Trào Ngược Dạ Dày, Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Trào Ngược Dạ Dày, Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Trào ngược dạ dày thực quản là một chứng bệnh rất hay gặp ở đường tiêu hóa, thường gây ra những sự khó chịu cho cơ thể. Biểu hiện của trào ngược dạ dày thường rất đặc trưng với các chứng ợ hơi, ợ chua,… nhưng có khi lại khá khó nhận biết bởi những triệu chứng dễ nhầm lẫn với căn bệnh khác. Trong bài viết này, Scurma Fizzy sẽ giúp độc giả nhận biết những triệu chứng gây ra bởi trào ngược dạ dày, và đưa ra một số giải pháp cho nó để tránh để lâu dài hình thành bệnh mạn tính hoặc biến chứng nguy hiểm.

trao-nguoc-da-day-cach-nhan-biet-va-dieu-tri (1)

1. Trào ngược dạ dày cách nhận biết và điều trị – Trào ngược dạ dày là gì?

Đầu tiên ta cần biết thế nào là trào ngược dạ dày. Trào ngược dạ dày hay đầy đủ hơn là trào ngược dạ dày thực quản, là tình trạng acid dạ dày, vì một lý do nào đó, thoát khỏi dạ dày và tràn ngược lên thực quản. Trong tiếng Anh, căn bệnh này có tên Gastroesophageal Reflux Disease, viết tắt là GERD.

Có hai yếu tố gây nên tình trạng này, đó là acid dạ dày và cơ thắt thực quản dưới. Xét trong tình trạng bình thường, khi thức ăn thức uống được nuốt xuống từ miệng qua thực quản, cơ thắt này sẽ mở ra cho phép phần thức ăn này vào được dạ dày, bắt đầu quá trình tiêu hóa cơ và hóa học. Sau khi cho phép thức ăn “thông qua”, cơ thắt này sẽ đóng lại để dạ dày thực hiện chức năng của mình. Triệu chứng trào ngược xảy ra khi cơ thắt này không được đóng lại trong khi có quá nhiều acid trong dạ dày hoặc bởi một tác động vật lý do hoạt động cơ thể (như nằm, chạy nhảy) khiến acid dịch vị thoát ra ngoài theo đường thực quản, gây những biểu hiện trào ngược dạ dày và tổn thương các bộ phận gây ra bởi acid.

>>>> Tìm hiểu thêm: Bị Nôn Ra Máu Khi Đang Mắc Trào Ngược Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không?

trao-nguoc-da-day-cach-nhan-biet-va-dieu-tri (2)

2. Trào ngược dạ dày cách nhận biết và điều trị: Biểu hiện của trào ngược dạ dày

2.1. Ợ hơi – Ợ nóng – Ợ chua

Đây là bộ ba triệu chứng điển hình nhất trong những biểu hiện của trào ngược dạ dày. Do cơ thắt thực quản dưới được mở, hình thành sự liên thông trực tiếp từ miệng đến dạ dày, nên những yếu tố vốn chỉ tồn tại trong dạ dày bị thoát ra qua đường tiêu hóa trên. Ở đây, cả ba biểu hiện ợ hơi, ợ nóng, ợ chua đều là do bong bóng khi chứa acid HCl và CO2 thoát ra qua đường miệng.

2.1.1. Ợ hơi

Cần chú ý rằng ợ hơi (thoát bong bóng khí CO2) hoàn toàn có thể là hiện tượng sinh lý bình thường do uống đồ uống có ga hay do dạ dày thải trừ để làm giảm bớt áp lực trong thành dạ dày (thường gặp ở trường hợp ăn uống quá no). Vì thế, ợ hơi được coi là biểu hiện trào ngược dạ dày phổ biến nhưng không điển hình, không dùng để chẩn đoán xác định bệnh. Trong sinh lý bình thường, khí hơi dư thừa ở dạ dày sẽ chủ yếu thoát ra bằng đường hậu môn. Còn với cơ thắt thực quản dưới bị giãn (cơ chế chủ yếu trong trào ngược dạ dày), bong bóng khí sẽ ưu tiên con đường dễ dàng hơn, ở đây là đường miệng. Kết quả là bạn sẽ có cảm giác một bong bóng khí bị vỡ ra trong họng, và một lượng khí thoát ra (có thể gây ra tiếng).

2.1.2. Ợ nóng

Ợ nóng khác với ợ hơi, và là tình trạng điển hình hơn. Bởi theo cơ chế, ợ nóng xuất hiện do acid, dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản gây tổn thương niêm mạc tại đó. Cảm giác của cơ thể khi đấy là nóng rát vùng thượng vị kéo dài theo hướng lên đến cổ.

trao-nguoc-da-day-cach-nhan-biet-va-dieu-tri (3)

2.1.3. Ợ chua

Triệu chứng này thường đi kèm với ợ hơi và ợ nóng. Đặc biệt là ợ nóng, vì cùng có nguyên do là trào ngược dịch vị từ dạ dày, nên ợ nóng ợ chua rất hay xuất hiện đồng thời. Phân biệt hai tình trạng này chủ yếu dựa vào vị trí và cảm giác: ợ nóng xuất hiện ở vùng thượng vị, ngực dưới gây sự nóng rát; còn ợ chua là cảm giác chua ở miệng và cổ họng, do acid trào ngược tác động lên vị giác.

Khi ăn no, đầy bụng khó tiêu, tư thế dễ cho acid thoát ra như nằm, cúi gập người triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ợ hơi, ợ chua, ợ nóng có thể tăng lên. Đặc biệt, tình trạng này xuất hiện nhiều vào ban đêm. Buổi đêm có đến hai nguyên do là tư thế nằm khiến thực quản song song với mặt phẳng nằm ngang, dễ dàng hơn cho dịch dạ dày thoát ra so với tư thế đứng bị hạn chế bởi trọng lực. Đồng thời, buổi đêm cũng là thời gian cơ thể tăng tiết corticoid, một trong các tác dụng sinh lý của hormon này chính là gây tăng tiết acid dạ dày.

>>>> Tìm hiểu thêm: Bạn Cần Nắm Chắc Những Vấn Đề Liên Quan Đến Ợ Chua Sau

2.2. Đau tức ngực

Axit dạ dày trào ngược lên gây ra những kích thích thần kinh trên niêm mạc thực quản, gây cảm giác đau. Triệu chứng đau tức ngực này là một biểu hiện trào ngược dạ dày nghiêm trọng nhưng không điển hình, do cảm giác đau khá giống với bệnh tim mạch hay bệnh hô hấp. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau thắt lại tại ngực, xuyên ra sau lưng, thậm chí có thể lan đến bả vai, cánh tay. Vậy nên, những ai gặp trường hợp này hãy bình tĩnh xem xét những yếu tố nguy cơ, tránh hoảng loạn quá độ hay chủ quan không đề phòng.

Để phân biệt với đau thắt ngực do tim với đau do trào ngược dạ dày, ta xét đến thời gian đau, tư thế ảnh hưởng đến đau và những biểu hiện đi kèm. Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản thường gây đau thắt ngực sau ăn khoảng 30 phút. Đau sẽ diễn biến mạnh hơn nếu người bệnh nằm hoặc cúi gập người. Kèm theo đó xuất hiện những biểu hiện như ợ nóng, ợ chua thì cơn đau của bạn sẽ thiên về bệnh lý trào ngược, hãy chú ý nhé.

2.3. Khó nuốt

Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản khi xảy ra dai dẳng, kéo dài sẽ gây nên tổn thương liên tục lên niêm mạc thực quản. Những tổn hại này là phù nề, sưng tấy thậm chí có thể xuất hiện tình trạng viêm, gây triệu chứng khó nuốt, thức ăn bị ứ nghẹn, vướng ở cổ họng do con đường thực quản không còn được bằng phẳng nữa. Việc cố gắng nuốt thức ăn cũng có thể gây thêm tổn thương, làm tình trạng thêm nặng.

Sau viêm nhiễm , tổn thương là quá trình phục hồi. Ở đây, do quá nhiều lần phá hủy đã làm hình thành các mô sẹo cản đường, tiếp tục thu hẹp đường kính thực quản. Vì vậy, việc điều trị sớm là rất quan trọng, tránh các biểu hiện trào ngược dạ dày mạn tính sẽ gây nên vòng tuần hoàn bệnh lý.

2.4. Đau họng

Trào ngược dạ dày không chỉ gây tổn thương niêm mạc thực quản mà còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác, không chỉ ở cơ quan tiêu hoá. Như chúng ta đã biết, họng là cơ quan không chỉ quan trọng với hệ tiêu hoá, mà còn là một phần của hệ hô hấp, hệ hô hấp và tiêu hoá có liên quan khá mật thiết với nhau thông qua con đường này. Việc trào ngược có thể lên đến tận vùng họng, gây đau rát họng khó chịu vô cùng. Đây là hệ quả của việc acid tổn thương niêm mạc vùng hầu họng, các dây thanh quản. Tình trạng trào ngược lâu ngày sẽ kéo theo các biểu hiện trào ngược dạ dày nghiêm trọng khác như ho, khàn giọng mà sẽ nói tới ngay sau đây.

trao-nguoc-da-day-cach-nhan-biet-va-dieu-tri (4)

2.5. Ho, khàn giọng

Như đã đề cập, ho và khàn giọng cũng là một triệu chứng của trào ngược. Đây không phải là triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày, do có rất nhiều các yếu tố gây nên ho, tuy nhiên trong thực tế có đến 25 – 40% trường hợp trào ngược có biểu hiện ho mãn tính. Nguyên nhân của ho do trào ngược là những giọt axit đọng vào thanh quản hoặc cổ họng, gây kích ứng các vị trí nhận cảm ho, và gây ho. Thêm vào đó, acid làm tổn thương thanh quản, ảnh hưởng đến hoạt động nói (khàn giọng). Những triệu chứng này thường dễ nhầm lẫn với nguyên nhân do hô hấp, khiến người bệnh xác định và sai lầm trong cách xử trí. Ở đây, cần chú ý thời điểm xảy ra để phân biệt, các biểu hiện bất thường của trào ngược thường diễn ra sau ăn hay vào buổi đêm, còn ho do nhiễm trùng đường hô hấp sẽ kèm thêm các biểu hiện khác bao gồm chảy nước mũi, có đờm,…

2.6. Khó thở và hen suyễn

Hai triệu chứng này nghe qua tưởng chừng chả có liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản. Nhưng như đã đề cập, hệ tiêu hoá và hô hấp có thông với nhau, nên acid hoàn toàn có thể tác động đến các tế bào hô hấp có quan hệ mật thiết với ống tiêu hoá. Ở đây, axit chảy ngược vào thực quản có thể thông qua hầu họng – “bộ phận dùng chung” của hai hệ – xâm nhập vào đường dẫn khí của phổi đặc biệt là trong khi ngủ (trào ngược xảy ra mạnh nhất tại thời điểm này), gây tổn thương đường dẫn khí. Điều này có thể dẫn đến khó thở và thậm chí hen suyễn, khi đường thở bị kích thích co thắt quá độ tương tự tình trạng hen do cơ địa.

>>>> Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Dạ Dày Có Thể Gây Khó Thở Bằng Cách Thức Nào?

2.7. Viêm họng kéo dài, viêm thanh quản

Đây là trường hợp sẽ xảy ra nếu việc trào ngược kéo dài. Các tổn thương lâu ngày của niêm mạc họng và thanh quản tất yếu dẫn đến biểu hiện trào ngược nghiêm trọng là viêm nhiễm. Vậy nên các biểu hiện của trào ngược dạ dày nên được xử lý sớm để tránh phát triển thành bệnh mạn tính cứng đầu khó chữa.

2.8. Nôn và buồn nôn

Acid dạ dày trào ngược lên thực quản không chỉ gây cảm giác đau, mà còn kích thích cảm giác gây nôn. Ngoài ra, việc trào ngược cũng có thể làm hao hụt lượng acid dịch vị cần dùng để tiêu hóa thức ăn, gây tình trạng khó tiêu. Các triệu chứng này kết hợp lại gây ra biểu hiện khó tiêu, buồn nôn điển hình của trào ngược dạ dày lúc trong và sau khi ăn, khiến bạn chán ăn, giảm hấp thu.

trao-nguoc-da-day-cach-nhan-biet-va-dieu-tri (6)

Bệnh hoàn toàn có thể tiến triển nặng hơn đến giai đoạn nôn. Ở đây, chất trào ngược lên thực quản không chỉ là khí hơi, dịch vị dạ dày mà bao gồm cả thức ăn do cơ thắt thực quản dưới không thể khép lại, làm thức ăn dễ dàng bị thúc đẩy thải ngược ra qua đường miệng. Triệu chứng này thường xảy ra sau khi ăn hoặc khi đánh răng buổi sáng (việc đánh răng có thể tác động lên nhận cảm nôn vùng hầu họng, kích thích gây nôn).

2.9. Đắng miệng

Cảm giác đắng miệng có thể xuất hiện trong trào ngược acid lên thực quản là do dịch mật có thể chứa trong dịch vị. Dịch mật, về bản chất là cholesterol, được túi mật tiết ra có vai trò nhũ hóa chất béo, giúp thành phần này có thể hấp thu vào cơ thể. Dịch mật vốn được tiết xuống ruột, nhưng một vài trường hợp khiến van môn vị hoạt động kém sẽ làm dịch mật trào ngược lên dạ dày. Tình trạng này kết hợp với cơ thắt thực quản dưới cũng kém hoạt động sẽ đưa dịch mật lên thực quản, tác động lên dây thần kinh vị giác gây đắng miệng. Tình trạng này thường là đi kèm với nôn, khi người bệnh nôn quá nhiều đến mức không còn gì trong túi dạ dày mà vẫn bị kích thích, thì van môn vị cũng đồng thời rối loạn chức năng.

2.10. Tiết nhiều nước bọt

Khi axit dạ dày trào ngược lên, cơ thể luôn có phản xạ tự nhiên – cơ chế bảo vệ khi gặp bất thường – là tiết ra nước bọt nhiều hơn nhằm mục đích trung hòa axit. Đây là triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản phổ biến, thường đi kèm với ợ nóng, ợ chua hoặc gặp ngay sau tình trạng nôn. Do luôn đi kèm nhiều tình trạng khác, đồng thời đây cũng là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, nên tiết nhiều nước bọt không được xét vào triệu chứng đặc trưng.

2.11. Những biểu hiện khác

Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản nếu không điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Bạn cần cực kỳ cẩn trọng nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng sau đây:

  • Khó nuốt kéo dài, có thể tắc nghẹn khi ăn: Thực quản đang bị tổn thương, cản trở rất lớn tại đường vào thức ăn
  • Luôn thấy khó thở: Acid làm tổn hại nặng nề ở hầu họng, hay đã tràn vào được đường dẫn khí
  • Phân có máu hoặc màu đen; Nôn ra máu: Có xuất huyết tại dạ dày/thực quản => Vô cùng nguy hiểm, gây mất máu và các tai biến khác
  • Đau bụng dai dẳng: Chức năng tiêu hóa đang bị tổn thương
  • Giảm cân đột ngột và không thể kiểm soát: Sự hấp thu bình thường không được đảm bảo, cơ thể thiếu năng lượng và các chất dinh dưỡng. Dẫn ngược lại đến hậu quả các vết thương lâu lành.

3. Trào ngược dạ dày cách nhận biết và điều trị: Điều trị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày về cơ bản có thể sử dụng các phương pháp đơn giản tại nhà để hạn chế tình trạng này, tránh căn bệnh làm phiền đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe về sau

3.1. Chế độ sinh hoạt

Về bữa ăn:

  • Việc ăn quá no là không nên, nhất là ở thời điểm buổi tối.
  • Những đồ uống có ga, có cồn cần phải được hạn chế ở mức tối đa nhất có thể. Những thức uống này thúc đẩy tình trạng ợ diễn ra thường xuyên hơn.
  • Hạn chế ăn những đồ ăn khó tiêu, giàu protein như thịt đỏ hay đồ ăn nhiều dầu mỡ. Việc này sẽ giúp ích cho dạ dày khi không cần phải tiết quá nhiều acid để đáp ứng cho việc tiêu hóa.
  • Tích cực uống sữa, ăn rau xanh. Việc này giúp trung hòa và cuốn các giọt acid khỏi thực quản, không để nó ảnh hưởng đến tế bào niêm mạc.

Thay đổi tư thế ngủ: Việc này cũng rất quan trọng bởi thời gian ngủ là lúc cơ thể tăng sản xuất acid. Cải thiện tư thế ngủ sẽ giúp giảm các biểu hiện trào ngược về đêm

  • Nằm nghiêng sang bên trái: Điều này giúp dạ dày có vị trí thấp hơn
  • Gối đầu để vị trí của đầu cao hơn thân mình: Chú ý gối cao vừa phải, tránh làm ảnh hưởng lưu thông máu lên não khi ngủ

>>>> Tham khảo thêm: Nằm Nghiêng Về Bên Nào Là Tốt Nhất Đối Với Người Bị Trào Ngược Dạ Dày

3.2. Các phương pháp truyền thống có thể áp dụng tại nhà

Ngoài việc chú ý sinh hoạt, thì dân gian cũng có một số bài thuốc rất hữu hiệu trong giảm triệu chứng trào ngược dạ dày mà bạn có thể sử dụng:

  • Gừng và mật ong: Hai nguyên liệu rất đỗi phổ biến tại căn bếp mỗi nhà. Bạn có thể sử dụng gừng tươi giã nát hay thái mỏng, hòa trong nước ấm cùng vài thìa mật ong. Điều này vừa giúp trung hòa acid, vừa làm dịu các mô tổn thương, đồng thời cũng cung cấp khả năng kháng viêm hiệu quả.trao-nguoc-da-day-cach-nhan-biet-va-dieu-tri (7)
  • Lá trầu không: Chủ yếu đánh vào tác dụng giảm viêm, tăng phục hồi các mô tổn thương, trầu không cũng là phương thuốc tuyệt vời trong bệnh tiêu hóa gây ra bởi acid. Lấy 3-4 lá vò nát hòa cùng nước ấm, là bạn đã có một thức uống chữa bệnh bổ dưỡng rồi.

Lưu ý: các phương pháp được lưu truyền này cần có thời gian sử dụng dài để thấy rõ hiệu quả. Nên uống sau bữa ăn.

 

3.3. Thuốc Tây Y

Do các biểu hiện của trào ngược dạ dày chủ yếu gây ra bởi acid, nên người tiêu dùng có thể lựa chọn các thuốc trung hòa acid. Loại thuốc này có ưu điểm là không cần kê đơn, tác dụng nhanh. Tuy nhiên, cần tránh sử dụng dài ngày sẽ gây tác dụng không mong muốn nghiêm trọng. Các chế phẩm thường thấy trên thị trường có Phosphalugel, Yumangel,…

trao-nguoc-da-day-cach-nhan-biet-va-dieu-tri (8)

 

Các biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày, như trong bài đã nêu, rất phong phú đa dạng, có thể nhầm lẫn với các nguyên nhân khác. Điều cần làm của mỗi người là lắng nghe cơ thể mình, theo dõi và đưa ra những quyết định đúng đắn. Nên tìm đến sự tư vấn chuyên ngành nếu bạn lo lắng về những triệu chứng bất thường của cơ thể, tránh rủi ro của việc chủ quan với sức khỏe của mình. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết, chúc mọi người có cuộc sống vui vẻ tuyệt vời nhất!

 

Nếu bạn đang phải đối mặt với một số vấn đề liên quan đến các triệu chứng trào ngược dạ dày và cần tìm tới những tư vấn chuyên khoa thì hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 18006091. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091