Thuốc Trị Trao Ngược Dạ Dày Với 4 Nhóm Thuốc Phổ Biến

Thuốc Trị Trao Ngược Dạ Dày Với 4 Nhóm Thuốc Phổ Biến

Bệnh trào ngược dạ dày ( GERD ) được coi là bệnh lý lâm sàng khá phổ biến, có sức ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới đặc biệt là các đối tượng trong độ tuổi từ 30-50 tuổi. Bệnh dễ gây nhầm lẫn với các bệnh cảnh khác liên quan đến dạ dày bởi bệnh có nhiều triệu chứng không điển hình. Nên thường gây nhầm lẫn trong việc điều trị. Nhắc đến vấn đề điều trị trào ngược dạ dày ngày nay nên y học đã nghiên cứu và chế tạo ra rất nhiều thuốc trị trao ngược dạ dày mang lại hiệu quả cao.

Bật mí 4 nhóm thuốc chính trong điều trị trào ngược dạ dày.

Bật mí 4 nhóm thuốc chính trong điều trị trào ngược dạ dày.

Để có thêm nhiều kiến thức về căn bệnh này và tìm hiểu thêm về các thuốc trị trao ngược dạ dày hãy đồng hành cùng Scurma Fizzy trong bài viết dưới đây. Hy vọng Scurma Fizzy sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích.:

1. Giới thiệu bệnh trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một bệnh lý gây rối loạn các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Là một bệnh lý rất phổ biến trên toàn thế giới với tỷ lệ hiện mắc ước tính là 18,1–27,8% ở Bắc Mỹ. Khoảng gần một nửa số người trưởng thành trên thế giới gặp phải tình trạng này. 

Theo định nghĩa của Montreal, GERD là một tình trạng có các triệu chứng và biến chứng phiền toái do trào ngược chất trong dạ dày vào thực quản. 

  • Chẩn đoán GERD thường dựa trên các triệu chứng cổ điển và phản ứng với ức chế axit sau một thử nghiệm thực nghiệm. GERD là một mối quan tâm sức khỏe quan trọng vì nó có liên quan đến việc giảm chất lượng cuộc sống và tỷ lệ mắc bệnh đáng kể. 
  • Điều trị thành công các triệu chứng GERD có liên quan đến việc cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống, bao gồm giảm đau đớn về thể chất, tăng cường sức đề kháng, chức năng thể chất. Mặc dù các loại thuốc điều trị GERD không đặc biệt đắt tiền, nhưng chi phí điều trị cho bệnh nhân GERD được cho là đắt gấp 2 lần so chi phí điều trị các bệnh lý dạ dày khác. Sự chênh lệch chi phí điều trị do GERD là bệnh có tỷ lệ mắc cao và tốn nhiều thời gian và chi phí trong việc điều trị các biến chứng của bệnh.

2. Dịch tễ học sinh bệnh lý – Nguyên nhân trào ngược dạ dày

2.1. Các yếu tố nguy cơ của GERD

  • Tuổi già.
  • Chỉ số khối cơ thể (BMI) quá mức:Béo phì, thừa cân là tình trạng tích tụ mỡ thừa trong ổ bụng gây chèn ép vào các cơ quan trong ổ bụng trong đó có dạ dày làm tăng áp lực trong khoang này. Các áp lực này kích thích quá trình đẩy dịch mật, acid dạ dày lên thực quản.
  • Sử dụng thường xuyên các loại đồ uống có gas (soda, cocacola, 7 up,…), đồ uống có chất kích thích ( rượu, bia,…) _ Các loại đồ uống trên tác động vào cơ vòng thực quản dưới gây ảnh hưởng đến sự đóng mở của cơ này.
  • Hút thuốc lá.
  • Lo lắng / trầm cảm, stress
  • Ít vận động thể lực, không tập luyện thể thao thường xuyên.
  • Thói quen ăn uống cũng có thể góp phần vào GERD: thường xuyên ăn các loại thực phẩm có tính acid, cũng như quy mô (ăn quá no) và thời gian của bữa ăn (ăn không đúng bữa và dùng bữa tối sau 8h tối), đặc biệt là đối với giấc ngủ. Hoạt động thể chất giải trí dường như có tác dụng bảo vệ, trừ khi được thực hiện sau khi tập luyện.

2.2. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng trào ngược dạ dày

  • Rối loạn của cơ vòng thực quản dưới _ LES: 

Vị trí của cơ thắt dưới thực quản nằm tại vị trí nối giữa ống thực quản dưới và dạ dày. Lớp cơ này có tác dụng ngăn cản sự trào ngược dịch vị, pepsin, acid HCl, đôi khi có kèm theo thức ăn chưa tiêu hóa,… lên thực quản. Ở người bình thường cũng có thể gặp hiện tượng trào ngược dạ dày nhưng chỉ với tần suất thấp và gần như không gây hại đến thực quản và sức khỏe.

Ở người bị trào ngược dạ dày các cơ trào ngược dạ dày diễn ra với tần suất dày đặc. Và tần suất của các rối loạn trào ngược này thường tăng cao sau các bữa ăn. Các dịch trào ngược có tính acid tác dụng đến lớp niêm mạc thực quản dẫn đến ăn mòn, nặng hơn xuất hiện các vết loét tại thực quản. tình trạng trào ngược này diễn ra thường xuyên và kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, tình trạng sức khỏe,..

Ngoài ra hay gặp một số yếu tố khác cũng gây giảm áp lực cơ thắt thực quản dưới _ LES: Thoát vị đĩa đệm, suy giảm thanh thải thực quản, chức năng hệ tiêu hóa suy giảm,…

3. Triệu chứng của trào ngược dạ dày.

Các triệu chứng hay gặp trong bệnh lý trào ngược dạ dày GERD.

Các triệu chứng hay gặp trong bệnh lý trào ngược dạ dày GERD.

3.1. Các triệu chứng đặc hiệu của Trào ngược dạ dày GERD

Triệu chứng đặc hiệu và phổ biến nhất của GERD là chứng ợ nóng _ là cảm giác nóng ở ngực, tỏa ra miệng, do axit trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên, chỉ một tỷ lệ nhỏ các trường hợp trào ngược là có triệu chứng. 

Ợ chua cũng thường liên quan đến vị chua ở phía sau miệng có hoặc không có trào ngược trào ngược.

>>> Đọc thêm Ợ chua là gì? Và những điều liên quan đến ợ chua

3.2. Các triệu chứng không đặc hiệu hay gặp trong trào ngược dạ dày thực quản GERD

Ngoài các triệu chứng điển hình trên trào ngược dạ dày còn gây ra các triệu chứng không điển hình như sau:

  • Đau ngực: Dựa trên các tiền sử lâm sàng GERD như một căn nguyên tiềm ẩn với những bệnh nhân bị đau ngực mà nguyên nhân không do tim.
  • Đắng họng và khàn giọng: Do các dịch trào ngược bị lạc vào thanh quản.
  • Đầy bụng, khó tiêu: Không hiếm bệnh nhân GERD phàn nàn về tình trạng này.
  • Hen suyễn dẫn đến ho, khó thở và thở khò khè.
  • Buồn nôn và nôn mạn tính.
  • Các triệu chứng báo động bao gồm khó nuốt (khó nuốt) và đau mắt (nuốt đau). 

4.Trào ngược dạ dày thực quản không điều trị đúng cách có thể để lại các biến chứng sau.

Nếu không được điều trị, GERD có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, bao gồm viêm thực quản và Barrett thực quản. 

Viêm thực quản có thể rất khác nhau về mức độ nghiêm trọng, với những trường hợp nặng dẫn đến ăn mòn, loét và chít hẹp thực quản do tiếp với acid liên tục . Viêm thực quản cũng có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa (GI) (chảy máu đường tiêu hóa trên có thể biểu hiện như thiếu máu, nôn mửa).

Bệnh nhân bị trào ngược axit dai dẳng có thể có nguy cơ bị Barrett thực quản _ chuyển sản ruột của thực quản. Trong thực quản của Barrett, biểu mô tế bào vảy bình thường của thực quản được thay thế bằng biểu mô trụ, như một phản ứng khi tiếp xúc với acid. 

5. Bật mí một vài nhóm thuốc trị trao ngược dạ dày.

Như đã biết trào ngược dạ dày _ GERD là một bệnh lý lâm sàng phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh đáng kể và ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống. Nhận biết sớm các nguyên nhân, triệu chứng của GERD  là một phần không thể thiếu để ngăn ngừa các biến chứng của GERD. Từ đó có những nhận thức đúng đắn trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày.

Lựa chọn thuốc trị trao ngược dạ dày như thế nào mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất có thể nói là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu.

Sử dụng thuốc trị trao ngược dạ dày với những mục đích sau:

  • Giúp cơ vòng thực quản dưới tăng trương lực lên.
  • Ức chế sự bài tiết acid của dịch vị.
  • Giảm thiểu áp lực trong dạ dày/ ổ bụng.
  • Ngăn ngừa các biến chứng của trào ngược dạ dày: viêm loét dạ dày – thực quản, ung thư dạ dày.

5.1. Nhóm thuốc ức chế quá trình bài tiết dịch vị và bài tiết acid dạ dày

5.1.1. Thuốc có công dụng ức chế bơm Proton _ PPI.

Thuốc ức chế bơm Proton _ PPI.

Thuốc ức chế bơm Proton _ PPI.

Trong điều trị trào ngược dạ dày nhóm thuốc ức chế bơm proton _ PPI là liệu pháp hiệu quả nhất. PPI là nhóm thuốc kháng axit mạnh nhất. 

Thuốc ức chế bơm proton được sử dụng trong các trường hợp: Trào ngược dạ dày GERD ở giai đoạn đầu và giai đoạn điều trị biến chứng. Thuốc được dùng 1-2 lần/ ngày và có hiệu quả nhất nếu uống trước bữa ăn từ 30 đến 60 phút. 

Điểm qua một vài thuốc thuộc nhóm thuốc PPI:

  • Omeprazole: uống 20mg/ ngày trong khoảng thời gian từ 4-8 tuần. Tác dụng giảm sự bài tiết axit. Tuy nhiên uống thuốc không đúng theo liều được chỉ định gây ra các bất thường trong việc tiểu tiện, có thể bị đau đầu.
  • Lansoprazole: Uống 30mg/ lần và uống 1 lần trong ngày. Tác dụng phụ của thuốc: Đau đầu, tiêu chảy.
  • Rabeprazole: Uống 20mg/ lần/ ngày trong khoảng từ 4 đến 8 tuần. So với hai thuốc kể trên Rabeprazole có tác dụng ức chế sự bài tiết acid mạnh hơn và thường được chỉ định trong các trường hợp GERD ở giai đoạn nặng. Tuy nhiên thuốc gây nên một vài tác dụng phụ như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, chân tay bủn rủn đứng không vững.
  • Esomeprazole: Uống 20mg/ lần/ ngày và uống trong 2 – 48 tuần.

Nhược điểm: Thuốc không có tác dụng điều trị triệt để được trào ngược dạ dày. Nên trong nhiều trường hợp bệnh nhân bị tái phát sau khi ngưng sử dụng PPI. Do đó GERD thường phải điều trị suốt đời.

Theo thống kê từ những bệnh nhân đã và đang sử dụng thuốc ức chế bơm proton PPI có thể thấy việc sử dụng thuốc có thể mang lại một số tác dụng không mong muốn sau:

  • Gây nên chứng chóng mặt, đau đầu có thể kèm theo buồn nôn.
  • Hay chán nản, mệt mỏi.
  • Hệ tiêu hóa bị rối loạn.
  • Nổi mẩn ngứa, phát ban.

5.1.2. Thuốc kháng Histamine _ H2 ( Histamine H2 – receptor antagonists _ H2RA).

Thuốc chẹn Histamin H2 _ H3RA.

Thuốc chẹn Histamin H2 _ H3RA.

Cơ chế của thuốc chẹn Histamin H2 _ H2RA: H2RA và histamin tác động với nhau theo cơ chế đối kháng canh tranh và thuận nghịch lên receptor H2_ là một receptor tại bề mặt của các tế bào viền dạ dày. Thuốc H2RA có công dụng chính trọng việc giảm bài tiết acid trong dịch vị của dạ dày.

Bốn thuốc tiêu biểu trong nhóm thuốc chẹn Histamin H2:

  • Cimetidine.
  • Famotidine.
  • Nizatidine.
  • Ranitidine.

⇒ Trong số đó thuốc Nizatidine là thuốc được sử dụng nhiều nhất trong điều trị GERD, bởi nó có công dụng điều trị GERD vượt trội hơn 3 loại thuốc cùng loại và ít mang lại tác dụng phụ.

 Tác dụng phụ của thuốc H2RA:

Nhắc đến tác dụng phụ thì phải kể đến hàng đầu trong 4 thuốc trên là thuốc Cimetidine. 

  • Tiêu chảy, táo bón.
  • Đau nhức đầu
  • Kích bài tiết nhiều prolactin gây hiện tượng nữ hóa ở nam giới, ở nữ giới gây hiện tượng chảy sữa tự nhiên mà không do sinh con, giảm ham muốn.

Tuy H2RA là thuốc không được ứng dụng rộng rãi bằng thuốc ức chế bơm proton PPI. Nhưng ở những bệnh nhân GERD không dùng đến liều PPI 2 lần/ ngày, có một số bằng chứng cho thấy việc bổ sung thuốc chẹn H2 vào ban đêm có thể mang lại nhiều tác dụng có lợi hơn. 

5.2. Nhóm thuốc có công dụng kích thích sự tăng trương lực cơ của cơ vòng thực quản dưới.

Thuốc tăng trương lực cơ vòng thực quản dưới.

Thuốc tăng trương lực cơ vòng thực quản dưới.

Cơ vòng thực quản dưới là cơ có tác dụng quan trọng trong việc ngăn cản quá trình trào ngược dạ dày diễn ra. Ở người bình thường, lớp cơ này mở ra khi nuốt thực ăn ( thức ăn từ miệng xuống dạ dày) và đóng lại ngay sau đó để ngăn cản không cho thức ăn, acid, dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Trong trường hợp bị GERD, Lớp cơ này đóng mở không nhịp nhàng, mở ra nhiều hơn do trương lực cơ giảm, đóng vào không kín,… dịch acid, dịch mật trào ngược lên thực quản gây nên trào ngược dạ dày thực quản.

Thuốc tăng trương lực cơ thuốc trị trao ngược dạ dày rất tốt. khi vào trong dạ dày thuốc có tác dụng trực tiếp lên các cơ thực quản dưới tạo nên một áp lực ổn định và duy trì đều đặn áp lực đó trong khoang màng bụng. Từ đó thức ăn không bị đẩy lên trên thực quản gây nên hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.

Trong điều trị trào ngược dạ dày hay sử dụng các loại thuốc sau:

  • Cisapride, Metoclopramide, Domperidone,…

Tuy không phổ biến nhưng trong một số trường hợp có thể thay thế các thuốc trên bằng: Acid alginic hoặc Acid Antacid cũng mang lại tác dụng điều trị.

5.2.1. Cisapride. 

Cisapride là thuốc trị trao ngược dạ dày GERD có công dụng tăng nhu động ruột do thuốc kích thích hệ thần kinh tiết Acetylcholin chất dẫn truyền xung thần kinh.

Cơ chế tác dụng của thuốc Cisapride: Cisapride có công dụng tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholin vào cúc tận cùng của dây thần kinh hạch sau đám rối của lớp cơ trong ruột. Cisapride còn có tác dụng tăng nhu động ruột kéo sự tăng trương lực cơ của cơ thắt thực quản dưới. 

Tác dụng phụ của Cisapride:

  • Gây tiểu nhiều do Cisapride khiến đại tràng vận động nhiều, cùng với việc giảm trương lực cơ thắt hậu môn.
  • Đau bụng, tiêu chảy và đầy hơi ( khoảng 10% bệnh nhân dùng Cisapride gặp tác dụng phụ này).

Liều lượng sử dụng của Cisapride: Viêm 10mg được chia thành nhiều liều khác nhau theo chỉ định từ bác sĩ đối với người lớn và trẻ em.

5.2.2. Domperidone.

Các tác dụng của Domperidon: kích thích và làm tăng nhu động của ống tiêu hóa, tăng trương lực của cơ thắt tâm vị đồng thời làm tăng sự mở rộng của cơ thắt môn vị mà không ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của dạ dày. Do đó người ta sử dụng Domperidon là thuốc trị trao ngược dạ dày.

Ngoài ra Domperidon còn có tác dụng cải thiện các triệu chứng sau do GERD gây nên

  • Đầy/ chướng bụng và vùng thượng vị.
  • Buồn nôn và nôn.

Chống chỉ định thuốc Domperidon trong các trường hợp sau

  • Trường hợp bệnh nhân nôn sau khi mổ.
  • Đối tượng trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
  • Chảy máu tiêu hóa.

Liều dùng của Domperidon:

  • Đối với người lớn: mỗi lần uống 10-20 mg và uống 3 lần/ ngày ( lượng tối đa 1mg/kg)
  • Đối với trẻ em ( > 6 tuổi): nên dùng thuốc dạng uống hoặc dạng nhũ dịch 1.2-2.5 mg/kg. ngày.

Lưu ý khi sử dụng Domperidon : Nếu Domperidon cùng với Atropin thì nên uống Domperidon trước. Nếu dùng kết hợp Domperidon kết hợp với các thuốc có công dụng ức chế bài tiết acid Thì Domperidon được uống trước ăn còn thuốc ức chế bài tiết acid được uống sau ăn.

5.2.3. Metoclopramid.

Thuốc trị trao ngược dạ dày _ Metoclopramide là thuốc có tác dụng làm tăng nhu động ruột ( tăng nhu động tai hang vị, tá tràng và hỗng tràng ) làm tăng nhu động của cơ thắt thực quản dưới kéo theo sự giảm tình trạng trào ngược dạ dày.

Tuy nhiên Metoclopramid chống chỉ định trong các trường hợp sau

  • Bệnh nhân bị vấn đề về thần kinh (bị động kinh)
  • Khi có các dấu hiệu xuất huyết dạ dày-ruột.

5.3. Nhóm thuốc trị trao ngược dạ dày bằng cách tạo màng ngăn dạ dày – thực quản.

Sử dụng thuốc tạo màng ngăn thực quản - dạ dày trong điều trị trào ngược dạ dày.

Sử dụng thuốc tạo màng ngăn thực quản – dạ dày trong điều trị trào ngược dạ dày.

Đối với các trường hợp  trào ngược dạ dày ở giai đoạn nhẹ có thể dùng thuốc trị trao ngược dạ dày bằng cách tạo màng ngăn giữa dạ dày và thực quản. Đích tác động của thuốc ngay tại dạ dày và có tác dụng tạo lớp màng ngăn giữa thực cản và dạ dày ngăn cản sự trào ngược acid từ dạ dày lên trên thực quản.

Thuốc gồm hai thành phần chính:

  • Chất tráng phủ _ tạo một lớp màng mỏng giữa dạ dày và thực quản
  • Chất trung hòa _ trung hòa lượng acid dư trong dạ dày

Trong đó thuốc trị trao ngược dạ dày bằng các tạo màng ngăn giữa thực quản – dạ dày tiêu biểu phải kể đến là thuốc Gavison. Thuốc có thành phần là muối Alginate, chất đối kháng với acid và NaHCO3. Do đó khi vào dạ dày thuốc tương tác trực tiếp với acid trong dạ dày tạo thành lớp màng Alginate. Ngoài ra thuốc có công dụng trung hòa lượng acid dư trong dạ dày.

Trong quá trình sử dụng thuốc bệnh nhân thường bị lưu lại một số tác dụng phụ như nổi mề đay, phản ứng phản vệ với thuốc, cơn co thắt phế quản,… Đối với các trường hợp bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được đưa ra phương hướng điều trị thích hợp hơn.

Ngoài Gavison người ta còn biết đến Topaal _ thuốc trị trao ngược dạ dày mang lại tác dụng điều trị tương tự.

5.4. Những ưu khuyết điểm từ việc sử dụng trị trao ngược dạ dày theo Tây Y.

Ưu điểm:

  • Thuốc mang lại hiệu quả điều trị nhanh hơn so với thuốc Đông Y. 
  • Điều trị được GERD ở giai GERD tiến triển cấp tính

Khuyết điểm:

  • Các thuốc Tây Y không thể điều trị dứt điểm được trào ngược dạ dày, tiềm ẩn các nguy cơ  tái phát (sau khi ngưng sử dụng thuốc), do đó cần giảm ½ liều thuốc điều trị giai đoạn tái phát.
  • Để lại các tác dụng phụ: Đau đầu, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón). Để giảm bớt các nguy cơ bị các tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị GERD nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ, tìm hiểu về liều lượng và cách uống trước khi sử dụng thuốc.

5.5. Lời khuyên trong việc sử dụng các các thuốc trị trao ngược dạ dày theo Tây Y.

  • Các thuốc Tây Y chỉ phát huy hiệu quả điều trị tối đa và ít để lại tác dụng khi sử dụng thuốc đúng liều lượng.
  • Tìm hiểu sự tương tác thuốc với các thuốc khác nếu sử dụng nhiều thuốc cùng một lúc trước khi uống thuốc.
  • Người bị trào ngược dạ dày GERD nên tránh xa các thuốc có khả năng làm giãn cơ vòng thực quản dưới: Progesteron, Estrogen, Anticholinergic, thuốc ức chế Calci, diazepam,… . Đó là một điều tối kỵ trong việc điều trị GERD.

6. Một vài bài thuốc hay từ dân gian điều trị dạ dày trào ngược hiệu quả.

Phần lớn các bài thuốc từ dân gian đều là những bài thuốc quý theo Đông Y truyền lại. Các bài thuốc này đều có thành phần chính là các cây thảo dược quý, dễ thấy và quen thuộc trong cuộc sống hàng do đó lành tính và gần như không gây ra tác dụng phụ nào cho người dùng thuốc.

Mục đích chính của việc điều trị trào ngược dạ dày theo Đông Y là việc giảm áp lực trong ổ bụng, ổn định nhu động ruột, điều hòa ổn định sự bài tiết acid dạ dày và dịch vị hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn.

 Các bài thuốc trị trao ngược dạ dày theo Đông y có thể điều trị trào ngược dạ dày một cách dứt điểm, tuy nhiên các bài thuốc này chỉ có tác dụng điều trị GERD ở giai đoạn bệnh nhẹ, chưa xuất hiện các biến chứng. Một khi bệnh tiến triển ở giai đoạn nặng hơn, xuất hiện các biến chứng  điều trị GERD bằng các bài thuốc Đông Y có thể làm bệnh trầm trọng hơn, kéo dài thời gian điều trị.

6.1. Các bài thuốc trị trào ngược dạ dày từ củ nghệ vàng.

Trong củ nghệ tươi có chứa hợp chất Cucumin _ Một hợp chất có công dụng giảm đau kháng viêm và đặc biệt là khả năng băng bó chữa lành các vết thương, làm mờ các vết sẹo do các vết lở loét tại dạ dày để lại.

Ngoài ra hợp chất này còn có tác dụng kích thích vào sự bài tiết acid, tăng sự co bóp trong dạ dày hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn giảm thiểu tình trạng đầy bụng, khó tiêu,… nhưng không gây nên hiện tượng dư acid dẫn đến GERD.

Củ nghệ được sử dụng trong các bài thuốc sau:

  • Bài thuốc tinh bột nghệ vàng và mật ong kết hợp.
  • Cafe đen và tinh bột nghệ.
  • Nước dừa dùng chung cùng với tinh bột nghệ

6.2. Các bài thuốc trị trào ngược dạ dày từ củ nghệ đen.

Từ lâu nghệ đen đã được sử dụng như một bài thuốc trị trao ngược dạ dày theo cả Đông Y và Tây Y. Theo nền y học hiện đại, nghệ đen có công dụng tuyệt vời đối với dạ dày, bởi khả năng trung hòa lượng acid dư, băng bó các vết lở, loét trong dạ dày. Theo Đông Y, nghệ đen có vị cay, đắng, hoạt huyết và chống đông máu.

Do khả năng phá huyết (chống đông máu) nên đặc biệt có công dụng đối với những ca bệnh có tiền sử bệnh án bị rối loạn đông máu. Chống chỉ định nghệ đen trong các trường phụ nữ đang mang thai.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu : 50 gam bột từ củ nghệ đen cùng với 50 gam bột từ củ nghệ vàng
  • Trộn đều bột nghệ đen và bột nghệ vàng với nhau và hòa tan hỗn hợp trong 300 ml nước ấm.
  • Uống hỗn hợp trên trước ăn sáng 30 phút và uống liên tục 2-3 lần/ tuần.

6.3. Bài thuốc trị trào ngược dạ dày từ củ gừng tươi.

Nhắc đến gừng chắc hẳn điều đầu tiên nghĩ đến: gừng là một loại gia vị trong chế biến các món ăn hàng ngày, ít ai biết rằng gừng lại như một bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày. Trong gừng có hợp chất có vị cay, tính ấm, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn.

Gừng có thể dùng thái thành lát mỏng ngậm trong miệng hoặc nhai gừng cho đến khi cảm thấy ấm vùng cổ họng và bụng.

Ngoài ra dùng gừng pha thành trà gừng uống mỗi ngày rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày GERD. 

>>> Xem thêm CHỮA TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY BẰNG GỪNG

6.4. Bài thuốc trị trao ngược dạ dày bằng nha đam.

Sử dụng nha đam mỗi ngày mang lại nhiều tác dụng có lợi cho người bị trào ngược dạ dày. Bởi trong nha đam có hợp chất có khả năng chống viêm, chống lại vi khuẩn, tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus gây hại trong đường ruột.

6.5. Bài thuốc trị trao ngược dạ dày bằng trà hoa cúc.

Trà hoa cúc được biết đến là loại trà có tính mát, mùi hương dịu nhẹ mang lại cảm giác thư giãn thoải mái cho người sử dụng. Uống trà hoa cúc mỗi ngày giúp cơ thể thoải mái chống lại những căng thẳng, stress, lo âu giảm thiểu nguy cơ mắc trào ngược dạ dày GERD.

Lời Kết :

Trên đây là những tìm hiểu của Scurma Fizzy về bệnh trào ngược dạ dày cùng thuốc trị trao ngược dạ dày. Hy vọng bài viết này của chúng tôi sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn trong việc lựa chọn thuốc trị trao ngược dạ dày.  Nếu còn thắc mắc gì hãy gọi ngay cho chúng tôi vào HOTLINE 18006091 để được nghe tư vấn trực tiếp từ các Dược sĩ chuyên gia hàng đầu tại Scurma Fizzy.

Ngoài bài viết trên Scurma còn sưu tầm được rất rất nhiều bài viết hay viết về thuốc trào ngược dạ dày mà bạn có thể tham khảo:

Top 10 Cách Giảm Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Tại Nhà

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091