Làm Gì Khi Đau Dạ Dày, Cách Trị Đau Dạ Dày Tại Nhà

Làm Gì Khi Đau Dạ Dày, Cách Trị Đau Dạ Dày Tại Nhà

Đau dạ dày là tình trạng xuất hiện khá phổ biến tại nước ta trong những năm gần đây. Từ lối sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống cho đến sự chủ quan với chứng đau dạ dày đã khiến nhiều người phải khổ sở vì triệu chứng này. Vậy chúng ta cần làm gì khi đau dạ dày? Đau dạ dày là triệu chứng của những căn bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách trị đau dạ dày tại nhà?

1. Làm gì khi đau dạ dày – Đau dạ dày và những điều bạn cần biết?

Nếu muốn biết cần làm gì khi đau dạ dày, trước hết bạn cần hiểu rõ về dạ dày, vị trí của dạ dày, đau dạ dày là gì, nguyên nhân do đâu mà phát sinh cơn đau dạ dày?

Lam-gi-khi-dau-da-day?-Cach-tri-dau-da-day-tai-nha?

Cần biết và cần làm gì khi đau dạ dày?

1.1. Dạ dày, chức năng và vị trí

Dạ dày là một bộ phận đóng vai trò rất quan trọng trong hệ tiêu hóa, đảm nhận việc tiêu hóa thức ăn (co bóp và phân giải thức ăn để ruột dễ dàng hấp thu). Dạ dày nằm ở ổ bụng, phía trên của rốn 2 đốt ngón tay và nằm ở bên trái. Bác sĩ thường hỏi và ấn vào bụng người bệnh về vị trí bị đau để xác định vị trí bị đau có đúng là dạ dày hay không, từ đó mới đưa ra quyết định nên làm gì khi đau dạ dày.

1.2. Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương chủ yếu là do bị viêm nhiễm, lở loét bên trong dạ dày ngoài ra còn có những thương tích do ngoại lực tác động đến dạ dày và cũng gây đau (trường hợp chấn thương). Khi bị đau, dạ dày đang bị tổn thương vì một trong những lý do trên và không thể thực hiện những chức năng tiêu hóa một cách bình thường.  Đặc điểm chung của những người bị đau dạ dày là xuất hiện những cơn đau, tức bụng, đau ở vùng thượng vị cùng với những triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đầy bụng, …  Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy chán ăn, đau âm ỉ, khó chịu vô cùng khi ăn quá no hoặc quá đói, nặng hơn là mọi lúc. Người bệnh bị ảnh hưởng trực tiếp khi bị rối loạn tiêu hóa, thức ăn không thể chuyển hóa hoàn toàn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thu, khiến sức khỏe của người bệnh suy giảm và mắc phải các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Gián tiếp ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, khiến họ tự ti, lo lắng, những vấn đề tâm lý cũng ảnh hưởng đến khả năng điều khiển hệ tiêu hóa của hệ thần kinh.

1.3. Những nguyên nhân có thể dẫn đến đau dạ dày?

Bất cứ đối tượng nào cũng có thể bị chứng đau dạ dày, phụ nữ hay nam giới, trẻ nhỏ hay người già đều có thể bị. Người xưa đã nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chính vì thế, chúng ta cần chủ động tìm hiểu nguyên nhân của chứng đau dạ dày để giúp chính bản thân mình, người thân, bạn bè phần nào nắm bắt được mình có khả năng bị đau dạ dày hay không, có nguy hiểm hay không và biết nên làm gì khi đau dạ dày trong những lần cơn đau tái phát.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng đau dạ dày, còn có thể là do nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là viêm loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP, sử dụng thuốc Tây… Dưới đây chúng tôi liệt kê những nguyên nhân gây đau dạ dày: 

  • Do thói quen sinh hoạt: Ăn uống không điều độ, không khoa học, nhịn ăn, nằm ngay sau khi ăn, thức khuya, để bụng quá đói hoặc ăn quá no… 
  • Lạm dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá: Thuốc lá và rượu bia chứa những chất kích thích có thể gây độc cho cơ thể nếu thường xuyên sử dụng, ngoài thuốc lá và bia rượu thì còn có những loại thuốc ngủ dạng uống (GHB), ma túy dạng uống (Ketamin) gây độc cho tế bào niêm mạc dạ dày. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây đau dạ dày ở nam giới.
  • Do những ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc Tây: Việc sử dụng các thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, các thuốc chống viêm nhóm NSAID… thường xuyên, bừa bãi, không đúng cách hoặc kết hợp sai thuốc có thể dẫn đến tương tác thuốc, khiến bạn gặp tác dụng phụ nguy hiểm. Đau dạ dày chỉ là tác dụng phụ thường gặp nhất, có thể dẫn đến viêm loét, thủng dạ dày.  
Lam-gi-khi-dau-da-day?-Cach-tri-dau-da-day-tai-nha?

Ảnh hưởng của thuốc Tây gây đau dạ dày

  • Viêm nhiễm vi khuẩn, vi nấm và ký sinh trùng: Vi khuẩn, vi nấm và các ký sinh trùng là tác nhân phổ biến gây đau dạ dày do trong quá trình ăn uống chúng ta phải đưa thực phẩm vào cơ thể qua đường miệng. Chúng tấn công vào hệ thần kinh, hệ bạch huyết, máu hoặc tấn công trực tiếp vào niêm mạc dạ dày gây sưng, đau, viêm loét. Thực tế là khoảng 80% trường hợp bệnh nhân bị đau dạ dày được xác định dương tính với vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là một loại vi khuẩn gây tổn thương niêm mạc dạ dày và đường tiêu hóa. Ngoài ra thì còn do vi khuẩn E.coli, giun đũa, giun lươn…
  • Căng thẳng quá mức trong thời gian dài: Stress gây tác động tiêu cực đến các dây thần kinh ở đường tiêu hóa, từ đó ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Đặc biệt khi bạn bị căng thẳng quá mức, dạ dày rất dễ lên cơn đau, rối loạn tiết axit, rối loạn co bóp. Mà mỗi khi gặp một vấn đề về sức khỏe như một cơn đau thì chúng ta sẽ lo sợ và chính sự lo sợ đó khiến chúng ta căng thẳng hơn. Vậy nên bạn cần tìm hướng giải quyết cho bản thân để bớt căng thẳng, stress. 
  • Do bệnh ung thư: Bệnh nhân bị ung thư dạ dày thường có triệu chứng thỉnh thoảng xuất hiện đau dạ dày dữ dội và không đau âm ỉ, thường xuất hiện nhiều hơn ở giai đoạn thứ 2 cùng với các triệu chứng như: Sụt cân vô căn, đi ngoài ra máu (phân màu đỏ hoặc màu đen), khó tiêu, chán ăn, đầy bụng.  
  • Các nguyên nhân khác: Ngộ độc thực phẩm nặng, viêm tắc ruột, tác dụng phụ của xạ trị và hóa trị, hội chứng ruột kích thích… 

>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Đau Dạ Dày Và Cơ Chế Hoạt Động Hiện Nay

2. Đau dạ dày có nguy hiểm không – Làm gì khi đau dạ dày?

Để nhận biết bản thân có bị đau dạ dày không, mức độ nguy hiểm và nên làm gì khi đau dạ dày thì chúng ta cần tìm hiểu những biểu hiện, những biến chứng nguy hiểm của đau dạ dày.

2.1. Dấu hiệu bị đau dạ dày

Sau đây là 4 dấu hiệu điển hình của bệnh nhân bị đau dạ dày:

  • Đau ở vùng thượng vị: Đau thượng vị là cơn đau nhói thường xuất hiện âm ỉ đôi khi đau dữ dội ở khu vực trên rốn và hơi lệch sang bên trái. Người bệnh bị đau dạ dày càng nặng, càng phức tạp thì mức độ đau và thời gian bị đau càng tăng. Thức ăn vào dạ dày sẽ lâu bị phân giải, khiến bạn có cảm giác ậm ạch, tức bụng, đau nóng rát rất khó chịu dù có thể đã ăn xong rất lâu. Cơn đau sẽ lại xuất hiện với tần suất nhiều hơn và dữ dội hơn khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc lúc giao mùa. 
Lam-gi-khi-dau-da-day?-Cach-tri-dau-da-day-tai-nha?

Đau thượng vị là một trong những dấu hiệu của đau dạ dày

  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng là bộ ba triệu chứng ợ mà những người có vấn đề về tiêu hóa chắc chắn gặp phải. Những người bị đau dạ dày sẽ có bộ 3 triệu chứng này, gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân là do dạ dày bị tổn thương dẫn đến rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, hơi và axit dịch vị sẽ sinh ra khi thức ở trong dạ dày mà lâu không bị tiêu hóa. 
  • Cảm giác buồn nôn, nôn: Nôn và buồn nôn là một trong những vấn đề mà người bị bệnh đau dạ dày thường xuyên gặp phải. Ngoài việc nôn thức ăn đã ăn trước đó thì người bệnh không biết nên làm gì khi đau dạ dày, sau khi nôn thì dạ dày sẽ đỡ đau, dường như có cảm giác thoải mái dễ chịu hơn. Nguyên nhân là do thức ăn không được tiêu hóa cùng với dịch vị bị trào ngược qua cơ thắt dưới thực quản và kích thích cảm giác buồn nôn. Tuy nhiên, nôn nhiều khiến người bệnh mất nước và điện giải, nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng hạ huyết áp, trụy tim mạch, sút cân nhanh, thiếu máu, phù nề… 
  • Nôn ra máu, đi ngoài ra máu hoặc phân có màu đen: Những tổn thương sâu trong thành dạ dày gây đau dạ dày dữ dội, chảy máu dạ dày trộn lẫn vào thức ăn. Chính vì vậy nên có hiện tượng nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân có màu đen đen, có mùi sắt gỉ và hôi thối bất thường. Dấu hiệu này cực kỳ nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng người bệnh trong thời gian ngắn. Vì vậy khi thấy bản thân hoặc người thân của bạn có dấu hiệu này thì cần phải đưa người đó đến cơ sở y tế để được điều trị sớm nhất. Đặc biệt là khi người bệnh nôn ra máu tươi hoặc đi ngoài ra phân có màu đỏ tươi thì lúc đó đường tiêu hóa và dạ dày đang bị xuất huyết rất nặng (mất máu cấp). Người bị sẽ thấy choáng váng, tụt huyết áp, hoa mắt, khó thở khi bị mất máu cấp. Tình trạng này sẽ chuyển biến rất nhanh và người bệnh cần được điều trị kịp thời để tránh đe dọa đến tính mạng

Nếu bạn đang thắc mắc nên làm gì khi đau dạ dày mà không có những triệu chứng trên, chỉ đau vùng thượng vị thì bạn nên theo dõi tần suất và mức độ cơn đau dạ dày của mình. Có thể cơn đau là do những tác nhân ngoại lực bên ngoài, do bạn bị ngộ độc thức ăn nhẹ. Nhưng bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín nếu có một trong các tình huống khẩn cấp dưới đây:  

  • Nôn mửa liên tục kéo dài hơn 12 tiếng đồng hồ 
  • Bị sốt cao kèm triệu chứng đau dữ dội ở vùng thượng vị hoặc ở bụng phải (viêm ruột thừa, nhiễm trùng dạ dày)
  • Nôn ra máu, đi ngoài ra máu hoặc phân có màu đen
  • Đau dạ dày, đau thượng vị dữ dội khi đang mang thai
  • Có  những dấu hiệu của mất nước (nhức đầu, tiểu ít, khô da, khô miệng)
  • Cân nặng giảm mạnh trong một thời gian ngắn

>>>Xem thêm: 3 Dấu Hiệu Nhận Biết Đau Dạ Dày Mà Bạn Cần Biết

2.2. Biến chứng đau dạ dày, đau dạ dày có nguy hiểm không?

Bệnh đau dạ dày thường có 2 giai đoạn phát triển là đau dạ dày cấp và đau dạ dày mạn tính. Ở giai đoạn cấp tính thường trong khoảng vài tuần, triệu chứng đau dạ dày thường xuất hiện đột ngột không theo quy luật gì nhưng vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn. Sang giai đoạn mạn tính, cơn đau dạ dày xuất hiện thường xuyên hơn, dữ dội hơn, có tính quy luật và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy ở giai đoạn cấp tính thì đau dạ dày không nguy hiểm nhưng cần được chữa trị kịp thời để tránh bị tiến triển thành mạn tính, khi đó bạn không thể làm gì khi đau dạ dày, bệnh sẽ không khỏi hoàn toàn và phải điều trị lâu dài để giảm cơn đau.

Lam-gi-khi-dau-da-day?-Cach-tri-dau-da-day-tai-nha?

Biến chứng của đau dạ dày rất nguy hiểm

Đặc biệt, nếu chứng đau dạ dày của bạn kéo dài trong nhiều tháng đến nhiều năm có thể khiến bạn đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: 

Trên đây đều là những biến chứng rất nguy hiểm, có thể gây suy giảm khả năng tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe vĩnh viễn và có thể khiến bệnh nhân tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Đặc biệt là ung thư dạ dày có tỉ lệ tử vong cao, chữa trị lâu dài và tốn kém, để lại rất nhiều di chứng và rất khó phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu.

3. Cần làm gì khi đau dạ dày – Cách khắc phục tại nhà? 

3.1. Việc cần làm khi đau dạ dày?

Trước khi đi đến các cơ sở y tế vì bị đau dạ dày, bạn cần phải bình tĩnh, giữ cho bản thân một tâm lý thoải mái. Chúng ta không thể hốt hoảng, sợ hãi mà đến cơ sở y tế ngay lập tức vì điều này có thể chưa cần thiết cho bạn, gây mất thời gian và lãng phí tiền bạc. 

Hãy tự ghi nhớ và theo dõi những cơn đau dạ dày của bạn và những triệu chứng kèm theo nó nếu có. Thông thường những cơn đau do ngộ độc nhẹ, chấn thương, va đập, ăn quá no, đói bụng cũng đã kéo dài từ 5 đến 30 phút và đau ở mức độ nhẹ, đôi khi kèm theo triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, ấm ách bụng. Nếu hỏi cần làm gì khi đau dạ dày một cách đột ngột thì đáp án chính là:

  • Tự theo dõi sức khỏe bản thân 
Lam-gi-khi-dau-da-day?-Cach-tri-dau-da-day-tai-nha?

Tự theo dõi sức khỏe để điều chỉnh bản thân, tránh cơn đau dạ dày bất chợt

  • Cảm nhận cụ thể vị trí bị đau
  • Cảm nhận mức độ của cơn đau
  • Theo dõi thời gian đau dạ dày
  • Nhớ lại những nguyên nhân có thể gây đau dạ dày

Vì chúng ta có thể nhầm đau dạ dày với đau ruột thừa, đau tụy, đau ống mật,… Trường hợp vị trí đau là xung quanh vùng thượng vị, cơn đau nhói qua hoặc đau âm ỉ trong khoảng thời gian dưới 30 phút thì đó đau dạ dày do chấn thương, các cơ bị co dãn, bị tác động của ngoại lực hoặc do bạn có những hoạt động mạnh sau khi ăn cơm khiến dạ dày không thực hiện được chức năng. Bạn chỉ cần:

  • Ngồi nghỉ ngơi tại chỗ
  • Dùng tay xoa bóp vùng bụng 
  • Dùng nước ấm chườm lên vùng bụng
  • Xoa cao hoặc dầu gió để giảm đau và ngăn cơn đau tái phát

Nhưng trong trường hợp ngược lại, bạn cần làm gì khi đau dạ dày tập trung, nặng hơn và kéo dài? Những cơn đau dạ dày kéo dài quá 30 phút, đau dữ dội có tính chu kỳ, lặp lại nhiều lần báo hiệu những tổn thương phức tạp ở dạ dày, có thể là tổn thương trong niêm mạc hoặc là viêm loét. Bạn cần:

  • Đến cơ sở y tế sớm nhất có thể để được khám và điều trị kịp thời
  • Xét nghiệm, nội soi dạ dày và tầm soát ung thư
  • Đi vệ sinh nếu cảm thấy chướng bụng  và đau vùng bụng dưới 
  • Làm động tác kích thích nôn để giảm cơn đau dạ dày và phòng chống ngộ độc nặng
  • Nằm xuống đất, nghiêm người về một bên, một chân co một chân duỗi để đưa cơ thể về tư thế hồi phục, giảm đau.
Lam-gi-khi-dau-da-day?-Cach-tri-dau-da-day-tai-nha?

Nội soi dạ dày để xác định nguyên nhân gây đau

Thế còn những bệnh nhân bị đau dạ dày một thời gian dài thì cần làm gì khi đau dạ dày? Khả năng cao lúc đó bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn đau dạ dày mạn tính, các tổn thương đã xuất hiện nhiều và không thể phục hồi hoàn toàn. Lúc này người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ khám và đưa ra cách chữa đau dạ dày hiệu quả. Trước tiên là xác định mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây đau dạ dày bằng các công tác thăm khám và các kỹ thuật chẩn đoán như: Xét nghiệm máu, nội soi dạ dày, xét nghiệm dịch vị dạ dày… Cuối cùng là lập phác đồ điều trị cho bệnh nhân uống thuốc, điều trị phối hợp, uongs thuốc kháng sinh (khi bị nhiễm khuẩn).Trong trường hợp đau dạ dày nghiêm trọng do ngộ độc nặng sẽ phải nhịn ăn để rửa ruột. Bệnh nhân điều trị lâu dài sẽ giảm bớt triệu chứng đau dạ dày nhưng không được ngưng điều trị khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.

>>>Xem thêm: Cách Chữa Đau Dạ Dày Dân Gian Hiệu Quả Nhất Mà Bạn Nên Biết

3.2. Không tự ý sử dụng thuốc Tây

Việc tự ý mua và sử dụng thuốc Tây để điều trị đau dạ dày tại nhà là không cần thiết. Đối với những thuốc kê đơn thì cần phải có đơn thuốc của bác sĩ chỉ định, thuốc không kê đơn thì cần có sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Những người bị đau dạ dày nhẹ, thường không sử dụng thuốc mà dùng các phương pháp xoa bóp, chườm nóng, xoa cao hoặc dầu gió. Phương pháp điều trị này sẽ hạn chế được tác dụng phụ và giúp bạn phòng tránh cơn đau tái hiệu quả hơn.

Lam-gi-khi-dau-da-day?-Cach-tri-dau-da-day-tai-nha?

Không nên tự ý sử dụng thuốc Tây khi chưa có chỉ định hoặc tư vấn chuyên môn

Mặt khác, các triệu chứng đau dạ dày có phần giống đau ruột thừa nhưng về bản chất và mức độ nguy hiểm của 2 bệnh này khác nhau. Đau dạ dày có thể sử dụng thuốc giảm đau nhưng trong trường hợp đau ruột thừa thì không sử dụng thuốc giảm đau. Lý do là vì thuốc giảm đau sẽ làm bệnh nhân bỏ qua cơn đau ruột thừa, ruột thừa có thể bị viêm, sưng, vỡ gây nhiễm trùng ổ bụng đe dọa tính mạng bệnh nhân. Hãy đến cơ sở y tế để được khám chữa bệnh uy tín và đừng tự ý sử dụng thuốc Tây hoặc làm gì khi đau dạ dày mà không có sự tư vấn từ y bác sĩ.

 

3.3. Phòng ngừa cơn đau tái phát – Làm gì khi đau dạ dày?

Hãy thực hiện những việc dưới đây để xây dựng thói quen tốt giúp bạn giảm những triệu chứng của đau dạ dày và giảm nguy cơ mắc chứng đau dạ dày: 

  • Xây dựng lối sống khoa học: Bạn nên sinh hoạt theo giờ giấc cố định, ăn ngủ nghỉ đúng giờ vì việc này tốt cho sức khỏe và cả hệ tiêu hóa của bạn. Không nên bỏ bữa ăn, ăn quá muộn so với bình thường, không vừa ăn vừa uống, đừng để bụng mình quá đói. Ăn từ từ, nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt để giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn, giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Nên ăn uống đúng giờ, ăn đủ no, ăn chín, uống sôi, ngồi nghỉ hoặc đi lại nhẹ nhàng sau bữa ăn ăn những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh. Hạn chế sử dụng thực phẩm cũ, lâu không sử dụng, có dấu hiệu nấm mốc để nấu ăn. Không nên ăn đồ tái, đồ ăn có vị chua, lên men khi bị đau dạ dày như: Nem chua, dưa chua, thịt tái, thịt sống, gỏi, rau sống,…Hạn chế ăn những đồ ăn quá mặn hoặc quá cay vì chúng có thể gây đau bụng, đi ngoài, khó tiêu, trong thời gian dài có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, đau dạ dày, đau bụng, sỏi thận,…
Lam-gi-khi-dau-da-day?-Cach-tri-dau-da-day-tai-nha?

Xây dựng lối sống khoa học để phòng tránh đau dạ dày

  • Bỏ hút thuốc lá: Hút thuốc lá gây hại cho sức khỏe của bạn, trong thuốc lá có rất nhiều chất độc như: Nicotin, benzen, hắc ín, fomandehit,… Đây đều là những chất độc cho cơ thể nếu sử dụng trong thời gian dài, độc tố không chỉ tích tụ tại phổi mà còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hệ tiêu hóa. Số liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy những người sử dụng thuốc lá thường xuyên có tỉ lệ mắc bệnh dạ dày và ung thư dạ dày cao. Những triệu chứng đau dạ dày, xuất huyết, buồn nôn, ợ hơi ợ chua cũng ra tăng đáng kể gây khó chịu nhất là trong quá trình cai thuốc lá.
  • Giảm cân nếu cần thiết: Ở người béo phì thừa cân, lớp mỡ bụng dày sẽ đè ép vào ổ bụng, tăng áp lực ổ bụng, làm suy yếu cơ hoành. Dạ dày nằm trong ổ bụng và nhận sự hỗ trợ từ cơ hoành nên sẽ bị chèn ép, gây áp lực, rối loạn co bóp và tiết axit dịch vị. Điều này sẽ làm cơ thể mệt mỏi do rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, đau bụng, khó thở và cơ thể nặng nề.
  • Kiểm soát căng thẳng: Cơn đau dạ dày dễ tái phát khi hệ thần kinh bị căng thẳng, cơ thể bị stress quá mức. Căng thẳng có thể gây rối loạn co cơ nhất là những cơ của hệ tiêu hóa (cơ trơn) rối loạn tiết axit từ đó gây đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Nếu bạn đang có dấu hiệu của việc căng thẳng quá độ thì hãy bình tĩnh sắp xếp lại thời gian cho công việc, học tập và dành thời gian nghỉ ngơi hơn, hoạt động thể chất, xem phim,… để có một tâm lý thoải mái.

3.4. Giảm đau dạ dày bằng những bài thuốc dân gian

Làm gì khi đau dạ dày ở mức độ nhẹ? Nếu không lựa chọn thuốc Tây, không có thời gian để đi khám chữa bệnh hay việc bạn ở những khu vực không thuận tiện cho việc khám chữa bệnh, bạn có thể tham khảo những bài thuốc dân gian để giảm đau cho dạ dày và hỗ trợ điều trị những tổn thương ở dạ dày. Dưới đây là một vài bài thuốc dân gian mà nhân dân ta đã truyền lại từ đời này sang đời khác giải quyết bệnh đau dạ dày một cách đơn giản ngay tại nhà:

  • Chữa đau dạ dày bằng lá mơ: Lá mơ là một loại gia vị phổ biến với người dân nước ta nhưng ngoài việc sử dụng cho nấu ăn thì lá mơ còn có thể dùng để chữa những bệnh đường tiêu hóa. Tác dụng chính của lá mơ là giảm sưng, giảm viêm, giảm đau, sát khuẩn. Bạn cần chuẩn bị 1 bó lá mơ tươi (khoảng 50g) và rửa sạch bằng nước muối loãng, để ráo nước sau đó xay cùng 100ml nước tinh khiết để thu được nước lá mơ. Khi sử dụng, bạn nên pha thêm chút đường cho dễ uống hoặc ống trực tiếp. Sử dụng trước bữa ăn 30 phút, uống 2 lần/ ngày trong 3-5 ngày sẽ giúp bạn cải thiện cơn đau dạ dày.
  • Chữa đau dạ dày bằng chuối xanh: Chuối là một loại cây đã quá quen thuộc với dân ta, nó có mặt ở hầu khắp mọi nơi trên đất nước. Trong chuối xanh có các chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, điều hòa tiết axit dịch vị và hỗ trợ tiêu hóa, giúp dịu bớt cơn đau, lành các tổn thương đường tiêu hóa. Loại chuối nên sử dụng là chuối tiêu xanh, rửa sạch những quả chuối xanh bằng nước muối loãng sau đó để ráo nước. Để chế biến, bạn cắt chuối thành nhiều lát mỏng, đem phơi thật khô sau đó nghiền nát thành bột mịn, bảo quản trong lọ đậy kín. Mỗi lần dùng, bạn cho 20g bột chuối xanh (2 thìa cà phê) trộn với một thìa mật ong để ăn. Sử dụng trước bữa ăn 30 phút, mỗi ngày sử dụng 2 lần trước bữa sáng và bữa tối.
  • Chữa đau dạ dày bằng bột nghệ: Nghệ vàng cũng là một loại gia vị phổ biến trong đời sống, được bày bán phổ biến và dễ dàng mua về sử dụng. Trong nghệ có tinh chất Cucumin, các tinh dầu và protein, người ta đặc biệt chú ý đến Cucumin trong nghệ vì có hàm lượng lớn và tác dụng chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa ung thư, giảm đau, phục hồi tổn thương,… Bạn nên mua bột nghệ từ các cơ sở uy tín và bảo quản cẩn thận.  Để sử dụng, pha 10g bột nghệ (1 thìa cà phê) với 50ml nước đun sôi để ấm và 1 thìa mật ong nguyên chất. khuấy đều và uống sau mỗi bữa ăn 30 phút sẽ giúp chứng đau dạ dày giảm đi nhanh chóng.
Lam-gi-khi-dau-da-day?-Cach-tri-dau-da-day-tai-nha?

Chữa đau dạ dày bằng bột nghệ

Lưu ý: Những bài thuốc dân gian này cần thời gian từ 3-5 ngày để cho thấy tác dụng rõ rệt và cần 1-2 tuần để làm giảm hoàn toàn chứng đau dạ dày của bạn. Nếu bạn bị chấn thương, va chạm ở vùng bụng thì đừng sử dụng những bài thuốc trên hay làm gì khi đau dạ dày, hãy đến khám chữa bệnh ở cơ sở y tế gần nhất để tránh biến chứng nguy hiểm. Không sử dụng liên tục những bài thuốc trên quá 2 tháng, nếu triệu chứng đau dạ dày không giảm hoặc có xu hướng nặng hơn thì bạn nên nhanh chóng đi khám tại cơ sở y tế vì đó có thể là nhiễm trùng hoặc bạn không bị bệnh đau dạ dày.

>>>Xem thêm Top 15 Cây Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn Tại Nhà

Bài viết trên đã mang lại cho quý vị những kiến thức bổ ích về chứng bệnh đau dạ dày và cần làm gì khi đau dạ dày. Mong rằng những thông tin trên có thể hỗ trợ cho quý vị trong việc chữa bệnh đau dạ dày!

Scurma Fizzy là kết quả nghiên cứu trong 3 năm của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và Đại học Quốc gia Hà Nội khi ứng dụng công nghệ hướng đích từ hợp chất Curcumin của củ nghệ vàng nhằm tăng hiệu quả tác dụng tập trung gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường, tăng hiệu quả lành vết loét và chống oxy hóa tốt hơn so với các dạng bào chế khác.

Tìm hiểu thêm sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây để giúp bảo vệ dạ dày của mình toàn diện hơn.

Nếu quý vị và người thân đang gặp vấn đề liên quan đến sức khỏe, hãy liên hệ ngay với chuyên gia của Scurma Fizzy theo Hotline: 18006091 để được hỗ trợ nhanh nhất!

 

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091