Thực Đơn Cho Người Trào Ngược Dạ Dày Bạn Cần Biết

Thực Đơn Cho Người Trào Ngược Dạ Dày Bạn Cần Biết

thực đơn cho người trào ngược dạ dày

Thực đơn cho người trào ngược dạ dày

Theo như thống kê gần đây nhất, trào ngược dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa rất phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi và giới tính và có nhiều mức độ bệnh khác nhau. Khi mới khởi phát, bệnh thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, do vậy dễ khiến người bệnh chủ quan. Tuy nhiên, nếu cứ để mặc bệnh diễn biến trong một thời gian dài thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy mà câu hỏi được rất nhiều người đặt ra là thực đơn cho người trào ngược dạ dày như thế nào mới hợp lý và khoa học. Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để được cung cấp thêm thông tin đầy đủ nhé.

1. Tại sao phải xây dựng thực đơn cho người trào ngược dạ dày?

1.1 Trào ngược dạ dày là bệnh lý gì?

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là hiện tượng dịch dạ dày thường xuyên trào ngược lên thực quản gây kích ứng niêm mạc thực quản dẫn đến viêm. Tùy vào tần suất trào ngược dịch và mức độ kích thích tại niêm mạc mà triệu chứng được thể hiện ra ở mỗi bệnh nhân là khác nhau.

1.2 Dấu hiệu nào cảnh báo bạn đang bị trào ngược dạ dày thực quản?

Để xây dựng được thực đơn cho người trào ngược dạ dày, trước hết bạn cần nhận biết được các dấu hiệu điển hình của bệnh sau đây:

  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: Ợ hơi là động tác giúp giảm lượng khí dư thừa trong dạ dày. Ợ nóng là do dịch acid dạ dày tiếp xúc với niêm mạc thực quản tạo cảm giác nóng rát. Ợ chua là do axit dạ dày khi trào lên sẽ khiến cho người bệnh có cảm giác chua miệng.
  • Nóng dạ dày: Trong bệnh trào ngược dạ dày, lượng acid dịch vị được tăng tiết gây kích ứng niêm mạc dạ dày khiến dạ dày bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn có hại, từ đó sinh ra nhiệt và cảm giác nóng dạ dày. Người bị trào ngược dạ dày sẽ có cảm giác nóng cồn cào trong bụng rất khó chịu.
  • Đau tức ngực: Khi xuất hiện cơn trào ngược, không chỉ có acid dạ dày trào lên mà còn kèm theo cả thức ăn cũng bị đi theo cùng, kết quả làm người bệnh cảm thấy căng tức, đau ở ngực.
  • Khó nuốt: Acid dạ dày làm niêm mạc thực quản bị tổn thương dẫn đến viêm loét, sưng tấy, làm hẹp thực quản. Do vậy khi nuốt, người bệnh sẽ có cảm giác như thức ăn bị vướng lại ở cổ, nuốt xuống gây cảm giác đau.
  • Khản giọng và ho: Acid dạ dày không chỉ làm tổn thương niêm mạc thực quản mà còn gây tổn thương cả dây thanh quản. Do đó người bệnh sẽ bị khản giọng, khó nói và lâu ngày chuyển thành ho.
  • Buồn nôn và nôn: Dạ dày tăng tiết acid và co thắt liên tục đẩy axit và thức ăn ra ngoài khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn và bị nôn trớ.
  • Đắng miệng: Khi mắc trào ngược dạ dày, van môn vị bị hẹp lại khiến dịch mật từ tá tràng chảy sang dạ dày, dịch mất theo axit trào lên thực quản, tràn vào khoang miệng tạo cảm giác đắng miệng cho bệnh nhân.

>>>Xem thêm: Triệu Chứng Dạ Dày Trào Ngược, Nguyên Nhân Và Cách Kiểm Soát

1.3. Ý nghĩa của việc xây dựng thực đơn cho người trào ngược dạ dày.

Theo bác sĩ Võ Hoàng Hà, bệnh viện Bạch Mai cho hay: Hiện nay, tình trạng  bệnh nhân trào ngược dạ dày có tỉ lệ tái phát bệnh rất cao,  thậm chí có những trường hợp tái đi tái lại nhiều lần mà vẫn không dứt được bệnh. Nguyên nhân của việc này có thể được lý giải như sau:

  • Bệnh nhân có tâm lý chủ quan khi mới mắc bệnh

Trong giai đoạn đầu của bệnh, mức độ tổn thương niêm mạc còn nhẹ, nếu được điều trị từ sớm thì niêm mạc thực quản rất dễ phục hồi trở về như bình thường, khả năng tái phát sẽ thấp. Tuy nhiên, vì các triệu chứng sớm của bệnh chỉ là ợ hơi, ợ chua,… là những triệu chứng không điển hình vì người khỏe mạnh đôi khi cũng thấy xuất hiện, do vậy bệnh nhân thường bỏ qua những dấu hiệu này. Đa phần bệnh nhân trào ngược dạ dày chỉ điều trị khi bệnh đã tiến triển nặng. Điều này làm cho việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn hơn rất nhiều.

  • Triệu chứng của bệnh không đặc trưng nên dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác

Khi trào ngược dạ dày thực quản tiến triển nặng hơn, bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện như ho, đau họng, khàn tiếng, khó nuốt, đau tức ngực,… Nhưng lúc này bệnh nhân vân không nghĩ mình mắc trào ngược dạ dày mà lại hay lầm tưởng mình bị bệnh tim mạch hay nhiễm khuẩn đường hô hấp.

  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Trào ngược dạ dày hay tái phát có thể nói nguyên nhân hàng đầu là do thói quen ăn uống, làm việc của bệnh nhân không điều độ. Ví dụ như: Hay ăn đồ ăn cay nóng, thường xuyên bỏ bữa, hay ăn đêm, thức khuya quá muộn,… Như vậy có thể thấy rằng, việc xây dựng thực đơn cho người trào ngược dạ dày một cách khoa học là điều rất cần thiết để làm giảm tình trạng bệnh cũng như ngăn ngừa tái phát.

  • Ảnh hưởng của thời tiết

Trào ngược dạ dày thường tái phát vào mùa thu – đông. Nguyên nhân là da thời tiết chuyển lạnh sẽ làm giảm tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc, khiến dạ dày dễ bị tác động và tổn thương. Bên cạnh đó, không khí lạnh làm tăng hàm lượng histamin trong máu, tăng tiết dịch axit dạ dày, dẫn tới dạ dày co bóp mạnh khiến cho những triệu chứng bệnh trở lên nặng hơn.

Từ những chia sẻ của bác sĩ, bác sĩ đưa ra lời khuyên rằng: “việc xây dựng thực đơn cho người trào ngược dạ dày một cách khoa học là hết sức quan trọng, có vai trò chủ đạo trong việc kiểm soát bệnh.

2. Cơ sở xây dựng thực đơn cho người trào ngược dạ dày

Hiện nay, bệnh trào ngược dạ dày là một bệnh lý đường tiêu hóa đang chiếm tỉ lệ rất lớn ở nước ta. Với thực đơn cho người trào ngược dạ dày thiếu tính khoa học như: ăn quá nhiều thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ khiến cho tình trạng bệnh trở nên xấu đi và dễ tái phát bệnh trở lại. Do vậy, để bệnh sớm khỏi và phòng ngừa nguy cơ tái phát, bệnh nhân cần phải xây dựng cho bản thân mình chế độ ăn uống hợp lý nhất. Dưới đây sẽ là những lưu ý khi xây dựng thực đơn người trào ngược dạ dày.

  • Lựa chọn các loại thực phẩm có khả năng trung hòa axit trong dạ dày. Có nhiều loại thực phẩm vừa không kích thích sản xuất axit dạ dày, giảm viêm mà lại cung cấp đủ các dưỡng chất cho cơ thể.
  • Hạn chế đến mức tối thiểu việc sử dụng những loại thực phẩm có tác dụng gây tăng dịch tiết axit hoặc kích thích co thắt thực quản.
  • Để giảm các triệu chứng bệnh, bạn nên chia nhỏ bữa ăn, không được ăn quá no hoặc để dạ dày quá đói.
  • Uống đủ nước mỗi ngày là điều hết sức quan trọng, bạn có thể bổ sung nước ép trái cây cho cơ thể thay cho nước lọc nhưng không được uống quá nhiều.
  • Ăn đúng giờ, đúng bữa, bữa ăn cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất từ nhiều nguồn bổ sung khác nhau.

3. Đồ ăn, thức uống nào nên được sử dụng và không nên sử dụng trong thực đơn cho người trào ngược dạ dày.

Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thường khiến người bệnh khó chịu, thậm chí cảm thấy mệt mỏi, suy nhược. Với căn bệnh này, ngoài việc chữa trị dùng thuốc theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì đến chế độ ăn uống đóng một vai trò hết sức quan trọng. Sau đây sẽ là một số loại thực phẩm nên dùng hoặc không nên dùng trong thực đơn cho người trào ngược dạ dày.

3.1 Thực phẩm nên dùng

  • Rau xanh:

Người bệnh trào ngược dạ dày cần tăng cường bổ sung rau xanh trong bữa ăn hằng ngày. Rau xanh được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng rất tốt cho dạ dày, giúp kiểm soát lượng axit – nguyên nhân chính gây ra hiện tượng trào ngược, giảm ợ hơi, ợ chua. Lượng rau xanh trong thực đơn cho người trào ngược dạ dày được khuyến cáo là khoảng 50% khẩu phần ăn. Một số loại rau thích hợp cho bạn là súp lơ, rau bí, bắp cải, cải xoăn, rau chân vịt, atiso, ớt chuông,…

thực đơn cho người trao ngược dạ dày

Rau xanh trong thực đơn cho người trào ngược dạ dày

  • Các loại đậu đỗ

Những loại thực phẩm như đậu xanh, đậu tương, đậu đen,… từ lâu đã được biết rằng có tác dụng rất tốt đối với dạ dày. Các loại đậu này rất giàu chất xơ và amino acid. Các chất này có khả năng trung hòa dịch vị trong dạ dày. Một lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này đó là bạn cần ngâm mềm chúng trước khi chế biến.

các loại đậu, đỗ

các loại đậu, đỗ

  • Gừng, nghệ

Theo y học cổ truyền, gừng và nghệ là 2 loại dược liệu có công năng bình vị. Còn theo y học hiện đại, do trong nghệ, gừng có chứa các chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ dạ dày chống khỏi sự tấn công của gốc tự do và các loại men hại gây hại. Sử dụng 2 loại gia vị này trong thực đơn cho người trào ngược dạ dày để chế biến thức ăn, pha trà uống,… là việc làm đơn giản mà mạng lại hiệu quả cao.

gừng, nghệ

Gừng, nghệ trong thực đơn cho người trào ngược dạ dày

  • Thịt nạc

Khi chữa bệnh nói chung và bệnh trào ngược dạ dày nói riêng thì người bệnh cần phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết. Trong đó không thể không kể đến các loại thịt bổ sung lượng đạm. Tuy nhiên, khi mua, người bệnh nên chú ý chọn thịt nạc, ít béo, có màu nhạt, bỏ phần da để tránh gây áp lực cho dạ dày.

thịt nạc

Thịt nạc trong thực đơn cho người trào ngược dạ dày

  • Trái cây

Trong trái cây chứa rất nhiều vitamin cần thiết cho hoạt động sống bình thường của cơ thể. Có rất nhiều loại trái cây có tác dụng trung hòa axit dạ dày. Có thể kể đến như: Chuối, dưa hấu, táo… Các nghiên cứu cho thấy, hầu hết các loại trái cây đều rất tốt cho dạ dày, ngoài một số loại như chanh, quất, đu đủ,…

thực đơn cho người trào ngược dạ dày

Hoa quả trong thực đơn cho người trào ngược dạ dày

  • Dầu thực vật

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu được công bố thì chất béo trong thực vật như quả óc chó, hạt lanh, bơ,… có tác dụng rất tốt cho sức khỏe người bị dạ dày.

thực đơn cho người trào ngược dạ dày

Dầu thực vật trong thực đơn cho người trào ngược dạ dày

  • Một số thực phẩm khác

Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung các loại ngũ cốc như yến mạch, lúa mỳ,… các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá thu, cá ngừ,… các loại hạt như hạnh nhân, quả óc chó.

Trên đây là những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe bệnh nhân, hãy thêm chúng vào thực đơn cho người trào ngược dạ dày ngay để góp phần xây dựng chế độ ăn uống cho người trào ngược dạ dày hợp lý nhất bạn nhé.

>>>Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì – Các Món Ăn Giúp Giảm Nhanh Triệu Chứng

3.2. Thực phẩm nên kiêng

Với những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày, người bệnh cần tránh sử dụng một số loại thực phẩm để hạn chế gây tổn thương cho dạ dày, ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh. Dưới đây là những loại thực phẩm bệnh nhân cần phải cho vào thực đơn cho người trào ngược dạ dày.

  • Thực phẩm chứa nhiều axit

Các loại thực phẩm có vị chua do chứa axit không thích hợp khi sử dụng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Có thể kể đến một số loại trái cây có chứa lượng axit cao như cam, chanh, quất,… dễ kiếm dạ dày bị tổn thương, viêm loét, dễ trào ngược dịch vị nếu sử dụng nhiều.

  • Muối và đường

Hai loại gia vị này là tăng tiết chất dịch có trong dạ dày. Việc sử dụng muối và đường với lượng lớn trong thời gian dài sẽ khiến người bệnh bị trào ngược dạ dày nhiều hơn. Do vậy, người bệnh nên tạo thói quen ăn nhạt hơn, hạn chế ăn đồ ngọt.

thực đơn cho người trào ngược dạ dày

Muối và đường

  • Chất béo

Những loại thực phẩm có chứa quá nhiều dầu mỡ sẽ không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Khẩu phần ăn chứa nhiều chất béo sẽ gây tình trạng khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, ợ hơi.

  • Rượu bia, nước ngọt

Những loại đồ uống chứa cồn và ga được khuyến cáo không nên sử dụng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Các loại nước uống này sẽ làm giảm tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đồng thời kích thích tăng tiết axit  khiến bệnh nhân bị trào ngược nhiều hơn.

thực đơn cho người trào ngược dạ dày

Đồ uống có ga

>>>Xem thêm: trào ngược dạ dày kiêng gì ? Khuyến cáo của chuyên gia cho GERD

4. Lời khuyên về thực đơn cho người trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày  là chứng bệnh tiêu hóa rất phổ biến, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống là một phần nguyên nhân gây bệnh và cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình của bệnh. Vì thế, việc xây dựng thực đơn cho người trào ngược dạ dày một cách khoa học đóng vai trò hỗ trợ rất tốt cho điều trị căn bệnh này. Từ những thông tin bổ ích mà chúng tôi cung cấp phía trên, hy vọng bạn có thể tự biết cách xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp cho bản thân mình.

Bên cạnh chế độ ăn uống thì thói quen sinh hoạt cũng là một yếu tố không thể không kể đến. Sau đây là một số thói quen chuyên gia khuyến cáo  mà người bệnh trào ngược nên thực hiện:

  • Nên ăn theo định lượng (về cả thời gian và khẩu phần): Người bệnh cần thiết lập cho mình một khẩu phần ăn và thời điểm ăn cụ thể, sau đó nghiêm chỉnh tuân thủ. Việc ăn quá nhanh hay quá chậm đều không tốt cho dạ dày. Nếu ăn quá nhanh, thức ăn chưa kịp nghiền nhỏ sẽ khiến dạ dày phải tăng cường tiêu hóa bằng cách tăng tiết dịch vị và tăng co bóp. Việc nhai chậm, nhai kỹ rất có lợi cho dạ dày vì giảm được việc co bóp để tiêu hóa thức ăn.
  • Việc ăn quá no cũng ảnh hưởng không tốt tới dạ dày vì làm tăng bài tiết dịch vị. Có một số người còn có thói quen tăng cường bổ sung dinh dưỡng vào buổi tối vì cả ngày đi làm, buổi trưa không có thời gian, hoặc có thói quen ăn đêm. Những điều này đều không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh trào ngược dạ dày nói riêng. Chúng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không an giấc, dễ tăng cân.
  • Không vận động mạnh hay tập thể dục ngay sau khi ăn: Việc luyện tập thể dục thể thao là điều cần thiết để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên không phải lúc nào tập luyện cũng đem lại lợi ích, mà việc tập luyện cần phải có giờ giấc và kế hoạch phù hợp. Các bạn tuyệt đối không nên vận động ngay sau khi vừa ăn no, nhất là với những bệnh nhân đang mắc trào ngược dạ dày. Tốt nhất nên nghỉ ngơi từ 30 – 45 phút sau mỗi bữa ăn. Thời gian đó sẽ tạo điều kiện để quá trình tiêu hóa được diễn ra thuận lợi. Hạn chế được nguy cơ trào ngược dạ dày cũng như khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Thực hiện mát – xa trước khi đi ngủ: Vào các buổi tối, trước khi đi ngủ, các bạn nên thực hiện mát xa vùng bụng khoảng 5 – 10 phút. Cách làm này đã được nhiều nhà khoa học chứng minh giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản rất hiệu quả. Thao tác thực hiện cũng rất dễ dàng. Các bạn chỉ cần dùng bàn tay xoa đều quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Ngoài việc có tác dụng tốt với bệnh, nó còn giúp bạn dễ ngủ hơn, ngủ sâu và ngon giấc hơn.
  • Nên uống trà thảo dược hàng ngày: Trà thảo dược từ lâu đời đã được sử dụng để bồi bổ sức khỏe, đặc biệt là với những ai có vấn đề về đường tiêu hóa. Do vậy, bệnh nhân trào ngược dạ dày nên sử dụng thức uống này hằng ngày. Một số loại trà có tác dụng tốt với bệnh như: Trà hoa cúc, trà cam thảo, trà bạc hà,… Cần chú ý là nên uống trà ấm, nóng.

Bài viết trên đây đã chia sẻ một số thông tin cho bạn về triệu chứng, nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày. Từ đó gợi ý về những thực phẩm nên dùng và không nên dùng trong thực đơn cho người trào ngược dạ dày. Chúng tôi mong muốn đó sẽ là những thông tin thực sự hữu ích giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ đến hotline 18006091 để được giải đáp chi tiết nhất.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091