Biểu Hiện Của Đau Dạ Dày Khi Mang Thai

Biểu Hiện Của Đau Dạ Dày Khi Mang Thai

 

Đau dạ dày khi mang thai là một tình trạng không hề xa lạ với chúng ta. Hiện tượng này sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi và không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bà bầu. Tuy nhiên, triệu chứng đau dạ dày sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là giấc ngủ. Chúng ta cần phải hiểu rõ biểu hiện của đau dạ dày khi mang thai, đôi khi, nó có thể là đau dạ dày do viêm loét dạ dày,…..Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe bà bầu an toàn, hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

 

1. Tại sao lại có biểu hiện của đau dạ dày khi mang thai?

Biểu hiện của đau dạ dày khi mang thai

Tại sao lại có biểu hiện đau dạ dày khi mang thai?

  • Hormone progesterorone được sản xuất ở thể vàng trong buồng trứng của phụ nữ. Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone sẽ tăng lên đột ngột. Hormone này có vai trò trong việc chuẩn bị thụ thai, giữ bào thai trong tử cung và hạn chế nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, nồng độ progesterone trong người mẹ tăng lên một cách đột ngột có thể làm giảm nhu động ruột, làm tăng áp lực ổ bụng và gây kích thích dạ dày.

 

  • Ốm nghén: Ốm nghén là thường gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, gây ra hiện tượng buồn nôn và nôn mửa thường xuyên. Nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi hormone trong cơ thể người mẹ. Mặc dù nó không ảnh hưởng gì đến thai nhi nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, kích thích co bóp dạ dày quá mức làm tăng tiết dịch vị. Đặc biệt là phát sinh cơn đau dạ dày.

 

  • Tử cung giãn nở: khi thai nhi phát triển, tử cung sẽ bắt đầu giãn nở từ tháng thứ 4 thai kỳ để chứa đựng được thai nhi. Sự giãn nở của tử cung đã làm tăng áp lực ổ bụng, kích thích lên dạ dày và ống hậu môn. Một số thống kê chỉ ra rằng, 80% mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa đường ruột, trong đó phổ biến nhất là bệnh đau dạ dày.

 

  • Thói quen ăn uống: thói quen này ảnh hưởng rất nhiều và trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa, cụ thể hơn là dạ dày. Do người mẹ chứa thai nhi nên cần ăn một lượng thức ăn lớn hơn bình thường, gây quá tải cho dạ dày. Dạ dày mệt sẽ dẫn đến đau dạ dày. Ngoài ra khi nghén, người mẹ sẽ ăn nhiều trái cây có vị chua, dẫn đến tăng lượng acid trong dạ dày, dễ gây viêm loét dạ dày.

 

  • Căng thẳng thần kinh: nội tiết tố bất ổn, tâm lý khi mang thai, lo lắng về việc nuôi dưỡng và chăm sóc con cái, từ đó dẫn đến căng thẳng thần kinh. Căng thẳng có thể khiến gia tăng áp lực lên dây thần kinh não – ruột khiến nhu động ruột giảm, dạ dày co bóp và bài tiết acid, dịch vị quá mức, gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

>>>Xem thêm: Đau Dạ Dày Khi Mang Thai Gây Ảnh Hưởng Cho Mẹ Và Bé

2. Biểu hiện của đau dạ dày khi mang thai là gì? Có nguy hiểm không?

 

2.1. Tìm hiểu biểu hiện chung của đau dạ dày khi mang thai.

 

Có một số triệu chứng của ốm nghén khó phân biệt với triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Các dấu hiệu sẽ giúp bà bầu biết chính xác là mình có bị đau dạ dày hay không, để có phương pháp điều trị đúng đắn:

 

  • Buồn nôn, ợ chua và ợ nóng: Buồn nôn là một dấu hiệu chủ yếu khi ốm nghén. Triệu chứng này thường hay xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ, do đó, các bà mẹ bầu nghĩ đó là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, buồn nôn cũng lại là dấu hiệu phổ biến ở bệnh dạ dày do hiện tượng trào ngược thực quản gây ra.

 

  • Nóng rát dạ dày: hiện tượng này thường xuất hiện giữa tháng thứ 3 và tháng thứ 6 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ xuất hiện tình trạng đầy hơi và có cảm giác nóng rát ở dạ dày khi bị đau dạ dày.

 

  • Đau dạ dày: hiện tượng sẽ càng nặng hơn, dạ dày cảm thấy khó chịu hơn ở tháng thứ 7, thứ 8 của thai kỳ. Những cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng thượng vị. Bà bầu bị đau nhất, dữ dội nhất là khi bụng đói hoặc sau khi ăn no. Ngoài ra, cơn đau dạ dày cũng có thể nằm ở phía bên trên bên trái rốn.

 

  • Phân lẫn máu: hiện tượng cụ thể là đi đại tiện sẽ thấy phân có lẫn máu hoặc phân màu đen khi bị chảy máu dạ dày. Triệu chứng này xuất hiện rất ít, nhưng một khi nếu thấy dấu hiệu này, mẹ bầu cần tới ngay cơ sở y tế để được bác sĩ khám và tư vấn, đưa ra lời khuyên và phương pháp điều trị hợp lý nhất.

 

  • Chướng bụng: Dạ dày khi bị viêm loét hay tổn thương sẽ làm ảnh hưởng tới việc dạ dày tiêu hóa thức ăn. Thức ăn bị tiêu hóa chậm, sẽ ứ đọng lâu bên trong dạ dày, từ đó gây ra tình trạng khó tiêu, chướng bụng và đầy hơi.

 

  • Chán ăn: Người bị đau dạ dày thường ăn không ngon miệng, chán ăn, nếu kéo dài sẽ gây sút cân, mệt mỏi, xanh xao, ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu.
Biểu hiện của đau dạ dày khi mang thai

Biểu hiện của đau dạ dày khi mang thai

 

2.2. Biểu hiện cụ thể của đau dạ dày khi mang thai trong từng giai đoạn.

 

Trong 3 tháng đầu: Đây là thời điểm nhạy cảm khi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ thay đổi một cách đột ngột. Điều này ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa, dễ gây ra đau dạ dày. Một số biểu hiện cụ thể xuất hiện như sau:

  • Buồn nôn, hay nôn mửa
  • Chán ăn
  • Ợ nóng, ợ chua
  • Đầy bụng, khó tiêu
  • Bị đau dạ dày khi no hay đói
  • Hệ tiêu hóa bị bất ổn: tiêu chảy hay táo bón

 

Trong 3 tháng giữa: đây là thời điểm khá ổn định, cơ thể người mẹ đã dần thích nghi. Tuy nhiên, giai đoạn này, thai nhi phát triển về kích thước và hình thành dần các bộ phận. Do đó, lượng dinh dưỡng mà cơ thể người mẹ cần sẽ tăng lên khá nhiều. Khi ăn nhiều, dạ dày sẽ phải hoạt động nhiều, gây mệt mỏi, lâu dần sẽ bị đau dạ dày. Giai đoạn này có các triệu chứng như :

  • Buồn nôn, nôn mửa: giảm so với 3 tháng đầu thai kỳ
  • Trớ thức ăn, ợ chua, ợ nóng và ợ hơi
  • Bị sụt cân
  • Vùng thượng vị có biểu hiện đau và nóng rát
  • Giấc ngủ bị ảnh hưởng: nếu hiện tượng đau dạ dày xuất hiện lúc ngủ.

 

Trong 3 tháng cuối: giai đoạn này, thai nhi càng ngày càng lớn, tử cung giãn quá mức, gây áp lực lên ổ bụng. Điều này kích thích dạ dày co bóp, dịch vị và acid được tăng tiết. Một số biểu hiện trong giai đoạn này:

  • Nôn trớ thức ăn: diễn ra thường xuyên hơn
  • Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng
  • Người xanh xao, mệt mỏi
  • Đau dạ dày ở mức độ nặng hơn, dai dẳng hơn, xuất hiện thường xuyên hơn
  • Dễ bị trào ngược dạ dày trong trường hợp nằm ngay sau khi ăn no

>>>Xem thêm: 10 Cách Chữa Bệnh Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn

Khi nào nên đến gặp bác sĩ? 

Người bệnh nên chủ động gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau:

  • Đau dạ dày kéo dài, tăng mức độ và tần suất theo thời gian.
  • Nôn mửa xảy ra thường xuyên, bã nôn có máu tươi hoặc màu cà phê.
  • Cơ thể xanh xao, sụt cân nhanh, đi ngoài ra máu.
  • Triệu chứng khởi phát liên tục gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống. 
Biểu hiện của đau dạ dày khi mang thai

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

2.3. Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không? 

 

Đau dạ dày khi mang thai không ảnh hưởng đến thai nhi và cũng không gây nguy hiểm đến sức khỏe người mẹ. Tuy nhiên, với những triệu chứng trên, chắc hẳn nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ít nhiều. Bên cạnh đó, nhiều khi đau dạ dày là do các vấn đề hệ tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,,…..Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe thai phụ, nên kiểm tra sức khỏe định kỳ và nghe lời tư vấn của bác sĩ để có phương pháp điều trị an toàn.

 

Các ảnh hưởng của đau dạ dày khi mang thai:

  • Người mẹ sụt cân, cơ thể xanh xao, mệt mỏi, suy nhược
  • Trẻ sinh ra không khỏe mạnh như bình thường, hệ miễn dịch kém
  • Xuất hiện các ổ viêm loét nặng ở niêm mạc dạ dày, thực quản

 

3. Cách khắc phục biểu hiện của đau dạ dày khi mang thai.

 

3.1. Chế độ ăn uống cần đúng : 

 

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ tiêu hóa, và phần nào quyết định đến hiện tượng đau dạ dày. Do đó, việc quan tâm, chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày sẽ giúp khắc phục biểu hiện của đau dạ dày khi mang thai.

 

  • Không nên ăn một lượng thức ăn quá lớn, việc tăng đột ngột sẽ ảnh hưởng đến bà bầu. Mặc dù, việc cung cấp chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi là rất cần thiết. Nhưng nên tăng một cách hợp lý với thành phần các chất đảm bảo. Để tránh lượng thức ăn lớn làm tăng áp lực dạ dày, một ngày nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn (4-5 bữa/ ngày). Nên ăn các bữa ăn cách nhau từ 2-3 tiếng, không nên ăn sát giờ đi ngủ.

 

  • Hạn chế ăn đồ chua và các chất kích thích như bia, thuốc lá, cà phê,….. Những thứ này sẽ làm tăng lượng acid trong dạ dày, dễ gây viêm loét dạ dày và trào ngược thực quản. Không nên ăn thức ăn chế biến sẵn, nước ngọt có gas. Trong nước ngọt có gas chứa hàm lượng đường mía, cafeine, các chất tạo màu, tạo chua, tạo gas. Những chất này gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày, đến sức khỏe đường ruột.

 

  • Ăn chín, uống sôi: việc này sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, bảo vệ đường ruột an toàn, khỏe mạnh. Đặc biệt, khi ăn nên nhai kỹ, việc nhai kỹ này sẽ làm giảm áp lực cho dạ dày, giúp giảm phần nào đó việc đau dạ dày. 

 

  • Nên ăn các món ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như hầm, ít gia vị, giàu dinh dưỡng. Việc này vừa giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng, lại cung cấp được cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết. Hạn chế ăn các món ăn cứng, khó tiêu hóa và các đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, sẽ dễ gây đầy hơi, chướng bụng. 

 

  • Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin để giúp tăng sức đề kháng. Ngoài việc giúp bù nước, điện giải, các thành phần này còn giúp trung hòa dịch vị, giảm đau dạ dày và ngăn ngừa táo bón. 

 

  • Uống nhiều nước cũng giúp việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Nên ăn đa dạng thực phẩm, tránh phụ thuộc vào một nhóm thực phẩm cố định.

 

3.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt:

 

Biểu hiện của đau dạ dày khi mang thai

Nên thay đổi thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng rất lớn đến biểu hiện của đau dạ dày khi mang thai. Vì vậy, cần thay đổi như sau:

 

  • Không được để bản thân stress, căng thẳng kéo dài. Tự áp dụng một số bài tập như thiền, nghe nhạc, đọc sách để giải tỏa căng thẳng. Không những thế, những hoạt động nhẹ nhàng này sẽ giúp tinh thần vui vẻ, tốt cho thai nhi trong bụng. Kết hợp một số động tác thể dục như đi bộ nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp cải thiện khung xương, nâng cao sức khỏe, điều hòa nhu động ruột, giảm các cơn đau dạ dày một cách hiệu quả.

 

  • Trong thời gian đầu, mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể kịp thích nghi với sự thay đổi về mặt tâm sinh lý. Khi quay trở lại với công việc, nên cân đối hợp lý giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh mệt mỏi, stress kéo dài, lo âu quá mức.

 

  • Khi thai nhi phát triển, mẹ bầu nên ngừng làm việc, dành hết thời gian cho việc nghỉ ngơi. Trong giai đoạn này, làm việc có thể khiến đầu óc căng thẳng, gây đau dạ dày cho bà bầu.

 

  • Nếu mẹ bầu có các lo lắng về việc chăm sóc, nuôi nấng đứa trẻ khi chào đời, hãy chủ động chia sẻ với bạn bè, người thân hoặc nghe lời khuyên, tư vấn từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

 

3.3. Một số lưu ý về thực phẩm, thuốc để giảm biểu hiện của đau dạ dày khi mang thai.

3.3.1. Thực phẩm tốt để làm giảm biểu hiện của đau dạ dày khi mang thai.

 

  • Kết hợp nghệ với mật ong: đây là một phương pháp chữa đau dạ dày cực kỳ hiệu quả. Trong nghệ chứa: curcumin, beta-carotene có khả năng trung hòa acid dịch vị, giúp phục hồi các ổ viêm loét, vết thương khác, đặc biệt là thúc đẩy hoạt động của cơ quan tiêu hóa. Bên cạnh đó, mật ong có tác dụng kháng khuẩn cực tốt, nó giúp chống viêm, tiêu diệt các vi khuẩn có hại cho đường ruột, làm tăng tốc độ tái tạo bề mặt niêm mạc sau thương tổn. Các bạn có thể pha thành trà nghệ mật ong, rất dễ uống. Thời điểm tốt nhất cho bạn uống là vào buổi sáng, nó sẽ giúp phát huy tốt hiệu quả của nghệ và mật ong. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý: nếu đã ăn sáng thì nên uống sau ăn 20-30 phút; không nên lạm dụng, có thể gây ra mất nước, táo bón, buồn nôn; nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu bạn bị vấn đề về máu.

 

Biểu hiện của đau dạ dày khi mang thai

Nghệ mật ong làm giảm biểu hiện của đau dạ dày khi mang thai

 

  • Trà gừng ấm: trà này giúp làm giảm nhanh cảm giác buồn nôn, khó tiêu, đau dạ dày ở bà bầu. Ngoài ra, trong gừng chứa hoạt chất Gingerol và một số chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm viêm, ức chế nấm, virus và các vi khuẩn có hại cho đường ruột. Thời gian tốt nhất để uống trà gừng là buổi sáng, đặc biệt là sau khi ăn sáng. Hạn chế uống trà gừng vào ban đêm.

 

  • Sữa chua: chứa nhiều acid amin, protein, khoáng chất và một lượng lớn lợi khuẩn như probiotic. Probiotic có khả năng ức chế các vi khuẩn gây hại cho đường ruột, hỗ trợ tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa đường ruột, đặc biệt là dạ dày, ngăn chặn các tình trạng táo bón, khó tiêu, chướng bụng và đầy hơi. Ăn sữa chua mỗi ngày, giúp bà bầu giảm được tần suất và mức độ của cơn đau dạ dày, đồng thời cải thiện các triệu chứng đi kèm, nâng cao sức đề kháng. Đối với mẹ bầu khỏe mạnh hay với cả người bị đau dạ dày, sữa chua rất tốt, nó là thực phẩm có lợi. Mẹ bầu nên ăn khoảng 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày. Khi ăn sữa chua, mẹ bầu có thể ăn kèm thêm với ngũ cốc, yến mạch, trái cây tươi hay hạt chia, nó giúp tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể. 

 

  • Thực phẩm giàu protein như: thịt nạc, cá, trứng, sữa, đậu nành,…..protein là rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Đặc biệt, khi bị đau dạ dày, mẹ bầu nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa đầy đủ protein để cung cấp đủ chất cho cơ thể. Protein là chất có tác dụng ổn định nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ mang bầu, tăng khả năng vận chuyển oxy của máu. Việc đảm bảo bổ sung lượng đạm vừa đủ mỗi ngày sẽ giúp phụ nữ có thai ổn định được hệ tiêu hóa, giảm co bóp và tiết acid quá mức ở dạ dày, từ đó tránh viêm loét dạ dày. Không những thế, protein hỗ trợ người mẹ phòng ngừa được tình trạng suy nhược, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân. Bên cạnh đó, thực phẩm giàu đạm giúp thai nhi phát triển toàn diện, có hệ miễn dịch tốt hơn, khỏe mạnh, không bị ốm yếu. Tuy vậy, không nên lạm dụng lượng đạm để bổ sung cho bà bầu, việc lạm dụng quá mức gây ra mất cân bằng dinh dưỡng cho thai nhi. 

 

  • Tinh bột: các thực phẩm giàu tinh bột như: bánh mì, gạo lứt, khoai tây,…….giúp cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho bà bầu, đây là nguồn cung cấp chủ yếu cho cơ thể. Mỗi ngày, cơ thể bà bầu sẽ cần khoảng 2300-2400 kcal/ngày, trong đó, riêng tinh bột chiếm 65-75% năng lượng. Mẹ bầu ăn đủ lượng tinh bột sẽ đảm bảo sức khỏe cho mình và thể trạng khỏe mạnh cho em bé. Với mẹ bầu bị đau dạ dày, tinh bột có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày như các cơn đau, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng và ngoài ra đẩy lùi hiện tượng táo bón. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, thực phẩm có chứa tinh bột giúp thấm hút dịch vị thừa, tăng sinh màng nhầy bảo vệ, tránh bị gây ổ viêm trong hệ tiêu hóa. Lưu ý: Phụ nữ mang thai nên cân bằng giữa các loại thực phẩm khác nhau như: tinh bột, chất xơ và đạm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của em bé một cách tốt nhất, tránh mất cân bằng khiến em bé tăng cân quá mức, béo phì.

 

3.3.2. Một số thực phẩm không nên sử dụng khi đau dạ dày đối với bà bầu.

  • Thực phẩm sống: điển hình như gỏi sống, sushi là những món đặc sản hấp dẫn được ưa chuộng. Tuy nhiên, loại thực phẩm này không tốt cho sức khỏe của bà bầu, đặc biệt là khi bị đau dạ dày. Dù rất ngon miệng và hấp dẫn nhưng nếu không muốn tình trạng bệnh nặng hơn, bà bầu không nên ăn những món ăn sống, chưa nấu chín vì bên trong sẽ chứa rất nhiều loài có hại như vi khuẩn, virus, giun, sán,….. Vì vậy chúng làm mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của dạ dày, ngộ độc. Đã có rất nhiều trường hợp phụ nữ mang thai ăn đồ sống bị nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, khi đó sức khỏe của thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí nghiêm trọng hơn, bà bầu còn có nguy cơ bị ngộ độc thai nghén, sảy thai hay thai lưu. Do đó, việc ăn chín, uống sôi là điều quan trọng nhất trong dinh dưỡng cho bà bầu bị đau dạ dày. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là một yếu tố rất quan trọng trong việc chữa trị đau dạ dày.

 

  • Thực phẩm làm tăng acid dạ dày như: đồ chua, cay, nhiều dầu mỡ, nước ngọt, đồ đóng hộp,……..Những thực phẩm này làm acid trong dạ dày tăng cao, dẫn đến các cơn đau thắt, ợ hơi, ợ chua. Vì vậy bà bầu cần tránh ăn thực phẩm này.

 

  • Sử dụng chất kích thích: rượu, caffeine, thuốc lá, bia,……Caffeine vốn là chất kích thích hệ thần kinh trung ương, khi đó sẽ tạo cảm giác hưng phấn, tỉnh táo và tăng sự tập trung cao độ trong công việc. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều đồ uống chứa caffeine khi đang mang thai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, caffeine có thể gây giảm khả năng hấp thu canxi, sắt và nhiều thành phần dinh dưỡng khác của cơ thể. Vì thế, thai nhi chậm phát triển và khi ra đời, cơ thể sẽ yếu ớt, dễ mắc bệnh. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng phải kiêng sử dụng đồ uống chứa cồn trong suốt quá trình mang thai. Cồn có trong bia rượu, nó sẽ dễ gây ra một số vấn đề ảnh hưởng cho thai nhi như : rối loạn hành vi, ảnh hưởng thị giác, thính giác, hệ miễn dịch kém, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Uống rượu bia quá mức ở mẹ bầu cũng là nguy cơ gây sảy thai hoặc sinh non. Không những ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đồ có cồn và các chất kích thích như caffeine còn làm tổn hại niêm mạc của đường tiêu hóa, kích thích dạ dày tiết nhiều acid, dịch vị hơn, hiện tượng đau dạ dày trở nên nặng hơn. Mẹ bầu thậm chí có nguy cơ mắc phải chứng viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược thực quản, xuất huyết dạ dày,….. rất nguy hiểm.

>>>Xem thêm: Thuốc Đau Dạ Dày Cho Phụ Nữ Mang Thai

3.3.3. Mẹ bầu đau dạ dày cần chú ý khi sử dụng thuốc:

  • Khi buồn nôn, không tự ý dùng thuốc chống nôn domperidon. Thuốc này ảnh hưởng đến nhịp tim, gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.
  • Thuốc nhóm ức chế bơm proton (PPI): chỉ nên sử dụng khi thật cần thiết. Trong trường hợp bắt buộc dùng, nên dùng với liều lượng thấp, vừa đủ để chữa bệnh.
  • Thuốc giảm đau: nên thận trọng khi sử dụng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, tốt nhất là không nên dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Biểu hiện của đau dạ dày khi mang thai

Cần chú ý khi sử dụng thuốc

Như vậy, mặc dù tình trạng đau dạ dày ở phụ nữ mang thai không phải xa lạ. Nhưng các mẹ bầu cũng nên chú ý đến sức khỏe của mình, phải hiểu rõ nên sử dụng những thực phẩm nào và nên hạn chế những gì. Trong một số trường hợp cần thiết, nên đến gặp bác sĩ để đảm bảo sức khỏe an toàn cho mẹ và bé. 

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 18006091 để được Scurma Fizzy hỗ trợ và tư vấn miễn phí về các bệnh liên quan đến dạ dày của bạn.

 

 

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091