Thuốc Đặc Trị Dạ Dày Thông Dụng Thường Dùng

Thuốc Đặc Trị Dạ Dày Thông Dụng Thường Dùng

Thuốc đặc trị dạ dày là một trong những lựa chọn hữu hiệu và nhanh chóng nhất để điều trị các vấn đề về dạ dày như viêm, loét, ợ nóng, ợ hơi,… Bài viết sau đây sẽ thông tin đến các vấn đề về dạ dày và các thuốc đặc trị dạ dày thông dụng.

1. Vị trí, cấu tạo, và chức năng của dạ dày

Dạ dày là một cơ quan quan trọng của hệ thống tiêu hóa, nằm giữa thực quản và tá tràng (ruột non). Dạ dày nằm ở vùng thượng vị hơi chếch sang hạ sườn trái và một phần nhỏ dưới hạ sườn phải.

Bình thường khi rỗng dạ dày có hình giống chữ J, do dễ co giãn và di động qua các cơn co bóp nên tùy vào lượng thức ăn và tư thế cơ thể mà dạ dày có hình dạng khác nhau.

Từ trên xuống dạ dày bao gồm: tâm vị, đáy vị, thân vị, và phần môn vị.

Từ ngoài vào trong dạ dày có bốn lớp: lớp thanh mạc, lớp cơ trơn, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.

Dạ dày có thể tích lớn, co giãn tốt, chứa lượng lớn thức ăn trong khoảng 2 đến 3 giờ. Ngoài chứa đựng thức ăn trước khi đưa đến các cơ quan tiếp theo, dạ dày còn là nơi nhào trộn thức ăn qua các nhu động co bóp hay làm tan rã thức ăn bởi lượng lớn acid dịch vị, hấp thu tốt các chất dinh dưỡng vào cơ thể.

2. Các bệnh thường gặp ở dạ dày

2.1 Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)

Bệnh trào ngược dạ dày còn được gọi là trào ngược acid, là tình trạng dịch tiêu hóa của dạ dày trào ngược lên thực quản, gây viêm và tổn thương thành thực quản. Dịch trào ngược chứa nhiều acid, acid tồn lưu ở thực quản lâu theo thời gian viêm làm mòn dần dạ dày và thực quản gây các biến chứng như loét dạ dày, hẹp thực quản.

Bệnh nhân có các tình trạng sau dễ tăng nguy cơ GERD: béo phì, mang thai, hút thuốc lá, uống rượu bia, hen phế quản, đái tháo đường…

Trào ngược dạ dày thực quản thường có các triệu chứng: đau rát vùng ngực sau xương ức, đau vùng thượng vị lan dần xuống cổ, các cơn đau nặng hơn sau ăn kéo dài khoảng 2 giờ, đắng miệng, tức ngực…

Bệnh nhân cần tránh hay cải thiện các yếu tố nguy cơ, tránh ăn quá no, đứng thẳng, ngồi thẳng, tránh làm việc quá sức hay cúi gập người lúc no. Có thể dùng kèm các thuốc đặc trị dạ dày chống trào ngược như thuốc kháng acid, thuốc chống trào ngược, thuốc chống loét, thuốc điều hòa tiêu hóa…

>>>Xem thêm: Trào Ngược Thực Quản Và Cách Tự Điều Trị Tại Nhà

2.2 Viêm loét dạ dày – tá tràng

Do sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố hủy hoại ở dạ dày nên gây nên tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng. Tuy nhiên đôi khi bệnh nhân có thể gặp trường hợp suy yếu các yếu tố bảo vệ như giảm chất nhầy dẫn đến tình trạng bệnh.

Bệnh có các triệu chứng điển hình như: đau rát vùng thượng vị, đau tăng lên sau ăn do tăng tiết acid dịch vị, nôn, buồn nôn…

Bệnh nhân cần được chẩn đoán và điều trị tình trạng bệnh bằng các thuốc đặc trị dạ dày, thuốc chống viêm, hay kháng sinh nếu bệnh do nhiễm khuẩn gây ra.

>>>Xem thêm: Top 9 Nguyên Nhân Loét Dạ Dày Phổ Biến Ai Cũng Phải Biết

2.3 Nhiễm khuẩn dạ dày

Nhiễm khuẩn dạ dày là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý về dạ dày. Phổ biến nhất người bệnh dạ dày hay mắc phải là nhiễm khuẩn H.pylori, một loại vi khuẩn sống chủ yếu ở môi trường acid dạ dày.

Bệnh thường lây qua đường ăn uống, dùng chung các vật dụng cá nhân với người nhiễm bệnh. Bệnh gây nên các triệu chứng

Người bệnh cần được thực hiện các xét nghiệm riêng biệt để chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh dạ dày có phải do vi khuẩn H.pylori gây ra hay không và được điều trị bằng các phác đồ riêng biệt bởi các thuốc đặc trị dạ dày và kháng sinh diệt khuẩn.

thuoc-dac-tri-da-day1

Thuốc đặc trị dạ dày

2.4 Xuất huyết dạ dày

Một biến chứng nguy hiểm của các bệnh về dạ dày là xuất huyết dạ dày. Bệnh gây tổn thương nghiêm trọng đến dạ dày và cơ thể, cần được cầm máu và chữa trị tích cực. Xuất huyết dạ dày hay chảy máu dạ dày là do các ổ viêm loét trong quá trình co bóp của dạ dày và môi trường nhiều acid bị tổn thương sâu gây xuất huyết.

Bệnh nhân khi bị xuất huyết dạ dày thường bị các cơn đau dữ dội vùng thượng vị, ho, nôn ra máu, nóng ran cồn cào, đi ngoài ra máu,…

Người bệnh khi phát hiện bệnh cần được điều trị cấp cứu ngay, cầm máu chuyên khoa, tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến dạ dày hay các cơ quan khác của cơ thể bằng các thuốc đặc trị dạ dày.

2.5 Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một biến chứng nặng nề của các bệnh dạ dày. Việc điều trị bệnh ung thư dạ dày vô cùng khó khăn và tốn kém. Ung thư dạ dày nếu không được phát hiện kịp thời hay  chữa trị không đạt hiệu quả dễ bị di căn sang các cơ quan khác như ung thư tá tràng, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư phổi…

Người bệnh ung thư dạ dày cần được chẩn đoán và xét nghiệm kiểm tra chuyên khoa để biết được tình trạng bệnh, được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp với từng bệnh nhân bằng thuốc đặc trị dạ dày hay đặc trị cho ung thư.

>>>Xem thêm: Ung Thư Dạ Dày Nên Ăn Gì – Cẩm Nang Dinh Dưỡng Dành Cho Bệnh Nhân Ung Thư

3. Nguyên nhân đau dạ dày thường gặp

Bệnh đau dạ dày thường liên quan đến thói quen sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân như: thường xuyên ăn đồ cay, chua, nóng… dễ gây tổn thương đến dạ dày, đồ ăn ôi thiu dễ nhiễm bẩn, các món ăn chưa chín, không an toàn vệ sinh thực phẩm. Người thức khuya, hay sử dụng các chất kích thích, cà phê, rượu bia, thuốc lá… cũng làm tăng nguy cơ đau dạ dày.

Tâm lý người bệnh cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến đau dạ dày. Các hoạt động của dạ dày được điều khiển bởi hệ thần kinh tiêu hóa, người có tâm trạng thường xuyên lo âu, phiền muộn, căng thẳng dễ dẫn đến đau dạ dày và mắc phải các bệnh nguy hiểm cho dạ dày và cơ thể cũng như làm tăng thêm tình trạng nặng của bệnh.

Đôi khi trong quá trình sử dụng một số thuốc gây nên các tác dụng không mong muốn là đau hay viêm loét dạ dày như kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc trị ung thư… Do vậy, khi điều trị các bệnh về dạ dày cần dùng các thuốc đặc trị dạ dày, tránh làm nặng thêm bệnh.

Nguyên nhân đau dạ dày

Nguyên nhân đau dạ dày và bao tử

4. Nhóm thuốc đặc trị dạ dày thông dụng

4.1 Nhóm trung hòa acid dịch vị (Antacid)

Khi acid dịch vị quá cao dẫn đến các vấn đề về dạ dày thì nhóm thuốc trung hòa acid dịch vị đặc trị dạ dày là lựa chọn hàng đầu.

Các antacid hiện đang được dùng phổ biến là muối của magie, nhôm, calci, hay natri, thường dùng nhất là dạng Al(OH)3, Mg(OH)2 hay dạng phối hợp của 2 muối này.

Cơ chế tác động của thuốc: Trung hòa acid dịch vị do là những bazơ yếu nên có tác dụng với HCl dịch vị tạo muối và nước, làm tăng pH dịch vị, làm mạnh hàng rào chất nhầy, ức chế H.pylori, thúc đẩy sự tạo mạch ở niêm mạc dạ dày khi bị tổn thương…

Thuốc chủ yếu dùng để giảm các triệu chứng của loét dạ dày như giảm đau, ợ chua, khó chịu vùng thượng vị. Thuốc nên dùng 1 giờ sau mỗi bữa ăn và 1 lần trước khi ngủ hoặc dùng khi đau dạ dày nhằm cho tác dụng tối ưu của thuốc trung hòa acid.

Có thể dùng phối hợp thuốc antacid với simethicon để giảm lượng khí thải trong dạ dày, tránh ợ hơi hay phối hợp với alginate nhằm tạo bọt hay gel nhằm phòng ngừa hay điều trị trào ngược dạ dày – thực quản.

thuoc-khang-acid

Thuốc đặc trị dạ dày kháng acid

4.2 Nhóm ức chế tiết acid

4.2.1 Thuốc kháng histamin H2

Các thuốc kháng histamin H2 thường dùng trên thị trường như: Cimetidin, Ranitidin, famotidin… đối kháng cạnh tranh thuận nghịch với histamin tại receptor H2.

Thuốc làm giảm 60-70% sự tiết acid dịch vị trong khoảng 24 giờ và giảm acid nhiều vào ban đêm hơn là sau bữa ăn.

Thuốc chủ yếu dùng điều trị chứng trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) như ợ nóng, khó tiêu. Loét dạ dày sau khi dùng NSAID, phòng ngừa chảy máu dạ dày do stress…

4.2.2 Thuốc đặc trị dạ dày ức chế bơm proton (PPI)

Các thuốc ức chế bơm proton (PPI) là một thuốc đặc trị dạ dày lý tưởng cho việc ức chế tiết acid cơ bản, làm lành vết loét và chữa trị các triệu chứng tương tự. Các thuốc thường được dùng như: Omeprazol, Pantoprazol, Lanzoprazol, Esomeprazol…

Thuốc này được dùng khi bụng đói, hiệu quả thuốc giảm 50% khi no. Tuy nhiên khi đói lượng bơm proton hoạt động thấp nên cần uống trước ăn 30 phút để cho hiệu quả thuốc tốt nhất ( ăn sáng tốt hơn tối). Thuốc dùng 2 – 3 ngày đầu nên dùng 2 lần 1 ngày để cho hiệu quả tối đa, các lần sau nên dùng 1 lần 1 ngày.

Thuốc ức chế bơm proton chỉ định chủ yếu dùng điều trị: trào ngược dạ dày – thực quản nhưng hay gây tái phát khi không điều trị duy trì; trị loét dạ dày nhanh hơn thuốc kháng histamin H2 thuốc uống buổi sáng thay vì thuốc kháng histamin H2 thường uống buổi tối; Phòng loét dạ dày do NSAID khi không ngừng dùng NSAID; điều trị nhiễm H.pylori chung phác đồ điều trị 3 thuốc hay 4 thuốc…

Ngoài ra, khi dùng PPI còn có một số tác dụng phụ thường gặp như đau bụng, buồn nôn, trung tiện, tiêu chảy, táo bón… người bệnh cần cân nhắc khi sử dụng thuốc đặc trị dạ dày này.

Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton

4.3 Nhóm thuốc đặc trị dạ dày bảo vệ niêm mạc dạ dày

Các nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày tạo lớp màng cơ học giúp bảo vệ dạ dày và các ổ viêm loét trước tác động bất lợi của acid dịch vị hoạt động co bóp nhào trộn thức ăn, tăng tưới máu niêm mạc bị tổn thương, tạo hàng rào bảo vệ, kích thích bài tiết chất nhầy và NaHCO3 bảo vệ dạ dày.

Nhóm thuốc bao gồm các thuốc như:

Sucralfat: dạng phối hợp với nhôm hydroxyd Al(OH)3 tạo màng nhầy ái lực cao với ổ loét, ít tác dụng phụ do không hấp thu qua ruột. Uống thuốc lúc đói 30 đến 60 phút trước ăn và trước khi đi ngủ, tránh dùng chung với nhóm thuốc antacid hay kháng histamin H2 do thuốc tác dụng tốt trong môi trường acid dịch vị.

Hợp chất Bismuth: Có tác dụng bảo vệ tại chỗ, kích thích tổng hợp yếu tố bảo vệ prostaglandin, ức chế vi khuẩn H.pylori nên được dùng trong phác đồ điều trị H.pylori. Thuốc dùng lâu ngày có thể gây loạn dưỡng xương, phân và lưỡi đen, đen vòm miệng…

Misoprostol: thuốc này thường không dùng điều trị mà chỉ để phòng ngừa loét dạ dày do dùng NSAID. Thuốc uống lúc bụng no hoặc lúc đi ngủ để tránh tác dụng phụ tiêu chảy.

thuoc-dac-tri-da-day-bao-ve-niem-mac

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

4.4 Thuốc đặc trị dạ dày diệt vi khuẩn H.pylori

Vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày – tá tràng nguy hiểm hơn có thể gây ra bệnh ung thư dạ dày.

Người bệnh nghi ngờ nhiễm H.pylori cần thực hiện xét nghiệm thử máu, sinh thiết màng dạ dày, thử hơi thở và thử phân… để xác định nguyên nhân gây bệnh và được bác sĩ chuyên khoa đưa ra phác đồ điều trị với thuốc đặc trị dạ dày.

Phác đồ 4 thuốc: 1 thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày + 2 kháng sinh + 1 thuốc ức chế bơm proton. Dùng ngày 4 lần trong 2 tuần liên tiếp.

Phác đồ 3 thuốc: 1 thuốc ức chế bơm proton + 2 kháng sinh, dùng ngày 2 lần trong 2 tuần liên tiếp.

Phác đồ nối tiếp 10 ngày: Giống với phác đồ 3 thuốc nhưng các kháng sinh thay đổi khi bị đề kháng.

thuoc-dac-tri-da-day-tri-H.p

Thuốc điều trị H.pylori

Dùng thuốc đặc trị là phương pháp duy nhất giúp diệt vi khuẩn H.pylori. người bệnh cần tuân thủ theo các hướng dẫn điều trị và tiến hành thăm khám xét nghiệm để chắc chắn khỏi hẳn bệnh.

>>>Xem thêm: Nhiễm Vi Khuẩn Hp Ảnh Hưởng Thế Nào Tới Sức Khỏe

4.5 Các thuốc đặc trị dạ dày khác

4.5.1 Thuốc đặc trị dạ dày kháng Cholinergic

Thuốc kháng cholinergic: bao gồm pirenzepine, olanzapine. Thuốc tác dụng kém hơn nhóm kháng histamin H2, hiệu quả trị loét dạ dày chưa ổn định và chắc chắn. Thường dùng 2-3 lần/ngày kết hợp hỗ trợ thuốc kháng histamin H2 khi thuốc không đáp ứng hay dùng khi đau buổi tối. Thuốc có thể gây táo bón, bí tiểu, tim nhanh, loạn thị giác… nên cẩn trọng khi dùng.

4.5.2 Thuốc đặc trị dạ dày kháng gastrin

Thuốc kháng gastrin: Proglumide dùng 3 lần/ngày uống trước các bữa ăn.

5. Chữa đau dạ dày tại nhà không dùng thuốc đặc trị dạ dày

Mật ong và bột nghệ vàng được xem là thần dược dân gian dùng chữa các vấn đề đau dạ dày. Nghệ có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn và chống oxy hóa, trong khi mật ong giúp tăng cường các chức năng hệ tiêu hóa, làm lành các vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Mật ong và nghệ vàng có thể trộn với tỉ lệ vừa đủ để ăn sống hay uống với nước ấm.

Ngoài nghệ, mật ong, chanh và gừng cũng là một lựa chọn tốt cho dạ dày. Giã gừng pha cùng một ít chanh và mật ong giúp giảm đau dạ dày, ấm bụng, acid trong chanh giúp làm cân bằng lượng acid dịch vị tiết ra.

Lá mơ lông chứa nhiều hoạt chất giúp làm giảm tình trạng viêm dạ dày, hỗ trợ giảm lượng acid dịch vị dư thừa. Sử dụng lá mơ lông thường xuyên kèm trong bữa ăn hay ép lấy nước uống giúp cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày – thực quản.

Nha đam biết đến có công dụng tuyệt vời trong việc làm đẹp, nó còn có tác dụng rất hữu hiệu trong việc bảo vệ dạ dày. Nha đam giúp xoa dịu kích ứng dạ dày, kháng viêm, liền các vết tổn thương dạ dày, nhuận tràng hiệu quả tiêu hóa thức ăn, giảm lượng acid dịch vị.

Ngoài ra, chuối xanh, nước ấm, trà cam thảo, bạc hà… đều là những nguyên liệu rất tốt cho tiêu hóa và dễ dàng dùng điều trị hay giảm nhẹ bệnh dạ dày tại nhà.

Dùng các phương pháp dân gian có thể giúp giảm đau dạ dày hiệu quả. Thân thiện với người dùng, đa phần các là các cây thuốc dễ tìm dễ sử dụng. Nhưng các thuốc dân gian lại không cho tác dụng nhanh và tức thời như các thuốc đặc trị dạ dày, nó cần phải được dùng nhiều và thời gian lâu dài mới cho kết quả hữu hiệu, các cách chế biến cũng khá cầu kỳ nên không thích hợp cho người bệnh bận rộn không có nhiều thời gian. Cũng như các phương pháp dân gian có thể không chữa được dứt bệnh mà còn làm nặng thêm tình trạng bệnh khi không áp dụng đúng cách.

6. Biện pháp phòng chống đau dạ dày

Các vấn đề về dạ dày có thể phòng chống bởi lối sống và các thói quen hằng ngày như:

Khẩu phần ăn hợp lý: ăn đủ bữa và thời gian giữa các bữa hợp lý. Các bữa ăn đầy đủ chất và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, ăn chín uống sôi, không ăn đồ qua đêm ôi thiu, đồ ăn cay nóng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hạn chế thức khuya, không sử dụng các chất kích thích, rượu bia, chất gây nghiện…

Rèn luyện thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể, tránh các suy nghĩ tiêu cực, lo âu, phiền muộn.

Thuốc đặc trị dạ dày là phương pháp tối ưu và hữu hiệu nhất cho người bệnh dạ dày. Bệnh nhân cần được thăm khám và chẩn đoán và nhận được lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng các thuốc này, phòng tránh các tác dụng bất lợi hay tương tác thuốc không nên có. Ngoài sử dụng thuốc thì người bệnh còn có thể dùng các bài thuốc dân gian, thay đổi lối sống, hay các thực phẩm chức năng giúp cải thiện và phòng ngừa các bệnh dạ dày.

Biết thêm các thông tin chi tiết hay được tư vấn các trường hợp bệnh dạ dày cụ thể liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để chúng tôi được hỗ trợ bạn nhanh chóng và kịp thời nhé!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091