùng thức ăn như một loại gia vị, bạn có thể thử một vài cách chế biến khác để việc điều trị chứng ợ hơi buồn nôn đạt hiệu quả tốt hơn như: trà gừng mật ong, nước gừng ấm,..

Cách làm trà gừng mật ong:

Bước 1: Rửa sạch 1 củ gừng, sau đó gọt vỏ và thái thành lát mỏng

Bước 2: Đun gừng với khoảng 200ml nước. Khi sôi thì vớt gừng ra, chỉ lấy nước để dùng

Bước 3: Thêm 1 thìa mật ong vào cốc nước gừng vừa đun và khuấy đều. Để trà nguội một lúc rồi uống. Uống trà gừng mật ong khi còn ấm sẽ khiến dạ dày trở nên dễ chịu hơn, không còn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu nữa.

Sự kết hợp giữa gừng và mật ong không những làm cho trà dễ uống hơn mà còn góp phần làm tăng tác dụng giảm ợ hơi buồn nôn bởi mật ong cũng là một trong những thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa, rất tốt cho hệ tiêu hóa của chúng ta.

Trà gừng mật ong

Giảm ợ hơi buồn nôn bằng trà gừng mật ong

– Chuối:

Chuối là thực phẩm vô cùng có lợi cho hệ tiêu hóa. Các thành phần trong chuối: kali, vitamin C, vitamin B6,… giúp điều hòa nhu động dạ dày, giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, từ đó ngăn ngừa chứng ợ hơi.

Mỗi ngày ăn từ 1-2 quả chuối sẽ giúp bạn có một cơ thể và hệ tiêu hóa khỏe mạnh. 

– Đu đủ:

Đủ đủ cũng là một loại hoa quả rất giàu vitamin và khoáng chất như: magie, kẽm, kali,… giúp bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa tránh khỏi những tác nhân gây hại.

Ngoài ra, trong đu đủ còn có một loại enzym có tên là papain, giúp tiêu hóa protein nhanh hơn, từ đó làm giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu – nguyên nhân dẫn đến ợ hơi buồn nôn.

>>>> Xem thêm về: Ợ hơi buồn nôn khi mang thai có phải là biểu hiện của bệnh lý?

5.2. Thay đổi những thói quen không tốt, tăng cường luyện tập thể dục

Chứng ợ hơi buồn nôn thường bắt đầu sau khi bạn ăn hoặc uống. Ngoài điều trị bằng thuốc, ăn uống khoa học hơn, bạn cũng nên thay đổi những thói quen không tốt cho dạ dày và chăm chỉ luyện tập thể dục với cường độ nhẹ nhàng để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, cải thiện tình trạng ợ hơi, buồn nôn.

5.2.1. Không mặc quần áo quá chật

Mặc quần áo quá chật hoặc quá bó sẽ chèn ép lên các cơ, làm tăng áp lực lên vùng bụng dẫn đến ợ hơi, đặc biệt là khi bạn ngồi xuống.

Vì thế, nếu bị ợ hơi buồn nôn bạn nên hạn chế mặc quần áo quá bó hay không còn vừa vặn với cơ thể nữa và thay vào đó là mặc những trang phục vừa vặn, thoải mái hơn.

5.2.2. Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng, lo âu

Như đã nói ở trên, căng thẳng, lo âu cũng là một trong nguyên nhân gây ợ hơi, buồn nôn. Nếu tinh thần luôn ở trong trạng thái không được thoải mái, vui vẻ thì việc điều trị bằng thuốc cũng sẽ không đạt được hiệu quả như mong đợi.

5.2.3. Đi bộ 

Đi bộ xung quanh hoặc tập thể dục nhịp điệu nhẹ sau khi ăn giúp điều hòa nhu động đường tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giảm tình trạng đầy bụng, ợ hơi.

5.2.4. Luyện tập một vài động tác Yoga 

Yoga không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn mà một vài động tác Yoga còn tác động nhiều đến phần bụng, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn và ngăn ngừa chứng ợ hơi buồn nôn:

5.2.4.1.Tư thế chắn gió
ợ hơi buồn nôn 8

Tư thế chắn gió làm giảm triệu chứng ợ hơi buồn nôn

Cách thực hiện:

– Nằm ngửa trên thảm tập, hít vào thật sâu đến khi không hít được nữa

– Nâng hai đầu gối lên cao và ép về phía ngực

– Vòng hai tay ôm hai đầu gối, sau đó ép sát đầu gối vào ngực

– Nâng đầu lên để trán chạm vào hai đầu gối, thở ra

– Giữ nguyên tư thế trong khoảng 20 giây rồi trở về vị trí ban đầu

Lặp lại động tác này khoảng 30 đến 40 lần.

5.2.4.2. Tư thế nằm vặn mình

Cách thực hiện: 

– Nằm ngửa, hai chân duỗi, mũi chân hướng về phía đầu

– Hít vào, hai tay dang ngang bằng vai, lòng bàn tay ngửa, đồng thời nâng gối phải lên sao cho vuông góc với sàn nhà

– Thở ra, ép gối phải sang phía bên trái, mắt nhìn vai phải và ép sát 2 vai xuống sàn. 

– Giữ nguyên tư thế này trong 1 – 2 phút, hít thở đều rồi nâng chân phải lên và hạ xuống

– Sau đó đổi bên, thực hiện tương tự các bước nêu trên. Mỗi bên thực hiện động tác này từ 5 – 7 lần

Tư thế nằm vặn mình làm giảm ợ hơi buồn nôn

Tư thế nằm vặn mình làm giảm ợ hơi buồn nôn

Trên đây là một vài thông tin xoay quanh hiện tượng ợ hơi buồn nôn mà nhóm Dược sĩ, Bác sĩ chúng tôi muốn gửi tới các bạn. Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn có thể biết được những nguyên nhân gây ra tình trạng ợ hơi buồn nôn hay dự đoán được vấn đề sức khỏe mà mình có thể mắc phải thông qua triệu chứng này và chủ động được việc đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín; cũng như tích lũy cho mình được một số phương pháp điều trị ợ hơi buồn nôn tại nhà sao cho hiệu quả nhất.

Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng này hãy gọi ngay đến Hotline: 18006091 để nhận được những tư vấn nhiệt tình và đầy chuyên môn đến từ đội ngũ Bác sĩ, Dược sĩ của Scurma Fizzy chúng tôi. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091