Trị Hôi Miệng Từ Dạ Dày Có Khó Không

Trị Hôi Miệng Từ Dạ Dày Có Khó Không

Hôi miệng là một vấn đề khá quan ngại trong việc giao tiếp hằng ngày. Không chỉ thế, việc đáng quan ngại hơn là liệu hôi miệng có phản ánh tình trạng bệnh tật nào đó của cơ thể hay không. Nhưng, đừng lo lắng quá! Bởi hôi miệng là một trong những dấu hiệu có thể giúp bạn nhận biết sớm nếu bạn đang mắc các bệnh dạ dày hoặc phản ánh tình trạng vệ sinh răng miệng của bạn. Các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn trả lời nhiều câu hỏi cho vấn đề trị hôi miệng từ dạ dày.

1. Hôi miệng từ dạ dày là bệnh gì

Dạ dày bị tổn thương gây ra nhiều biểu hiện đặc trưng như đau thượng vị, hôi miệng, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn và nôn, chướng bụng chán ăn…

Hôi miệng là một triệu chứng cũng khá điển hình để phản ánh sức khỏe của dạ dày.

Đây là một dấu hiệu sớm, giúp người bệnh có những can thiệp kịp thời và nhanh chóng để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.

Hôi miệng từ dạ dày thường phản ánh nguy cơ mắc các bệnh: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm hang vị dạ dày, nhiễm khuẩn HP dạ dày, hở van dạ dày… Trong đó, hôi miệng do trào ngược dạ dày là phổ biến nhất.

tri-hoi-mieng-tu-da-day

Hôi miệng từ dạ dày là bệnh gì

Tham khảo thêm tại:

2.Triệu chứng biểu hiện hôi miệng từ dạ dày

Hôi miệng từ dạ dày là các triệu chứng bệnh dạ dày, được biểu hiện bằng một hoặc nhiều triệu chứng sau:

  • Đau vùng thượng vị nhiều vào lúc đói hoặc sau khi ăn, có thể kéo dài âm ỉ nhiều giờ.
  • Khó nuốt, cổ họng khó chịu, có cảm giác ứ nghẹn.
  • Hơi thở có mùi khó chịu dù mới đánh răng hay vệ sinh răng xong.
  • Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng lúc đói.
  • Khoang miệng luôn khô, cảm giác khát nước, rát cổ họng; hoặc miệng tiết nhiều nước bọt hơn bình thường (trào ngược dạ dày).

3. Nguyên nhân gây hôi miệng

3.1. Hôi miệng từ dạ dày

Hôi miệng từ dạ dày là triệu chứng hôi miệng xuất phát từ nguyên nhân tổn thương dạ dày.

Một số bệnh dạ dày là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng thường gặp là: trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori,…

  • Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh mạn tính của đường tiêu hóa, xảy ra khi cơ thắt thực quản mất tính đàn hồi vốn có và bị giãn ra, khó hồi phục.

Sau khi ăn xong, ống thông giữa dạ dày và thực quản không đóng lại được hoặc đóng một phần khiến cho một lượng thức ăn bị trào lên gây ợ chua, ợ đắng. 

  • Acid trong dạ dày

Bên cạnh đó, độ pH acid của dạ dày cũng là một nguyên nhân dẫn đến hôi miệng. Lý do: acid là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của một số loài vi khuẩn, virus, nấm.

Sự phân hủy thức ăn của chúng hoặc xác vi sinh sẽ gây ra các khí mùi khó chịu.

3.2. Hôi miệng không từ dạ dày

  • Hôi miệng xuất phát từ miệng

Các bệnh răng miệng thường gặp như: viêm lợi, viêm nướu, nhiễm nấm Candida, viêm tủy răng,…

Việc giảm tiết nước bọt (do thuốc, tuổi già,…) tạo môi trường khô, thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, đồng thời gây mùi hôi do quá trình phân hủy các hợp chất trong khoang miệng và xác vi khuẩn. 

Hội chứng Sjogren do hệ miễn dịch suy yếu gây khô mắt, khô miệng, khô các niêm mạc mũi, môi, họng, thanh phế quản,…

Vệ sinh răng miệng không cẩn thận, không thường xuyên.

Trong thực phẩm có chứa tỏi, hành, chứa hàm lượng protein và glucid cao chứa lượng lớn sulfur đi vào máu tới phổi rồi bay hơi gây hôi miệng.

Bên cạnh đó, việc tiêu thụ lượng lớn rượu, thuốc lá,… cũng gây nên tình trạng hơi thở có mùi khó chịu đặc trưng.

Nguyên nhân gây hôi miệng

Nguyên nhân gây hôi miệng

  • Hôi miệng do sử dụng thuốc

Các loại thuốc như amphetamine, chloranhydrate, nitrat và nitrit, thuốc gây độc với tế bào,… sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng hôi miệng

  • Hôi miệng do mắc các bệnh nhiễm trùng tai – mũi – họng

Một số bệnh lý do vi khuẩn, virus gây ra ở tai, mũi họng có thể khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu 

  • Hôi miệng do các bệnh lý gan, thận, tiểu đường,…

Các bệnh lý này có thể gây ra mùi hôi trong quá trình phân hủy mỡ, lipid của cơ thể.

  • Hôi miệng do mắc hội chứng mùi cá ươn

Do cơ thể không chuyển hóa được trimethylamin từ các sản phẩm chứa mùi tanh như tôm, cá,… Chất hóa học được tích tụ ở gan gây mùi hôi. Hội chứng này có khả năng di truyền nhưng hiếm gặp. 

>>>> Xem thêm về: Những Cách Trị Ợ Chua Tại Nhà Ai Cũng Nên Biết

4.Điều trị hôi miệng từ dạ dày hiệu quả

4.1. Điều trị nguyên nhân

Hôi miệng do gặp phải các vấn đề về dạ dày thì giải pháp hữu hiệu nhất là dùng thuốc chữa dạ dày. Dưới đây là các thuốc trị hôi miệng từ dạ dày thường dùng:

  • Thuốc kháng acid dạ dày

Thuốc kháng acid có tác dụng trên toàn cơ thể (đi vào máu)

Natri hydrocarbonat NaHCO3, giúp trung hòa nhanh chóng acid dịch vị, giảm đau nhanh chóng. Thuốc này được hấp thu hoàn toàn nên có thể gây tác dụng không mong muốn như giữ muối, tăng huyết áp, nhanh hết tác dụng.

Thuốc kháng acid có tác dụng tại chỗ (chỉ kháng acid tại nơi nó tiếp xúc)

Mg(OH)2, Al(OH)3 là các thuốc kháng acid tác dụng tại chỗ. Hai thuốc này không được hấp thu vào máu, tác dụng trung hòa acid chậm. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp: loét dạ dày do thừa acid dịch vị; ợ chua; đau rát dạ dày; tiêu chảy.

  • Thuốc giảm bài tiết acid HCl và pepsin

Thuốc kháng Histamin H2

Cơ chế tác dụng: thuốc ngăn cản tiết dịch vị acid do mọi nguyên nhân tăng tiết histamine ở dạ dày như cafein, thức ăn,…

Các thuốc: cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin,…

Các thuốc thế hệ sau cho tác dụng điều trị tốt hơn và ít tác dụng không mong muốn hơn.

Sử dụng thuốc ức chế bơm proton trị hôi miệng từ dạ dày

Cơ chế tác dụng: thuốc gây ức chế không hồi phục bơm H+/ K+, làm giảm bài tiết HCl và pepsin, mà không làm giảm tổng lượng dịch dạ dày.

Các thuốc: omeprazol, lanzoprazol, pantoprazol,…

  • Thuốc diệt xoắn khuẩn HP

Sử dụng kháng sinh amoxicillin, erythromycin, metronidazol, imidazol giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tại dạ dày, do đó có tác dụng điều trị hôi miệng từ dạ dày

  • Các thuốc khác

Muối bismusth: có dạng viên nén 1g, dạng bột 10g, dung dịch 560ml, … không dùng cùng với sữa, thuốc kháng acid, đồ uống có cồn hoặc thức ăn giàu protid.

Các prostaglandin: tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày nhưng về tác dụng không mong muốn của thuốc này thì còn đang trong giai đoạn nghiên cứu.

Sucralfat: thuốc giải phóng nhôm và chất gel nhầy để bảo vệ ổ loét, tăng pH dịch vị. Lưu ý: sử dụng sucralfat cách các thuốc dạ dày khác 2 giờ. Thuốc được uống trước bữa ăn 1 giờ và trước ngủ tối.

Trị hôi miệng từ dạ dày như thế nào là hiệu quả

Trị hôi miệng từ dạ dày như thế nào là hiệu quả

Tham khảo thêm tại: 

https://scurmafizzy.com/thuoc-bao-ve-niem-mac-da-day-va-nhung-luu-y-ma-chung-ta-can-biet/

4.2. Điều trị hỗ trợ

4.2.1. Sử dụng các dược liệu, bài thuốc dân gian

  • Bạc hà

Công dụng của bạc hà trong điều trị hôi miệng:

    • Thành phần của bạc hà chứa methol giúp sát khuẩn nhẹ giúp hơi thở thơm mát hơn, trị hôi miệng từ dạ dày vô cùng hiệu quả.
    • Bên cạnh đó, lá bạc hà còn chứa một lượng lớn các chất cần thiết cho cơ thể như vitamin C, A, các vitamin nhóm B, năng lượng, chất chống oxy hóa, chất xơ…

Cách sử dụng bạc hà để trị hôi miệng:

    • Nghiền nhuyễn/ vò một nắm lá bạc hà, lọc, thêm nước tỷ lệ 1:3, súc miệng 2-3 lần/ ngày.
    • Ngậm và nhai lá bạc hà, hoặc ăn sống như các loại rau thơm khác. 
  • Vỏ chanh tươi

Công dụng của vỏ chanh

    • Vỏ chanh chứa nhiều vitamin C giúp làm trắng răng, bền vững thành mạch, hơi thở thơm mát.
    • Bên cạnh đó, trong vỏ chanh có nhiều acid hữu cơ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mùi hôi khó chịu nên có tác dụng trị hôi miệng từ dạ dày.
    • Tinh dầu từ vỏ chanh cũng có tính sát khuẩn nhẹ.   

Cách sử dụng vỏ chanh

Nên kết hợp vỏ chanh hoặc nước cốt chanh với muối tạo thành hỗn hợp súc miệng có hiệu quả trị hôi miệng tốt.

Cách sử dụng: vỏ chanh tươi rửa sạch, thái nhỏ, nhai kỹ, có thể dùng ngậm cùng muối.

  • Cam thảo

Cam thảo có vị ngọt, tính bình, có mùi thơm nhẹ, có khả năng khử mùi tốt. Ngoài ra, người ta thường kết hợp cam thảo như vị thuốc dẫn các thuốc khác tới cơ quan cần cho tác dụng trong các đơn thuốc cổ truyền.

Có thể uống nước hãm hoặc sắc cam thảo, hoặc nghiền cam thảo thành bột rồi khi sử dụng thì pha thành nước uống. Sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn cũng cho tác dụng trị hôi miệng rõ rệt.

Trị hôi miệng từ dạ dày không dùng thuốc

Trị hôi miệng từ dạ dày không dùng thuốc

  • Gừng tươi

Trong gừng tươi chứa nhiều thành phần có tác dụng trị hôi miệng từ dạ dày như: curcumen, zingibezen, geraniol, borneol,…

Gừng tươi rửa sạch, thái lát thật mỏng và dài, hãm với nước sôi. Dùng súc miệng ngày 4-5 lần để cải thiện mùi hơi thở.

Có thể kết hợp gừng với mật ong để uống trực tiếp.

>>>> Xem thêm về: Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng đơn giản, hiệu quả

  • Muối hột và lá ngò gai

Lá ngò gai có tính ấm, mùi thơm hắc, được dùng trong các trường hợp chướng khí, tiêu hóa không tốt, hôi miệng, nhiễm lạnh.

Cách sử dụng: sắc lá ngò gai lấy dịch đặc, thêm chút muối hạt to, hòa tan và thực hiện súc miệng 3-4 lần trên ngày. Sử dụng 3-4 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ.

  • Lá húng quế

Sử dụng trực tiếp húng quế như một loại rau thơm trong bữa ăn. Hoặc bạn cũng có thể ngâm lá húng quế đã rửa sạch vào nước nóng, sau đó để nguội và  thực hiện súc miệng 3 lần/ ngày.

Các tinh dầu trong lá húng quế còn có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch và tạo cảm giác sảng khoái cho người sử dụng.

4.2.2. Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt giúp trị hôi miệng từ dạ dày đơn giản

Để hạn chế mùi khó chịu của hơi thở, tạo cảm giác thoải mái và tự tin mỗi khi bắt chuyện với đồng nghiệp, hãy thay đổi từ chính mình. Có rất nhiều thói quen bạn cần nói “không” để đạt kết quả tốt nhất trong trị hôi miệng từ dạ dày.

Dưới đây là danh sách các thói quen bạn cần từ bỏ càng sớm càng tốt:

  • Sử dụng lượng lớn và liên tục các loại nước có gas.
  • Sử dụng thường xuyên rượu bia, thuốc lá, thuốc lào và các chất kích thích khác.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng protein cao, hành, tỏi, đồ cay, nóng.
  • Ăn đồ ăn nhanh, đồ lên men, đồ ăn chiên xào, chứa nhiều chất béo khó tiêu hóa.
  • Không dành thời gian thư giãn trong quá trình làm việc căng thẳng.

Tiếp theo là danh sách các thói quen tốt cần lưu ý thực hiện

  • Ăn uống điều độ, khoa học, đúng giờ. Không được để cơ thể bị đói quá, vì khi đó, lượng acid dạ dày tăng cao, gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Sau khi ăn no không nên vận động ngay. Khi ăn nên nhai kỹ thức ăn rồi mới nuốt (hay gặp ở đối tượng trẻ em).
  • Tăng cường rau củ quả, khoai lang, sữa chua để hỗ trợ sức khỏe đường ruột và tăng cường chức năng hệ tiêu hóa. 
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh yếu tố stress có thể gây loét dạ dày, trào ngược acid dạ dày – thực quản.
  • Kê gối cao khi ngủ để kiểm soát tốt hơn tình trạng trào ngược dạ dày đang mắc phải.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên và hợp lý, không chỉ đánh răng, nên đồng thời kết hợp với cạo lưỡi và làm sạch lưỡi.
  • Bổ sung các lợi khuẩn cho đường tiêu hóa bằng việc sử dụng các chế phẩm probiotic theo lời khuyên chuyên gia.
  • Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều hơn 3 bữa lớn trong ngày.
Duy trì thói quen ăn uống khoa học

Duy trì thói quen ăn uống khoa học, sử dụng các thực phẩm lành mạnh

Sử dụng các dạng chế phẩm cho răng miệng làm thơm mát hơi thở

  • Kem đánh răng: nên chọn các sản phẩm chứa 

Các chất có tác dụng làm thơm như: tinh dầu bạc hà, methol, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu quế, eugenol, anethol, vanillin… Bên cạnh việc làm thơm miệng, trị hôi miệng từ dạ dày, các chất này cũng có tác dụng sát khuẩn nhất định.

Các chất sát khuẩn và kìm khuẩn: clohexidin, hợp chất của kẽm, hợp chất chứa flo, triclosan,… tác dụng ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn quanh chân răng với nồng độ vừa đủ đạt hiệu quả.

  • Nước súc miệng

Yêu cầu của một sản phẩm nước súc miệng phải chứa các chất kháng vi sinh vật (hợp chất phenolic), chất cung cấp oxy tiêu diệt vi khuẩn kỵ khí (hydrogen peroxide), chất khử mùi (sodiumbicarbonat, chlorine dioxid),…

  • Chỉ nha khoa

Hiện nay có hai loại: chỉ cuộn, sử dụng đến đâu cắt đến đấy và loại chỉ dạng tăm được gắn một đoạn chỉ ngắn trên một que nhựa hình chữ C.

Sử dụng chỉ nha khoa sẽ giúp bạn cảm thấy hàm răng được sạch lên rất nhiều do việc dùng chỉ đã giúp làm sạch các mảng bám và thức ăn thừa tại các kẽ răng.

  • Thuốc xịt miệng

Cho tác dụng tạo hơi thở thơm mát một cách nhanh chóng do được bào chế và đóng chai dạng lọ xịt. Các hạt chất nhỏ có diện tích tiếp xúc lớn, dễ thấm vào niêm mạc cho tác dụng trị hôi miệng từ dạ dày tức thì.

Một số sản phẩm nổi tiếng: xịt miệng Greelux, Sunstar Ora 2 Breath Fine, Listerin,…

  • Kẹo ngậm

Kẹo ngậm chứa chewing gum, muối, đường, chất sát khuẩn, chất làm thơm như tinh dầu.

Một số sản phẩm kẹo ngậm thơm miệng đang được ưa chuộng hiện nay: Play Candy của Thái Lan, Frisk Neo của Nhật Bản, Mintia của Nhật Bản,…

  • Kẹo nhai, kẹo cao su

Các loại kẹo như cool air, doublemint, mentos,… giúp tạo hơi thở thơm mát, tăng tiết nước bọt, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong khoang miệng.

  • Sử dụng baking soda

Thành phần hóa học là NaHCO3 là chất rắn màu trắng, rất dễ tan trong nước. Công dụng được mọi người biết đến của baking soda là làm trắng răng, giúp hơi thở thơm mát do cơ chế trung hòa acid ở men răng và diệt vi khuẩn gây hôi miệng.

Có thể nhúng bàn chải đánh răng vào bột baking soda này, sau đó đánh răng với nước sạch.

Các chế phẩm chăm sóc răng miệng hiệu quả

Các chế phẩm chăm sóc răng miệng hiệu quả

5. Phương pháp khi trị hôi miệng từ dạ dày

5.1. Bị hôi miệng nên khám ở đâu

Nếu bạn có tiền sử bị đau hay viêm loét dạ dày, hãy nghĩ đến trường hợp hôi miệng từ dạ dày đầu tiên. Địa điểm khám bệnh sẽ là các bệnh viện uy tín, khoa tiêu hóa, với chỉ định từ bác sĩ là nội soi dạ dày – tá tràng. Sau đây là một vài địa chỉ uy tín cho bạn:

  • Bệnh viện quân y 103: số 261 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội.
  • Bệnh viện trung ương quân đội 108: số 1, Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
  • Bệnh viện Bạch Mai: số 78, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Nếu không có tiền sử đau dạ dày và không có các biểu hiện đã đề cập tại mục 2, bạn có thể thăm khám tại các địa chỉ nha khoa nổi tiếng để tìm nguyên nhân từ răng miệng. Dưới đây là một vài địa điểm được gợi ý:

  • Bệnh viện răng hàm mặt trung ương Hà Nội: số 40 Tràng Thi, phường Hàng Bông, thành phố Hà Nội.
  • Bệnh viện răng hàm  mặt TP Hồ Chí Minh: số 263 – 265 đường Trần Hưng Đạo, tp Hồ Chí Minh.
  • Bệnh viện nhân dân 115 : chuyên khoa Tai – mũi – họng của bệnh viện.

Trong trường hợp không xác định được nguyên nhân gây bệnh sau khi đã thăm khám cả 2 trường hợp kể trên, hãy lưu ý đến các bệnh lý nền, hoặc thói quen xấu trong sinh hoạt để có những biện pháp cải thiện tình trạng mùi hôi hợp lý.

>>>> Xem thêm về: 5 Xét nghiệm khám trào ngược dạ dày bạn nên biết

5.2. Trị hôi miệng từ dạ dày như thế nào

Hôi miệng có thể chữa khỏi hoàn toàn sau khi xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Việc dự phòng tái hôi miệng cũng rất đơn giản, bao gồm:

  • Đánh răng sau khi ăn.
  • Dùng chỉ tơ nha khoa sau mỗi bữa ăn.
  • Chải lưỡi.
  • Tránh khô miệng.
  • Tránh hút thuốc lá, sử dụng các đồ uống chứa cồn, gas.
  • Chế độ ăn uống khoa học lành mạnh.
  • Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.

Kết luận

Tóm lại, hôi miệng từ dạ dày là bệnh lý dễ phát hiện do có những triệu chứng dễ dàng nhận biết. Bên cạnh đó, công tác thăm khám thuận tiện, cách chữa bệnh cũng không phức tạp hay gây đau đớn cho người bệnh.

Hôi miệng từ dạ dày có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng các biện pháp đơn giản bao gồm việc sử dụng thuốc và không sử dụng thuốc: vệ sinh răng miệng thường xuyên, ăn nhiều bữa nhỏ, nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt, uống nhiều nước, tránh rượu cafe thuốc lá, chế độ nghỉ ngơi hợp lý tránh stress…

Bên cạnh đó, việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tạo hơi thở thơm mát hay các mẹo dân gian từ gừng, lá bạc hà,… cũng mang lại nhiều công dụng tốt cho cơ thể mà không chỉ khi gặp tình trạng hôi miệng mới áp dụng.

Bạn hãy tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân cũng như trong việc sử dụng thuốc khi được chẩn đoán là hôi miệng từ dạ dày nhé. Chúc bạn có những thông tin hữu ích để lấy lại sự tự tin trong cuộc sống hằng ngày. 

Trên đây là những thông mà Scurma Fizzy đã cung cấp đến bạn và hy vọng bạn sẽ dễ dàng áp dụng nếu gặp phải tình trạng hôi miệng từ dạ dày. Trường hợp vẫn còn những thắc mắc liên quan khác, bạn có thể liên hệ với HOTLINE 18006091 để nhận được những lời khuyên cũng như tư vấn cần thiết và nhanh chóng khác.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091