15 Cây Chữa Bệnh Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn Không Thể Bỏ Qua

15 Cây Chữa Bệnh Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn Không Thể Bỏ Qua

Hiện nay, ngày càng nhiều người bệnh nhân tìm đến các cây thuốc trong tự nhiên để chữa bệnh. Bởi đây là nguồn dược liệu lành tính lại không phải chịu nhiều tác dụng phụ như thuốc Tây. Người bệnh dạ dày cũng vậy, ngày càng nhiều loài cây chữa bệnh dạ dày được phát hiện và công nhận hiệu quả. Hiểu được điều đó, các chuyên gia Scurma Fizzy đã tổng hợp 15 cây chữa bệnh dạ dày hiệu quả để người bệnh có thể lựa chọn cho mình bài thuốc chữa trị phù hợp. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

1. Top 15 cây chữa bệnh dạ dày không thể bỏ qua

top-15-cay-chua-benh-da-day

Top 15 cây chữa bệnh dạ dày là gì?

Bệnh dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm loét gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn,…Nguyên nhân gây ra bệnh thường gặp là do ăn uống không lành mạnh, tâm lý, sử dụng thuốc Tây sai cách hay do biến chứng của nhiều bệnh lý khác.

>>> Xem thêm: Biểu hiện của bệnh dạ dày, nguyên nhân và cách điều trị

Mỗi loài cây chữa bệnh dạ dày sẽ có công dụng và cách dùng riêng của nó. Người bệnh có thể lựa chọn bài thuốc phù hợp với cơ địa và biểu hiện bệnh của mình nhất. Sau đây là 15 cây chữa bệnh dạ dày hiệu quả, dễ sử dụng và lành tính với người bệnh:

1.1. Cây chữa bệnh dạ dày dễ tìm – nghệ

top-15-cay-chua-benh-da-day

Nghệ là cây thuốc chữa bệnh dạ dày hiệu quả

Nghệ là một vị thuốc quý vô cùng quen thuộc và dễ tìm trong khu bếp của mọi nhà. Nghệ không chỉ là một loại gia vị mà từ lâu còn được biết đến như một loại thuốc quý chữa các bệnh dạ dày. 

Theo nhiều chuyên gia, cucurmin và nhiều thành phần hoạt chất khác trong nghệ có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, làm phục hồi vết thương và tăng tiết chất nhầy giúp bảo vệ và bao phủ “che chở” cho niêm mạc dạ dày.

Do đó, chúng có tác dụng giảm đau dạ dày, giảm co thắt và giảm nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như: đau bụng, ợ nóng, ợ chua, khó tiêu, buồn nôn,…

Một trong những cách dùng nghệ chữa bệnh dạ dày mà bạn có thể tham khảo:

  • Cho vào ly khoảng 150ml nước ấm rồi thêm vào 1 thìa tinh bột nghệ và 2 thìa mật ong nguyên chất
  • Khuấy đều hỗn hợp trên.
  • Dùng hỗn hợp này trước khi ăn khoảng 30 phút hoặc sau khi ăn khoảng 1 tiếng.

Mách nhỏ cho bạn là nên uống vào 15 phút trước khi ăn sáng để có thể đạt hiệu quả tốt nhất. Mỗi ngày từ 1-2 lần, kiên trì thực hiện hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

>>> Xem thêm: Sử dụng nghệ tươi trong các bài thuốc để chữa dạ dày nhanh chóng nhất, hiệu quả nhất

1.2. Chữa bệnh dạ dày bằng cây lô hội (hay cây nha đam)

top-15-cay-chua-benh-da-day

Chữa bệnh dạ dày bằng cây lô hội (nha đam)

Cây lô hội (hay còn gọi là cây nha đam) là một dược liệu có tính kháng viêm, thanh nhiệt và sát khuẩn rất tốt. Cây lô hội mang đến nhiều công dụng hiệu quả đối với các bệnh lý đường tiêu hóa như:

Trong lô hội chứa nhiều vitamin (C, E, B) và axit amin chống oxy hóa có tác dụng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và cải thiện các triệu chứng bệnh

  • Chữa táo bón

Nha đam sẽ giúp kích thích nhu động ruột làm cải thiện tình trạng táo bón và tăng cường chức năng bài tiết.

  • Chữa bệnh dạ dày

Trong lô hội chứa nhiều thành phần hoạt chất chống oxy hóa giúp làm lành những tổn thương ở niêm mạc dạ dày, giảm loét và cải thiện các triệu chứng bệnh dạ dày.

>>> Xem thêm : Biểu hiện của một số bệnh lý thường gặp có mối liên quan tới dạ dày

  • Cách chọn và sơ chế lô hội đúng cách

Cách chọn lô hội:

Cần chọn những lá lô hội to, thịt dày và không bị sâu.

Cách sơ chế lô hội:

    • Gọt sạch và bỏ phần vỏ xanh bên ngoài lá lô hội. Sau đó ngâm phần thịt lô hội vào nước cốt chanh và muối trong khoảng 10 đến 15 phút.
    • Chà xát nhẹ nhàng từng miếng lô hội để làm sạch hết nhớt. Vớt toàn bộ phần lô hội ra một cái rổ, xả sạch dưới dòng nước, vừa xả vừa xóc lên đều tay.
  • Cách dùng lô hội chữa bệnh dạ dày

Sau khi đã sơ chế lô hội như trên, cho phần lô hội đã sơ chế vào máy xay cùng 1 ly nước lọc, xay nhuyễn và chắt lấy nước

Uống nước lô hội này mỗi ngày 2 lần và uống trước khi ăn 30 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.

1.3 Cây chữa bệnh dạ dày quen thuộc – Gừng

top-15-cay-chua-benh-da-day

Cây chữa bệnh dạ dày quen thuộc – Gừng

Gừng là loại dược liệu rất tốt cho những người mắc bệnh lý về dạ dày. Gừng có tính ấm và có chứa các hydrocarbon sesquiterpenic.

Từ đó, gừng có tác dụng kháng viêm, hạn chế hoạt động tiết axit của dạ dày và điều hòa hoạt động tiêu hóa. Ngoài ra, trong gừng còn chứa các hoạt chất giúp giảm đau, chống nôn, làm ấm bụng và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. 

Để cải thiện các triệu chứng cũng như đạt hiệu quả cao trong điều trị, người bệnh dạ dày nên uống một tách trà gừng hoặc có thể bổ sung gừng vào chế độ ăn mỗi ngày.

Bạn có thể tham khảo cách pha trà gừng theo hướng dẫn dưới đây:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, rửa sạch, để ráo nước rồi cắt thành từng lát mỏng
  • Cho gừng vào tách pha trà và hãm với 200ml nước nóng
  • Để yên trong khoảng 10-15 phút. Sau đó thêm vào một ít mật ong, khuấy đều. Rót ra và nên uống ngay

Trong những trường hợp cấp bách, không có thời gian để pha trà, bạn có thể ngậm 2-3 lát gừng tươi để cầm nôn, giảm đau dạ dày và trào ngược.

1.4. Chữa bệnh dạ dày bằng cây lược vàng

top-15-cay-chua-benh-da-day

Cây lược vàng là vị thuốc chữa bệnh dạ dày hiệu quả

Cây lược vàng (hay còn gọi là cây lan vòi, cây giỏ, cây giả khóm,…) có vị chua nhẹ, tính mát được biết đến với công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, bổ gan, bổ huyết, chữa lành tổn thương và ngăn ngừa ung thư.

Đồng thời, trong cây lược vàng có chứa thành phần steroid và flavonoid có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương, vết loét ở niêm mạc dạ dày. Nhờ vậy mà các vết loét nhanh chóng phục hồi và các cơn đau co thắt cũng được giảm đáng kể.

Mách cho bạn cách dùng cây lược vàng để chữa bệnh dạ dày bằng cách ngâm rượu như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm có 20 lá cây lược vàng tươi, 1 lít rượu trắng (trên 35 độ) và một hũ thủy tinh để đựng có nắp đậy
  • Sơ chế lá cây lược vàng: rửa sạch lá và cắt thành từng đoạn nhỏ, sau đó cho hết vào hũ thủy tinh
  • Đổ rượu trắng vào đảm bảo lá lược vàng được ngập hết trong rượu rồi đậy nắp thật kín, sau đó đem bảo quản ở nơi thoáng mát và có thể sử dụng sau khoảng thời gian 45 ngày
  • Mỗi lần dùng, rót ra 1 ly rượu nhỏ (khoảng 30ml). Trước khi ăn khoảng 30 phút, sử dụng 1 ly

Sử dụng mỗi ngày, kiên trì trong khoảng 3 – 4 tuần sẽ thấy triệu chứng của bệnh được cải thiện.

1.5. Trầu không – cây chữa bệnh dạ dày không thể bỏ qua

top-15-cay-chua-benh-da-day

Trầu không – cây chữa bệnh dạ dày không thể bỏ qua

Trầu không là một vị thuốc có tính ẩm và có khả năng kháng khuẩn, sát trùng rất tốt. Trong lá trầu không có chứa thành phần hoạt chất có tính kháng khuẩn, kháng viêm, làm giảm các gốc tự do gây hại, cân bằng lượng axit có trong dạ dày và hạn chế tiết axit quá mức.

 Đồng thời, các tinh chất có trong lá trầu không còn có tác dụng điều hòa hoạt động của cơ thắt thực quản ngăn chặn trào ngược dạ dày và cải thiện các triệu chứng của bệnh dạ dày.

Cách thực hiện

Cách 1: Trực tiếp nhai lá trầu không

  • Chọn những lá trầu không còn non xanh.
  • Rửa sạch sẽ rồi nhai trực tiếp.

Trong lá trầu không có chứa hoạt chất là tanin sẽ giúp làm giảm tình trạng tiết axit ở dạ dày. Từ đó, những cơn trào ngược, ợ chua sẽ được làm giảm đi trông thấy và vi khuẩn Hp – nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng bệnh đau dạ dày cũng sẽ được hỗ trợ tiêu diệt nhờ hoạt chất quý này bên trong lá trầu không.

Lưu ý là bạn nên nhai chậm và nuốt lấy nước, nhả bã ra tương tự như ăn trầu.

Cách 2: Sắc nước trầu không uống

  • Rửa sạch lá trầu không sau đó đem ngâm nước muối khoảng 15 phút, vớt ra để cho ráo nước. 
  • Vò nát lá và cho hết vào ấm đun nước.
  • Cho nước vào khoảng 3/4 ấm sau đó đun trên bếp với lửa vừa phải. Thời gian đun khoảng 15 phút.
  • Tắt bếp, để nguội sau đó rót nước ra cốc uống. 

Mỗi ngày bạn kiên trì uống một cốc nước lá trầu không sau khi ăn trưa khoảng 1 tiếng. Chỉ sau 1 tháng, bệnh dạ dày của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt. 

1.6. Cách chữa bệnh dạ dày bằng lá khôi tía

khoi-tia

Chữa bệnh dạ dày bằng lá khôi tía

Cây khôi tía là loài cây chữa bệnh dạ dày không thể thiếu trong danh sách này bởi những lợi ích mà nó mang lại. Tanin là hoạt chất bên trong cây khôi tía, có công hiệu giảm sưng đau, kháng viêm cực mạnh đồng thời hỗ trợ đẩy nhanh quá trình chữa lành những vết thương tồn tại trong dạ dày.

Đồng thời, thành phần glycosid trong cây cũng giúp làm đi giảm cơn đau bụng và ợ chua, ợ hơi khi mắc bệnh. Ngoài ra, cây khôi tía cũng có tác dụng góp phần tiêu diệt vi khuẩn Hp – nguyên nhân gây bệnh dạ dày thường gặp.

Bạn có thể tham khảo cách dùng lá cây khôi tía để chữa bệnh dạ dày như sau:

  • Lấy một ít lá cây khôi tía vừa đủ cho vào một ấm nước.
  • Cho vào ấm khoảng 1 – 1.5 lít nước rồi đem sắc với lửa nhỏ.
  • Sắc đến khi còn khoảng 1 bát nước thì dừng lại, sau đó vắt lấy nước cốt và uống.

Mỗi ngày, bạn kiên trì dùng đều đặn. Hiệu quả có thể thấy được một cách rõ rệt sau khoảng 1 tháng sử dụng

1.7. Cây dạ cẩm là vị thuốc chữa bệnh dạ dày không thể bỏ qua

da-cam

Cây chữa bệnh dạ dày – cây dạ cẩm

Cây dạ cẩm (hay còn gọi là cây loét mồm) là dược liệu thường thấy trong các bài thuốc chữa các bệnh đường tiêu hóa.

Thành phần cây dạ cẩm có chứa nhiều tanin, anthraglycosid, alkaloid có tác dụng làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, kháng khuẩn, bảo vệ lớp niêm mạc và cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày.

Cách dùng cây dạ cẩm để chữa bệnh dạ dày:

  • Chọn lấy phần lá và ngọn của cây dạ cẩm rồi mang rửa sạch, phơi khô.
  • Có thể phơi khô sẵn một lượng lớn lá cây dạ cẩm đem bảo quản thích hợp để dùng dần.
  • Mỗi ngày, cho vào nồi khoảng 1 nắm lá đun cùng với khoảng 500ml nước đến khi cạn gần hết chỉ còn lại khoảng 1 cốc lớn (khoảng 150ml) thì tắt bếp, gạn lấy nước uống.

Phần nước gạn được chia làm 3 phần dùng trong ngày. Bạn nên uống trước khi ăn khoảng 30 phút để có thể đạt được hiệu quả mong đợi.

1.8 Bài thuốc chữa bệnh dạ dày bằng lá cây vú sữa

vu-sua

Bài thuốc chữa bệnh dạ dày từ lá vú sữa

Ngoài việc là một loại cây ăn quả quen thuộc ở nước ta, vú sữa còn được biết đến là loài cây có thể dùng làm thuốc chữa bệnh dạ dày. Công dụng giảm sưng, giảm đau, hoạt huyết, tiêu viêm tới từ lá của cây vú sữa được đánh giá rất tốt, theo y học cổ truyền.

Đồng thời, lá vú sữa có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào và nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu có lợi cho sức khỏe.

Thành phần hoạt chất có trong lá cây vú sữa sẽ giúp trung hòa axit dạ dày, ngăn ngừa các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng và khắc phục tình trạng sưng đau ở niêm mạc dạ dày.

Cách dùng lá vú sữa chữa bệnh dạ dày mà bạn có thể tham khảo:

  • Dùng khoảng 20 lá cây vú sữa tươi, rửa sạch rồi đem ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó, vớt toàn bộ ra và để cho thật ráo nước.
  • Cho vào ấm nước và đổ thêm vào khoảng 1 lít nước. Đun sôi trong khoảng 10 phút.
  • Chia lượng nước thu được thành nhiều phần và uống thay nước lọc

Lưu ý:

Lượng nước cố gắng dùng trong một ngày, hôm sau nấu nước khác. Kiên trì dùng mỗi ngày. Sau khoảng 10 ngày, bạn sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.

1.9 Cây chữa bệnh dạ dày hiệu quả – Chè dây

che-day

Cây chữa bệnh dạ dày hiệu quả – Chè dây

Chè dây là một vị thuốc thường gặp nhiều ở vùng miền núi phía Bắc. Thành phần hoạt chất trong chè dây có tác dụng làm trung hòa axit dạ dày. Nhờ đó giúp làm ngăn tác động xấu của axit đến vị trí viêm loét và cắt cơn đau hiệu quả.

Ngoài ra, chè dây còn có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn HP – nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh dạ dày.

>>> Xem thêm : Hp vi khuẩn có nguy hiểm gì không, cần làm gì nếu phát hiện bị nhiễm Hp

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị lá chè dây rửa sạch rồi phơi khô.
  • Sau đó, đem lá đi sao vàng đến khi ngửi thấy mùi thơm đặc trưng là được.
  • Mỗi ngày, lấy khoảng 1 nắm chè dây đã được sao vàng cho vào ấm trà hãm cùng với khoảng 100ml nước sôi.
  • Đợi khoảng 15 phút, rót ra lấy nước uống.
  • Kiên trì dùng mỗi ngày trong khoảng 3-4 tuần sẽ thấy hiệu quả.

1.10. Chữa bệnh dạ dày bằng lá mơ lông

mo-long

Chữa bệnh dạ dày bằng lá mơ lông

Cây mơ lông có công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan và kháng khuẩn rất tốt. Cây mơ lông thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý về dạ dày như đau vùng thượng vị, viêm loét dạ dày, ợ nóng.

Bạn có thể tham khảo cách dùng lá mơ lông sau:

  • Chuẩn bị khoảng 20 lá mơ đem rửa sạch rồi ngâm muối để ăn sống.
  • Bạn cũng có thể giã nát (hoặc xay nhuyễn), chắt lấy nước cốt để uống. 
  • Dùng mỗi ngày 1 lần, và nên uống lúc bụng đói để đạt được hiệu quả tốt nhất.

1.11. Cây nhọ nồi – cây chữa bệnh dạ dày không nên bỏ qua

nho-noi

Cây nhọ nồi – cây chữa bệnh dạ dày không thể bỏ qua

Cây nhọ nồi (hay còn gọi là cây cỏ mực) có vị chua ngọt, tính hàn. Đây là dược liệu có tác dụng cầm máu, thanh nhiệt và giải độc rất tốt.

Trong cây nhọ nồi có chứa nhiều thành phần giúp làm giảm đau và viêm loét dạ dày hiệu quả như: vitamin K, tanin, caroten, flavonoid,…

Cách dùng lá cây nhọ nồi để chữa bệnh dạ dày:

  • Lấy một nắm lá nhọ nồi, đem rửa sạch rồi ngâm nước muối pha loãng để loại hết bụi bẩn, để ráo
  • Giã nát hoặc xay nhuyễn lá, chắt lấy nước cốt, bỏ bã
  • Phần nước cốt chia làm 2 phần và uống hết trong ngày. Thực hiện đều đặn mỗi ngày.

1.12. Dùng lá đu đủ để chữa bệnh dạ dày

du-du

Dùng lá đu đủ để chữa bệnh dạ dày

Lá đu đủ là vị thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, đào thải độc tố và làm lành tổn thương. Nhờ đó mà các triệu chứng của bệnh dạ dày được cải thiện. 

Một trong những cách sử dụng lá đu đủ chữa bệnh dạ dày mà bạn có thể tham khảo như sau:

  • Chọn 1-2 lá đu đủ tươi đem đi rửa sạch rồi thái nhỏ đều.
  • Cho lá đã thái nhỏ vào nồi đun cùng 1 lít nước, sau khi sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp.
  • Lượng nước thu được chia ra từ 2 – 3 lần  và uống hết trong ngày.

1.13. Lá bàng non – vị thuốc chữa bệnh dạ dày hiệu quả

top-15-cay-chua-benh-da-day

Lá bàng non – vị thuốc chữa bệnh dạ dày hiệu quả

Cây bàng thường được biết đến là một loài cây cho bóng mát nhưng bạn sẽ không ngờ rằng nó còn có công dụng chữa bệnh dạ dày nữa đấy!

Trong lá bàng có chứa nhiều hoạt chất như saponin, tanin, flavonoid có khả năng làm lành vết thương rất tốt, đặc biệt là còn có thể trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày.

Cách dùng rất đơn giản mà bạn có thể tham khảo:

  • Chọn một nắm lá bàng non đem rửa sạch.
  • Đun cùng với khoảng 1.5 lít nước, sau khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa để trong khoảng 10 phút.
  • Dùng nước lá bàng này uống mỗi ngày thay cho nước lọc.

1.14. Cây chữa bệnh dạ dày hiệu quả – Tía tô

top-15-cay-chua-benh-da-day

Chữa bệnh dạ dày bằng lá tía tô

Trong lá tía tô có chứa nhiều thành phần có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đồng thời, các thành phần glucosamine và tanin có trong lá tía tô còn có tác dụng làm liền sẹo, đẩy nhanh quá trình phục hồi các vết loét. Từ đó, giúp phục hồi các tổn thương ở dạ dày và giảm đi các triệu chứng của bệnh.

Cách dùng lá tía tô để chữa bệnh dạ dày:

  • Dùng khoảng 20g lá tía tô tươi (hoặc phơi khô) rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 2 phút
  • Đem đun với khoảng 1 lít nước, để lửa nhỏ trong khoảng 20 phút
  • Uống thay nước lọc hàng ngày

1.15. Chữa bệnh dạ dày bằng lá ổi

top-15-cay-chua-benh-da-day

Chữa bệnh dạ dày bằng bài thuốc từ lá ổi

Lá ổi chữa bệnh dạ dày là dược liệu có tính ấm, chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm nên có hiệu quả rất tốt trong việc điều trị viêm loét và làm lành vết thương ở dạ dày.

Đồng thời, trong lá ổi còn chứa tanin có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày giúp cho người bệnh giảm đau, tiêu viêm. Để có hiệu quả tốt nhất, người ta thường dùng búp lá ổi non bởi nó chứa nhiều hoạt chất và ít bị sâu hại.

Cách dùng lá ổi để chữa bệnh dạ dày:

  • Chọn 5-10 lá ổi non tươi (có thể dùng lá ổi khô cũng được) đem rửa sạch 
  • Hãm lá ổi non tương tự như pha trà, có thể thêm chút mật ong vào

Nên uống vào lúc bụng đói. Kiên trì uống hàng ngày.

>>> Xem thêm: Dùng lá ổi chữa dạ dày có hiệu quả

2. Lưu ý khi dùng cây chữa bệnh dạ dày

  • Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày bởi các cây thuốc thường phát huy công dụng chậm
  • Không tự ý kết hợp với thuốc Tây. Trong trường hợp đang dùng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ
  • Các bài thuốc trên chỉ được áp dụng khi cấp độ bệnh vừa và nhẹ, nếu bệnh nặng cần tìm đến những cơ sở y tế lớn để được điều trị.
  • Cần kết hợp sử dụng các bài thuốc từ cây chữa bệnh dạ dày với chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất
  • Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng

Trên đây là những thông tin về Top 15 cây chữa bệnh dạ dày hiệu quả mà Scurma Fizzy mang đến cho bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ lựa chọn được cho mình một bài thuốc phù hợp và sớm đạt được hiệu quả như mong muốn.

Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được tư vấn miễn phí về tình trạng dạ dày của mình hiệu quả nhất

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091