Top 12 Thuốc Trị Loét Dạ Dày Hiệu Quả Nhất

Top 12 Thuốc Trị Loét Dạ Dày Hiệu Quả Nhất

Loét dạ dày là bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa của nhiều bệnh nhân. Tình trạng này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của rất nhiều người. Vì vậy, trong bài viết này Scurma Fizzy sẽ giới thiệu cho bạn Top 12 thuốc trị loét dạ dày hiệu quả nhất được dùng phổ biến để điều trị và khắc phục bệnh loét dạ dày.

1. Tìm hiểu về loét dạ dày

1.1. Loét dạ dày là gì?

Loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do tác động của dịch vị dạ dày. Tổn thương là những ổ loét phát triển ở niêm mạc dạ dày, ổ loét có thể xâm lấn sâu hơn khi qua lớp dưới niêm mạc. Tổn thương ở bệnh nhân thường là 1 ổ loét, nhưng cũng có thể là 2 – 3 ổ loét, đường kính của ổ loét dưới 2cm.

Đây là bệnh mạn tính và dễ tái phát, thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Loét dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến, tỷ lệ mắc từ 3 – 4% dân số, có những nơi có thể chiếm đến 10%.

1.2. Nguyên nhân gây ra bệnh loét dạ dày

Dạ dày là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa nối thực quản với ruột non, có chức năng nhào trộn thức ăn với dịch vị, chuyển thức ăn thành dạng bán lỏng dễ tiêu hóa sau đó tống xuống ruột non để hấp thu. Lớp niêm mạc dạ dày gồm hàng triệu tuyến tiết, chúng giúp tiết 400 – 800ml dịch vị sau mỗi bữa ăn. Lớp nhầy có chức năng tiết ra chất nhầy và bicarbonat. Nó có môi trường pH trung tính và chức năng bao phủ trên bề mặt niêm mạc dạ dày để bảo vệ dạ dày.

Bệnh loét dạ dày xuất hiện do hậu quả của sự mất cân bằng giữa các yếu tố gây loét (acid, pepsin, vi khuẩn Helicobacter pylori) và các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày (chất nhầy, bicarbonat, prostaglandin, vai trò của tuần hoàn, thần kinh…). Khi các yếu tố gây loét tăng lên hoặc các yếu tố bảo vệ yếu đi thì lớp tế bào sẽ bị tổn thương. Nếu quá trình phục hồi và tái tạo không đủ để làm lành tổn thương thì dần dần tổn thương sẽ sâu hơn và hình thành ổ loét.

Những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh loét dạ dày: 

  • Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori
  • Sử dụng thuốc NSAIDs và corticoid
  • Căng thẳng về thể chất và tinh thần
  • Sản xuất acid quá mức
  • Biến chứng của một số bệnh như bệnh gan, bệnh Crohn hoặc hội chứng Zollinger – Ellison.
  • Yếu tố di truyền
  • Uống quá nhiều rượu, hút thuốc lá (kích thích sản xuất acid).

>>>Xem thêm: Top 9 Nguyên Nhân Loét Dạ Dày Phổ Biến Ai Cũng Phải Biết

1.3. Triệu chứng của bệnh loét dạ dày

Triệu chứng của bệnh loét dạ dày khác nhau ở mỗi bệnh nhân, có những bệnh nhân có thể không có triệu chứng cụ thể. Triệu chứng chính của bệnh là đau bụng vùng thượng vị. Ở bệnh nhân xuất hiện những cơn đau âm ỉ, hoặc bỏng rát, đau quặn.

Đau có tính chất chu kỳ trong ngày sau khi ăn vài giờ, kéo dài vài tuần rồi hết, vài tháng hoặc cả năm sau có thể tiếp tục xuất hiện. Càng về sau thì bệnh càng mất tính chu kỳ, xuất hiện nhiều đợt đau và kéo dài liên tục. Ngoài ra, bệnh nhân còn có những triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, mệt mỏi, buồn nôn.

Những biến chứng có thể xảy ra của bệnh loét dạ dày:

  • Chảy máu tiêu hóa
  • Hẹp môn vị 
  • Thủng dạ dày
  • Ung thư hóa dạ dày từ ổ loét

>>>Xem thêm: Triệu Chứng Dạ Dày Ở Người Lớn Mắc Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng

1.4. Chẩn đoán bệnh loét dạ dày

Để phát hiện những ổ loét, trước tiên bác sĩ sẽ xem tiền sử bệnh và tiến hành khám sức khỏe. Sau đó, bác sĩ có thể đưa ra những xét nghiệm chẩn đoán cần thiết.

Chẩn đoán bệnh loét dạ dày

Chẩn đoán bệnh loét dạ dày

1.4.1. Xét nghiệm tìm H. pylori

  • Xét nghiệm xâm lấn: test urease nhanh, PCR mẫu sinh thiết, nuôi cấy vi khuẩn, xét nghiệm mô học. Những xét nghiệm này thông qua nội soi sinh thiết niêm mạc ở vùng rìa hoặc ngoài ổ loét.
  • Xét nghiệm không xâm lấn: xét nghiệm máu, miễn dịch huyết thanh, test thở urea, định lượng kháng nguyên trong phân.

Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc kháng acid trước khi xét nghiệm H. pylori. Tùy thuộc vào việc sử dụng xét nghiệm nào, bạn có thể phải ngừng thuốc trong một khoảng thời gian vì thuốc kháng acid có thể dẫn đến kết quả âm tính giả. Ngoài ra, bệnh nhân nên ngưng kháng sinh ít nhất 4 tuần và PPI ít nhất 2 tuần trước khi xét nghiệm.

1.4.2. Nội soi dạ dày

Bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi mềm xuống cổ họng và vào thực quản, dạ dày và ruột non của bệnh nhân. Sử dụng ống nội soi giúp bác sĩ tìm kiếm trực tiếp ổ loét, đồng thời đánh giá kích thước, vị trí của ổ loét và những tổn thương khác.

Nếu bác sĩ phát hiện ổ loét, có thể sinh thiết ổ loét để kiểm tra trong phòng thí nghiệm và tìm H. pylori. Bệnh nhân nên tiếp tục thực hiện nội soi sau khi điều trị ngay cả khi các triệu chứng được cải thiện.

1.4.3. Chụp X quang dạ dày

Xét nghiệm giúp tìm thấy những ổ loét bằng cách chụp dạ dày cản quang. Phương pháp này có độ tin cậy không cao, có thể bỏ sót những tổn thương nhỏ và mới khác.

2. Nguyên tắc và mục đích điều trị loét dạ dày

2.1. Nguyên tắc điều trị

  • Loại trừ những yếu tố gây bệnh
  • Làm bình thường hóa chức năng của dạ dày
  • Tăng cường quá trình tái tạo niêm mạc dạ dày, giảm thiểu tái phát và biến chứng kèm theo.

2.2. Mục đích điều trị

  • Giảm các yếu tố gây loét (HCl): các thuốc kháng acid, thuốc kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton.
  • Tăng cường các yếu tố bảo vệ và tái tạo niêm mạc (chất nhầy): sucralfat, bismuth, misoprostol.
  • Diệt trừ vi khuẩn H. pylori: các kháng sinh, bismuth.

Ngoài ra, bệnh nhân cần kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

3. Những loại thuốc trị loét dạ dày hiệu quả

Hiện nay việc điều trị loét dạ dày đã có rất nhiều tiến bộ và các thuốc điều trị bệnh cũng rất đa dạng.

3.1. Thuốc trị loét dạ dày trung hòa acid dịch vị (các antacid)

Các thuốc kháng acid có bản chất là các muối kiềm như magnesi hydroxyd, nhôm phosphat, canxi carbonat, một số dạng kết hợp có thêm simethicon (chất chống tạo bọt). Thuốc nhóm antacid có tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm nồng độ acid dịch vị, giúp tái tạo niêm mạc dạ dày. Chúng có thể phản ứng với HCl làm tăng pH của dạ dày, đồng thời ức chế hoạt tính pepsin, làm giảm đau nhanh.

Thuốc có nhược điểm là thời gian tác dụng ngắn, phải dùng nhiều lần trong ngày, chỉ điều trị triệu chứng và cơn đau. Ngoài ra, các chế phẩm dạng lỏng thường có hiệu quả cao hơn dạng rắn nhưng tác dụng lại ngắn hơn.

3.1.1. Thuốc trị loét dạ dày Phosphalugel

thuoc-tri-loet-da-day-2

Thuốc Phosphalugel

Thuốc dạ dày chữ P (Phosphalugel) là loại thuốc kháng acid và làm giảm độ acid của dạ dày. Đây là sản phẩm khá quen thuộc, được nhiều người tin dùng để sử dụng cho tình trạng loét dạ dày. Sản phẩm được sản xuất bởi công ty dược phẩm Boehringer Ingelheim và được chứng nhận an toàn, có hiệu quả trong sử dụng. 

Thuốc trị loét dạ dày Phosphalugel được bào chế dưới dạng hỗn dịch để uống với thành phần chính là Aluminum phosphate dạng keo 20% và lượng tá dược vừa đủ. Thuốc được chỉ định để điều trị bệnh loét dạ dày, giúp làm giảm cơn đau và tình trạng khó chịu do acid gây ra ở dạ dày hoặc thực quản.

Liều dùng: Liều thông thường từ 1 – 2 gói, uống 2 – 3 lần mỗi ngày. Bệnh nhân nên uống thuốc từ 1 – 2 giờ sau ăn sẽ giúp kéo dài tác dụng của thuốc. Thuốc được chỉ định khi xuất hiện cơn đau hoặc theo những hướng dẫn của bác sĩ.

Không dùng thuốc Phosphalugel nếu bạn quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc bị bệnh thận nặng. Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân không dung nạp được fructose, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Ngoài ra thuốc kháng acid có thể làm giảm tác dụng của nhiều loại thuốc khác nên cần phải thận trọng, có thể uống các thuốc khác trước đó 2 giờ.

>>>Xem thêm: Cách Chữa Viêm Loét Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả, Dễ Áp Dụng

3.1.2. Thuốc trị loét dạ dày Yumangel

thuoc-tri-loet-da-day-8

Thuốc Yumangel

Thuốc Yumangel có tác dụng kháng acid và được chỉ định để điều trị các chứng bệnh: loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày, trào ngược thực quản và các triệu chứng bệnh do tăng tiết acid (ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, đau dạ dày). Yumangel được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống, mỗi hộp thuốc có chứa 15ml x 20 gói. Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất  bởi công ty Yuhan Corporation tại Hàn Quốc.

Thuốc trị loét dạ dày Yumangel có thành phần chính là Algamate. Algamate có cấu trúc mạng tinh thể vững chắc với bản chất là phức hợp của nhôm, magnesi, hydroxy và carbonat. Do đó nó có tác dụng trung hòa acid dịch vị dạ dày nhanh chóng và kéo dài. Ngoài ra, thuốc Yumangel còn có tác dụng loại bỏ gốc tự do, giảm hoạt động của pepsin, bảo vệ niêm mạc dạ dày và góp phần cải thiện triệu chứng bệnh loét dạ dày.

Liều dùng và cách dùng:

  • Đối với người lớn: mỗi lần 1 gói, uống 4 lần/ngày. Bệnh nhân uống thuốc sau khi ăn từ 1 – 2 giờ và trước khi đi ngủ.
  • Đối với trẻ em (từ 6 – 12 tuổi): sử dụng với liều lượng bằng một nửa của người lớn.
  • Điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp với độ tuổi và triệu chứng của từng bệnh nhân.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Yumangel phối hợp với những loại thuốc khác, thuốc có thể gây cản trở sự hấp thu tetracyclin. Bệnh nhân cần sử dụng theo đúng liều chỉ định của bác sĩ và đúng cách sử dụng. Nếu sau 2 tuần sử dụng mà các triệu chứng bệnh không cải thiện, hãy ngừng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ. Tác dụng phụ của thuốc có thể xuất hiện như táo báo hoặc tiêu chảy.

3.1.3. Thuốc trị loét dạ dày Gastropulgite

Thuốc Gastropulgite

Thuốc Gastropulgite

Thuốc Gastropulgite được sản xuất bởi công ty dược phẩm Beaufour Ipsen của Pháp và phân phối tại Việt Nam bởi công ty TNHH DKSH Pharma. Sản phẩm được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống với các thành phần chính là Attapulgite  mormoiron, Gel nhôm hydroxyd và magnesi carbonat. Thuốc Gastropulgite được chỉ định để điều trị các triệu chứng đau do rối loạn dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày.

Liều dùng và cách dùng:

  • Người lớn: sử dụng từ 2 – 4 gói/lần, mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • Trẻ em trên 6 tuổi: sử dụng từ ⅓ – 1 gói/ lần, mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • Bệnh nhân sử dụng thuốc bằng đường uống, hòa trong nửa cốc nước, uống mỗi khi có cơn đau hoặc sau bữa ăn.
  • Người bệnh không nên dùng quá 6 gói một ngày. Chống chỉ định đối với bệnh nhân bị suy thận nặng hay bị hẹp đường tiêu hóa. 

3.1.4. Thuốc trị loét dạ dày Maalox

Maalox

Thuốc Maalox

Thuốc Maalox được sản xuất và đăng ký bởi công ty TNHH Sanofi – Aventis Việt Nam. Thuốc trị loét dạ dày Maalox được bào chế dưới dạng viên nén nhai. Sản phẩm có thành phần chính là nhôm hydroxyd gel khô với hàm lượng 400mg và magnesi hydroxyd với hàm lượng 400mg. Những hoạt chất này đều là chất kháng acid và có khả năng trung hòa dịch vị acid dạ dày, từ đó giúp cải thiện cơn đau. Thuốc có tác dụng điều trị loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày, thoát vị hoành và chứng khó tiêu.

Người lớn có thể dùng từ 1 – 2 viên sau khi ăn hoặc khi khó chịu và có cơn đau bùng phát. Bệnh nhân không dùng quá 12 viên/ ngày và cần nhai kỹ viên thuốc trước khi nuốt. Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị suy thận, những trường hợp không dung nạp fructose.

3.2. Thuốc trị loét dạ dày ức chế thụ thể histamin H2

Thuốc ức chế histamin H2 có tác dụng ức chế cạnh tranh với histamin và không cho histamin gắn vào histamin H2 ở tế bào thành dạ dày, dẫn tới làm giảm tiết dịch vị. Tác dụng của thuốc phụ thuộc vào liều lượng sử dụng, giảm tiết cả số lượng và nồng độ acid HCl trong dịch vị. Loại thuốc này có ưu điểm là an toàn hơn nhóm thuốc ức chế bơm proton nhưng có hiệu lực kháng acid kém hơn.

3.2.1. Thuốc trị loét dạ dày Agintidin 300

Thuốc Agintidin 300

Thuốc Agintidin 300

Thuốc trị loét dạ dày Agintidin 300 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, dùng cho điều trị ngắn hạn loét dạ dày tiến triển lành tính. Sản phẩm được sản xuất và đăng ký bởi công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm. Thuốc có thành phần chính là cimetidin với hàm lượng 300mg và lượng tá dược vừa đủ một viên nén.

Thuốc Agintidin 300 được chỉ định trong những trường hợp loét dạ dày, Loét tá tràng tiến triển, chứng trào ngược dạ dày thực quản gây loét, chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng hoặc hội chứng Zollinger – Ellison.

Liều dùng và cách dùng: 

  • Đối với người lớn: uống 1 viên/lần vào 4 lần trong ngày. Bệnh nhân sử dụng thuốc vào các bữa ăn và trước lúc đi ngủ. Thời gian điều trị ít nhất trong vòng 6 tuần. Liều duy trì của thuốc là 1 viên vào trước lúc đi ngủ.
  • Đối với trẻ em: cần phải cân nhắc trước khi sử dụng thuốc cho đối tượng này. Liều thông thường là 30 mg/kg/ngày, mỗi ngày 3 – 4 lần.

Cimetidin có thể tương tác với nhiều thuốc, do đó khi phối hợp với những loại thuốc khác cần phải xem xét kỹ.

>>>Xem thêm: 14 Cách Chữa Viêm Loét Dạ Dày Tại Nhà Hiệu Quả Và Rẻ Nhất Cần Biết

3.2.2. Thuốc trị loét dạ dày Famomed

Thuốc Famomed

Thuốc Famomed

Thuốc Famomed có thành phần chính là Famotidin với hàm lượng 40mg. Famotidin có tác dụng ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 ở tế bào thành dạ dày, nên làm giảm thể tích bài tiết và nồng độ acid dạ dày. Tác dụng ức chế bài tiết acid dạ dày của famotidin mạnh gấp 30 lần so với cimetidin.

Sản phẩm được sản xuất bởi công ty cổ phần dược TW Mediplantex và được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Thuốc Famomed được chỉ định trong những trường hợp bệnh lý như loét dạ dày – tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản và hội chứng Zollinger – Ellison.

  • Liều dùng và cách dùng:
  • Đối với người lớn: Uống một lần 40mg mỗi ngày vào giờ đi ngủ. Hầu hết bệnh nhân có thể liền hoàn toàn vết loét trong 8 tuần sử dụng.
  • Đối với trẻ em 1 – 16 tuổi: Uống một lần 0,5 mg/kg mỗi ngày vào giờ đi ngủ, tổng liều lượng tối đa mỗi ngày là 40mg.
  • Có thể cần giảm liều đối với bệnh nhân bị suy thận nặng.

3.3. Thuốc trị loét dạ dày ức chế bơm proton

Thuốc ức chế chế bơm proton (PPI) có tác dụng gắn và làm bất hoạt H+/K+ ATPase, kiểm soát việc sản xuất acid. Đây là nhóm thuốc trị loét dạ dày có hiệu lực kháng tiết acid tốt nhất do chúng tác động lên con đường cuối cùng của quá trình tiết acid. Thuốc ảnh hưởng rất ít đến khối lượng acid dịch vị, pepsin và những yếu tố nội tại của dạ dày. Thuốc ức chế bơm proton được sử dụng rất nhiều trong lâm sàng.

3.3.1. Thuốc trị loét dạ dày Omeprazol DHG

Thuốc Omeprazol DHG

Thuốc Omeprazol DHG

Thuốc trị loét dạ dày Omeprazol DHG 20mg được bào chế dưới dạng viên nang bao tan trong ruột, có thành phần chính hoạt chất là Omeprazol với hàm lượng 20mg. Sản phẩm được Bộ Y tế chứng nhận an toàn và cấp phép lưu hành trên thị trường Việt Nam.

Omeprazol là chất ức chế sự bài tiết của acid dạ dày do ức chế chuyên biệt bơm proton của tế bào thành dạ dày. Nhờ vậy mà nồng độ acid dịch vị giảm đi, cải thiện tình trạng bệnh loét dạ dày. Ngoài ra, Omeprazol còn có tính kiềm nhẹ, giúp trung hòa acid dạ dày và góp phần đưa pH dạ dày về mức bình thường.

Omeprazol DHG 20mg được chỉ định trong những trường hợp trào ngược dạ dày – thực quản, viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, hội chứng Zollinger – Ellison. Bên cạnh đó, thuốc còn được dùng trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có dương tính với vi khuẩn Helicobacter pylori.

Liều dùng và cách dùng: Dùng 1 viên/ngày, trong trường hợp loét dạ dày nặng hơn có thể dùng 2 viên. Thời gian điều trị trong vòng 8 tuần. Bệnh nhân nên uống thuốc với một cốc nước đun sôi để nguội và trước khi ăn sáng khoảng 30 phút.

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc như buồn ngủ, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, chướng bụng. Do đó cần thận trọng khi sử dụng thuốc trong khi lái xe và vận hành máy móc.

3.3.2. Thuốc trị loét dạ dày Lansoprazol Stada 30mg

Thuốc Lansoprazol Stada 30mg

Thuốc Lansoprazol Stada 30mg

Thuốc Lansoprazol Stada 30mg có thành phần chính là Lansoprazol và được bào chế dưới dạng viên nang cứng. Đây là loại thuốc hiệu quả trong việc điều trị loét dạ dày tiến triển, viêm thực quản, hội chứng Zollinger – Ellison.

Liều dùng và cách dùng: Uống 1 viên/lần/ngày, sử dụng trong vòng 4 tuần, trong trường hợp cần thiết có thể dùng tiếp từ 2 đến 4 tuần nữa. Bệnh nhân dùng thuốc trước khi ăn và không cần nhai viên nang.

Ngoài ra, thuốc còn chống chỉ định đối với trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú.

3.3.3. Thuốc trị loét dạ dày Pantoprazol 40mg 

thuoc-tri-loet-da-day-13

Thuốc Pantoprazol 40mg

Thuốc Pantoprazol 40mg được sản xuất và đăng ký bởi công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco. Đây là loại thuốc trị loét dạ dày – tá tràng ức chế bơm proton.

Liều dùng của thuốc ở người lớn là 40mg/ngày, điều trị trong 4 – 8 tuần. Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén bao phim tan trong ruột, thích hợp để dùng đường uống. Bệnh nhân uống một lần vào mỗi buổi sáng, có thể trước hoặc sau bữa ăn. Lưu ý cần phải uống nguyên viên, không được bẻ hay làm vỡ viên thuốc.

Nếu dừng thuốc đột ngột có thể làm tăng tiết acid trở lại nên bệnh nhân phải tuân thủ đầy đủ cả đợt điều trị. Thận trọng khi sử dụng thuốc ở người có tiền sử bệnh gan, người bị suy thận, trẻ em và người cao tuổi.

3.4. Thuốc bảo vệ niêm mạc và băng bó ổ loét

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày có tác dụng bảo vệ ổ loét bằng cách tạo một phức hợp với các chất như albumin hay fibrinogen tại dịch ở ổ loét tạo thành hàng rào ngăn cản tác dụng của acid pepsin và muối mật. Loại thuốc này có thể làm giảm hấp thu một số loại thuốc khác, nên cần uống cách xa nhau 2 giờ.

3.4.1. Thuốc trị loét dạ dày Misoprostol Stada 200mcg

thuoc-tri-loet-da-day-5

Thuốc Misoprostol Stada 200mcg

Misoprostol có cấu trúc tương tự prostaglandin, có tác dụng kích thích cơ chế bảo vệ ở niêm mạc dạ dày để điều trị và ngăn ngừa viêm loét dạ dày. Thuốc được chỉ định để giảm nguy cơ loét dạ dày gây ra bởi thuốc kháng viêm không steroid, điều trị ngắn hạn loét dạ dày lành tính.

Liều dùng ở người lớn là 100mcg hay 200mcg x 4 lần/ngày, sử dụng trong vòng 8 tuần. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, thích hợp dùng đường uống. Bệnh nhân nên nên chia nhỏ liều, uống thuốc sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Misoprostol Stada 200mcg chống chỉ định ở phụ nữ mang thai.

3.4.2. Thuốc trị loét dạ dày Sucralfate

thuoc-tri-loet-da-day-14

Thuốc Sucralfate

Thuốc Sucralfate là sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm trung ương VIDIPHA. Thuốc có thành phần chính là sucralfat với hàm lượng 1g và lượng tá dược vừa đủ một viên nén. Sucralfat là một phức hợp của nhôm hydroxyd với sulfat sucrose. Nó gắn với protein tại ổ loét giúp bao phủ vết loét và bảo vệ ổ loét trước sự tấn công của acid dịch vị, pepsin và acid mật.

Uống mỗi ngày 4g, chia làm 4 lần hoặc 2 lần trước bữa ăn trong 4 – 8 tuần. Thuốc không khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 14 tuổi và bệnh nhân bị suy thận.

3.5. Thuốc trị loét dạ dày diệt H.pylori

Vi khuẩn HP có khả năng phân hủy ure trong dạ dày, tạo ra NH3 và các độc chất gây tăng tiết acid dạ dày bằng cách kích thích giải phóng gastrin và phá hủy sự bảo vệ dạ dày.

3.5.1. Các hợp chất Bismuth hữu cơ

Các muối bismuth được sử dụng dưới dạng keo subcitrat và subsalicylat. Nó có tác dụng bảo vệ tế bào niêm mạc dạ dày, ức chế hoạt tính của pepsin, chống lại sự tấn công của acid và diệt vi khuẩn H. pylori. Nếu chỉ dùng riêng các muối bismuth thì sẽ diệt được HP ở 20% người bệnh, nhưng khi phối hợp với các loại kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton, có thể có hiệu quả tới 95% bệnh nhân. Do đó bismuth là thành phần quan trọng khi phối hợp các loại thuốc với nhau.

3.5.2. Phác đồ điều trị H. pylori thường dùng

Phác đồ 3 thuốc:

  • PPI + Clarithromycin +  Amoxicillin
  • PPI + Clarithromycin + Metronidazol

Phác đồ 4 thuốc:

  • PPI + Tetracyclin + Metronidazol + Bismuth
  • PPI + Tetracyclin + Amoxicillin + Bismuth

Điều trị trong 1 – 2 tuần và duy trì trong 4 – 6 tuần.

3.6. Các biện pháp điều trị loét dạ dày khác

thuoc-tri-loet-da-day-6

Các biện pháp điều trị loét dạ dày khác

Trong y học cổ truyền, mật ong thường được sử dụng để điều trị đau dạ dày, chúng có tác dụng làm dịu các cơn đau dạ dày. Mật ong thường được kết hợp với nghệ do nghệ có tác dụng làm giảm tiết dịch vị, chống oxy hóa và các gốc tự do, phục hồi và tái tạo niêm mạc dạ dày, làm lành ổ loét. Các nghiên cứu còn chỉ ra curcumin ức chế sự tăng trưởng của chủng vi khuẩn HP ở một nồng độ nhất định. 

Trong đông y còn sử dụng mẫu lệ và mai mực để điều trị viêm loét dạ dày. Hai vị thuốc này có tác dụng giống như antacid do thành phần của chúng có chứa nhiều canxi carbonat giúp trung hòa dịch tiết acid dạ dày. Lá khôi làm giảm độ acid dịch vị, làm giảm nhu động, từ đó làm giảm hiện tượng ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị.

>>>Xem thêm: 14 Cách Chữa Viêm Loét Dạ Dày Tại Nhà Hiệu Quả Và Rẻ Nhất Cần Biết

4. Các phương pháp phòng ngừa loét dạ dày

Chế độ ăn uống và sinh hoạt phòng ngừa bệnh loét dạ dày:

  • Ăn nhiều bữa và nhai kỹ trong khi ăn, không ăn quá nhanh.
  • Hạn chế căng thẳng và stress. Căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của loét dạ dày tá tràng. Đôi khi căng thẳng có thể không tránh khỏi, nhưng bạn có thể dành thời gian tập thể dục, nói chuyện với bạn bè giúp giảm bớt tình trạng trên.
  • Không được hút thuốc vì hút thuốc có thể cản trở lớp màng bảo vệ của dạ dày, khiến dạ dày dễ bị loét hơn. Bên cạnh đó, hút thuốc lá cũng làm tăng acid trong dạ dày.
  • Hạn chế hoặc tránh bia, rượu. Sử dụng quá nhiều rượu có thể gây kích ứng và ăn mòn lớp  nhầy trong dạ dày và ruột của bạn, gây ra viêm và chảy máu.

Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn để tìm hiểu được những loại thuốc trị loét dạ dày phù hợp cho bản thân và gia đình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc và câu hỏi nào hãy liên hệ ngay tới HOTLINE 18006091 để được Scurma Fizzy tư vấn và giải đáp.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091