Thủng Dạ Dày Tá Tràng, Biến Chứng Nguy Hiểm Đến Tính Mạng
Viêm loét dạ dày thực quản là một triệu chứng khá phổ biến và thường gặp, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người bệnh còn xem nhẹ sức khỏe khi bị viêm dạ dày khi bệnh ở mức độ nhẹ, không đi khám và điều trị nên tình trạng diễn biến xấu đi. Hậu quả của việc này chính là xuất hiện các biến chứng rất nguy hiểm và việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Một trong những biến chứng đó chính là thủng dạ dày tá tràng. Đây được coi là biến chứng cấp tính nguy hiểm nhất của bệnh lý viêm loét dạ dày thực quản. Hậu quả nghiêm trọng nhất của biến chứng này là có thể dẫn tới tử vong. Chính vì thế, để biết thêm một số thông tin về thủng dạ dày thực quản, một số nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách điều trị biến chứng này ra sao, hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu thông qua bài viết sau:
1. Một số biến chứng có thể xảy ra của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày thực quản là tình trạng niêm mạc dạ dày, thực quản xuất hiện những tổn thương gây viêm. Bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng có thể do một số nguyên nhân như: lạm dụng thuốc giảm đau chống viêm, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn chua, uống nhiều rượu bia cũng như những đồ uống chứa nhiều cồn, chế độ sinh hoạt thiếu khoa học, thức khuya, căng thẳng, áp lực,… Bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể xuất hiện một số biến chứng nguy hiểm như sau:
1.1 Biến chứng xuất huyết đường tiêu hóa
Xuất huyết đường tiêu hóa là tình trạng mà chảy máu ở các ổ viêm loét ở dạ dày và tá tràng. Hiện tượng này thường xảy ra rầm rộ, có thể xuất hiện một cách đột ngột sau khi người bệnh sử dụng một số chất có tác dụng kích thích đường tiêu hóa như rượu bia, sử dụng thuốc chống viêm giảm đau,…
Biểu hiện của biến chứng này là người bệnh có thể nôn ra máu tươi, máu có thể màu sẫm, trong dịch nôn còn có thể chứa thức ăn và dịch nhầy loãng. Bệnh nhân đi ngoài phân đen, phân nát lỏng, có mùi thối khắm. Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện da và niêm mạc nhợt nhạt, vật vã, huyết áp giảm,…Khi bạn có biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa, đừng chần chừ mà hãy tìm đến các bác sĩ có chuyên môn để được thăm khám và điều trị.
>>> Xem ngay về: Triệu Chứng Bệnh Đau Dạ Dày Và Nguyên nhân, Biến Chứng Đau Dạ Dày
1.2 Biến chứng hẹp môn vị
Môn vị là bộ phận có vị trí ở cuối của dạ dày, gần chỗ tiếp nối với hành tá tràng. Trong hệ tiêu hóa, môn vị thực hiện chức năng là giữ thức ăn ở dạ dày để thức ăn có thể xuống ruột non khi mà ruột non sẵn sàng cho quá trình tiêu hóa. Hẹp môn vị là tình trạng môn vị bị hẹp dẫn tới không lưu thông thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng. Biểu hiện của biến chứng này là đầy bụng, ăn không tiêu, một số trường hợp người bệnh nôn ra thức ăn của ngày hôm trước, dịch nôn có dịch vị mùi nồng nặc. Nôn nhiều là bệnh nhân mất nước điện giải, mệt mỏi, khó chịu,…Biến chứng này phát triển rất nhanh, do đó cần điều trị kịp thời, nếu không có thể phải cắt đi một phần dạ dày.
1.3 Biến chứng thủng dạ dày tá tràng
Biến chứng thủng dạ dày là biến chứng hay gặp khi bị viêm loét dạ dày tá tràng. Vết thủng có thể xuất hiện tại vị trí ổ loét mới hoặc cũ. Độ tuổi có tỉ lệ cao mắc biến chứng này là từ 20 đến 50, có thể gặp ở cả nam và nữ nhưng nam dễ mắc hơn nữ. Nếu bệnh nhân không được cấp cứu và phẫu thuật kịp thời có thể dẫn tới viêm phúc mạc và có thể dẫn tới tử vong.
1.4 Biến chứng ung thư hóa
Ung thư hóa là tình trạng xuất hiện các tế bào ung thư ở dạ dày. Ở những bệnh nhân có biến chứng ung thư hóa, biểu hiện bệnh cũng tương tự như những bệnh lý dạ dày thông thường, do đó bệnh nhân thường phát hiện bệnh khi đã chuyển sang ung thư giai đoạn cuối. Do vậy, người bệnh nên đi khám khi tình trạng bệnh còn nhẹ và nên đi khám định kỳ để phát hiện biến chứng ung thư hóa sớm nhất và có liệu pháp điều trị kịp thời.
2. Thủng dạ dày tá tràng do những nguyên nhân nào?
2.1 Loét dạ dày tá tràng mạn tính
Bệnh loét dạ dày tá tràng mạn tính là nguyên nhân phổ biến nhất của biến chứng thủng dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của việc quản lý y tế, tỷ lệ thủng dạ dày ở những bệnh nhân loét dạ dày tá tràng là dưới 10%. Biến chứng thủng xảy ra với tỷ lệ cao ở những người cao tuổi bị loét dạ dày tá tràng hoặc những bệnh nhân uống nhiều rượu và đồ uống nhiều cồn. Khi thủng dạ dày tá tràng, các chất trong dạ dày tràn vào khoang bụng gây viêm phúc mạc nghiêm trọng.
2.2 Thủng dạ dày tá tràng tự phát
Nguyên nhân do thủng dạ dày tự phát là nguyên nhân thường không phổ biến. Nguyên nhân này thường gặp chủ yếu ở trẻ sơ sinh, do tràn khí màng bụng. Khi giai đoạn sơ sinh qua đi thì tình trạng thủng dạ dày rất hiếm gặp, và thường là thứ phát sau chấn thương, sau phẫu thuật hoặc loét dạ dày tá tràng.
2.3 Nguyên nhân thủng dạ dày tá tràng do chấn thương
Một số nguyên nhân do tác động từ bên ngoài làm bệnh nhân chấn thương vùng bụng nặng và dạ dày bị thủng. Ví dụ như bệnh nhân bị dao đâm qua dạ dày hay bị trúng đạn,….Có khoảng 8% các bệnh nhân có chấn thương ở bụng liên quan đến dạ dày và có khoảng 5% chấn thương ơ vùng bụng thì chỉ bị tổn thương ở dạ dày. Với những vết thương do đạn hoặc do các dụng cụ sắc nhọn làm tổn thương thì tình trạng thủng thường nghiêm trọng, có thể thủng với kích thước khá lớn và có thể bị thủng cả những cơ quan nội tạng xung quanh, đồng nghĩa với tình trạng viêm càng nặng nề. Thủng dạ dày do chấn thương thì các tổn thương có thể có ở cả thành trước và thành sau của dạ dày. Với chấn thương nặng vùng bụng trên thì dạ dày có thể bị rách, hoặc nặng hơn là có thể bị vỡ nếu tại thời điểm tổn thương dạ dày đang chứa lượng lớn thức ăn hoặc quá căng phồng. Dạ dày được bảo vệ một cách tương đối bởi vị trí giải phẫu của nó và cũng là cơ quan rỗng dễ bị tổn thương, chỉ sau ruột non và đại tràng. Vì vậy cần cố gắng hạn chế tối đa những chấn thương có thể xảy ra để không ảnh hưởng đến dạ dày cũng như các cơ quan khác.
2.4 Thủng dạ dày tá tràng liên quan đến bệnh ác tính
Các khối u ác tính cũng có thể là nguyên nhân của các vết thủng ở dạ dày. Thủng dạ dày cũng có thể xảy ra sau khi thực hiện hóa trị hoặc xạ trị.
2.5 Thủng dạ dày tá tràng do các thủ thuật can thiệp
Khi bệnh nhân phải thực hiện một số thủ thuật để điều trị bệnh thì có thể xảy ra hiện tượng thủng dạ dày tá tràng. Nội soi được coi là nguyên nhân chủ yếu gây ra thủng dạ dày tá tràng. Với những bệnh nhân có bệnh lý dạ dày từ trước, khả năng bị thủng dạ dày là cao hơn. Ngoài ra, trong quá trình nội soi, dạ dày có thể bị co bóp quá mức dẫn tới vỡ dạ dày. Hiện tượng này cũng có thể gặp trong một số thủ thuật không liên quan khác như hồi sức tim phổi và thường gặp tại bờ cong nhỏ của dạ dày.
3. Giải phẫu bệnh lý thủng dạ dày tá tràng
3.1 Lỗ thủng
Lỗ thủng ở dạ dày thường là một lỗ, rất ít khi có hai hay nhiều vị trí thủng trên dạ dày. Vị trí thủng thường là những ổ loét xơ chai hoặc những ổ loét non.
3.2 Lỗ thủng tá tràng
Vị trí của lỗ thủng đa số thường ở mặt trước của tá tràng với những kích thước to nhỏ khác nhau. Ổ loét có thể mềm mại, xung quanh phù nề, hoặc cũng có thể xơ cứng.
3.3 Lỗ thủng dạ dày
Vị trí thường gặp của lỗ thủng dạ dày thường là ở bờ cong nhỏ, ít khi xuất hiện ở mặt trước và mặt sau của dạ dày. Kích thước của lỗ thủng ở dạ dày thường lớn hơn ở tá tràng. Ổ loét có thể mềm mại hoặc xơ cứng do loét non hoặc loét mạn tính.
>>> Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Nôn Ra Máu Có Nguy Hiểm – SCurma Fizzy New
4. Thủng dạ dày tá tràng biểu hiện ra ngoài như thế nào?.
4.1 Triệu chứng toàn thân
Khoảng 30% số trường hợp thủng dạ dày có biểu hiện sốc. Lúc mới đầu thì bệnh nhân có biểu hiện sốc, mặt bệnh nhân tái dợt, chân tay và toàn cơ thể vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch đập nhanh còn huyết áp bình thường hoặc tụt, bệnh nhân ở trong trạng thái hốt hoảng.
Bệnh nhân lúc đầu không có biểu hiện số nhưng ở giai đoạn muộn thì có thể xuất hiện sốt cao do tình trạng nhiễm trùng, nhiệt độ cơ thể có thể lên tới 38-39 độ C, lưới bệnh nhân bẩn và hơi thở có mùi hôi.
4.2 Triệu chứng cơ năng
- Đau: khi bị thủng dạ dày tá tràng, cơ thể xuất hiện những cơn đau dữ dội như dao đâm ở vùng thượng vị, cơn đau khiến bệnh nhân vật vã, không dám thở mạnh và sau đó cơn đau lan rộng khắp ổ bụng. Cơn đau kéo dài, liên tục và sau đó đau lan lên các cơ quan xung quanh như ngực và phía sau lưng.
- Nôn: triệu chứng nôn thì thường ít gặp. Thường thì ở giai đoạn đầu, bệnh nhân không nôn. Chỉ khi ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có hiện tượng liệt ruột thì triệu chứng nôn có thể xảy ra.
- Bí trung đại tiện: triệu chứng này rất thông thường nên ít giá trị trong việc chẩn đoán.
4.3 Triệu chứng thực thể
- Nhìn: bụng không tham gia nhịp thở, bụng cứng, có ít hoặc không di động, bụng bệnh nhân sờ thấy cứng như gỗ, thành bụng co cứng toàn bộ. Triệu chứng này rất dễ nhận thấy và có giá trị rất cao trong việc chẩn đoán bệnh.
- Ấn: ấn vào bụng thì bệnh nhân thấy đau khắp ổ bụng, đặc biệt là rất đau vùng thượng vị. Đây là dấu hiệu Blumberg(+)
- Gõ: khi gõ vào vùng gan thì xuất hiện tiếng vang do hơi từ dạ dày tràn vào giữa gan và thành bụng trước, gõ đục vùng thấp hai bên sườn và hố chậu do dịch chảy ra và đọng lại.
- Nghe: ở giai đoạn đầu của bệnh thủng dạ dày tá tràng thì nhu động ruột giảm, sau đó ở giai đoạn cuối, có hiện tượng liệt nhu động ruột.
- Thăm trực tràng túi cùng Douglas thì bị căng phồng và ấn rất đau.
4.4 Triệu chứng cận lâm sàng
- Chụp X-quang: chụp x-quang thấy ổ bụng bệnh nhân có xuất hiện hình ảnh hình liềm hơi ở dưới cơ hoành, có thể ở một bên hoặc cả hai bên. Hiện tượng này có thể gặp ở 80% đối tượng bị thủng dạ dày. Nếu hình ảnh chụp không rõ thì có thể bơm hơi vào dạ dày để hình ảnh xuất hiện rõ nét hơn. Nếu tiến hành bơm khí vào dạ dày, cần loại trừ hiện tượng tắc ruột.
- Siêu âm: hình ảnh thấy hơi tự do và thấy dịch đọng lại ở vùng thấp trong ổ bụng.
- Các xét nghiệm: bạch cầu tăng, có thể có tình trạng mất máu cấp tính.
4.5 Chọc dò ổ bụng
Trong trường hợp bác sĩ thấy các triệu chứng cận lâm sàng không đủ rõ để chẩn đoán, bác sĩ thường chỉ định chọc dò ổ bụng để chẩn đoán chính xác hơn. Khi chọc dò ổ bụng thì ổ bụng có dịch là máu không đông. Nếu không được điều trị một cách kịp thời thì có thể xuất hiện các ổ áp xe trong ổ bụng, viêm phúc mạc khu trú hoặc toàn thể, có thể dẫn tới tử vong.
Viêm phúc mà toàn thể là tình trạng dịch ở dạ dày tá tràng bị tràn vào khoang bụng và tiếp xúc với phúc mạc, vi khuẩn trong dịch sẽ gây viêm phúc mạc và lan rộng. Nếu không điều trị thì có thể nhiễm trùng, nhiễm độc.
Viêm phúc mạc khu trú: dịch dạ dày tá tràng chảy ra được khu trí lại thành một ổ áp xe lớn ở vị trí dưới cơ hoành.
5. Chẩn đoán thủng dạ dày tá tràng như thế nào?
5.1 Chẩn đoán xác định
Việc chẩn đoán lỗ thủng ổ viêm loét dạ dày tá tràng thường dễ vì hầu hết các triệu chứng đều điển hình. Để chẩn đoán, có thể dựa vào những triệu chứng sau:
- Bụng đau đột ngột và dữ dội, đau như dao đâm vào bụng, đặc biệt đau mạnh ở vùng thượng vị
- Bụng bệnh nhân cứng như gỗ
- Chụp X-quang: có hình ảnh liềm hơi ở dưới cơ hoành, xuất hiện ở khoảng 80% số trường hợp thủng dạ dày
- Chọc dò ổ bụng: xuất hiện dịch ở trong ổ bụng, có chứa máu không đông
- Nếu bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày tá tràng thì việc chẩn đoán càng rõ hơn. Khoảng 80-90% người thủng dạ dày tá tràng có tiền sử loét dạ dày tá tràng hoặc đang điều trị bệnh lý này.
5.2 Chẩn đoán phân biệt
Khi các triệu chứng của biến chứng thủng dạ dày tá tràng không biểu hiện một cách rõ ràng thì thường rất dễ nhầm lẫn với một số trường hợp đau bụng ở vùng trên rốn. Chính vì vậy, người bệnh cần biết một số khác biệt giữa thủng dạ dày tá tràng với một số bệnh lý khác như sau:
- Viêm tụy cấp do giun hoặc chảy máu: khi bệnh nhân bị viêm tụy cấp, bụng rất đau, bệnh nhân lăn lộn, nôn nhiều và người bệnh vùng vẫy chứ không chịu nằm yên một chỗ. Ở bụng thì bụng bị chướng là chính, dấu hiệu co cứng thành bụng không rõ ràng, khi thực hiện chụp X-quang thì hình ảnh X-quang không có liềm hơi ở dưới cơ hoành. Xét nghiệm thì các men tụy tăng cao trong máu, dịch trong ổ bụng cũng tăng cao.
- Co cứng thành bụng do áp xe gan vỡ hoặc ung thư gan vỡ: trước đó thì bệnh nhân có tiền sử bị sốt cao, nhiễm trùng, đau khu vực chứa gan và sau đó lan rộng ra toàn vùng bụng. Việc thực hiện siêu âm giúp ích nhiều cho việc chẩn đoán do có thể thấy các ổ áp xe vỡ.
- Viêm phúc mạc do thủng ruột thừa: ban đầu thì bệnh nhân đau ở vị trí hố chậu phải rồi lan sau đó lan rộng ra toàn bụng. Triệu chứng nhiễm trùng của viêm phúc mạc do thủng ruột thừa thường rất rõ ràng.
- Thủng một tạng khác: một số tạng khác cũng có thể bị thủng và dễ nhầm lẫn với thủng ở dạ dày hoặc tá tràng. Ví dụ như thủng ruột do thương hàn hoặc viêm túi thừa Meckel. Những tổn thương này chỉ khi thực hiện thủ thuật mổ ra thì mới có thể chẩn đoán được.
- Tắc ruột: với những bệnh nhân bị đau tắc ruột, bụng bệnh nhân đau từng cơn, nôn nhiều, khi khám thì thấy dấu rắn bò, quai ruột nổi. Khi Chụp X- quang có thể có hình ảnh các mức hơi-dịch
>>> Xem thêm: Ung thư dạ dày triệu chứng- Mách bạn tip nhận biết ung thư dạ dày
6. Điều trị thủng dạ dày tá tràng
6.1 Phẫu thuật
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân bị thủng dạ dày tá tràng cần được phẫu thuật để đóng lỗ thủng lại và điều trị tình trạng bệnh. Mục tiêu chính của các phẫu thuật là khắc phục được nguyên nhân của hiện tượng viêm phúc mạc, đồng thời có thể loại bỏ các vật thể lạ trong khoang bụng chính là yếu tố có thể gây viêm phúc mạc như phân, mật. Có một số phẫu thuật sau có thể được sử dụng cho những bệnh nhân thủng dạ dày tá tràng:
- Khâu lỗ thủng: đây được coi là một loại phẫu thuật tương đối hay sử dụng trong trường hợp này. Người đầu tiên thực hiện khâu lỗ thủng là Mikulicz. Phẫu thuật này thường được chỉ định trong các trường hợp như loét nhỏ, loét non, bệnh nhân còn trẻ, thủng đến muộn. Ưu điểm của phương pháp này là thực hiện nhanh, ít bị chảy máu, ít để lại các biến chứng sau thủ thuật mổ. Tuy nhiên, dù được sử dụng phổ biến nhưng phẫu thuật khâu lỗ thủng khó có thể chữa khỏi hoàn toàn và nguyên nhân gây ra vết viêm loét có thể còn tồn tại.
- Phương pháp cắt dạ dày cấp cứu: đây được coi là phương pháp có thể giải quyết triệt để vì nó có thể xử lý cả vết viêm loét và cả lỗ thủng. Phương pháp này được áp dụng trong các trường hợp ổ loét đã xơ và chai nên khâu lại rất khó khăn, ổ loét bị thủng hai lần, có cả chảy máu hoặc có hiện tượng hẹp môn vị. Phương pháp này chỉ được sử dụng khi bệnh nhân đến sớm trước 12 giờ, trong ổ bụng sạch và chưa có vết viêm phúc mạc, thể trạng bệnh nhân chưa diễn biến nghiêm trọng, đồng thời người làm phẫu thuật phải có kinh nghiệm và điều kiện gây mê, hồi sức tốt.
- Phương pháp khâu lỗ thủng và đồng thời cắt dây thần kinh số X: đây là thủ thuật được sử dụng trong trường hợp thủng dạ dày có ổ bụng sạch, không có dịch và máu. Trong phương pháp này, bác sĩ thực hiện các phẫu thuật dẫn lưu phối hợp với nhau, ví dụ như nối vị tràng hoặc mở rộng môn vị.
- Phương pháp dẫn lưu lỗ thủng theo phương pháp Newmann: phương pháp này được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân nhập viện muộn, bệnh đã tiến triển nặng.
6.2 Phương pháp không phẫu thuật
Trong một số trường hợp chưa thể thực hiện phẫu thuật ngay hoặc chưa cần phẫu thuật ngay, mục tiêu đầu tiên của bác sĩ là làm cho dịch dạ dày tá tràng không tràn vào khoang bụng hoặc lồng ngực làm viêm phúc mạc. Khi đó, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp hút dịch trong dạ dày tá tràng. Phương pháp này được Wangensteen và Turner đưa ra kết quả đầu tiên vào năm 1935 và sau đó được mở rộng các trường hợp chỉ định bởi Taylor vào năm 1946. Phương pháp này thường được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân đến sớm, đã được chẩn đoán là chắc chắn có lỗ thủng và thủng xảy ra xa bữa ăn của bệnh nhân, bụng bệnh nhân chứa ít hơi và ít dịch. Khi thực hiện phương pháp này, dịch trong dạ dày được hút sạch, để cho lỗ thủng tự bịt, đồng thời sử dụng các loại kháng sinh với liều cao, truyền dịch để chống nhiễm trùng, chống sốc. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đặt ống qua mũi vào dạ dày để hút dịch trong dạ dày ra ngoài, làm cho dịch dạ dày không thể chảy vào khoang bụng, đồng thời giảm áp lực nén ở trong ruột.
7. Các biện pháp phòng tránh thủng dạ dày tá tràng
7.1 Phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng
- Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn hoặc đồ uống có tính acid ví dụ như: đồ ăn cay, đồ chua, mặn. Không nên sử dụng các loại thực phẩm cứng, khó tiêu hóa hoặc gây tổn thương dạ dày
- Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chất kích thích. Giảm đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ và các loại thực phẩm cay nóng.
- Luôn đi ngủ đúng giờ, không thức khuya, không bỏ bữa sáng, ăn uống đều đặn, không để cơ thể quá đói hoặc ăn quá no
- Cố gắng ăn chậm và nhai kỹ, nhai nhỏ thức ăn để dạ dày không phải hoạt động quá nhiều để tiêu hóa thức ăn, cũng như không gây tổn thương dạ dày
- Có thể bổ sung một số loại thực phẩm chức năng có tinh chất nghệ, gừng để giảm các tổn thương dạ dày nếu có
- Không lạm dụng thuốc giảm đau chống viêm, giảm thiểu căng thẳng, không làm việc quá sức
- Kết hợp tập thể dục thể thao, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
- Bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm, hoa quả tốt cho dạ dày như chuối, đu đủ, nghệ, gừng, các loại thực phẩm giàu yến mạch,…
- Khi có bất kỳ triệu chứng nào của viêm loét dạ dày tá tràng, hãy đến ngay các bệnh viện để được kiểm tra, tránh tình trạng để lâu bệnh tiến triển nặng đến giai đoạn xuất huyết hoặc thủng, khó chữa trị.
>>> Xem thêm ngay: Món Ăn Dễ Tiêu Cho Người Đau Dạ Dày Cực Đơn Giản
7.2 Giảm chấn thương
Hạn chế tối thiểu gây chấn thương cho dạ dày cũng như cho các cơ quan khác. Sử dụng cần thận các vật sắc nhọn, súng hoặc bất kỳ vũ khí nào có khả năng gây sát thương cao.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về thủng dạ dày tá tràng. Bệnh cạnh tạo thói quen ăn uống khoa học, tập thể dục thể thao giảm stress, căng thẳng,.. người bệnh cần sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị để hiệu quả điều trị được cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh, đồng thời giúp hạn chế tái phát và an toàn cho các cơ quan khác trong cơ thể khi sử dụng nhiều thuốc Tây.
Scurma Fizzy chính là kết quả nghiên cứu trong vòng 3 năm của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và ĐH Quốc gia Hà Nội. Đây là sản phẩm của quá trình ứng dụng công nghệ hướng đích từ hợp chất Curcumin của củ nghệ vàng nhằm tăng hiệu quả tác dụng tập trung gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường. Đồng thời, công nghệ này làm tăng hiệu quả lành loét và chống oxy hóa của cơ thể hơn so với các dạng bào chế khác.
Tìm hiểu thêm về Scurma Fizzy tại website chính thức của sản phẩm tại đây để giúp bảo vệ dạ dày của mình toàn diện hơn.
Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được tư vấn MIỄN PHÍ về tình trạng dạ dày đang gặp phải ngay hôm nay từ các bác sĩ, dược sĩ chuyên gia để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.