TOP 9 MẸO CHỮA TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY TẠI NHÀ
Trong những năm gần đây trào ngược dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở việt nam. Theo thống kê ước tính cho thấy có khoảng hơn 7 triệu người đang gặp vấn đề về trào ngược dạ dày. Hiện nay phương pháp phổ biến nhất để điều trị dạ dày là sử dụng các thuốc tây giúp giảm lượng acid tiết ra ở dạ dày như các thuốc kháng histamin H2 hay bằng các thuốc ức chế bơm proton. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng việc kết hợp việc chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc và sử dụng một số mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà thực sự đem lại hiệu quả cao trong việc cải thiện tình trạng bệnh. Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về top 9 mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả nhất qua bài viết này.
1. Trào ngược dạ dày là gì? sơ lược về trào ngược dạ dày.
Trào ngược dạ dày hay còn gọi là bệnh trào ngược acid dạ dày là tình trạng mà acid trong dạ dày, enzyme pepsin… bị trào ngược lên vùng thực quản một cách thường xuyên hoặc theo từng đợt. Chính acid và enzyme pepsin là yếu tố gây kích thích thực quản từ đó khiến bệnh nhân biểu hiện thành triệu chứng hay thậm chí là gặp phải nhiều biến chứng liên quan đến trào ngược dạ dày. Trong đó có thể kể ra một số triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, đau bỏng rát vùng xương ức, buồn nôn, nôn, hơi thở hôi… Và có thể kể đến một số biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời như viêm thực quản, viêm thanh quản, viêm họng mãn tính, hay thậm chí nguy hiểm hơn là ung thư thực quản.
2. Những người như thế nào thì dễ mắc phải bệnh trào ngược dạ dày?
Bác sĩ Nguyễn Công Kiểm- Hội viên Hội tiêu hóa Hoa Kỳ, trưởng khoa Nội Tiêu hóa bệnh viện An Bình thành phố Hồ Chí Minh có chia sẻ rằng: “ Giữa chỗ nối của thực quản và dạ dày có một cơ vòng thắt lại chỉ mở ra khi nào mình nuốt thức ăn mà thôi. Sau khi mình nuốt xong thì nó lại đóng lại, sau bữa ăn thì cơ vòng này hay bị mở ra và một số người dễ bị điều đó…”. Bác sĩ Kiểm còn chia sẻ thêm rằng “ những người mập… người có thai… những người đang sử dụng một số thuốc như tăng huyết áp hay viêm phế quản rất dễ bị trào ngược dạ dày thực quản”.
2.1 Người bị béo phì.
Đúng theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Công Kiểm thì những người mập, béo phì có nguy cơ mắc trào ngược dạ dày cao hơn người bình thường. Ở những người béo phì lượng mỡ tích tụ trong cơ thể nhiều nhất là ở vùng bụng. Chính lượng mỡ dư thừa này của cơ thể sẽ chèn ép và tăng áp lực trong lòng dạ dày từ đó khiến cho cơ thắt thực quản dưới dãn ra tạo điều kiện để dịch vị trong lòng dạ dày trào ngược lên trên thực quản.
2.2 Phụ nữ có thai.
Với phụ nữ có thai, song song với sự phát triển của thai nhi là sự mở rộng của tử cung dưới sự tác động của hormone progesterone. Điều này làm cho các cơ quan khác trong ổ bụng bị chèn ép để “nhường chỗ” cho tử cung trong đó có dạ dày. Khi bị chèn ép thì áp lực trong lòng dạ dày tăng lên một cách đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho hiện tượng trào ngược dạ dày xảy ra. Ngoài ra trong thời kỳ mang thai hormone relaxin được tiết ra với nồng độ cao hơn bình thường làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể. Lượng thức ăn trong cơ thể của các bà bầu tiêu hóa chậm hơn so với người bình thường việc này làm cho dạ dày phải tăng tiết acid để nhanh chóng tiêu hóa thức ăn từ đó tạo điều kiện thuận lợi xảy ra các cơn ợ hơi và ợ nóng ở bà bầu.
2.3 Trẻ sơ sinh.
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là “trớ” là hiện tượng rất phổ biến mà hầu như bà mẹ nào cũng thấy con mình đã từng gặp phải. Theo thống kê cho thấy có đến trên 60% trẻ dưới 5 tháng tuổi mắc phải chứng trào ngược dạ dày nhưng đa phần chỉ là trường hợp nhẹ, không có hại và khắc phục rất dễ dàng. Nguyên do gây ra hiện tượng trớ là do ở trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa còn rất non yếu, cơ vòng thắt thực quản dưới hoạt động còn kém. Thêm vào đó do dạ dày của trẻ nhỏ có thể tích bé và nằm ngang hơn so với dạ dày người trưởng thành nên hiện tượng trớ ở trẻ rất dễ xảy ra nhất là lúc trẻ ăn quá no.
2.4 Người đang sử dụng một số thuốc có tác dụng phụ gây trào ngược dạ dày.
Thực tế thấy rằng, ở một số người khi điều trị các bệnh khác nhau bằng thuốc tây thì khả năng gặp phải bệnh trào ngược dạ dày cao hơn so với bình thường. Một số thuốc có thể kể đến như glucagon, somatostatin, ephedrin, aspirin, ibuprofen…
2.5 Những người có chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.
Người xưa nói không có sai: “bệnh từ miệng mà ra”. Câu nói này của ông cha ta đã thể hiện rằng ở những người có chế độ ăn không lành mạnh cụ thể là ở những người ăn quá nhiều đồ cay, nóng, ăn quá no, ăn khuya, ăn đêm, nghiện rượu, nghiện thuốc lá… dễ bị trào ngược dạ dày. Ngoài ra những người bị stress nặng,lo âu căng thẳng, thức khuya cũng rất dễ bị bệnh này.
>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Trào Ngược Dạ Dày, Những Vấn Đề Hữu Ích Bạn Cần Biết
3. Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà.
Trào ngược dạ dày thực quản không phải là bệnh nguy hiểm nếu được chữa trị kịp thời, với sự phát triển của nền dược phẩm trên thế giới thì hiện nay có khá nhiều thuốc chữa trào ngược dạ dày. Tuy nhiên ta có kể kết hợp chữa bệnh bằng thuốc cùng với sử dụng một số mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
3.1 Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng nghệ và mật ong.
Nghệ có tên khoa học là curcurma longa là cây thân thảo lâu năm thuộc họ gừng, có nguồn gốc tứ phía đông nam của Ấn Độ. Nghệ từ lâu đã được nhân gian ta xem là một vị thuốc có thể dùng để điều trị rất nhiều bệnh như tiểu đường, dị ứng, Alzheimer, ung thư và cả các bệnh lý của dạ dày trong đó có trào ngược dạ dày thực quản. Tác dụng chữa trị của nghệ là do trong nghệ có chứa một nhóm hoạt chất có tên curcuminoid trong đó bao gồm ba chất chính là curcumin, demethoxycurcumin, và bisdemethoxycurcumin. Các chất này được nghiên cứu thấy có nhiều tác dụng giúp điều trị các bệnh về dạ dày- tá tràng như kháng viêm, tiêu mủ, nhanh chóng phục hồi vết thương. Nếu sử dụng nghệ đúng cách trong thời gian dài sẽ đem lại hiệu quả rất cao trong việc chữa trị trào ngược dạ dày. Hiện nay ngoài phương pháp sử dụng nghệ tươi truyền thống thì người ta còn có nhiều các khác nhau để sử dụng nghệ để chữa các bệnh dạ dày như bột nghệ, nghệ ngâm… Ngoài ra trên thị trường còn có rất nhiều sản phẩm khai thác triệt để khả năng chữa bệnh của nghệ dưới dạng nano curcumin như Scurma Fizzy New, curmin gold…
Mật ong là những chất ngọt do ong thu thập từ rất nhiều bông hoa tạo thành. Trong mật ong chứa chủ yếu là đường fructose lên tới 38% và glucose 31% nhưng đặc biệt trong mật ong còn chứa giàu chất chống oxy hóa tự nhiên giúp bảo vệ tế bào trước các gốc tự do cùng với khả năng làm lành vết thương cùng hỗ trợ phục hồi tổn thương ở dạ dày xoa dịu triệu chứng của trào ngược dạ dày gây nên. Việc kết hợp giữa tinh bột nghệ cùng với mật ong làm tăng hiệu quả trong việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày.
Cách Sử dụng:
- Nguyên liệu: nước ấm 60 độ C, mật ong, tinh bột nghệ.
- Pha chế: Đầu tiên ta lấy khoảng 2 muỗng bột nghệ cho vào ly nước ấm 250ml trộn thật đều. Thêm 1-2 thìa mật ong vào khuấy kĩ vậy là đã có thể sử dụng.
Nên uống mật ong và tinh bột nghệ lúc còn ấm và uống khi đói để tối ưu hóa hiệu quả điều trị của phương thuốc này.
>>>Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Thuốc Nào Nên Dùng Nhất
3.2 Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng tía tô.
Tía tô là một loại rau rất phổ biến mà ai cũng biết. Được sử dụng làm rau để ăn sống và có thể chế biến thành nhiều món khác nhau điển hình như món canh cà bung hay được dùng để cuốn chả để nướng. Tía tô có vị cay ấm và chứa hàm lượng tinh dầu cao chính vì thế nên lá tía tô có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn làm lành vết thương nhanh chóng và được ông cha ta từ xa xưa sử dụng làm thực phẩm điều trị các bệnh về dạ dày trong đó có trào ngược dạ dày. Hơn thế nữa với hàm lượng vitamin C rất cao trong lá tía tô giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Có rất nhiều cách để sử dụng tía tô nhưng trong đó đơn giản và dễ thực hiện nhất là uống nước ép tía tô.
Nguyên liệu: Lá tía tô 30-40 lá.
Cách làm: Lá tía tô ta đem rửa sạch với nước, có thể ngâm bằng một chút nước muối loãng sau đó vớt ra để cho ráo nước. Sau đó ta giã nát hoặc nghiền nát lá tía tô vắt lấy nước, cho thêm một chút muối là uống được.
Nên kiên trì uống nước ép tía tô hàng ngày để nhanh chóng kiểm soát tình trạng trào ngược dạ dày của bản thân mình.
Một số chú ý khi sử dụng lá tía tô:
- Cần kiên trì sử dụng tía tô dài ngày để thấy hiệu quả.
- Mỗi ngày uống một chút, không nên uống quá nhiều để tránh xảy ra các tác dụng không mong muốn như chóng mặt đau đầu, mệt mỏi, đi ngoài.
- Những người ra nhiều mồ hôi không nên uống lá tía tô.
3.3 mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng nha đam.
Chất nhựa trong suốt ở trong lá nha đam được dân ta gọi là “lô hội”. Nghiên cứu cho thấy rằng lô hội cực kì nhiều chất dinh dưỡng và vitamin. Người ta tìm thấy ít nhất đến 23 loại acid amin cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất trong lô hội. Thế nên nha đam chính là một trong những loại thảo dược thần kỳ mà hội chị em phụ nữ luôn luôn tin tưởng. Lô hội nổi tiếng trong việc làm mịn da mặt chữa mụn nhọt, mụn đầu đen, làm mờ vết thâm rất tốt vì hàm lượng cao vitamin E có trong đó. Tuy nhiên ít người biết đến rằng lô hội còn có thể dùng để chữa trị các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày-tá tràng hay là trào ngược dạ dày. Trong nha đam có chứa nhiều Prostaglandin và các acid béo chưa bão hoà có tác dụng làm lành vết thương, nhanh mọc da non, tiêu sưng, giảm dị ứng… rất tốt trong việc chữa trị viêm loét, trào ngược dạ dày.
Nha đam có nhiều cách sử dụng ta có thể tham khảo một số cách sau:
3.3.1 Sinh tố nha đam mật ong.
Nguyên liệu : 5 nhánh nha đam và mật ong
Cách làm : Nha đam ta làm sạch, gọt sạch phần vỏ xanh và phần gel vàng chỉ giữ lại phần gel trắng. Lấy phần gel trắng sau đó cho thêm 1 thìa cà phê mật ong ( nếu không có thì thay thế bằng đường), cho hỗn hợp trên vào máy xay sinh tố xay nhuyễn bước cuối cùng ta cho khoảng 500ml nước ấm vào khuấy đều và bảo quản trong tủ lạnh khoảng 3-4 tiếng . Mỗi ngày nên uống 2-3 muỗng hỗn hợp thuốc này. Uống lúc đói khi mà dạ dày chưa có thức ăn để nhanh hồi phục vết thương do viêm loét dạ dày và các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày gây ra.
Người bệnh sẽ thấy có kết quả rõ rệt sau khoảng 25-30 ngày kiên trì uống
3.3.2 Sữa chua nha đam.
Nguyên liệu: Nha đam 2-3 nhánh, sữa đặc 1 hộp, sữa chua cái 250gam, sữa tươi không đường 800ml, đường, muối.
Cách làm:
- Nha đam ta rửa sạch gọt sạch vần vỏ xanh và lớp gel vàng giữ lại lớp gel trắng. Có thể ngâm bằng nước muối loãng và ¼ quả chanh cho nha đam bớt nhớt. Rửa thật sạch nha đam với nước từ 3- 5 lần. Cắt nhỏ nha đam ra cho vào đun sôi khoảng 1 phút rồi vớt ra nhanh làm thế này sẽ tạo được độ giòn cho nha đam. Thêm vị ngọt cho nha đam bằng cách ngâm nha đam đã cắt vào bát 300ml nước đá thêm vào 2-3 muỗng canh đường, ngâm trong một tiếng.
- Sữa đặc ta đổ ra tô, hòa tan bằng 200ml nước ấm khoảng 50-60 độ C khuấy thật đều. Cho thêm sữa tươi sau đó bỏ thêm nha đam vừa làm ở bước 1 vào trộn đều. Rót ra hũ nhựa hoặc thủy tinh sau đó đem đi ủ.
- Ủ sữa chua nha đam bằng nồi cơm điện. Chỉ cần cho các hũ sữa chua vào trong nồi cơm điện sau đó ủ từ 6 đến 8 tiếng khi mà sữa chua đã đông lại là có thể sử đem cất vào tủ lạnh bảo quản và sử dụng được rồi. Nếu không thích làm bằng phương pháp thủ công thì các bạn có thể làm bằng máy làm sữa chua vẫn cho ra sản phẩm rất ngon và hấp dẫn.
3.4 Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng gừng.
Gừng là một trong những gia vị quen thuộc với mọi nhà mà không ai là không biết. Gừng có vị cay tính ấm vậy nên từ rất lâu gừng đã được dân ta sử dụng làm thuốc chữa trị cảm lạnh. Không chỉ như vậy, gừng còn được sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày rất hiệu quả bơt bì trong gừng có nhiều hoạt chất như methadone, terpen, zingiberol… rất hữu dụng trong việc trung hòa acid trong dịch dạ dày, giảm ợ hơi, ợ chua, thúc đẩy quá trình tiêu hóa của thức ăn và giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Tuy nhiên các bạn cần chú ý không nên sử dụng gừng quá nhiều vì sẽ dẫn đến tình trạng nóng trong người do gừng có tính nóng cao.
Gừng có nhiều cách để chế biến và sử dụng các bạn có thể tham khảo hai cách chế biến gừng phổ biến, dễ sử dụng và có thể làm ngay tại nhà sau đây.
3.4.1 Trà gừng.
Nguyên liệu: Gừng tươi 1 nhánh, mật ong, nước sôi.
Cách làm:
- Gừng ta rửa sạch, cạo lớp vỏ bên ngoài sau đó xắt lát nhỏ.
- Nước ta đun sôi sau đó thả các lát gừng vừa chuẩn bị vào, tiếp tục đun sôi trong 10 phút.
- Thêm một chút mật ong vào là có thể thưởng thức được.
Cách sử dụng: Trà gừng nên được sử dụng vào mỗi buổi sáng, uống khi còn ấm để mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe. Bạn có thể làm thật nhiều nước gừng với mật ong sau đó bảo quản trong tủ lạnh khi nào cần dùng chỉ cần đem ra thêm nước ấm trộn đều, việc làm này rất tiết kiệm thời gian.
3.4.2 Gừng ngâm giấm táo.
Gừng ngâm giấm táo từ lâu đã được mệnh danh là thần dược cho sức khỏe. Người ta sử dụng gừng ngâm giấm táo để chữa trị các chứng bệnh như trào ngược dạ dày, cảm cúm, chống dị ứng, buồn nôn, chống viêm, bệnh đường tiêu hóa, đau lưng hay thậm chí là ngăn ngừa ung thư. Đối với các bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày thì mỗi ngày chỉ cần 3-5 lát gừng ngâm giấm táo trong vòng 1 tuần là các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày sẽ thuyên giảm đáng kể.
Nguyên liệu: ½ cân gừng tươi, giấm táo ( nếu không có thì có thể thay thế bằng giấm gạo vẫn rất tốt cho sức khỏe)
Cách làm: Gừng tươi ta đem đi rửa sạch, không cần gọt vỏ, cắt đều thành từng lát thật mỏng, ngâm qua nước muối khoảng 15-20 phút. Cho gừng vào trong lọ thủy tinh hoặc bằng nhựa, sau đó cho rót giấm táo vào. Rót từ từ đến khi giấm ngập gừng trong lọ. Để lọ gừng ngâm giấm này ở nơi khô thoáng tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời trong khoảng một tuần là có thể sử dụng được.
Cách sử dụng: Gừng ngâm giấm tốt nhất nên được sử dụng vào bữa sáng, ăn 3-5 lát mỗi ngày, ăn nhiều quá không tốt cho sức khỏe.
3.5 Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng baking soda.
Baking soda hay có tên thông dụng hơn là muối nở hay là thuốc muối. Là một nguyên liệu phổ biến được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nấu nướng, lau dọn nhà cửa hay sử dụng để hỗ trợ điều trị một số vấn đề về sức khỏe. Baking soda (natri bicarbonat) là thứ bột màu trắng vị hơi mặn có tính kiềm cùng với khả năng hút ẩm cao.Nhiều chị em phụ nữ rất tin tưởng sử dụng baking soda trong lĩnh vực làm đẹp. Ngoài ra baking soda nếu được sử dụng đúng cách thì rất tốt cho sức khỏe. Đối với những người bị trào ngược dạ dày do dư thừa acid trong cơ thể thì baking soda có tính kiềm sẽ giúp trung hòa lượng acid dư thừa này làm giảm triệu chứng của bệnh trào ngược.
Nguyên liệu: Baking soda, nước lạnh.
Cách làm: Hòa tan một muỗng cà phê baking soda vào trong ly nước lạnh khuấy đều cho baking soda tan hết.
Cách sử dụng: Uống baking soda vào những lúc có cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị (vùng trên rốn) hoặc những lúc xuất hiện cơn ợ chua ợ nóng. Khi uống thì phải uống từ từ, chậm rãi không nên uống một hơi liên tục.
>>>Xem thêm: Bài Tập Yoga Chữa Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Đơn Giản Nhất
3.6 Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng lá mơ lông (mơ tam thể).
Mơ lông hay còn được dân ta gọi là rau mơ, mơ tam thể… là loại cây mọc ở nhiều nơi rất dễ tìm. Lá mơ có vị mát vị hơi đắng, tính bình. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy trong lá mơ có chứa tinh dầu có mùi rất hăng của bisulfur carbon và alkaloid. Tuy nhiên mùi hăng của mơ lông lại rất dễ phân biệt với các mùi hắc khó chịu khác là nhờ vào hoạt chất có tên là methyl mercaptan. Với hàm lượng hoạt chất có trong lá mơ giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng,thanh nhiệt, giải độc hoạt huyết và sát trùng hiệu quả. từ đó người ta hay sử dụng lá mơ lông để chữa trị các bệnh như kiết lỵ, viêm loét dạ dày -tá tràng, trào ngược dạ dày và còn sử dụng để tẩy giun đũa, giun kim trong cơ thể nữa. Lá mơ lông hay được sử dụng để chữa trào ngược dạ dày bằng cách uống trực tiếp nước ép từ lá.
Nguyên liệu: lá mơ lông khoảng 30-40 lá ( tương đương 1 nắm).
Cách làm: Lá mơ lông khi được hái về thì ta đem rửa thật sạch, có thể ngâm 5 phút trong nước muối loãng. Sau đó ta giã nát lá mơ ra, lấy phần nước cố để uống trực tiếp.
3.7 Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng cách gối cao đầu khi ngủ.
Hầu hết những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày đều xảy ra vào ban đêm và sau bữa ăn, khi mà tư thế nằm ngủ là điều kiện thuận lợi để trào ngược dạ dày xảy ra. việc gối cao đầu khi ngủ là để làm cho dịch dạ dày sẽ tập trung ở phần đáy dạ dày (hang vị) tráng việc trào lên vùng tâm vị và trào ngược lên thực quản. Ngoài gối cao đầu thì khi ngủ bạn nên nằm ngửa hoặc nghiêng về bên trái cũng phần nào ngăn cản tình trạng trào ngược dạ dày xảy ra.
3.8 Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng cách xây dựng chế độ ăn uống tập luyện hợp lý.
Stress là một yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến trào ngược dạ dày. Đối với những người đang bị bệnh trào ngược dạ dày việc bị áp lực và stress thường xuyên sẽ khiến tình trạng bệnh nặng lên. Ngoài ra ở những người có chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh như ăn đồ cay nóng thường xuyên, ăn quá no, ăn kiêng, ăn khuya, thức khuya… thì tình trạng trào ngược dạ dày cũng sẽ tiến triển theo xu hướng xấu hơn. Vậy việc bạn cần làm là phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình, gạt bỏ những điều khiến bạn stress ra khỏi cơ thể. Có thể tập luyện một số bài tập giúp thư giãn, thả lỏng tâm trí để giảm stress và cũng làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Tập yoga.
- Ngồi thiền.
- Nghỉ ngơi, hít thở thật sâu.
- Tập cardio, chạy bộ.
- Nghe nhạc thư giãn như nhạc baroque.
3.9 Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng cách kiêng một số thực phẩm không tốt cho bệnh.
Có nhiều thực phẩm giúp giảm tình trạng trào ngược dạ dày tuy nhiên cũng có rất nhiều thực phẩm làm tăng tình trạng của bệnh. Vì vậy đối với những người mắc bệnh này thì nên kiêng một số thực phẩm sau:
- Các loại trái cây chứa nhiều acid như cà chua, chanh,…
- Các món ăn chứa nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, các đồ rán, xào nhiều dầu mỡ…
- Socola có chứa một chất tên methylxanthine không có lợi cho sức khỏe của dạ dày nên cần phải kiêng.
- Các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá, thuốc lào…
>>>Xem thêm: Thực Đơn Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Thế Nào Là Hợp Lý
Trên đây là một số mẹo chữa trào ngược dạ dày mà các bạn có thể áp dụng dễ dàng tại nhà. Tuy nhiên người bệnh cần nên đến các cơ sở y tế để khám bệnh cũng như nghe lời khuyên từ bác sĩ để sớm chấm dứt tình trạng bệnh.
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về bệnh trào ngược dạ dày cũng như các bệnh liên quan đến dạ dày thì hãy nhấc máy gọi ngay hotline 1806091 để được các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi tư vấn về bệnh miễn phí.