Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì – Các Món Ăn Giúp Giảm Nhanh Triệu Chứng
Trào ngược dạ dày là một bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam cũng như các nước phương Tây. Có khoảng 5-15% dân số Việt Nam và 15-30 % dân số ở các nước phương Tây. Đây là một bệnh lý khá nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách. Để hiệu quả điều trị trào ngược dạ dày đạt hiệu quả cao chúng ta nên điều trị Đông y, Tây y kết hợp, Kết hợp một chế độ ăn khoa học, hợp lý có thể nâng cao sức khỏe, thể trạng cơ thể, có hệ thống miễn dịch tốt chống đỡ lại sự tấn công của các cơn trào ngược dạ dày. Vậy trào ngược dạ dày nên ăn gì? lựa chọn những thực phẩm như thế nào vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà không gây kích thích dạ dày. Là câu hỏi mà bất cứ ai bị trào ngược dạ dày đều rất quan tâm. Trong bài viết này Scurma Fizzy sẽ đưa ra các phân tích về trào ngược dạ dày và chế độ ăn như thế nào là tốt.
1. Những điều bạn nên biết về trào ngược dạ dày.
Trào ngược dạ dày có thể hiểu là tình trạng trào ngược các dịch acid, dịch vị, pepsin, có thể kèm theo thức ăn,… ở dạ dày trào ngược lên thực quản. Tình trạng trào ngược có thể xảy ra theo từng cơn nhất là sau khi mới dùng bữa, có thể thường xuyên xảy ra tùy theo tình trạng trào ngược của bạn.
Trào ngược dạ dày thường kèm theo các triệu chứng: ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, khó nuốt thức ăn. ngoài ra hay gặp các triệu chứng không điển hình như: đau tức vùng ngực, ho khan mạn tính, có thể bị hen suyễn, viêm xoang do các dịch trào ngược có thể bị lạc vào các hốc xoang gây ứ dịch trong các xoang gây viêm xoang, viêm hầu họng,… Khi dịch của dạ dày bị trào ngược lên miệng thường làm cho miệng bị đắng, hôi miệng, hay nấc cụt và nhiều khi có thể gây nôn mửa.
Ở trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể, đôi khi cũng xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày, nhưng các cơn trào ngược chỉ thoáng qua không để lại hậu quả gì. Do cơ thể chúng ta có một cơ chế tự nhiên chống lại sự tấn công của dịch dạ dày. Đó chính là cơ thắt dưới thực quản _ một cơ nằm ở phần dưới của ống thực quản và tại giao điểm giữa thực quản và dạ dày. Cơ này chỉ có nhiệm vụ mở ra khi nuốt thức ăn và đóng lại ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược lên miệng, thực quản.
Khi xuất hiện các yếu tố tấn công cơ dưới thực quản, cơ này sẽ đóng mở không đúng lúc. Nếu mở không đúng lúc sẽ khiến cho dịch của dạ dày bị trào lên miệng, thực quản, đóng không đúng lúc chính là lý do gây nên hiện tượng khó nuốt khi ăn.
Các yếu tố tấn công gây rối loạn hoạt động của cơ co thắt thực quản:
- Các cơ thắt dưới thực quản giãn ra và tình trạng này xảy ra thường xuyên và kéo dài.
- Rối loạn nhu động thực quản.
- Sử dụng các thuốc làm giảm áp lực cơ: Secretin, cholecystokinin, glucagon, các thuốc kích thích.
- Các thuốc thụ cảm, ức chế, kháng tiết cholin, theophylin,…
- Ăn các bữa ăn nhiều dầu mỡ.
- Chocolate.
- Hút thuốc lá.
- Uống các thức uống có chứa cafein (cafe)
- Đồ uống có cồn: rượu, bia,…
>>>Xem thêm: Triệu Chứng Dạ Dày Trào Ngược, Nguyên Nhân Và Cách Kiểm Soát
Biến Chứng Trào Ngược Dạ Dày Và Cách Chữa Dạ Dày Trào Ngược
2. Nguyên tắc lựa chọn chế độ ăn hợp lý cho người bị trào ngược dạ dày.
Như vừa nhắc đến ở trên dạ dày trào ngược nguyên nhân chính là do mất sự cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ _ cơ thắt dưới thực quản và các yếu tố tấn công. Yếu tố tấn công chính là sự dư các dịch acid trong dạ dày. Acid dạ dày có nhiệm vụ quan trọng trong phân giải, tiêu hóa thức ăn. Khi dư acid dạ dày thường kéo theo các triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, ơ chua khiến cho người bệnh cảm thấy buồn nôn, nôn, chán ăn, ăn không ngon,… Nếu không dung hòa lượng acid này thì có thể dẫn đến các nguy cơ về dạ dày như: Viêm loét dạ dày, đau dạ dày,….
Vậy nguyên tắc chính trong lựa chọn thực phẩm tốt cho người bị trào ngược dạ dày chính là lựa chọn những thực phẩm có khả năng trung hòa được lượng acid dư trong dịch vị dạ dày.
- Lựa chọn những thực phẩm có độ pH nghiêng về kiềm giúp cân bằng độ acid dạ dày: Các sản phẩm làm từ tinh bột có thể là bánh mì, bột yến mạch,… các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan, giàu chất đạm tốt cho hệ tiêu hóa.
- Nên tránh tiêu thụ những thực phẩm có tính acid, kích thích và làm giãn cơ thắt dưới thực quản: Đồ chua, cay, nóng, dưa muối, các loại rau đã muối lên men,… uống rượu, bia và các loại nước uống có gas,..
3. Trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Cùng thảo luận về vấn đề trào ngược dạ dày nên ăn gì? GS.TS bác sĩ Nguyễn Khánh Trạch, nguyên phó chủ tịch hội tiêu hóa Việt Nam _ một chuyên gia trong ngành tiêu hóa hàng đầu trong nền y học hiện nay. Bác sĩ đã có những chia sẻ rất hay về vấn đề “ Trào ngược dạ dày nên ăn gì để tốt cho dạ dày và cải thiện được tình trạng trào ngược? Dưới đây Scurma Fizzy tổng hợp lại một số vấn đề cơ bản như sau:
3.1. Các loại rau xanh.
Trào ngược dạ dày nên ăn gì? Người bị dạ dày trào ngược nên ăn rau xanh. Rau xanh là một loại thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của chúng ta. Lượng rau tối thiểu cơ thể bạn cần mỗi ngày dao động từ 150 đến 250 gr rau xanh. Đối với những ai cầm đạt 2000 calo mỗi ngày để duy trì thể trạng, sức khỏe và cân nặng nên tiêu thụ 200 đến 300 gr rau xanh mỗi ngày.
Rau xanh là thực phẩm giàu chất cơ, vitamin A,D,E,… và các chất khoáng. Trong rau xanh chủ yếu là các chất xơ khó hòa tan: các chất này khi đi vào hệ tiêu hóa có tác dụng hút nước và trương phồng lên như những miếng xốp. Những miếng xốp này có công dụng giảm nhiệt độ tại các vị trí ruột bị kích thích. Ngoài ra các miếng xốp này còn có tác dụng kích thích nhu động nhằm mục đích giảm bớt hoặc có thể loại trừ chứng đầy bụng, khó tiêu và táo bón.
- Các loại rau xanh: Bông cải xanh, súp lơ, vải bina, măng tây, cải Brussels,… Đó là các loại rau có tính kiềm, tốt cho người bị dạ dày trào ngược mà bạn nên ăn
- Các loại củ quả: carot, khoai tây, khoai lang,…
3.2. Gừng.
Trào ngược dạ dày nên ăn gì? Gừng là lựa chọn tuyệt vời cho người bị trào ngược dạ dày.
Gừng mang lại nhiều tác dụng có lợi cho dạ dày và không gây hại cho dạ dày. Gừng có tính nóng là một phương thuốc dân gian cổ truyền để chữa các bệnh về dạ dày. Trong gừng có chứa hợp chất phenolic có thể ức chế sự kích thích của đường tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng đau do dạ dày bị co thắt.
Ngoài ra gừng còn có tác dụng băng bó các vết lở loét trong bệnh lý viêm loét dạ dày. Có thể dùng gừng pha trà gừng, ngâm với mật ong uống mỗi ngày có thể cải thiện tình trạng dạ dày của bạn rất hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn nên biết gừng là thực phẩm có tính kích thích. Nó như con dao hai lưỡi, nếu dùng quá nhiều nó sẽ trở tác nhân kích thích dạ dày tiết ra acid dạ dày, làm bệnh dạ dày càng tiến triển ngày nặng hơn. Ngưỡng an toàn khi sử dụng gừng là dưới 1,0 gam mỗi ngày.
3.3. Nghệ và mật ong.
Trào ngược dạ dày nên ăn gì? Người bị trào ngược dạ dày nên ăn nghệ và mật ong.
Chất Curcumin trong củ nghệ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, bởi tác dụng thúc đẩy sự co bóp của túi mật, nhưng lại không tăng tiết acid dạ dày. Trong dân gian thường coi nghệ là vị thuốc có tác dụng hàn gắn các vết thương, vết loét nên dùng theo đường uống có thể chữa các bệnh về dạ dày rất hiệu quả. Lượng nghệ nên dùng mỗi ngày 1 -6 gam/ ngày.
Mật ong là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền, theo nghiên cứu của Nga, nếu dùng mật ong với liều lượng 20 – 50 gam/ ngày, mật ong có thể giúp giảm acid trong dạ dày, làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày, ngoài ra còn có thể làm giảm các triệu chứng xót dạ dày do các vết loét ở hành tá tràng.
Tại Việt Nam, Nghệ và mật ong đã được thử nghiệm trên các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Với liều dùng mỗi ngày : 2 thìa cafe tinh bột nghệ kết hợp với 1 thìa mật ong, pha thêm 30-50 ml nước ấm, uống vào trước bữa sáng 30 phút. Sau 8 tuần, khoảng 50 % bệnh nhân giảm tình trạng trào ngược dạ dày.
>>>Xem thêm: Trào Ngược Thực Quản Và Cách Tự Điều Trị Tại Nhà
3.4. Trào ngược dạ dày nên ăn các loại trái cây nào?
Người bị trào ngược dạ dày nên chọn các loại trái cây noncitrus. So với các loại trái cây có chứa nhiều acid như trái chanh, cam, xoài chua,.. thì các loại trái cây thuốc nhóm noncitrus có tác dụng ngăn cản quá trình trào ngược dạ dày rất hiệu quả.
Các loại trái cây noncitrus khuyến khích sử dụng như: chuối, lê, táo, dưa leo,…
Tùy nhiên các loại trái cây này vẫn chứa một lượng nhỏ acid, nhưng lượng acid này không đủ để gây hại cho dạ dày. Ngược lại nó giống như một lót bao phủ lên thành của thực quản. Như vậy khi xuất hiện các yếu tố tấn công như acid dịch vị thì thực quản sẽ giảm được sự kích thích này. Do đó các triệu chứng trào ngược dạ dày giảm một cách đáng kể.
Ngoài ra các loại quả này giàu chất xơ có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn cản các triệu chứng táo bón và tiêu chảy.
3.4.1. Trái táo đỏ
Trào ngược dạ dày nên ăn gì? Trào ngược dạ dày nên ăn quả táo đỏ.
Trong táo đỏ có thành phần Pectin và các chất xơ hòa tan hỗ trợ quá trình tiêu hóa giảm các triệu chứng táo bón và tiêu chảy.
Chú ý: nêm ăn táo chín đặc biệt là táo đỏ, không nên ăn loại táo xanh, chua,…
3.4.2. Quả đu đủ chín
Khi nghiên cứu các thành phần có trong quả đu đủ chín, nhiều người kinh ngạc về các thành phần có trong một quả đu đủ chín có công dụng tuyệt vời đối với hệ nó hóa. Thành phần chính của đu đủ chín: các enzyme Papain và Chymopapain giúp phân cắt nhỏ các phân tử protein mà dạ dày không thể tự tiêu hóa được chúng . Do đó nó giúp kích thích hệ tiêu hóa của bạn hoạt động, giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng và đặc biệt tốt trong điều trị bệnh táo bón. Đặc biệt trái đu đủ còn có tác dụng trung hòa lượng acid dư trong dạ dày giúp ngăn cản quá trình trào ngược dạ dày, thực quản.
2.4.3. Quả thanh long
Quả thanh long được xếp vào nhóm các loại trái cây mọng nước, giàu chất xơ hòa tan rất tốt cho hệ tiêu hóa. Trong loại quả này có chứa một lượng chất nhầy, chất nhầy này khi đưa vào trong dạ dày nó có công dụng như một lớp màng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày bảo vệ sự tấn công của các dịch acid trong dạ dày khi có xảy ra hiện tượng dư acid dạ dày.
Chính vì vậy ăn quả thanh long có thể chống lại trào ngược dạ dày rất có hiệu quả.
3.4.4. Quả bơ
Trong trái bơ có chứa nhiều Kali có công dụng cải thiện tình trạng căng thẳng, stress gây đau dạ dày. Quả bơ chín ăn mềm mịn, béo, ngậy dễ tiêu hóa nên được xếp vào trái cây thân thiện với hệ tiêu hóa. Có thể cải thiện tình trạng bất ổn định của các cơn nhu động ruột bằng cách thường xuyên bổ sung trái bơ vào chế độ ăn của bạn.
Ngoài ra trong quả bơ có chứa gần 20 loại vitamin ( Vitamin E, K, B5, B6,…) có tác dụng làm đẹp da. Đặc biệt với các chị em thức hiện chế độ ăn giảm cân có thể áp dụng bằng trái bơ bởi trong trái bơ có gần 20 loại vitamin và các chất khoáng như Kali, folate, Lutein,…, ít đường và chứa nhiều chất xơ có thể thay thế được các thực phẩm giàu tinh bột nhưng vẫn có giá trị dinh dưỡng không thay đổi.
3.4.5. Nam việt quất
Ăn quả nam việt quất có thể giúp bạn bổ sung được chất xơ và vitamin C. Vitamin C có công dụng tuyệt vời trong việc ngăn cản quá trình lão hóa và băng bó các vết thương, vết loét cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày. Quả Nam việt quất còn có công dụng trong việc chống lại các bệnh ung thư đường ruột.
Nam việt quất sử dụng dưới dạng nước ép mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
3.4.6. Trái dừa
Trong nước dừa có chứa nhiều vitamin, chất khoáng và các chất điện giải,… giúp cải thiện tình trạng mất nước của cơ thể. Nước dừa còn có công dụng tuyệt vời trong việc kháng khuẩn nhẹ, cải thiện được tình trạng viêm loét ở trong dạ dày.
Để cải thiện tình trạng dạ dày hiệu quả bạn nên uống nước dừa thường xuyên nhưng không nên uống quá nhiều, tối đa là 2 quả/ ngày là tốt nhất.
3.4.7. Trái mận khô
Trong thành phần của trái mận khô có chứa một hợp Dihydroxyphenyl Isatin giúp kích thích quá trình co bóp và tiêu hóa thức ăn . Nên trái mận khô được xếp vào nhóm quả có công dụng nhuận tràng tự nhiên. Ngoài ra trái mận khô còn chứa một lượng lớn các chất xơ hòa tan, sorbitol, magie cung cấp nước cho hoạt động tiêu hóa xảy ra trơn tru. Chính vì vậy trái mận khô mang lại hiệu quả tuyệt vời giúp chống lại tình trạng trào ngược dạ dày.
3.5. Bột yến mạch
Trào ngược dạ dày nên ăn gì? Bột yến mạch rất lành tính đối với những ai bị trào ngược dạ dày.
Nên thêm bột yến mạch vào thành phần các thực phẩm bạn nên ăn mỗi ngày. Bởi bột yến mạch là thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho quá trình tiêu hóa, ngăn chặn chứng táo báo, điều hòa hệ men vi sinh đường ruột. Do đó bột yến mạch có thể góp phần nào ngăn cản hiện tượng trào ngược dạ dày diễn ra gây hại cho cơ thể.
Bột yến mạch chứa phần lớn là các chất xơ nên có tác dụng hấp thụ lại phần acid dư trong dịch dạ dày trả lại sự cân bằng trong dạ dày, ngăn cản hiện tượng trào ngược dạ dày rất hiệu quả.
Ngoài ra bột yến mạch còn có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu, góp phần vào quá trình điều hòa đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng.
>>>Xem thêm: Top 7 Thực Phẩm Chức Năng Trào Ngược Dạ Dày Tốt Và Uy Tín
3.6. Các loại đậu có chứa nhiều chất xơ
Đậu được coi là một cây không nên bỏ qua với bất cứ ai bị trào ngược dạ dày. Trong đau có chứa nhiều amino acid và các chất xơ cần thiết cho cơ thể chống lại được trào ngược dạ dày.
Bên cạnh đó đậu có chứa các hợp chất carbohydrate _ gây nên chứng đầy bụng, khó tiêu hóa. Cách sử dụng đậu có hiệu quả là ngâm đậu qua một đêm trước khi chế biến thành món ăn để loại bớt đi thành phần carbohydrate có trong đậu.
Các loại đậu có chứa carbohydrate cần lưu ý : đậu Hà Lan, đậu đen, đậu xanh,…
3.7. Chất béo lành mạnh
Cơ thể có thể hấp thu 3 loại chất béo:
- Chất béo bão hòa.
- Chất béo thay thế
- Chất béo không bão hòa.
Trong đó chất béo không bão hòa có thể coi là chất béo lành mạnh không gây nên kích ứng dạ dày, nên rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Các thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa tốt cho dạ dày mà bạn nên ăn:
- Dầu mè, dầu oliu, dầu hướng dương,…
- Mỡ cá hồi da trơn, cá mòi, cá trích….
- Chất béo không bão hòa từ quả bơ, hạt hạnh nhân, quả óc chó,…
3.8. Lòng trắng trứng
Theo như phân tích thành phần protein trong trứng gà, trung bình một quả trứng gà có chứa 6 gam protein, tuy nhiên 4 gam protein ở trong lòng trắng trứng. So với nguồn protein có trong thịt thì cơ thể phải trải quá quá trình tiêu hóa phức tạp, hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều để có thể tiêu hóa và phân tách chúng. Nguồn protein hấp thu từ trứng có thể sử dụng được tiêu hóa bởi dạ dày mà không cần trải qua phản ứng phức tạp.
Trong lòng trắng trứng còn chứa nhiều Canxi, sắt, kẽm và các loại vitamin,…Với hàm lượng chất béo ít lòng trắng trứng không gây nên các kích ứng dạ dày.
3.9. Bánh mì
Trào ngược dạ dày nên ăn gì? trong bài viết này Scurma Fizzy khuyên bạn nếu gặp phải tình trạng dạ dày trào ngược nên ăn bánh mì.
Bánh mì sau khi nướng trở nên khô và có khả năng. Nên khi vào trong dạ dày nó có khả năng thấm hút được dịch acid dư trong dạ dày lấy lại sự cân bằng trong dạ dày, bảo vệ được lớp niêm mạc dạ dày khỏi bị tấn công bởi các dịch acid. Do đó người bị trào ngược dạ dày ăn bánh mì có thể ngăn được các cơn trào ngược acid từ dạ dày lên thực quản.
3.10. Sữa tươi tốt cho người bị trào ngược dạ dày
Sữa tươi được coi là các thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao: có chứa nhiều vitamin như vitamin A, vitamin D,vitamin B, vitamin B2, vitamin B12,…, Protein, chất béo, đường lactose, chất khoáng,…
Đối với người bị dạ dày trào ngược sữa có công dụng tuyệt vời trong việc cân bằng lượng acid dạ dày dư _ tác nhân chủ yếu gây nên các cơn trào ngược dạ dày, bổ sung acid lactic và các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Ngoài ra trong sữa còn có chứa hợp chất Carbohydrate gây nên triệu chứng đầy bụng, khó tiêu,… Đối với trường hợp không dung nạp galactose cũng gây nên các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu,…
3.11. Sữa chua
Sau chua là một chế phẩm từ sữa có lợi cho hệ tiêu hóa của bạn. Sau các bữa ăn no dạ dày của bạn phải làm việc chăm chỉ và mất một khoảng thời gian để tiêu hóa hết thức ăn. Lúc này bạn nên ăn một hộp sữa chua sẽ giúp cho dạ dày bạn dễ tiêu hóa hơn. Do trong sữa chua có chứa acid lactic và nhiều men vi sinh có lợi cho đường tiêu hóa. Giúp giảm các triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu,… Cải thiện hiệu quả tình trạng trào ngược dạ dày.
4. Các loại thực phẩm mà người bị dạ dày trào ngược nên tránh tránh.
4.1. Đồ chua có chứa nhiều acid:
Ăn nhiều loại thực này sẽ dẫn đến tình trạng dư acid dạ dày kích thích các cơn trào ngược dạ dày.
Do đó người bị dạ dày trào ngược nên tránh các thực phẩm sau : Khế chua, cóc, xoài chua, mận tươi, nho xanh, cam quýt, chanh, cà chua,…
4.2. Đồ ăn cay, nóng:
Thường xuyên ăn các thực phẩm cay, nóng sẽ xúc tiến các tiến triển của bệnh trào ngược dạ dày diễn ra mạnh mẽ hơn. Các thực phẩm có tính cay, nóng như: kim chi, ớt, tiêu, mù tạt,… kích vào các cơ thực quản dưới co thắt gây nên trào ngược dạ dày. Ngoài ra các loại đồ ăn cay nóng còn kích thích các phản ứng viêm trong dạ dày diễn ra nhanh hơn gây viêm loét dạ dày.
4.3. Không nên tiêu thụ nhiều protein từ động vật
Tiêu thụ nhiều protein động vật với ngũ cốc hay các thực phẩm giàu tinh bột cùng một lúc: cơ thể sẽ phải sử dụng nhiều loại enzyme khác nhau để bẻ gãy các phân tử protein co trong thịt, ngũ cốc hay các thực phẩm giàu tinh bột. Khi ăn cùng một lúc khiến cho dạ dày phải làm việc hết công suất dẫn đến suy sụp ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây rối loạn.
4.4. Ăn các loại đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ:
Các chất béo có trong các loại thực phẩm chiên xào được xếp vào nhóm chất béo bão hòa, vào dạ dày gây nên áp lực đối với dạ dày. Cũng giống như các loại protein động vật, để tiêu hóa chúng cơ thể phải sử dụng nhiều loại enzyme khác nhau mới có thể bẻ gãy các chất béo. Do có kích thước phân tử lớn, cồng kềnh nên hệ tiêu hóa phải tốn nhiều công để tiêu hóa được chúng.
4.5. Đồ uống có gas
Các loại đồ uống có gas chứa hợp chất cacbon có thể ảnh xấu tới các bộ phận trong cơ thể như: tim, gan, túi mật,.. chưa kể nó có thể gây ra các triệu chứng khó chịu ở vùng bụng, ợ hơi,..
4.6. Thực phẩm có chứa nhiều muối, đường, và các loại gia vị khác
Ăn nhiều đồ ngọt sẽ không tốt cho dạ dày. Như chúng ta đã biết acid omega 3 tại dạ dày có tác dụng chống viêm, là một acid có lợi cho dạ dày. Nhưng khi bạn ăn nhiều đồ ăn ngọt bạn đã vô tình khiến cho phản ứng chống viêm này không hoặc ngừng xảy ra khiến các vết loét dạ dày càng ngày càng nặng hơn.
Chế độ ăn mặn, ăn nhiều muối kích thích bài tiết thêm acid dạ dày để trung hòa hết lượng muối đó. Khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn có thể bị quả tải để tiêu hóa hết chúng.
Để giảm thiểu các tình trạng trào ngược dạ dày, nên hạn chế ăn các loại thực phẩm sau:
- Rau cải muối chua, dưa muối,…
- Cá mắm
- Bánh kem, bánh kẹo, phomai, chocolate,..
- Trà sữa
- Các loại mứt, ô mai hoa quả,..
>>>Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Không Nên Ăn Gì, Những Loại Thực Phẩm Cần Tránh
Qua bài viết này Scurma Fizzy muốn chia sẻ đến bạn đọc một vài vấn đề nhỏ về bệnh trào ngược dạ dày. Bạn có thể tham khảo thêm về bài viết về trào ngược dạ dày này để có thêm kiến thức.
Qua đó Scurma Fizzy bật mí về Trào ngược dạ dày nên ăn gì? và trào ngược dạ dày không nên ăn gì? Hi vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho bạn trong việc lựa chọn chế độ ăn sao cho hợp lý. Chúc các bạn có một sức khoẻ tốt để tạo một cuộc sống vui vẻ, ý nghĩa.
Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số HOTLINE 18006091 để được nghe tư vấn tận tình từ các chuyên gia dược sĩ hàng đầu tại Scurma Fizzy.