15 Nguyên Nhân Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Sơ Sinh Cần Phải Chú Ý

15 Nguyên Nhân Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Sơ Sinh Cần Phải Chú Ý

Hiện nay, bệnh trào ngược dạ dày là một căn bệnh vô cùng phổ biến và được khá nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bậc phụ huynh khi có con nhỏ. Bất kì một bậc phụ huynh nào khi thấy con của mình bị trào ngược dạ dày chắc hẳn cũng đặt ra những câu hỏi: nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là gì, trào ngược dạ dày như thế có nguy hiểm không, làm thế nào để khắc phục các nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ cũng như cách để chăm sóc trẻ trong trường hợp bị trào ngược. Vì vậy, các bạn hãy cùng Scurma Fizzy giải đáp các thắc mắc về nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và các vấn đề liên quan đến trào ngược dạ dày ở trẻ.

trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là gì?

1.Như thế nào là trào ngược dạ dày?

Trào ngược dạ dày thực quản thường được định nghĩa là sự di chuyển của các chất trong dạ dày đi lên thực quản. Thực quản là ống có vai trò dẫn thức ăn từ họng xuống dạ dày. Ở phía dưới cùng của thực quản, tức là nơi nối với dạ dày, có một cơ quan gọi là cơ vòng thực quản dưới. Khi cơ vòng thực quản dưới không đóng hoàn toàn, các chất trong dạ dày cùng với dịch tiêu hóa sẽ bị đẩy lên trên thực quản gây nên hiện tượng trào ngược dạ dày. Đây cũng chính là nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp ở cả trẻ sơ sinh, trẻ em và người trưởng thành nhưng đặc biệt hay gặp ở trẻ sơ sinh. 

2.Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh gồm những dạng nào và cách nhận biết như thế nào?

trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có hai dạng là trào ngược dạ dày sinh lý và trào ngược dạ dày bệnh lý. Hai dạng này có các đặc điểm khác nhau, nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh của hai dạng này khác nhau, nó thể hiện trên trẻ với những biểu hiện khác nhau. Do đó, mức độ nguy hiểm của chúng cũng không giống nhau và mỗi dạng có những cách xử trí riêng.

2.1 Trào ngược dạ dày sinh lý:

Trào ngược dạ dày sinh lý là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, ảnh hưởng đến phần lớn trẻ sơ sinh vào một thời điểm nào đó, thậm chí có thể không xảy ra ở mỗi lần cho ăn, hoặc có thể xảy ra mỗi ngày. Hiện tượng trào ngược dạ dày sinh lý có thể xảy ra một vài lần một ngày hoặc chỉ một lần một ngày. Trẻ sơ sinh thường nôn ra sữa hoặc thức ăn với một lượng ít hoặc đáng kể. Việc nôn trớ ở trẻ sơ sinh là hoàn toàn bình thường nếu các hiện tượng nôn trớ xảy ra trong một thời gian ngắn (thường dưới 6 tháng), xảy ra với tần suất thấp, không liên tục và đồng thời không để lại những triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng cho trẻ, trẻ vẫn chơi đùa, không bỏ bú mẹ và lên cân đều, không sụt cân. Khoảng một nửa số trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi sẽ trớ ít nhất một lần mỗi ngày, và hiện tượng này thường sẽ đạt đỉnh điểm trong khoảng thời gian từ 2-4 tháng và đối với hầu hết trẻ sơ sinh. Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh sẽ giảm dần theo thời gian và biến mất khi trẻ được trên 12 tháng tuổi.

2.2 Trào ngược dạ dày bệnh lý:

Đối với trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày bệnh lý, các hiện tượng trào ngược thường xảy ra với tần suất cao hơn, xảy ra với thời gian kéo dài, có thể để lại một số triệu chứng ở các mức độ nguy hiểm khác nhau như trẻ bỏ ăn, bỏ bú, không tăng cân, có thể khạc mạnh một cách kiên tục, chất lỏng phun ra có màu xanh lá cây hoặc màu vàng, có thể khạc ra máu hoặc có máu ở trong phân,… Các triệu chứng này vẫn xảy ra khi bé trên 6 tháng tuổi. Trào ngược dạ dày bệnh lý có thể ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ sau này. Chính vì thế, nếu nghi ngờ trẻ có các biểu hiện của trào ngược dạ dày bệnh lý, bạn hãy tìm đến bác sĩ hoặc các chuyên gia có kinh nghiệm để tìm ra các nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và có thể có các giải pháp thích hợp, kịp thời. Một số nguyên nhân sẽ được giải đáp ở phần dưới đây.

>>>> Đọc thêm: Trẻ Sơ Sinh Bị Dạ Dày Trào Ngược, Mẹ Cần Biết Những Thông Tin Gì?

3.Đâu là nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh? Hiện tượng này sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

3.1 Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ khác nhau, tuy nhiên chúng được chia thành hai nhóm chính là nhóm nguyên nhân do sinh lý và nhóm nguyên nhân do bệnh lý. Hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân để có thể dễ dàng kiểm soát được hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh.

3.1.1 Nguyên nhân sinh lý gây ra ở trẻ sơ sinh hiện tượng trào ngược

nguyên nhân do sinh lý

Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh do sinh lý

  • Nhóm nguyên nhân này thường gặp ở các trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Ở nhóm trẻ này, các cơ quan tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày còn chưa hoàn thiện, niêm mạc dạ dày còn rất nhạy cảm nên hấp thu các chất dinh dưỡng rất kém, đồng thời dạ dày nằm ở gần ngực hơn so với người trưởng thành nên thức ăn rất dễ bị đẩy lên thực quản gây nôn trớ.
  • Cơ vòng thực quản của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện dẫn tới đóng mở không kín, khi dạ dày co bóp thì sẽ làm thức ăn qua khe hở đi lên thực quản gây trào ngược
  • Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh do thức ăn: do trẻ còn nhỏ nên hệ thống tiêu hóa kém, thức ăn cho trẻ sơ sinh chủ yếu dạng lỏng, ví dụ như sữa, cháo,… nên các thức ăn này dễ dàng lọt qua khe để đi lên thực quản.
  • Nếu trẻ sử dụng một số loại thức ăn khó tiêu thì thức ăn sẽ ở trong dạ dày lâu, dễ bị trào ngược lên.
  • Ảnh hưởng của tư thế bú: thông thường mẹ thường cho trẻ nằm để bú, khi đó dạ dày của bé nằm ngang, làm tăng khả năng sữa bị trào lên thực quản.
  • Các mẹ cho trẻ ăn quá no, thức ăn dễ bị đẩy lên trên thực quản thì có thể làm tăng nguy cơ trào ngược.
  • Đối với các trẻ sơ sinh bú bình, nếu núm ti quá to, sữa sẽ đi vào với tốc độ lớn cũng làm trẻ dễ bị nôn trớ
  • Trong một số trường hợp, nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có thể là do sinh non. Trẻ sinh non thường có khả năng bị nôn trớ cao hơn so với  trẻ sinh đủ ngày.

Đối với các nguyên nhân trào ngược dạ dày do sinh lý, trẻ có thể phát triển hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau. Do vậy, nếu thấy các con của mình bị trào ngược dạ dày do sinh lý thì các phụ huynh không cần phải quá lo lắng

3.1.2 Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh do bệnh lý

Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Nếu trào ngược dạ dày do sinh lý không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh thì trào ngược dạ dày bệnh lý lại có ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của trẻ. Có một số nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh do bệnh lý như sau:

  • Trẻ có bị một số dị tật bẩm sinh như: dị tật ở cơ vòng, sa dạ dày làm cho cơ vòng không thể siết đóng chặt, dẫn tới thức ăn bị đẩy lên
  • GERD- bệnh trào ngược dạ dày thực quản: chất trào ngược có lượng acid đủ để kích thích hoặc làm hỏng niêm mạc thực quản
  • Hẹp môn vị: một van giữa dạ dày và ruột non bị thu hẹp, ngăn cản không cho thức ăn và các chất khác trong dạ dày đổ vào ruột non, thức ăn không thể được chuyển ra khỏi dạ dày, dạ dày bị ứ thức ăn và bị đẩy lên thực quản khi đầy.
  • Trẻ bị không dung nạp thực phẩm: một số protein trong sữa bò là nguyên nhân phổ biến nhất
  • Trẻ có thể bị dị ứng thức ăn. thường là dị ứng sữa, kích ứng niêm mạc dạ dày ruột, đẩy thức ăn lên
  • Bất thường về giải phẫu như hẹp tá tràng, bất thường về sự quay của ruột. Tắc tá tràng là nguyên nhân của sự tắc ruột ở trẻ sơ sinh, dẫn đến tình trạng thức ăn không được đẩy đi. Bất thường về sự quay ruột là tình trạng mà trong quá trình phát triển của phôi thai, ruột nhô ra từ khoang bụng. Khi nó quay về phía vùng bụng, đại tràng thường quay ngược chiều kim đồng hồ, với manh tràng sẽ dừng lại ở góc dưới bên phải. Khi ruột quay không hoàn toàn sẽ dẫn tới manh tràng sẽ kết thúc ở nơi không đúng với vị trí của nó, có thể gây tắc ruột do các dây chằng trải dài qua tá tràng hoặc do xoắn ruột non. 
  • Một số trẻ mắc các bệnh lý như bại não, nhiễm trùng toàn thân hay hở van tim bẩm sinh cũng có khả năng bị trào ngược dạ dày.

Nếu trẻ sơ sinh bị nôn trớ do một số nguyên nhân trên thì trào ngược dạ dày là do bệnh lý. Khi đó, trào ngược dạ dày sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Vậy, trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của trẻ, hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo.

3.2 Nếu gặp phải những nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có thể sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

Việc bị trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có ảnh hưởng nghiêm trọng hay không đến trẻ còn tùy thuộc vào dạng trào ngược dạ dày là sinh lý hay bệnh lý. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên biết được các hậu quả này để phòng tránh cho trẻ.

3.2.1 Hậu quả khi trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày sinh lý

Trào ngược dạ dày sinh lý là một biểu hiện rất bình thường ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng về vấn đề này. Chỉ cần chú ý trong một số trường hợp, trào ngược dạ dày sinh lý có thể dẫn tới tình trạng thức ăn và dạ dày bị trào lên đường thở làm tắc nghẽn đường thở của trẻ nhưng trường hợp này rất ít xảy ra. Do đó, trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là vô hại và khi trẻ phát triển đến trên 8 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa của trẻ được hoàn thiện, hiện tượng trào ngược sẽ được giảm dần và biến mất.

3.2.2 Hậu quả khi trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày bệnh lý

Đối với trẻ khi bị trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý, phụ huynh cần chú ý để phát hiện bệnh sớm để có thể điều trị. Nếu không được điều trị kịp thời, trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có thể dẫn tới những biến chứng vô cùng nguy hiểm, điển hình như một số biến chứng sau:

  • Các biến chứng ở tiêu hóa: do các nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh, thức ăn bị đẩy từ dạ dày lên thực quản, trong thức ăn chứa nhiều các loại vi khuẩn gây hại làm cho trẻ bị viêm thực quản ở nhiều mức độ khác nhau như tổn thương thực quản, đặc biệt nghiêm trọng là barrett thực quản.

Khi được hỏi về bệnh Barrett thực quản, GS.TS Đào Văn Long – Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Barrett thực quản có lliên quan đến việc nguy cơ bệnh tình tiến triển thành ung thư thực quản ngày càng gia tăng. Barrett đoạn dài (thường lớn 2cm) có nguy cơ tiến triển thành ung thư cao hơn, Barrett đoạn ngắn thì hiếm khi có nguy cơ trở thành ung thư”.

  • Biến chứng về hô hấp: trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý có thể ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ sơ sinh. Trẻ có thể khó thở hoặc thở khò khè, ho kéo dài và quá trình điều trị triệu chứng thông thường không làm thuyên giảm tình trạng bệnh. Nguyên nhân khiến trẻ bị khò khè là do khi trào ngược các chất từ dạ dày lên thực quản, acid dạ dày có thể khiến cho thanh quản dày lên, làm cho trẻ thở khò khè. Thậm chí, trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn tới tình trạng trẻ bị hen suyễn. Đây là một biến chứng hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ sau này. Ngoài ra, trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh có thể dẫn tới mòn răng, viêm xoang, và các bệnh lý về tai mũi họng. Khi acid dạ dày bị trào ngược có thể theo thức ăn ra khoang miệng, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, răng trẻ có thể bị bào mòn do câu trúc răng còn yếu. Đồng thời, nếu thức ăn di chuyển lên mũi có thể gây viêm xoang, lên tai có thể gây ra các bệnh lý về tai,….
  • Ngoài các biến chứng nguy hiểm trên, trẻ sơ sinh có thể bị suy dinh dưỡng, chán ăn, chậm tăng cân, chậm lớn,…

>>>> Tìm hiểu ngay: Khi Bị Trào Ngược, Bé Của Bạn Sẽ Có Những Dấu Hiệu Như Thế Nào?

4.Biện pháp khắc phục các nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh để phòng ngừa trào ngược dạ dày.

4.1 Đối với các nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh do sinh lý, để khắc phục bạn cần:

4.1.1 Chia nhỏ các bữa ăn:

chia nhỏ bữa ăn

Biện pháp giảm trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Nếu bạn cho trẻ sơ sinh uống sữa với một lượng lớn, dạ dày của trẻ có thể bị đầy, kết hợp với việc hấp thu ở dạ dày của trẻ con hạn chế, cơ vòng thực quản còn yếu chưa thể đóng kín, trẻ rất dễ bị trào ngược. Do vậy, bạn cần chia các bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ, cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày ở những khoảng thời gian cố định và hợp lý. Mỗi lần bú cho trẻ bú từ 30-60 ml, đối với những trẻ lớn hơn bú nhiều hơn 60 ml thì nên bế trẻ ở tư thế đầu cao để sữa có thể đi xuống phía dưới. Thời gian giữa các lần bú nên cách nhau tối thiểu là 2 giờ và cách nhau tối đa là 4 đến 5 giờ. Chú ý là không nên ẵm trẻ lên vai do tư thế sẽ khiến trẻ dễ bị nôn trớ sữa ra ngoài.

>>>> Đọc thêm: Mẹ Cần Phải Làm Gì Nếu Con Bị Trào Ngược Dạ Dày?

4.1.2 Chọn tư thế nằm bú hợp lý

Tư thế nằm bú sai là một nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Chính vì thế, cần có tư thế nằm bú hợp lý

nguyên-nhân-trào-ngược-dạ-dày-ở-trẻ-sơ-sinh5.jpg

Biện pháp giảm trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

  • Tư thế bú ngồi: trước tiên, các bà mẹ nên chọn một chỗ ngồi thoải mái, có thể ngồi kéo dài khoảng 30 phút. Sau đó mẹ bế bé lên ôm vào lòng, hai cánh tay tạo thành hình vòng cung ôm bé. Đây là một tư thế rất phổ biến cũng rất dễ làm. Nếu bạn cho bé bú bầu ngực bên phải thì dùng tay bên phải đỡ bé và ngược lại. Phải đảm bảo đầu, lưng và mông của bé nằm trên một đường thẳng. Bụng của bé chạm vào bụng của mẹ và mặt của bé chạm vào ngực của mẹ.Một số bà mẹ có một sai lầm trong việc chọn tư thế bú đó là cho bé nằm ngửa, chỉ có mặt nghiêng về phía ngực của mẹ. Tư thế này sẽ khiến cổ của bé bị mỏi, khó chịu, không thoải mái và có thể có hại cho cổ của bé.
  • Tư thế bú nằm: trong trường hợp mẹ không thế ngồi hoặc mẹ muốn cho trẻ bú để trẻ đi ngủ, mẹ có thể cho bé nằm nghiêng cạnh mình để bé có thể bú. Ở tư thế này, mẹ nằm nghiêng song song với trẻ và nằm sát trẻ để cho trẻ bú rồi lấy tay đỡ đầu trẻ. Tư thế này giúp mẹ thoải mái hơn, không bị áp lực của con đè lên trong thời gian dài. Tuy nhiên, các bà mẹ nên chú ý quan sát con trong thời gian trẻ bú do ti mẹ có thể làm ngạt thở trẻ nếu mẹ không quan sát cẩn thận.

4.1.3 Nếu trẻ không bú mẹ, cho trẻ bú bình đúng cách:

Hầu hết các bậc cha mẹ đều không để ý đến cách bú bình sao cho hợp lý. Bú bình là cách bú rất dễ gây sặc sữa, nôn trớ do khó kiểm soát được dòng sữa chảy ra. Trẻ rất dễ bị trào ngược nếu các bậc cha mẹ cần phải chú ý:

  • Phải chọn bình sữa có chất lượng tốt, chịu nhiệt tốt, đặc biệt là phải có kích thước phù hợp với độ tuổi của trẻ. Không nên chọn những loại có núm ti quá nhỏ cho những trẻ có nhu cầu ti sữa cao và không nên chọn những núm ti quá to cho những trẻ còn rất nhỏ, yếu vì tia sữa mạnh có thể làm cho bé bị sặc.
  • Khi bú bình, tuyệt đối không cho bé nằm bú mà phải bế bé tương tự bú mẹ
  • Đảm bảo bình sữa có độ nghiêng hợp lý. Nếu để quá thấp, bé không thể bú được sữa, nếu để quá cao hoặc dốc ngược bình sữa thì trẻ dễ sặc sữa
  • Không rung lắc bình sữa trong lúc trẻ đang bú sữa
  • Khi bú bình xong thì không nên để nô đùa, đưa bé lên xuống và cũng không để bé nằm ngay.

4.1.4 Hỗ trợ bé ợ hơi

nguyên-nhân-trào-ngược-dạ-dày-ở-trẻ-sơ-sinh6.jpg

Biện pháp giảm trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Hơi trong dạ dày của trẻ cũng là một trong những nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Hỗ trợ bé ợ hơi là một cách hữu hiệu để có thể đẩy khí trong dạ dày của bé ra ngoài, tránh tạo áp lực cho dạ dày. Để hỗ trợ bé ợ hơi, các bậc cha mẹ có thể bế bé thẳng đứng, đầu bé áp vào vai cha mẹ, cha mẹ dùng tay vỗ nhẹ lưng bé cho đến khi có phản ứng ợ hơi xảy ra. Việc này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và tiêu hóa dễ hơn. Sau khi ợ hơi, có thể đặt bé nằm xuống để bé tự chơi. Nên sử dụng gối cao một chút, tốt nhất là có thể sử dụng gối dành riêng cho trẻ bị trào ngược dạ dày mà bác sĩ khuyên dùng.

4.1.5 Sơ cứu kịp thời nếu bé sặc sữa

nguyên-nhân-trào-ngược-dạ-dày-ở-trẻ-sơ-sinh7.jpg

Biện pháp giảm trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Sặc sữa là một hiện tượng rất phổ biến ở các trẻ sơ sinh. Nếu hiện tượng này không được xử lý kịp thời, thức ăn hay sữa sẽ đi lên đường hô hấp của trẻ làm tắc nghẽn đường thở của trẻ. Khi bị tắc nghẽn đường thở, trẻ thường có biểu hiện tím tái, thở ngắt quãng, thậm chí có thể ngưng thở đột ngột và có thể dẫn đến tử vong. Chính vì thế, cần có cách xử lý kịp thời. Khi thấy trẻ có các biểu hiện của sặc sữa hoặc thức ăn, hãy ngay lập tức giúp trẻ nằm nghiêng, kích thích trẻ thở bằng cách vỗ nhẹ lưng trẻ để sữa có thể tự chảy ra ngoài. 

Sau khi đã đẩy được sữa hoặc thức ăn ra ngoài, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và làm sạch đường hô hấp để tránh nhiễm khuẩn. Nếu cần thiết thì phải sử dụng thuốc cho trẻ nhưng nên hạn chế tối đa do thuốc có ảnh hưởng không tốt đến hệ miễn dịch của trẻ sau này.

4.1.6 Khi cho trẻ ăn nên mặc quần áo rộng rãi

Khi cho trẻ ăn hoặc uống sữa bạn nên mặc đồ rộng rãi và thoải mái cho trẻ để không tạo áp lực lên bụng cũng như các cơ quan khác.Khi trẻ nằm ngủ thì nên cho trẻ nằm ngửa, không để trẻ nằm sấp vì có thể dẫn tới đột tử.

4.1.7 Khẩu phần ăn:

Khẩu phần ăn của trẻ nên được giám sát một cách chặt chẽ. Hãy đảm bảo rằng các trẻ không dị ứng với bất kì một loại thực phẩm nào trong thức ăn của trẻ. Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn cay, có tính acid, các loại chất béo có hại và các loại thức ăn khó tiêu. Nên cho trẻ uống đủ nước để tốt cho tiêu hóa nhưng cũng nên không cho uống quá nhiều do trong khẩu phần ăn của trẻ sơ sinh chứa khá nhiều nước.

>>>> Tìm hiểu ngay: Thuốc Nào Có Thể Sử Dụng Được Cho Bé Để Chữa Trào Ngược Dạ Dày

4.2 Đối với các nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh do bệnh lý.

Trong trường hợp nghi ngờ trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày do bệnh lý, các bậc cha mẹ hãy ngay lập tức đưa con đến bác sĩ để trẻ có thể được chẩn đoán và điều trị trong thời gian sớm nhất. Đa số các trường hợp trào ngược dạ dày do bệnh lý thì việc điều trị phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ nhi khoa. Các bậc cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc chống trào ngược hoặc bất kỳ thuốc gì cho trẻ bởi trẻ còn nhỏ và rất dễ mẫn cảm với các thành phần của thuốc cũng như ảnh hưởng rất lớn đến hệ miễn dịch của trẻ sau này. Hiện này có một số bậc cha mẹ có sử dụng một số loại thuốc từ thiên nhiên sử dụng cho trẻ nhưng điều này là tuyệt đối sai lầm vì có thể dẫn tới ngộ độc cho trẻ.

Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích mà Scurma Fizzy cung cấp cho các bạn. Qua bài viết trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh, cách để phân biệt trào ngược dạ dày sinh lý và trào ngược dạ dày bệnh lý cũng như các biện pháp để khắc phục, giúp trẻ sơ sinh hạn chế bị trào ngược dạ dày. Scurma Fizzy mong rằng, những thông tin mà Scurma Fizzy cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe của con bạn cũng như của những người xung quanh khi gặp phải hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì, xin hãy liên hệ với Scurma Fizzy ngay lập tức thông qua HOTLINE 18006091. Scurma Fizzy với đội ngũ chuyên gia đầu ngành sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn. 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091