TOP 4 Cách Trị Bệnh Đau Dạ Dày Mà Ai Cũng Nên Biết
Cách trị bệnh đau dạ dày là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Đau dạ dày khiến người bệnh có những biểu hiện khó chịu như đau bụng, ợ chua, ợ nóng,… gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thậm chí, nếu không phát hiện sớm và có cách trị bệnh đau dạ dày phù hợp thì bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn, gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Vậy đau dạ dày là gì? Nhận biết bệnh đau dạ dày qua dấu hiệu nào?Bệnh đau dạ dày gây ra bởi những nguyên nhân nào? Đau dạ dày có nguy hiểm không, gây ra những biến chứng nào?Làm cách nào để phòng ngừa bệnh đau dạ dày? Có những cách trị bệnh đau dạ dày nào? Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu để tìm câu trả lời cho những vấn đề trên qua bài viết dưới đây.
1. Đau dạ dày là gì?
Dạ dày là một túi đựng thức ăn hình chữ J, được nối với thực quản ở phía trên và thông với tá tràng ở phía dưới. Dạ dày đóng vai trò quan trọng trong quá trình thức ăn, không chỉ chứa đựng thức ăn mà còn tiết ra enzyme giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và bảo vệ dạ dày khỏi các vi khuẩn có hại. Chính vì vậy, khi bạn bị đau dạ dày khiến nó không thực hiện được đúng vai trò vốn có của nó có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh. Vậy đau dạ dày là gì?
Đau dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm loét, dẫn đến những cơn đau khó chịu cho người bệnh, ngoài ra còn gây ra các triệu chứng khác như ợ chua, ợ nóng, chướng bụng, đầy hơi,…
Đau dạ dày có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, từ người già cho tới trẻ em. Do đó, việc chủ động tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn ngăn ngừa và nhận biết được bệnh ngay khi mắc phải, từ đó có cách trị bệnh đau dạ dày hợp lý.
2. Nhận biết nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày để có cách trị bệnh đau dạ dày hợp lý
Đau dạ dày có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến các nguyên nhân sau đây:
2.1. Đau dạ dày do nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (vi khuẩn Hp)
Theo thống kê từ các nhà khoa học, khoảng 80% trường hợp đau dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter Pylori gây ra. Vi khuẩn Hp xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống và có thể tồn tại trong môi trường axit của dạ dày. Tại dạ dày, chúng tồn tại, phát triển và tiết ra độc tố gây viêm nhiễm lớp niêm mạc dạ dày. Từ đó, gây ra các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày,…
2.2. Đau dạ dày do chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học
Chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh đau dạ dày. Cụ thể, những thói quen xấu như ăn quá nhiều, quá nhanh, ăn uống thất thường, không đúng bữa, thường xuyên bỏ bữa, ăn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe,… khiến dạ dày phải co bóp, hoạt động nhiều hơn bình thường. Nếu để lâu sẽ gây ra những cơn đau kéo dài, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
2.3. Đau dạ dày do hút thuốc lá
Hút thuốc lá không chỉ gây hại tới hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Nguyên nhân là do trong khói thuốc lá có chứa hàm lượng nicotin cao, khi hít vào sẽ kích thích cơ thể tiết ra pepsin và axit clohidric (HCl). Hai chất này có khả năng trực tiếp làm tổn thương, ăn mòn lớp niêm mạc dạ dày, để lâu sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh.
2.4. Đau dạ dày do uống nhiều rượu bia và đồ uống có cồn
Uống nhiều rượu bia và đồ uống có cồn cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh đau dạ dày. Bia rượu khi uống vào có thể làm tăng tiết axit trong dịch vị dạ dày nhanh chóng, dẫn đến gây kích ứng, phá hủy niêm mạc dạ dày. Nếu uống quá nhiều, có thể gây ra các cơn đau dạ dày, khiến người bệnh đau âm ỉ hoặc đau dữ dội.
>>>Xem thêm: Nguyên nhân đau dạ dày thường gặp và cách phòng tránh đau dạ dày
3. Nhận biết bệnh đau dạ dày qua những biểu hiện, triệu chứng nào?
Người bệnh thường gặp một hoặc nhiều triệu chứng đau dạ dày khác nhau, cụ thể:
3.1. Đau vùng thượng vị
Đau vùng thượng vị là triệu chứng điển hình ở những người bị đau dạ dày. Người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác đau dữ dội hoặc đau âm ỉ ở vị trí giữa hai bên xương sườn hoặc dưới mũi xương ức. Cơn đau có thể xuất hiện khi đói hoặc sau khi ăn no. Đặc biệt, bệnh càng nặng thì mức độ đau và tần suất bị đau vùng thượng vị càng tăng.
3.2. Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu
Khi bạn bị đau dạ dày, quá trình tiêu hóa của thức ăn sẽ kém đi, khiến thức ăn tồn đọng trong dạ dày lâu hơn làm người bệnh cảm giác chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu có thể là biểu hiện đau dạ dày ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, người bệnh không nên để tình trạng này kéo dài do có thể gây ra những biến chứng khó lường.
3.3. Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi
Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi là biểu hiện của bệnh đau dạ dày khi axit có trong dịch vị dạ dày tiết ra quá nhiều kèm với rối loạn tiêu hóa khiến thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày lên men, sinh ra hơi. Đây là triệu chứng thường gặp ở người bị đau dạ dày, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì bạn nên đi khám để được phát hiện, tư vấn để có cách trị bệnh đau dạ dày phù hợp.
3.4. Buồn nôn, nôn ói
Buồn nôn và nôn ói rất hay gặp ở giai đoạn đầu của bệnh do lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương khiến quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn. Khi thức ăn không được tiêu hóa hết, chúng sẽ cùng với dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản khiến người bệnh buồn nôn. Nặng hơn có thể khiến người bệnh nôn ói, nhất là sau khi ăn xong.
3.5. Chán ăn, sụt cân
Đau dạ dày có thể khiến người bệnh có cảm giác chán ăn, ăn không thấy ngon miệng. Bên cạnh đó, Đau dạ dày còn ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa, khiến cơ thể không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài, cơ thể sẽ thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến người bệnh bị sụt cân trầm trọng.
>>>Xem thêm: Đau Dạ Dày Triệu Chứng Là Gì? 12 Triệu Chứng Đau Dạ Dày Dễ Nhận Biết Nhất
4. TOP 4 cách trị bệnh đau dạ dày
4.1. Cách trị bệnh đau dạ dày bằng thuốc Tây
Khi bị đau dạ dày, một số nhóm thuốc dưới đây có thể được bác sĩ kê đơn để cải thiện tình trạng đau dạ dày:
4.1.1. Cách trị bệnh đau dạ dày bằng thuốc kháng axit dạ dày
Thuốc kháng axit dạ dày là thuốc giúp trung hòa và giảm tiết axit dạ dày. Qua đó, các triệu chứng đau dạ dày như ợ chua, ợ nóng, đau vùng thượng vị,… được cải thiện. Tuy nhiên, thuốc kháng axit dạ dày có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón và tiêu chảy.
4.1.2. Cách trị bệnh đau dạ dày bằng thuốc ức chế bơm proton (PPIs)
Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) là thuốc ức chế số lượng thụ thể tạo axit trong lớp niêm mạc dạ dày, nhờ đó giảm tiết axit, cải thiện các triệu chứng như ợ nóng, giảm đau dạ dày hay trào ngược axit. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu.
4.1.3. Cách trị bệnh đau dạ dày bằng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn cho những trường hợp bị đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp. Chúng thường được kết hợp với các loại thuốc khác để đảm bảo tiêu diệt sạch vi khuẩn Hp và các triệu chứng đi kèm. Đặc biệt, điều cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh để trị bệnh đau dạ dày là phải đảm bảo sử dụng đủ liều lượng để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
4.1.4. Cách trị bệnh đau dạ dày bằng thuốc giảm đau
Nếu bạn bị cơn đau dạ dày ở mức độ trung bình đến nặng, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen để giảm ngay cơn đau dạ dày.
Cách trị bệnh đau dạ dày bằng thuốc Tây có thể giúp giảm ngay cơn đau và cải thiện các triệu chứng đau dạ dày nhanh chóng. Tuy nhiên, không được tùy tiện sử dụng mà bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ nhằm tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
4.2. Cách trị bệnh đau dạ dày bằng phương pháp chườm ấm
Nếu không muốn sử dụng thuốc Tây để giảm cơn đau dạ dày, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm ấm. Chườm ấm có thể làm dịu hiện tượng dạ dày co bóp quá mức, giúp làm giảm cơn đau đáng kể. Không chỉ vậy, phương pháp này còn giúp tăng tuần hoàn máu từ dạ dày đến ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
Hướng dẫn cách trị bệnh đau dạ dày bằng phương pháp chườm ấm:
- Đổ nước ấm có nhiệt độ từ 50 – 65 độ C vào túi chườm
- Chườm trực tiếp vào chỗ đau trong khoảng 10 – 20 phút
- Trong quá trình chườm, nên hít thở sâu để gia tăng hiệu quả, làm dịu cơn đau nhanh chóng
4.3. Cách trị bệnh đau dạ dày bằng phương pháp xoa bóp bụng
Xoa bóp bụng là một trong những cách giảm đau dạ dày được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Phương pháp này giúp cải thiện rõ rệt những trường hợp đau dạ dày do ăn uống quá nhiều, đi kèm với một số triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Ngoài ra, xoa bóp bụng còn giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, đẩy khí thừa ra bên ngoài.
Hướng dẫn cách trị bệnh đau dạ dày bằng phương pháp xoa bóp bụng:
- Lấy ít dầu nóng cho vào lòng bàn tay rồi xoa đều để tay nóng lên
- Xoa bóp bụng liên tục theo chiều kim đồng hồ trong 10 – 15 phút để thấy hiệu quả rõ rệt
- Xoa bóp bụng sau bữa ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ, tránh xoa bóp khi quá no
>>>Xem thêm: Làm gì khi đau dạ dày? Cách trị đau dạ dày tại nhà?
4.4. Cách trị bệnh đau dạ dày bằng các bài thuốc dân gian ngay tại nhà
4.4.1. Cách trị bệnh đau dạ dày bằng gừng tươi
Gừng tươi có chứa hoạt chất như Zingerone, Gingerol và Shogaol có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn và điều hòa nhu động ruột. Do đó, gừng tươi có thể giảm cơn đau dạ dày và cảm giác buồn nôn, nôn mửa đáng kể.
Các bước pha trà gừng để trị bệnh đau dạ dày:
- Chuẩn bị: rửa sạch và thái lát mỏng 1 củ gừng tươi
- Cho gừng đã chuẩn bị vào cốc và hãm với 200ml nước sôi trong 10 – 15 phút
- Có thể thêm một ít mật ong cho dễ uống, khuấy đều và uống trực tiếp
- Nếu không có thời gian, bạn có thể ngậm một lát gừng tươi để giảm đau dạ dày và ngăn ngừa buồn nôn
4.4.2. Cách trị bệnh đau dạ dày ngay tại nhà bằng mật ong
Mật ong có chứa các chất chống oxy hóa, do đó có thể giảm gốc tự do sản sinh trong quá trình viêm, từ đó thúc đẩy tốc độ phục hồi ổ viêm loét ở lớp niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, trong mật ong còn chứa hydrogen peroxide có tác dụng kháng khuẩn, nấm và virus. Do đó, mật ong thường được sử dụng để giảm đau dạ dày trong dân gian.
Cách trị bệnh đau dạ dày bằng mật ong tại nhà là:
- Thêm 4 – 5 thìa cà phê mật ong vào cốc
- Thêm 250ml nước ấm, khuấy đều và uống thành từng ngụm nhỏ để mật ong thẩm thấu tốt vào niêm mạc
- Có thể thêm một ít nước cốt chanh hoặc gừng tươi để tăng hiệu quả giảm đau
Các cách trị bệnh đau dạ dày bằng một số bài thuốc dân gian có thể giảm cơn đau và một số triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên, chúng chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, do đó, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh, khoa học để kiểm soát và ngăn ngừa cơn đau tái phát.
5. Phòng ngừa bệnh đau dạ dày
Xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học là một trong những cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày hiệu quả nhất, cụ thể là:
- Ăn chín uống sôi, hạn chế ăn những thực phẩm còn tươi sống hay mới được nấu tái như gỏi cá,…
- Ăn đúng giờ giấc, không được bỏ bữa, không ăn quá nhiều, quá nhanh
- Ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, không ăn những thực phẩm cứng, khó tiêu
- Hạn chế những thực phẩm cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ
- Sau khi ăn nên đi lại, vận động nhẹ nhàng giúp dễ tiêu hóa, không nằm nghỉ ngay và tránh vận động mạnh
- Bỏ hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia và đồ uống có cồn
- Giảm cân nếu cần thiết
- Cải thiện giấc ngủ, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya
- Tập thể dục thể thao thường xuyên
- Nghỉ ngơi ,thư giãn hợp lý và luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng, lo âu
6. Biến chứng nguy hiểm gây ra bởi bệnh đau dạ dày
Bệnh đau dạ dày phát triển qua 2 giai đoạn là:
- Đau dạ dày cấp tính: Triệu chứng xuất hiện đột ngột nhưng có thể được chữa khỏi sau một vài tuần điều trị
- Đau dạ dày mãn tính: Cơn đau dạ dày xuất hiện thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn.
Bệnh đau dạ dày hoàn toàn có thể được chữa khỏi nhưng nếu không được quan tâm, điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm sau:
6.1. Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là hiện tượng chảy máu tại lớp niêm mạc dạ dày. Đây là biến chứng có thể gặp ở cả 2 giai đoạn đau dạ dày cấp và mãn tính. Nếu không có chế độ ăn uống phù hợp và không được chữa trị kịp thời có thể khiến bệnh nhân mất máu quá nhiều, thậm chí là tử vong.
6.2. Thủng dạ dày
Thủng dạ dày là biến chứng nguy hiểm gây ra bởi bệnh đau dạ dày. Khi bị đau dạ dày trong thời gian dài, lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương sẽ ngày càng mỏng đi, nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới tình trạng loét, thủng dạ dày, thậm chí là tử vong.
6.3. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất gây ra bởi bệnh đau dạ dày. Đây là hiện tượng các tế bào bình thường của dạ dày thay đổi về cấu trúc, phát triển và di căn tới các mô, cơ quan khác qua hệ thống hạch bạch huyết. Ung thư dạ dày hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm, do đó, bạn không nên chủ quan mà cần lưu ý tới các dấu hiệu của bệnh đau dạ dày để được phát hiện và có cách trị bệnh đau dạ dày phù hợp, không để bệnh trở nặng hơn.
>>>Xem thêm: Dấu Hiệu Nhận Biết Ung Thư Dạ Dày
Qua bài viết trên, Scurma Fizzy hi vọng bạn có hiểu biết toàn diện hơn về bệnh đau dạ dày, nhận biết được nguyên nhân, triệu chứng của bệnh đau dạ dày và có các phương pháp phòng ngừa cũng như có các cách trị bệnh đau dạ dày. Bên cạnh phòng ngừa đau dạ dày bằng một số phương pháp như xây dựng chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh, tập thể dục thể thao đúng cách, giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan và giảm stress, căng thẳng,.. người bệnh cần sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị để tăng hiệu quả điều trị, cải thiện sức khỏe nhanh chóng, hạn chế bệnh tái phát và giữ an toàn cho các cơ quan khác trong cơ thể khi sử dụng thuốc Tây.
Scurma Fizzy là kết quả nghiên cứu trong 3 năm của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và ĐH Quốc gia Hà Nội khi ứng dụng công nghệ hướng đích từ hợp chất Curcumin của củ nghệ vàng nhằm tăng hiệu quả tác dụng tập trung gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường. Đồng thời, Scurma Fizzy còn tăng hiệu quả lành loét và chống oxy hóa của cơ thể hơn so với các dạng bào chế khác.
Tìm hiểu thêm về sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây để giúp bảo vệ dạ dày của mình toàn diện hơn.
Liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ về tình trạng đau dạ dày mà bạn đang gặp phải ngay hôm nay, cũng như được tư vấn về các cách trị bệnh đau dạ dày từ các bác sĩ, dược sĩ chuyên gia để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.