Triệu Chứng Dạ Dày Ở Người Lớn Mắc Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng

Triệu Chứng Dạ Dày Ở Người Lớn Mắc Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng

Hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều các trường hợp bệnh nhân ở độ tuổi từ 18 đến 65 mắc các bệnh liên quan đến sức khỏe đường tiêu hóa, đặc biệt là ở tá tràng và dạ dày. Trong đó, viêm loét dạ dày – tá tràng đang dần trở thành căn bệnh phổ biến ở nhiều đối tượng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng các bác sĩ, dược sĩ của Scurma Fizzy tìm hiểu về các triệu chứng dạ dày trong bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

1.Triệu chứng dạ dày liên quan đến cấu tạo giải phẫu và chức năng

Để bạn có thể hiểu rõ hơn về các triệu chứng dạ dày có thể xuất hiện trong bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng, tìm hiểu một chút liên quan đến cấu tạo và chức năng của dạ dày không hề thừa một chút nào.

Chức năng quan trọng nhất của bộ máy tiêu hóa là biến đổi thức ăn thành những sản phẩm cuối cùng để cho cơ thể có thể hấp thu qua niêm mạc ruột non vào máu, bổ sung cho phần năng lượng tiêu hao trong quá trình chuyển hóa và hoạt động của sức khỏe.

Chức năng của bộ máy tiêu hóa được thực hiện thông qua ba hoạt động cơ bản là:

Một, hoạt động cơ học

Đây là hoạt động chức năng của lớp cơ thành ống tiêu hóa, có tác dụng nghiền nhỏ thức ăn, tăng diện tích tiếp xúc và nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa, nhờ đó làm tăng tốc độ các phản ứng hóa học để tiêu hóa thức ăn.

Hai, hoạt động bài tiết

Đó là các hoạt động chức năng của các tuyến tiêu hóa. Hoạt động này có tác dụng bài tiết các loại dịch tiêu hóa, trong đó chứa đựng các enzym xúc tác các phản ứng hóa học để tiêu hóa thức ăn thành các dạng đơn giản có thể hấp thu được vào máu.

Nhờ đó, phản ứng tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa xảy ra rất nhanh và mạnh.

Ba, hoạt động hấp thu

Hoạt động này là hoạt động chức năng của các tế bào niêm mạc ống tiêu hóa với tác dụng vận chuyển các sản phẩm tiêu hóa từ lòng ống tiêu hóa vào trong máu.

Trong đó, các đoạn của ống tiêu hóa liên tục nối tiếp nhau để thực hiện chức năng chung của bộ máy tiêu hóa bằng các hoạt động chức năng cơ bản nói trên. Đối với dạ dày, hoạt động cơ học và hoạt động bài tiết diễn ra mạnh mẽ hơn nhiều so với hoạt động hấp thu.

Vì vậy, về cấu tạo giải phẫu của dạ dày cũng sẽ rất đặc trưng cho hai chức năng trên.

>>>> Tìm hiểu thêm: Những Thông Tin Bổ Ích Xung Quanh Dạ Dày Hành Tá Tràng Viêm Loét 

cấu tạo của dạ dày

Cấu tạo cơ học của dạ dày

Dạ dày có cấu tạo là một đoạn ống tiêu hóa phình to ra và trên toàn bộ ống tiêu hóa thì dạ dày là phình to nhất. Dạ dày nối giữa thực quản và tá tràng, ở vị trí nằm sát dưới vòm hoành trái của cơ hoành.

Nếu dọc xương ức kẻ một đường thẳng cắt dọc qua bụng thì đường thẳng đó gọi là đường chính giữa, thì dạ dày nằm chủ yếu về phía bên trái của đường chính giữa bụng và cạnh hạ sườn trái. Còn lại, một phần nhỏ dạ dày ứng với khu vực thượng vị và hạ sườn phải mà thôi.

Dạ dày rất co giãn và không hoàn toàn có một hình dáng nhất định. Hình dạng của dạ dày phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau, bao gồm lượng thức ăn nạp vào cơ thể, tư thể cơ thể đang đứng, ngồi hay nằm, kích thước của lồng ngực bình thường, độ tuổi, giới tính,…

Dạ dày được chia làm 4 phần chính.

  • Thứ nhất là phần tâm vị nằm ở trên, kế cận với thực quản dọc sau xương ức.

Tâm vị có cả lỗ tâm vị với cấu tạo là cửa ngõ thông giữa thực quản và dạ dày, không có van đóng kín mà nhờ nếp niêm mạc với nhiều lớp cơ giúp đóng chặt lỗ tâm vị lại.

  • Thứ hai là phần đáy vị

Có hình chỏm cầu úp ngược, thường chứa không khí nhưng lại có chức năng rất tuyệt vời. Khi bạn nằm xuống, thức ăn sẽ tràn đều khắp dạ dày, nhờ cấu tạo hình chỏm cầu này mà thức ăn sẽ không bị tràn lên lỗ tâm vị gây nên tình trạng dạ dày – thực quản trào ngược.

Ngoài ra, nếu bạn chẳng may đứng trồng cây chuối ngược chân lên trên trời, thức ăn sẽ rơi xuống đáy vị để hứng trọng toàn bộ phần thức ăn trong dạ dày, không để thức ăn trào ngược ra.

>>>> Tìm hiểu ngay: Dạ Dày Thực Quản Trào Ngược Xuất Hiện Theo Cơ Chế Nào?

  • Thứ ba, phần thân vị được nối tiếp phía dưới đáy vị.

Phần thân vị thường là phần dạ dày hay xuất hiện các bệnh lý về dạ dày, đặc biệt là viêm loét dạ dày – tá tràng.

  • Cuối cùng là phần môn vị gồm hang môn vị nối tiếp với thân vị.

Phần môn vị này có ống môn vị được thu hẹp lại giống như một cái phễu đổ vào lỗ môn vị để đưa thức ăn vào tá tràng.

triệu chứng ở các lớp của thành dạ dày

Các lớp của thành dạ dày

2.Triệu chứng dạ dày xuất hiện với các nguyên nhân thường gặp trong bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Loét dạ dày – tá tràng, trong tiếng anh được gọi là peptic ulcer, là một loại bệnh mạn tính, diễn biến có tính chu kỳ. Tổn thương là những ổ loét tại niêm mạc dạ dày – tá tràng có thể xâm lấn sâu hơn qua lớp dưới niêm mạc.

Vị trí ổ loét ở dạ dày và ở hành tá tràng. Tổn thương xuất hiện thường là một ổ loét nhưng cũng có thể có từ hai ổ loét trở lên. Đường kính ổ loét thường dưới 2 cm và hay gặp ở các vị trí như bờ cong nhỏ, hang vị, môn vị và hành tá tràng.

Viêm loét dạ dày - tá tràng xuất hiện ở dạ dày

Viêm loét dạ dày – tá tràng xuất hiện các triệu chứng dạ dày

Hiện nay, cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày – tá tràng vẫn chưa thật sự rõ ràng và có nhiều yếu tố liên quan đến sự hình thành và phát triển của bệnh. 

Quá trình hình thành ổ loét là hậu quả của sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày. Yếu tố tấn công có thể là acid HCl, pepsin, vi khuẩn Helicobacter pylori,…

Yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày là sự nguyên vẹn của biểu mô phủ, sự tiết dịch nhầy và lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc, vai trò của tuần hoàn và thần kinh,….

Mọi quá trình làm cho yếu tố tấn công tăng lên mà không có sự củng cố đúng mức của các yếu tố bảo vệ hoặc yếu tổ bảo vệ bị giảm sút mà không đồng thời giảm tương ứng yếu tố tấn công đều có thể dẫn tới tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng.

2.1.Vai trò của acid và pepsin dịch vị

Đây là hai yếu tố cần thiết cho quá trình hình thành nên loét dạ dày – tá tràng. Vai trò của acid HCl đã được chứng minh trong hội chứng Zollinger – Ellison với nhiều ổ loét ở dạ dày và tá tràng do tiết quá nhiều gastrin và sản xuất quá nhiều acid.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp loét dạ dày – tá tràng đều có tình trạng tăng acid dịch vị.

2.2.Tác động của vi khuẩn Helicobacter pylori

Trong nguyên nhân và bệnh sinh của bệnh lý loét dạ dày – tá tràng, đóng vai trò chủ yếu là Helicobacter pylori.

Đây là một loại xoắn khuẩn Gram âm, sống ở lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc tá tràng, dạ dày, làm tổn thương niêm mạc tại chỗ bằng cách thoái hóa lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng và sản xuất ra các men làm tổn thương các tế bào niêm mạc.

Vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày - tá tràng

Vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày – tá tràng

Vi khuẩn này tiết ra men urerase để thủy phân ure thành amoniac gây độc với tế bào niêm mạc, đồng thời ngăn cản quá trình tổng hợp chất nhầy làm thay đổi chất lượng và phân bố chất nhầy trên bề mặt niêm mạc.

Như vậy, sự toàn vẹn của lớp chất nhầy không còn được như trước, kèm theo sự tổn thưởng các tế bào biểu mô nên các yếu tố tấn công như acid HCl hoặc pepsin tác động trực tiếp vào tế bào biểu mô và dẫn tới loét.

2.3.Yếu tố tinh thần của người bệnh

Mọi căng thẳng thần kinh kéo dài sẽ gây co mạch và tăng tiết acid tại dạ dày khiến gây ra tình trạng loét, vết loét lại kích thích vỏ não và dạ dày được vỏ não kích thích lại theo cơ chế phản hồi.

Cơ chế này có sự thông qua của một loạt hormon là cortisol. Cortisol với tác dụng tốt là chống stress nhưng có một tác dụng không mong muốn là kích thích tế bào viền trên niêm mạc dạ dày tăng tiết acid HCl kéo dài.

Từ đó, gia tăng yếu tố tấn công và nếu có sự suy giảm các yếu tố bảo vệ phối hợp sẽ gây ra tình trạng loét dạ dày.

2.4.Ảnh hưởng của một số loại thuốc gây ra các triệu chứng dạ dày

Các thuốc corticoid và NSAIDs có tác dụng phụ là ức chế tổng hợp prostaglandin. Trong đó, prostaglandin có vai trò kích thích sản sinh chất nhầy và bicarbonat.

Trong khi đó, thuốc corticoid lại ức chế men phospholipase A2 và thuốc NSAIDs lại ức chế enzym COX 1. Từ đó, làm gián đoạn quá trình sản sinh prostaglandin nên dạ dày cũng suy giảm khả năng sản sinh chất nhầy và bicarbonat.

Vì vậy, yếu tố bảo vệ bị suy giảm trong khi yếu tố tấn công vẫn không đổi. Do đó, gây ra tình trạng loét dạ dày – tá tràng.

2.5.Yếu tố di truyền

Bệnh nhân bị loét dạ dày – tá tràng thường có tiền sử gia đình, trong đó những người nhà liên quan ruột thịt cũng bị loét dạ dày – tá tràng. Ngoài ra, những người có nhóm máu O có tỷ lệ loét dạ dày – tá tràng cao hơn nhóm máu khác đến 1,4 lần.

2.6.Thói quen ăn uống

Ăn uống các chất kích thích như uống rượu bia, ăn các thực phẩm cay nóng hoặc quá lạnh, vận động mạnh thường xuyên ngay sau khi ăn no đều có thể gây ra các tác động tổn hại nghiêm trọng đến niêm mạc dạ dày và khiến cho tình trạng của các vết loét ngày càng trầm trọng.

Trong các yếu tố trên, yếu tố có thể thay đổi được là yếu tố tinh thần và bệnh lý thông qua việc có một lối sống lành mạnh và chữa trị các bệnh cấp tính. Còn các yếu tố còn lại không thể thay đổi được, ở những người có yếu tố nguy cơ cần gia tăng việc tầm soát loét dạ dày – tá tràng.

3.Triệu chứng dạ dày xuất hiện ở bệnh nhân bị viêm loét dạ dày – tá tràng

Các triệu chứng dạ dày lâm sàng được chia làm hai loại là triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thế.

3.1.Triệu chứng cơ năng: đau thượng vị

Đau thượng vị là cơn đau có tính chu kỳ (về tính chất và thời gian) khi chưa xuất hiện biến chứng. Tính chu kỳ về tính chất cơn đau là do acid HCl làm bỏng niêm mạc dạ dày – tá tràng dẫn đến bệnh nhân có cảm giác đau âm ỉ, nóng bỏng, rát ở vùng thượng vị.

Cơn đau sẽ giảm nhanh khi sử dụng các loại thuốc khác acid như các antacid dạng kiềm như Ma-giê hoặc nhôm hydroxid để trung hòa lượng acid trong dạ dày – tá tràng, từ đó làm giảm ngay tình trạng bỏng rát niêm mạc.

>>>> Tìm hiểu ngay: Đau Ở Thượng Vị, Nguyên Do Và Phương Pháp Giải Quyết

đau thượng vị

Đau dạ dày khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng

Về tính chu kỳ trong thời gian xuất hiện cơn đau dựa theo nhịp điệu bữa ăn và theo mùa.

Theo nhịp điệu bữa ăn, bị loét dạ dày sẽ bị đau khi ăn no, thường xuất hiện sau khoảng từ 1 đến 2 giờ sau khi ăn do dạ dày phải co bóp để nghiền trộn thức ăn nên thức ăn tiếp xúc trực tiếp lên ổ loét.

Bị loét tá tràng thì sẽ bị đau khi đói, xuất hiện khoảng từ 4 đến 6 giờ sau khi ăn, lúc này dạ dày rỗng nên dạ dày tiết dịch vị tâm lý, lỗ môn vị hé mở làm dịch vị tâm lý xuống tá tràng và tác động lên ổ loét gây đau.

Bệnh nhân sẽ cảm thấy đỡ ngay sau khi ăn do có sự kích thích đóng lỗ môn vị. Loét dạ dày – tá tràng là phải có ổ loét ở cả dạ dày và tá tràng.

Theo mùa thì cơn đau thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, do đây là thời điểm sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nên giảm các yếu tố bảo vệ, đồng thời đây cũng là thời điểm các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh nhất, trong đó có Helicobacter pylori nên tăng các yếu tố tấn công.

Vì vậy, khởi phát cơn đau thượng vị trong loét dạ dày – tá tràng theo mùa có đặc điểm là thời gian đau ngắn hơn nhiều so với thời gian nghỉ đau và nếu thời gian đau tăng lên vượt qua cả thời gian nghỉ đau thì chứng tỏ đã có biến chứng.

Thông thường, chiếm từ 10 đến 20% các bệnh nhân bị loét câm, tức là loét nhưng không có triệu chứng đau thượng vị.

3.2.Triệu chứng dạ dày cơ năng là các triệu chứng không đặc hiệu

Đầu tiên là triệu chứng ợ chua. Đây là hậu quả của việc tăng tiết acid dịch vị và có sự kích thích mở lỗ tâm vị.

Thứ hai là ợ hơi. Đó là khi tăng tiết acid, cơ thể cũng tăng tiết các yếu tố bảo vệ trong đó có bicarbonat để trung hòa lại lượng acid tiết ra, từ đó sinh ra khí hơi cacbonic. Thư ba là hiện tượng buồn nôn và nôn hoặc táo bón, tiêu chảy thất thường.

3.3.Triệu chứng dạ dày thực thể

Các triệu chứng dạ dày thực thể thường chỉ thăm khác được khi bệnh nhân đang có cơn đau. Lúc này, bệnh nhân có thể bị co cứng cơ vùng thượng vị do dạ dày đang chống lại tình trạng bỏng rát acid HCl tại niêm mạc dạ dày – tá tràng.

Ngoài ra, người bệnh bị loét dạ dày sẽ cảm thấy đau khi ấn điểm thượng vị nằm tại trung điểm của đường nối rốn và mũi ức. Người bệnh bị loét tá tràng cũng sẽ cảm thấy đau khi ấn điểm môn vị cách điểm thượng vị 2cm lệch sang phía bên phải.

Nếu ấn và hai điểm trên mà bệnh nhân đều thấy đau thì người bệnh đã có khả năng bị loét dạ dày – tá tràng kết hợp.

4.Triệu chứng dạ dày cần chẩn đoán và xét nghiệm như thế nào?

4.1.Xét nghiệm cận lâm sàng: chụp X-quang dạ dày – tá tràng cản quang

Đây là phương pháp quan sát gián tiếp, loét dạ dày – tá tràng có thể quan sát thấy tổn thương loét đặc trưng hình con tép do sự co kéo cấu trúc gây ra bởi ổ loét. Phương pháp này thực hiện rất nhanh, giá cả hợp lý mà dễ dàng thực hiện ở nhiều cơ sở y tế.

Tuy nhiên, đây là phương pháp quan sát gián tiếp nên không phát hiện được nhiều ổ loét nhỏ, các ổ loét mới xuất hiện do chưa đủ làm co kéo, biến dạng cấu trúc cấu tạo của thành tá tràng và dạ dày.

Đồng thời, phương pháp này cũng không phát hiện được vi khuẩn Helicobacter pylori và không xác định được ổ loét lành tính hay ác tính.

4.2.Xét nghiệm bằng nội soi dạ dày – tá tràng

Nội soi dạ dày – tá tràng là phương pháp quan sát trực tiếp và có thể tiến hành sinh thiết tìm các tế bào ác tính và tìm vi khuẩn Helicobacter pylori, đồng thời có thể can thiệp trực tiếp vào ổ loét, chẳng hạn như sử dụng thuốc cần máu tại chỗ là adrenalin để co mạch tại chỗ.

Chẩn đoán viêm loét dạ dày bằng phương pháp nội soi

Chẩn đoán viêm loét dạ dày bằng phương pháp nội soi

Tuy nhiên, phương pháp này tốn một chi phí không lớn nhưng sẽ gây đau, và chỉ thực hiện được ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện gây mê hồi sức cấp cứu và có nguy cơ lây nhiễm chéo.

4.3.Các tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loét dạ dày – tá tràng

Thông qua các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm tìm vi khuẩn Helicobacter pylori

Như xét nghiệm xâm lấn (CLO test, nuối cấy vi khuẩn,…) và xét nghiệm không xâm lấn (ELISA, test thở ure,…).

Trong đó, quan trọng nhất là test thở ure thông qua việc xác định sự có hay không có mặt urerase trong lòng dạ dày bằng cách theo dõi nồng độ CO2 trong hơi thở của bệnh nhân trước và sau khi uống một lượng ure.

Nếu có urerase và nồng độ CO2 tăng lên thì có thể kết luận được có hay không có vi khuẩn Helicobacter pylori.

  • Xét nghiệm thăm dò chức năng dạ dày: nay ít dùng. 

Với nội dung của bài viết trên, chắc hẳn là bạn cũng đã biết được những triệu chứng dạ dày trong bệnh lý viêm loét dạ dày – tá tràng xuất hiện vì lý do gì. Hãy xây dựng cho bản thân và gia đình một thói quen sinh hoạt và ăn uống thật khoa học và lành mạnh để phòng tránh nguy cơ xuất hiện cũng như các biến chứng có thể bắt gặp xuất phát từ bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được đội ngũ bác sỹ, dược sĩ của Scurma Fizzy giải đáp và tư vấn miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091