55‌ ‌Món‌ ‌Ăn‌ ‌Tốt‌ ‌Nhất‌ ‌Cho‌ ‌Người‌ ‌Đau‌ ‌Dạ‌ ‌Dày ‌Đơn‌ ‌Giản,‌ ‌Dễ‌ ‌Làm‌ ‌Tại‌ ‌Nhà‌

55‌ ‌Món‌ ‌Ăn‌ ‌Tốt‌ ‌Nhất‌ ‌Cho‌ ‌Người‌ ‌Đau‌ ‌Dạ‌ ‌Dày ‌Đơn‌ ‌Giản,‌ ‌Dễ‌ ‌Làm‌ ‌Tại‌ ‌Nhà‌

Chế độ ăn uống dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò quan trọng với người bị đau dạ dày. Nó tác động trực tiếp và ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày. Việc lựa chọn các món ăn phù hợp giúp hỗ trợ quá trình hồi phục của dạ dày, chữa lành các tổn thương và giảm đau hiệu quả. Trong bài viết này, chuyên gia Scurma Fizzy sẽ giới thiệu các 55 món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày, đơn giản, dễ làm tại nhà, giúp người bệnh xây dựng chế độ ăn phong phú và hiệu quả với dạ dày.

1.  Đau dạ dày là gì? 

Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là gì?

Để xây dựng được thực đơn với 55 món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày- Đơn giản, dễ làm tại nhà. Trước tiên hãy cùng chuyên gia Scurma Fizzy tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý đau dạ dày. Dạ dày là gì? Đau dạ dày là gì?

Cơ thể người có đặc điểm có hệ thống tiêu hóa dài, bắt đầu từ miệng đến đoán cuối là hậu môn. Với chức năng vô cùng quan trọng đối với cơ thể.

Là nơi tiếp nhận thức ăn từ bên ngoài vào, nhào trộn, nghiên nát, tiêu hóa, hấp thu, tái hấp thu và bài xuất ra khỏi cơ thể. Hàng ngày, tiếp xúc với rất nhiều yếu tố từ bên ngoài thông qua thức ăn, do đó, hệ thống này rất dễ gặp tổn thương dẫn đến một số bệnh lý như đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón,… 

Theo như khảo sát thống kê, có đến 70% dân số người Việt đang gặp các vấn đề dạ dày và có xu hướng ngày càng gia tăng trong tương lai. Trong đó, quan trọng nhất phải kể đến là bệnh đau dạ dày. Đau dạ dày vừa là bệnh lý vừa là triệu chứng tiên phong báo hiệu về một số bệnh lý nghiêm trọng tại dạ dày khác.

1.1 Kiến thức tổng quan về dạ dày

Dạ dày là bộ phận của đoạn đầu ống tiêu hóa hay còn là “túi chứa thức ăn”, có khả năng co dãn và đàn hồi rất tốt. Tại đây, thức ăn sau khi được dẫn từ thực quản xuống thì chủ yếu được xử lý bằng về mặt cơ học qua các hoạt động co bóp, nhào trộn. Từ đó, thức ăn thô biến đổi thành hồ đặc, được gọi là chấp vị, rồi theo nhu động co bóp dạ dày đẩy xuống tá tràng. 

Ngoài ra tại dạ dày cũng có hiện tượng hóa học, chính là hiện tượng tiêu hóa thức ăn bằng những enzyme tiêu hóa, dịch vị do tự các tuyến của dạ dày bài xuất ra. Từ đó, thức ăn thô ở dạng phức tạp sẽ được phân giải thành các chất đơn giản hơn.  Như vậy, dạ dày là vị trí phân giải thức ăn ban đầu.

Vai trò của dạ dày trong ống tiêu hóa:

  • Chức năng bài biết

Dạ dày có các tuyến bài tiết được cấu tạo bởi các tế bào tiết khác nhau. Mỗi tế bào lại có nhiệm vụ bài tiết ra các chất có tính chất đặc thù riêng, như tế bào chính bài tiết men tiêu hóa (gastrin, somatostatin, histamine, pepsin, lipase, renin…); tế bào phụ bài tiết chất nhầy và bicarbonat; tế bào viền bài tiết HCl và yếu tố nội.

Cấu tạo nên thành phần của dịch vị giúp phân giải thức ăn, tạo môi trường acid cao tại dạ dày và bảo vệ dạ dày bởi sự tấn công của các tác nhân có hại vào cơ thể.

  • Điều hòa bài tiết dịch vị

Ngoài lúc tiêu hóa, dịch vị vẫn được bài tiết với một lượng nhỏ được gọi là dịch vị cơ sở. Và sự bài tiết sẽ được kích thích tăng lên khi ăn uống hay có mặt thức ăn trong dạ dày theo cơ chế phản xạ- thần kinh hoặc cơ chế thần kinh- thể dịch.

  • Chức năng cơ học của dạ dày

Dạ dày có nhiều hình thức cơ học như đóng mở môn vị; tâm vị; các cử động trương lực; các cử động có tính chất chu kỳ; cử động co bóp đói của dạ dày.

Kết quả của sự tiêu hóa tại dạ dày là biến đổi thức ăn thô thành vị trấp. Tại dạ dày, có khoảng 10-15% protid được phân giải thành các phân tử polypeptide đơn giản, ngắn hơn. Một phần lipid bị thủy phân thành monoglycerid và các acid béo đơn phan tử.

Tuy nhiên, đối với glucid, dạ dày không có khả năng tiêu hóa hay phân giải do không có chứa men phân giải glucid. 

Như vậy, dạ dày được biết đến với chức năng tiêu hóa ban đầu, là bước đệm, chuẩn bị cho các giai đoạn tiêu hóa tiếp theo tại ruột.

Đau dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày mà chủ yếu là do viêm loét. Người bệnh sẽ có cảm giác đau âm ỉ, khó chịu vô cùng. Cơn đau có thể xuất hiện kể cả khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói cũng như khi làm việc quá sức, căng thẳng hay stress.

Đau dạ dày là một tình trạng bệnh lý tại dạ dày, đặc trưng bởi các tổn thương tại niêm mạc như viêm trợt, loét, thậm chí có thể sâu tới lớp cơ niêm mạc gây xuất huyết tiêu hóa. Đau dạ dày với các triệu chứng điển hình như đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua.

1.2 Dấu hiệu nhận biết người bị đau dạ dày

Dấu hiệu nhân biết đau dạ dày

Dấu hiệu nhân biết đau dạ dày

Các triệu chứng nhận biết đau dạ dày trên lâm sàng:

Đau vùng thượng vị

Dạ dày nằm ở vị trí lệch trái, dưới hạ sườn. Biểu hiện đau vùng thượng vị là triệu chứng điển hình nhất trên hầu hết các bệnh nhân bị đau dạ dày.

Tùy thuộc vào các bệnh nhân khác nhau mà cảm nhận cơn đau khác nhau. Cảm giác đau âm ỉ, bỏng rát hay các cơn đau quặn hay đau xiên ra sau lưng ngay dưới mũi ức hoặc cách xa mũi ức lệch về bên trái hoặc phải.

Đau mang tính chất chu kỳ trong ngày và trong năm. Đau theo nhịp điệu bữa ăn: đau khi đói hoặc sau khi ăn vài giờ. Đau kéo dài thành đợt từ vài tuần rồi hết, sau đó vài tháng hoặc vài năm lại xuất hiện cơn đau trở lại.

>>> Xem thêm Thượng Vị Nằm Ở Đâu Và Nguyên Nhân Gây Đau Vùng Thượng Vị

Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng

Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng là triệu chứng quan trọng nhưng không điển hình, có thể nhầm lẫn với các bệnh lý tại dạ dày khác. Là hậu quả của quá trình thức ăn bị lưu trữ quá lâu trong dạ dày bị lên men và sinh hơi.

Bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu, bụng đầy khí, ngực sườn đầy tức, chỉ muốn ợ nhưng khi ợ lại có vị chua của dịch vị hay đắng như mật theo hơi lên tận họng hoặc chỉ lên nửa chừng. Miệng luôn có vị đắng dẫn đến chán ăn, ăn không ngon ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhiều người bệnh.

Buồn nôn, nôn

Cảm giác buồn nôn, nhất là vào sáng sớm khi đánh răng hoặc sau khi ăn no. Người bệnh có cảm giác buồn nôn và có thể nôn rất nhiều, có thể nôn ra hết thức ăn sau khi vừa mới ăn xong.

Sau khi đã nôn hết thức ăn thì cơn đau sẽ giảm nhưng nó sẽ lại quay trở lại một lúc sau đó. Do người bệnh nôn nhiều nên sẽ bị mất nước và chất điện giải, cơ thể sẽ trở nên hốc hác, mệt mỏi, nhợt nhạt…

Xuất huyết dạ dày

Còn được gọi là chảy máu dạ dày. Đây là dấu hiệu nhận biết bệnh lý đã bước vào giai đoạn nặng cấp tính, cần chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị tích cực.

Bệnh nhân đột ngột nôn ra máu tươi lẫn thức ăn kèm theo các cơn đau dạ dày cấp tính hoặc đi ngoài phân đẫm máu hay đi ngoài phân đen đều là các dấu hiệu nhận biết đã có sự tổn thương mạch máu tại đường tiêu hóa.

Chảy máu tiêu hóa rất nguy hiểm, có thể gây mất máu cấp tính dẫn đến tử vong.

1.3 Hậu quả và biến chứng của đau dạ dày

Hậu quả của đau dạ dày làm giảm chức năng tiêu hóa. Dẫn đến tình trạng kém ăn trên bệnh nhân. Kém ăn được chia làm 2 dạng:

  • Kém ăn có giảm lực tiêu hóa

Thức ăn sau khi ăn không được tiêu hóa, chậm tiêu gây tình trạng bụng đầy tức, chướng căng, cảm giác nặng nề ấm ách, đặc biệt khi ăn no. Cảm giác đó gây khó chịu đối với bệnh nhân làm hạn chế lượng ăn của những lần sau trên bệnh nhân.

  • Kém ăn do tăng lực

Tổn thương tại dạ dày nên khi dung nạp thức ăn theo phản xạ dạ dày sẽ tăng hoạt động bài tiết và co bóp, gây các cơn đau vùng thượng vị tăng lên, bỏng rát lan rộng khắp dạ dày. Từ đó, tạo cảm giác “sợ ăn” trên bệnh nhân đau dạ dày.

Nếu đau dạ dày không được điều trị thích hợp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị. đặc biệt là ung thư hóa ổ loét dạ dày.

Ung thư dạ dày: Nếu dạ dày đã có nhiều vết loét mà không được điều trị thì nguy cơ ung thư dạ dày sẽ rất cao. Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm với các dấu hiệu như: nôn, đại tiện ra máu, đau dai dẳng, sụt cân bất thường, khó tiêu, chướng bụng, ợ nóng.

Nếu được phát hiện  sớm và điều trị kịp thời thì tiên lượng tốt, tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài thì sẽ rất nguy hiểm đối với sức khỏe bệnh nhân.

>>> Xem thêm Dấu Hiệu Nhận Biết Ung Thư Dạ Dày

Thủng dạ dày: Khi vết loét ăn sâu vào thành dạ dày hoặc thành tá tràng thì sẽ gây ra các vết thủng, người bệnh có thể có các cơn đau dữ dội. Tỷ lệ nữ giới ít gặp hơn nam giới

Mệt mỏi, người không còn sức lực.

Hẹp môn vị: Đây là biến chứng phổ biến xảy ra ở bệnh nhân viêm loét dạ dày-tá tràng. Họ thường có cảm giác vô cùng khó chịu và có các biểu hiện sau:

  • Đau bụng, kéo dài, liên tục và dữ dội.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Dịch nôn có mùi hôi khó chịu.
  • Tiêu chảy

2. Một số nhóm thực phẩm tốt được sử dụng trong 55 món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày

Các tổn thương trên dạ dày làm tăng tính nhạy cảm của nó, đặc biệt là với thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày.

Việc thiết lập một chế độ ăn hợp lý là một trong những biện pháp hữu hiệu vừa có tác dụng phòng ngừa vừa giúp cải thiện chức năng, tăng khả năng phục hồi và giảm cơn đau dạ dày một cách nhanh chóng. Hỗ trợ hạn chế tình trạng viêm- loét và các biến chứng khác. 

Top 55 món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày- Đơn giản, dễ làm tại nhà

Top 55 món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày- Đơn giản, dễ làm tại nhà

Vậy thực đơn nào với các món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày?

Việc xây dựng thực đơn phải đảm bảo vừa tốt với dạ dày vừa đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh với các nhóm chất sau: tinh bột, chất đạm, chất xơ, chất béo.

2.1 Nhóm tinh bột

Là thành phần không thể thiếu trong mọi bữa ăn hàng ngày của người dân Việt. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm được chế biến từ thực phẩm giàu tinh bột rất tốt với người bị đau dạ dày như bánh mỳ, bánh bao, cháo… hoặc có thể biến các tinh bột khó tiêu thành dễ tiêu thông qua chế biến.

Bên cạnh những món ăn được chế biến trực tiếp từ tinh bột rất tốt cho người viêm loét dạ dày tá tràng như cơm mềm, cháo… thì các món ăn được chế biến từ tinh bột lên men như phở, bún.. lại được khuyến cáo không nên sử dụng cho những bệnh nhân có triệu chứng của bệnh dạ dày.

2. 2 Nhóm chất xơ

Nhóm chất xơ là thành phần chủ yếu trong các loại thực phẩm rau xanh, trái cây, củ quả như súp lơ, cải bắp, rau ngót, cải ngọt,… không chỉ chứa hàm lượng chất xơ cao dễ tiêu hóa, tốt cho dạ dày và đường tiêu hóa.

Rau xanh còn chứa hàm lượng cao vitamin và khoáng chất bổ ích với cơ thể. Hàm lượng lớn khoáng chất magie trong thành phần rau xanh giúp giảm nhanh các cơ đau do hoạt động co bóp tại dạ dày.

Đồng thời, giúp hỗ trợ lập lại cân bằng pH dạ dày, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hai tại đường ruột.

2.3 Nhóm chất đạm

Nhóm chất rất cần thiết với thực đơn dinh dưỡng của cơ thể. Đối với người bị đau dạ dày, việc bổ sung nhóm chất này cần cân nhắc và lựa chọn kĩ lưỡng.

Nên lựa chọn các nhóm thực phẩm chất đạm dễ tiêu thay vì các hợp chất khó tiêu, khó phân giải như thịt đỏ, thịt bò, thịt dê, thịt dê. Điều đó, càng làm tăng gánh nặng cho dạ dày và tăng các cơn đau dạ dày.

Với những bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, các chuyên gia y tế khuyên nên sử dụng những loại thực phẩm dễ tiêu giàu protein như: trứng, thịt lợn nạc, ức gà… Ngoài ra nên đun chín, ninh nhừ một chút để giúp quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày được dễ dàng hơn.

2.4 Nhóm chất béo

Nên sử dụng chất béo thực vật hơn là từ động. Chất béo động vật bản chất là các chất béo no, liên kết chặt chẽ, tương đối khó phân giải và tiêu hóa. Vì vậy, dầu thực vật là lực chọn hàng đầu trong thực đơn dinh dưỡng của người bị đau dạ dày.

Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán. Tuy nhiên, chất béo vẫn là nhóm thực phẩm cần thiết phải bổ sung cho người viêm loét dạ dày tá tràng để bệnh nhân không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Vì vậy bệnh nhân cần đảm bảo bổ sung đủ lượng chất béo cần thiết cho nhu cầu hằng ngày của cơ thể.

3. Nguyên tắc điều chỉnh chế độ ăn uống tốt nhất cho người đau dạ dày 

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày

Nguyên tắc để xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho người đau dạ dày

Việc xây dựng thực đơn vừa đảm bảo dinh dưỡng mà vừa không mất đi tính khoa học cho bệnh nhân bị đau dạ dày là một vấn đề phức tạp.

Theo như bác sỹ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc cho biết:

“Với thực đơn mẫu được xây dựng cho người bị bệnh lý dạ dày khi tiến hành chế biến thực đơn, bạn cần phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định.

Bởi ngoài cung cấp chế độ dinh dưỡng thì việc nhai và nghiền nát thức ăn trước khi vận chuyển vào dạ dày cũng là một vấn đề quan trọng không kém. Nó không những hỗ trợ dạ dày tiêu hóa tốt thức ăn mà còn giúp ruột non hấp thụ các chất dinh dưỡng được dễ dàng hơn.

Thực đơn dinh dưỡng cho người đau dạ dày phải xây dựng trên cơ sở  các nguyên tắc sau:

  • Lựa chọn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa hoặc phải tiến hành nấu, ninh nhừ hoặc bằm nhuyễn khi chế biến.
  • Nhai kỹ khi ăn, hạn chế ăn cơm thêm canh vì khi ăn cơm thêm canh sẽ làm giảm việc nhai, nghiền nhỏ thức ăn tại khoang miệng, tăng gánh nặng cho dạ dày.
  • Ngồi nghỉ ngơi sau khi ăn, tránh hoạt động nặng, chạy nhảy hay lao động ngay.
  • Chia thành nhiều bữa ăn. Ngoài các bữa ăn chính thì bổ sung thêm các bữa ăn phụ, không ăn 1 lần quá no.
  • Thiết lập thời gian biểu hợp lý, có khung giờ ăn cố định, tránh tình trạng quên bữa, bỏ bữa. Sau khi ăn có thời gian nghỉ ít nhất là 30 phút.
  • Tránh ăn đồ cay nóng, chiên xào, các chất kích thích hay các thực phẩm quá chua, lên men.

>>> Xem thêm Top 15 cây thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả

4. Top 55 món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày đơn giản, dễ làm

Sau khi lựa chọn được các thực phẩm tốt, phù hợp với người bị đau dạ dày, bạn cần có kỹ năng chế biến chúng hiệu quả để tạo thành các món ăn vừa ngon nhưng vẫn giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng và tốt cho dạ dày. 

4.1 Danh sách 55 món ăn đơn giản, dễ làm tốt nhất cho người đau dạ dày

Trong bài viết này, chuyên gia Scurma Fizzy sẽ giới thiệu top Top 55 món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày đơn giản, dễ làm và chế biến tại nhà. Người bệnh đau dạ dày có thể tham khảo và thực hiện tại nhà theo danh sách món ăn ngon nhất cho người đau dạ dày dưới đây:

1.Canh táo tàu bì lợn: món ăn bổ dưỡng, có công dụng bổ dưỡng gan và dạ dày. Hỗ trợ điều trị tình trạng chướng bụng, môi, miệng khô.

2. Cá trắm hấp trám: đầy đủ chất dinh dưỡng giúp làm ấm dạ dày, điều hòa tạng phủ.

3.Cá trê nấu tỏi: món ăn giúp điều hòa khí và chức năng tiêu hóa của dạ dày, kích thích ăn ngon sau suy nhược, ăn uống kém.

4.Nước uống mạch nha: vị thức uống rất tốt với người bị đau dạ dày, dễ thực hiện tại nhà và sử dụng hành ngày. Có công dụng điều hòa dạ dày, cải thiện tình trạng tiêu hóa kém, người bị viêm gan mạn.

5. Đậu phụ nấu cá trôi, trứng gà: Món ăn giúp hoạt huyết hành khí, lợ dạ dày.

6. Thịt gà nấu hạt dẻ, củ mài: món ăn thanh đạm nhưng đầy đủ chất dinh dưỡng, dễ chế biến và rất tốt với dạ dày. Dễ tiêu hóa, nâng cao sức khỏe của đường tiêu hóa. Công dụng giúp hỗ trợ tăng cường chức năng dạ dày, bổ thận âm, bổ huyết, điều kinh.

7. Cháo trần bì: món ăn tiêu hóa dễ dàng, tốt với dạ dày, giúp trị đau dạ dày.

8. Trà hoa hồng: thức uống vừa tốt cho dạ dày, đường tiêu hóa giúp thanh lọc cơ thể vừa giúp ngăn ngừa, trị bệnh dạ dày.

9. Thịt lợn nạc nấu với đảng sâm: món ăn bổ dưỡng giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, trị đau dạ dày.

55-mon-an-tot-nhat-cho-nguoi-dau-da-day

Danh sách gồm năm mươi lăm món ăn dành cho người bị đau dạ dày tốt nhất

10. Trần bì hấp trứng gà: món ăn tốt cho tiêu hóa, ăn không tiêu, trị đau dạ dày.

11. Sườn hầm đu đủ: giúp điều trị viêm dạ dày mạn tính, giảm các cơn co thắt dạ dày, kích thích tiêu hóa, giảm tình trạng khó tiêu.

12. Trần bì, mộc hương hầm thịt lợn nạc: món ăn bổ dưỡng tốt với dạ dày, cải thiện các cơn đau dạ dày.

13. Cháo sơn dược- thịt dê: bổ dưỡng, dễ tiêu, tốt với đường tiêu hóa, kích thích ăn ngon, cải thiện chứng chán ăn trong đau dạ dày.

14. Điền thất hầm trứng gà giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày.

15. Canh thịt lợn nạc nấu ô mai: món ăn hỗ trợ cải thiện cơn đau, kháng viêm, trị đau dạ dày.

16. Sinh tố đu đủ có tác dụng cải thiện các cơn đau dạ dày, giảm cảm giác nóng rát thượng vị trong đau dạ dày.

17. Sữa chua dầm chuối: cả hai loại thực phẩm này đều rất có lợi với đường tiêu hóa. Việc kết hợp hai thực phẩm với nhau giúp bổ sung hệ lợi khuẩn cho đường ruột, giảm đau do sự tấn công của vi khuẩn có hại tại ruột.

18. Canh ô mai, phụ tử nấu thịt gà: phối hợp với các loại thảo dược thiên nhiên làm cho món ăn vừa bổ dưỡng vừa có hiệu quả tốt hơn trong điều trị đau dạ dày.

19. Canh chim cút nấu đậu đỏ: món ăn bổ dưỡng, tốt với dạ dày và đường tiêu hóa, có hiệu quả trong trị đau dạ dày.

20. Thịt lợn rang gừng tươi: món ăn giúp kích thích co bóp dạ dày, nâng cao khả năng tiêu hóa thức ăn, kích thích ăn ngon, giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu.

21. Xương sụn hầm măng khô: món ăn giúp kích thích sự thèm ăn, cải thiện tình trạng chán ăn của bệnh nhân bị đau dạ dày, chữa các bệnh đường tiêu hóa như loét dạ dày, viêm dạ dày mạn.

22 .Thịt gà xào nấm hương: món ăn bổ dưỡng có tác dụng chữa táo bón, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày mạn.

23. Chân gà hầm nấm khô

24. Gà đông hầm gừng

25. Vịt hầm nấm

26. Thịt bò hầm đậu nành

27. Thịt lợn hầm củ cải

28. Thịt lợn nấu khoai lang

29. Tôm nõn xào cà chua

30. Đại hoàng hầm dạ dày lợn

31. Sa nhân hầm thịt bò

32. Trần bì hầm thịt gà

33. Hạt sen hấp thịt vịt: kích thích hoạt động dạ dày, ruột, cải thiện tình trạng khó tiêu, táo bón.

34. Câu kỷ tử nấu cá diếc: giúp kích thích sự thèm ăn, giải quyết tình trạng ăn uống không tiêu, chán ăn, tiêu hóa kém.

55-mon-an-tot-nhat-cho-nguoi-dau-da-day

Danh sách năm mươi lắm món ăn cho người đau dạ dày tốt nhất

35. Cháo ô mai: tốt với tiêu hóa, dùng cho các bệnh viêm dạ dày mạn, tăng tiết dịch vị.

36. Cháo gạo tẻ cá chép: kích thích ăn ngon, trị các bệnh dạ dày, tiêu chảy, cải thiện tình trạng buồn nôn, nôn mửa.

37. Cháo khoai lang: món ăn dễ tiêu hóa, phòng và điều trị khó tiêu, táo bón, bệnh dạ dày và ruột.

38. Cháo gạo nếp ngó sen: món ăn giúp bổ khí huyết, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày và bệnh lý đường tiêu hóa, viêm dạ dày mạn.

39. Canh gừng khô nấu thịt dê giúp chống viêm loét dạ dày tá tràng.

40 .Canh thịt dê, củ từ: món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

41. Cà rốt xào bột gạo: món ăn có công dụng tốt trong việc chữa trị các bệnh viêm dạ dày, kích thích tiêu hóa của dạ dày và ruột, kích thích ăn ngon.

42. Bánh táo hồng thịt gà: món ăn dinh dưỡng, tốt với đường tiêu hóa.

43. Cháo thịt nạc, súp lơ: món ăn dinh dưỡng rất tốt trong trị đau dạ dày.

44. Bánh hồng gạo tẻ giúp ngăn ngừa nôn mửa, hỗ trợ bảo vệ dạ dày.

45. Cháo hạt sen: món ăn dễ tiêu giúp kích thích tiêu hóa, phòng trừ sự suy yếu của dạ dày, ngăn ngừa chướng bụng, táo bón.

46. Bột ngó sen gạo nếp

47. Bánh táo hồng dưỡng vị giúp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày rất hiệu quả.

48. Canh bí đao cá trắm: món ăn bổ dưỡng, giúp thanh nhiệt thích hợp với người huyết áp cao, tỳ vị hư nhược.

49. Cháo hạt dẻ: món ăn thanh đạm, dễ tiêu, lợi vớ dạ dày, điều trị táo bón.

50. Nộm rau câu: món ăn thanh đạm, dễ tiêu, có công dụng bổ tỳ dưỡng âm, phòng và điều trị bệnh viêm dạ dày mạn. táo bón

51. Củ cải hầm đậu phụ: món ăn đơn giản giúp thúc đẩy hoạt động co bóp dạ dày, giảm táo bón, kích thích tiêu hoá, trị tiêu hóa chậm ở người bị đau dạ dày

51. Nộm măng tươi rau thơm: món ăn thanh đạm giúp kích thích tiêu hóa, trị bệnh khó tiêu, ăn không ngon, hỗ trợ vận chuyển thức ăn, và quá trình tiêu hóa.

53. Đậu phụ hầm nhân hạt thông: món ăn có công dụng bảo vệ hoạt động co bóp của dạ dày, kích thích gây thèm ăn, kích thích tiêu hóa tốt.

54. Hoàng kỳ hầm nấm: điều trị trướng bụng, tỳ vị hư nhược, giảm chức năng tiêu hóa, dẫn đến bệnh viêm dạ dày, K (ung thư) dạ dày và K đường ruột.

55. Dạ dày lợn hầm hạt tiêu

4.2 Cách chế biến một số món ăn trong 55 món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày

 4.2.1 Cháo hạt dẻ

Cháo hạt dẻ- 55 món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày

Cháo hạt dẻ- 55 món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày

Hạt dẻ là loại hạt rất quen thuộc, là món ăn ưa thích của nhiều người vì hương vị thơm ngon của nó. Hạt dẻ có vị ngọt, tính bình, chứa lượng tinh bột tương đối cao, rất tốt với người bị tê mỏi lưng gối, đau nhức do thận khí hư kém do công dụng bổ thận, mạnh tỳ vị.

Hạt dẻ nấu thành cháo nhuyễn lại rát tốt cho tiêu hóa, dễ tiêu và hỗ trợ đau dạ dày.

Nguyên liệu

Nguyên liệu Số lượng
Hạt dẻ 50g
Gạo trắng 50g
Muối

Cách chế biến

  • Vo sạch gạo
  • Sơ chế hạt dẻ, loại bỏ vỏ, rửa sạch
  • Cho gạo và hạt dẻ vào cùng nấu thành cháo rồi nêm nếm vừa đủ vị.
  • Hoặc tiến hành nấu hạt dẻ trước, khi chín thì giã nát hay nghiền nhỏ rồi cho vào trong cháo, đun sôi lại, khuấy kĩ là được.

4.2.2 Bánh táo hồng dưỡng vị

Bánh táo hồng dưỡng vị

Bánh táo hồng dưỡng vị

Táo hồng là loại thực phẩm rất bổ dưỡng với dạ dày, giúp dưỡng dạ dày rất tốt. Với thành phần đa dạng gồm nhiều loại acid hữu cơ, protein, photpho.

Táo hồng có vị ngọt, tính ấm, trong táo hồng có hàm lượng cao các muối chua- một thành phần cũng có trong dịch dạ dày. Vì vậy. việccha bổ sung hàng ngày rất có lợi cho cơ thể, tăng cường chức năng tiêu hóa của dạ dày.

Bột mì chứa hàm lượng protein và các nguyên tố dinh dưỡng cao, rất có lợi cho việc giải nhiệt, chữa lỵ, viêm dạ dày.

Kết hợp hai thực phẩm trong bánh táo hồng vị tạo thành món ăn vừa đơn giản, ngon mà lại rất tốt cho dạ dày và đường tiêu hóa, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, dưỡng dạ dày.

Nguyên liệu

Nguyên liệu Số lượng
Táo hồng 30g
Bột mì 500g
Đường trắng 300g
Men rượu 2 con
Gừng 1g

Cách chế biến

  • Cho táo hồng và gừng vào trong nồi, đun đến sôi, sau đó tiếp tục đun trong 25 phút với lửa nhỏ.
  • Lấy con men, bột mì và đường cho vào đĩa, thêm ít nước sạch và thêm từ từ từng chút một nước đun táo hồng- gừng ở trên vào với lượng vừa đủ để nhào thành khối bột.
  • Ủ khối bột cho lên men, sau đó nặn thành bánh.
  • Nặn thành bánh, xế vào vỉ và đem hấp chín trong vòng 15-20 phút.

4.2.3 Bột ngó sen gạo nếp

Gạo nếp có chứa hàm lượng tinh bột cao, giàu protein, chất béo, các vitamin nhóm B, đường, mạch nha, các nguyên tố vi lượng (phosphor, sắt) và nhiều chất dinh dưỡng khác rất tốt với sức khỏe, đặc biệt là với dạ dày.

Ngó sen chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, chất béo giúp bổ sung dinh dưỡng, dưỡng dạ dày, cầm máu hiệu quả, rất tốt khi dùng với những người thiếu máu và suy nhược cơ thể.

Nguyên liệu

  • Bột ngó sen
  • Bột gạo nếp
  • Đường trắng

Cách chế biến

  • Cho bột ngó sen, bột gạo nếp và đường trắng vào cùng nhau, trộn đều
  • Thêm từ từ từng chút một nước sạch vào hỗn hợp bột trên với lượng vừa đủ, nhào trộn thành cục bột mịn
  • Cán thành mì cục, đem hấp cách thủy 15-20 phút

4.2.4 Dạ dày lợn hấp tỏi tây

Dạ dày lợn hấp tỏi tây

Dạ dày lợn hấp tỏi tây

Dinh dưỡng của tỏi tây có thành phần rất phong phú, có tác dụng bổ tỳ vị, kích thích tiêu hóa, giải độc, kháng khuẩn tốt, được sử dụng trong dự phòng và hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như đau bụng, trướng bụng, ăn không ngon.

Ngoài ra, tỏi tây còn có hoạt tính giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, diệt vi khuẩn có hại tại ruột già.

Dạ dày lợn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể, rất giàu protein, chất béo, đường và vitamin, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Nguyên liệu:

Nguyên liệu Số lượng
Dạ dày lợn 1000g
Tỏi tây 250g
Giấm 5ml


Cách chế biến

  • Dạ dày sơ chế, rửa sạch, để ráo
  • Tiến hành ninh nhừ dạ dày với dấm trong thời gian khoảng 12 giờ, sau đó, vớt ra để nguội.
  • Tỏi tây bỏ vở, rửa sạch
  • Sau đó, cho tỏi tây vào dạ dày lợn hấp đến nhừ.

4.2.5 Thịt gà xáo gừng

Thịt gà xáo gừng- món ăn tốt cho dạ dày

Thịt gà xáo gừng- món ăn tốt cho dạ dày

Gừng là nguyên liệu rất tốt cho dạ dày và cơ thể, thành phần chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, đường, chất xơ, chất béo,…

Chất xơ trong gừng có tác dụng giúp tăng cường , thúc đẩy hoạt động tiêu hóa của dạ dày và ruột. Kết với thịt gà chứa nhiều thành phần dinh dưỡng bổ ích, bổ gan, mật, nhuận tràng. 

Món ăn rất đơn giản, dễ thực hiện. Sự kết hợp này tạo thành món ăn hỗ trợ điều trị táo bón, ho khan, nôn mửa, đau dạ dày, cảm lạnh, kích thích ăn ngon.

Nguyên liệu

Nguyên liệu Số lượng
Hành 5g
Rượu màu 3ml
Đường trắng 1g
Thịt gà 300g
Gừng tươi
Gia vị đầy đủ

Cách chế biến

  • Gừng tươi rửa sạch, bỏ vỏ, thái sợi
  • Đun sôi dầu, cho hành khô đã bằm nhỏ vào, phi thơm
  • Cho gà vào xào, thêm gừng, gia vị đầy đủ.
  • Thêm nước xâm xấp với gà, vặn nhỏ lửa đến khi cạn hoặc gà chín nhừ là được.

4.2.6 Xương sụn hầm măng khô

Sụn sườn hầm măng khô

Sụn sườn hầm măng khô

Nguyên liệu

Nguyên liệu Số lượng
Măng khô 100g
Sườn sụn 250g
Rau hẹ 
Gia vị đầy đủ

Cách chế biến

  • Măng khô thái bỏ rễ, tước thành các sợi nhỏ
  • Lược trong nước, để sôi khoảng hai phút sau vớt ra, ngâm nước lạnh
  • Sườn sụn sau khi rửa sạch, chặt thành miếng
  • Rau hẹ rửa sạch, thái nhỏ
  • Cho dầu vào nồi, xào sườn sụn, thêm nước rồi tiến hành ninh ở lửa nhỏ
  • Tiến hành đồng thời với xào măng khô
  • Đổ măng đã nấu vào nồi sườn sụn, ninh đến chín nhừ, thêm gia vị đầy đủ.

4.2.7 Chân gà hầm nấm khô

Chân gà hầm nấm khô

Chân gà hầm nấm khô

Món ăn rất bổ dưỡng, giúp kích thích ăn ngon, trị đại tiện ra máu, tiêu hóa kém, loét dạ dày.

Nguyên liệu

Nguyên liệu Số lượng
Chân gà 200g
Nấm khô 100g
Hành 5g
Gừng 5g
Gia vị đầy đủ

Cách tiến hành

  • Ngâm nấm khô trong nước nóng khoảng 30 phút, sau đó, vớt ra, rửa sạch và tái sợi nhỏ
  • Chân gà rửa sạch, chặt khúc, chần qua nước sôi, vớt ra để ráo
  • Cho chân gà và nấm vào nồi , thêm nước sấp mặt gà, đun lửa nhỏ trong khoảng 30 phút.
  • Thêm gia vị, chút rượu màu đầy đủ, nêm nếm vừa ăn.
  • Hầm thêm chút nữa là được. Khi ăn thì thêm hành lá.

4.2.8 Thịt bò hầm đậu nành

Món thịt bò hầm đậu nành

Món thịt bò hầm đậu nành

Món ăn giúp giải ngộ độc, dự phòng và điều trị các bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày rất hiệu quả.

Nguyên liệu

Nguyên liệu  Số lượng
Đậu nành 200g
Thịt bò 250g
Lạc nhân 150g
Tỏi
Gia vị đầy đủ

Cách chế biến

  • Thịt bò sau khi rửa sạch, thái thành miếng nhỏ vừa ăn
  • Đậu nành và nhân lạc được đem ngâm nước, rồi rửa sạch
  • Đổ dầu vào chảo, đun nóng, thêm thịt bò, đậu nành, lạc nhân vào nồi
  • Thêm gia vị đầy đủ và nước sấp mặt, tiến hành đun lửa nhỏ đến khi nhừ là được.

Trên đây là một số thông tin về “ Top 55 món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày” mà Scurma Fizzy muốn gửi đến bạn. Mong rằng nó bổ ích đối với bạn và có thể giúp bạn trong việc lựa chọn thực phẩm và các món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày.

Trong bài viết, cũng đề cập đến cách chế biến một số món ăn đơn giản tại nhà giúp xây dựng thực đơn dinh dưỡng một cách khoa học cho người đau dạ dày. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết hoặccần nhận thêm sự tư vấn, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 1800 6091 để được các dược sĩ của Scurma Fizzy giải đáp tiết nhất.

Bài viết tham khảo: pubmed.gov

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091