Trào Ngược Dạ Dày Khạc Ra Máu, Rất Nguy Hiểm, Hãy Cẩn Thận

Trào Ngược Dạ Dày Khạc Ra Máu, Rất Nguy Hiểm, Hãy Cẩn Thận

Ngày nay, bệnh trào ngược dạ dày ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều người lo lắng khi trào ngược khạc ra máu.Vậy do đâu mà trào ngược dạ dày khạc ra máu phát sinh? Bệnh có nguy hiểm không? Hãy cùng SCurma Fizzy tìm hiểu nhé!

1. Bệnh trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Những căng thẳng, mệt mỏi, áp lực, những thói quen sinh hoạt không lành mạnh, ăn uống không điều độ đểu ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày gây ra các bệnh cụ thể như trào ngược dạ dày –  thực quản. Nghe tên gọi cũng có thể hình dung được, trào ngược dạ dày – thực quản là hiện tượng dịch dạ dày, thậm chí có lẫn cả thức ăn trào ngược lên thực quản. Hiện tượng trào ngược rất phổ biến kể cả ở trẻ em lẫn người trưởng thành, thường xảy ra sau khi chúng ta ăn quá no, hoặc ăn các loại thực phẩm khó tiêu hay thức ăn sinh hơi, đồ uống có gas,… Tuy nhiên hiện tượng trào ngược này thường không gây nguy hiểm, chúng chỉ xuất hiện số ít lần và khi thức ăn trong dạ dày được tiêu hóa thì chúng cũng biến mất.

Nhưng nếu hiện tượng trào ngược xảy ra thường xuyên kèm theo các chứng như đầy bụng, khó tiêu, các chứng ợ hơi, ợ chua xuất hiện liên tục với tần số cao, đặc biệt là khi có hiện tượng trào ngược dạ dày khạc ra máu thì bạn lên đi khám tiêu hóa ngay lập tức. 

trao-nguoc-da-day-khac-ra-mau-1

Trào ngược dạ dày khạc ra máu gây khó chịu cho người bệnh

1.1. Phân chia giai đoạn của trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày được các chuyên gia chia làm 5 giai đoạn, mức độ tổn thương từ nhẹ đến nặng là:

  • Cấp độ 0: Không phát hiện được những tổn thương trên niêm mạc thực quản bằng phương pháp nội soi, thực quản chưa bị tổn thương nhiều.
  • Cấp độ A: Phát hiện những vết loét, vùng viêm, vết trượt có kích thước chiều dài không quá 5mm, phân tán ở vùng thực quản dưới.
  • Cấp độ B: Những vết trợt, loét ở thực quản phát triển có kích thước lớn hơn 5mm, người bệnh có cảm giác đau khi ăn uống, cảm giác vướng nghẹn ở cổ do thực quản bị chít hẹp lại.
  • Cấp độ C: Các vết loét lớn cấp độ B hội tụ lại với nhau tạo thành một vùng tổn thương rộng, phạm vi vùng loét ngày càng lớn hơn, đi kèm với hiện tượng loạn sản thực quản. Giai đoạn này còn được gọi bằng tên gọi khác là Barrett thực quản, hay giai đoạn tiền ung thư thực quản.
  • Cấp độ D: Tình trạng Barrett thực quản nặng, vết viêm loét sâu, nếu không được điều trị kịp thời, vết loét có thể lớn hơn 75% chu vi của thực quản.

Trào ngược dạ dày – thực quản ở giai đoạn đầu (giai đoạn 0, A) là giai đoạn vàng để chữa khỏi bệnh. Ở những giai đoạn này, thực quản chưa bị tổn thương sâu sắc, khi được chữa trị kịp thời, các vết loét sẽ mau, dễ lành hơn đem lại hiệu quả điều trị lớn hơn. Bệnh nhân có những triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng; có cảm giác buồn nôn, nôn; cảm thấy đau tức vùng ngực, vùng thượng vị; và cảm giác mắc nghẹn, khó nuốt; đắng miệng và bị ho kéo dài.

Tuy nhiên, khi trào ngược dạ dày tiến triển đến giai đoạn nặng hơn, người bệnh có cảm giác chán ăn, người mệt mỏi, suy nhược kéo dài, sụt cân nhanh chóng. Khi bệnh nặng hơn như ở giai đoạn C, người bệnh có thể bị trào ngược dạ dày khạc ra máu, nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen. Khi có những dấu hiệu này người bệnh cần được thăm khám ngay, vì lúc này trào ngược dạ dày đã tiến triển đến giai đoạn nặng, có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm như ung thư thực quản,…

>>>> Tìm hiểu thêm: Nguy Hiểm Như Thế Nào Nếu Nôn Ra Máu Khi Bị Trào Ngược

1.2. Biến chứng của trào ngược dạ  dày khạc ra máu  

Bình thường các chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ nóng,… thường không đáng lo ngại, nhưng khi chúng bắt đầu xuất hiện thường xuyên ngay cả khi không ăn các loại thức ăn khó tiêu thì đó là dầu hiệu dễ thấy của những bệnh lý về dạ dày, tiêu hóa. Nếu các triệu chứng trên xảy ra cùng hiện tượng trào ngược với tần suất lớn hơn 2 lần/tuần thì gọi là trào ngược dạ dày. Khi bệnh kéo dài trong một thời gian mà không được quan tâm, điều trị đúng cách thì bệnh rất có thể tiến triển thành trào ngược dạ dày khạc ra máu rất nguy hiểm, có thể còn kéo theo một số biến chứng khác như:

Viêm loét thực quản

trao-nguoc-da-day-khac-ra-mau-2

Trào ngược dạ dày thường xuyên gây loét thực quản

Viêm loét thực quản xảy ra là do tình trạng acid dịch vị trào ngược nên thực quản. Thực quản không có cấu tạo và khả năng chống chịu lại acid HCl, pepsin, dịch mật,… như dạ dày, khi hiện tượng trào ngược diễn ra thường xuyên gây tổn thương lớp niêm mạc thực thực quản, lâu dầu tạo thành các vết viêm loét, chảy máu. Người bệnh sẽ cảm thấy nóng rát ở vùng ngực, xương ức, có cảm giác nuốt khó, vướng nghẹn vùng cổ. Theo thời gian, vết thương ở thực quản ngày càng lớn dần, trào ngược dạ dày khạc ra máu có thể xảy ra bất cứ khi nào, khi bệnh nặng hơn có dấu hiệu là nôn ra máu, phân đen.

Người bệnh nên đi khám khi tình trạng trào ngược diễn ra thường xuyên, chớ để lâu ngày, bệnh nặng nên rất khó chữa và phải đi khám ngay nếu có những biểu hiện tới từ trào ngược dạ dày khạc ra máu.

Bệnh về đường hô hấp

Không những làm lớp niêm mạc thực quản bị tổn thương mà còn làm tổn thương thanh quản gây nên hiện tượng khàn tiếng khi dịch vị trào ngược nên thực quản, khí acid có thể theo đường hô hấp vào phổi gây ho mạn tính, viêm phổi, viêm phế quản,… thường gặp ở trẻ em và người lớn tuổi. Người bệnh có dấu hiệu của các bệnh đường hô hấp như khó thở, thở rít, có thể nhịp tim chậm, nguy hiểm hơn khi xuất hiện các cơn ngưng thở. Nhìn chung, trào ngược dạ dày và hen suyễn có mối liên quan mật thiết. Những người bị trào ngược dễ bị hen suyễn cấp và người hen phế quản mạn tính thường dễ bị trào ngược dạ dày hơn.

Ung thư thực quản

Tình trạng Barrett thực quản (tiền ung thư thực quản) sẽ xuất hiện do lớp niêm mạc thực quản bị biến đổi khi vấn đề trào ngược dạ dày – thực quản tồn tại trong nhiều năm mà không được chữa trị. Lúc này, chỉ có thể can thiệp bằng phương pháp nội soi trước khi bệnh biến thành ung thư thực quản.

Nhiều thống kê chỉ ra rằng tỉ lệ ung thư thực quản cao hơn ở nhóm người hút thuốc lá, sử dụng nhiều rượu bia. Do vậy, để tránh tình trạng trào ngược dạ dày khạc ra máu tiến triển thành ung thư thực quản, người bệnh cần tránh khói thuốc, không sử dụng rượu bia và xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động chơi thể dục thể thao.

trao-nguoc-da-day-khac-ra-mau-3

Ung thư thực quản là biến chứng nặng nhất của trào ngược dạ dày khạc ra máu

2. Nguyên do nào khiến cho trào ngược dạ dày khạc ra máu xuất hiện?

Để có biện pháp điều trị hợp lý và phòng tránh bệnh tái phát một cách đúng đắn, người bệnh cần phải hiểu rõ về các tác nhân gây bệnh trào ngược dạ dày khạc ra máu. Các nguyên nhân gây bệnh thường là các bệnh lý về dạ dày, đôi khi, người bệnh còn phải đối mặt với các nguyên nhân khác làm bệnh khởi phát mạnh:

2.1. Các nguyên nhân không phải từ dạ dày – thực quản

Sang thương mạch máu

Khi hệ thống mạch máu ở dạ dày, tá tràng bị tổn thương, phình ra, giãn quá mức rồi vỡ dẫn đến tình trạng chảy máu. Máu có thể theo dịch khi bị trào ngược đi ra ngoài gây trào ngược dạ dày khạc ra máu. Nguyên nhân chính có thể dẫn đến hiện tượng này có thể là do loạn sản mạch máu hoặc u máu trong gan,…

Giảm tiểu cầu

Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong việc đông máu và cầm máu. Khi thực quản, dạ dày bị tổn thương do những thức ăn cứng, vết thương sẽ khó lành hơn ở những người bị giảm tiểu cầu, do số lượng tiểu cầu ít, khó hình thành cục máu đông để bịt kín miệng vết thương, làm tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa.

Khi bị giảm tiểu cầu mức độ nhẹ, người bệnh ít có biểu hiện hay triệu chứng nào, tuy nhiên, người bệnh thường có những triệu chứng như dễ bị bầm tím, thường xuyên chảy máu cam, có thể thấy máu trong nước tiểu hoặc phân,… khi bệnh nặng lên.

Xơ gan

Xơ gan là một trong những bệnh rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì bệnh không có những triệu chứng lâm sàng cụ thể nào, chỉ khi xuất hiện các biến chứng nặng thì mới phát hiện. Một trong những điểm chung của các bệnh nhân bị xơ gan là đều bị xuất huyết tiêu hóa. Trào ngược dạ dày khạc ra máu, đi ngoài ra phân đen có thể là các biểu hiện tới từ tình trạng xuất huyết tiêu hóa, do tĩnh mạch ở thực quản và dạ dày bị phình tro, dãn cực đại rồi vờ gây ra chảy máu.

trao-nguoc-da-day-khac-ra-mau-4

Thiếu vitamin K có thể gây trào ngược dạ dày khạc ra máu

Thiếu vitamin K

Vitamin K là một vitamin quan trọng tham gia vào quá trình tổng hợp các yếu tố để đông máu diễn ra tại gan. Các yếu tố đông máu sẽ bị thiếu, gây tình trạng xuất huyết khi bị thiếu hụt vitamin K.

2.2. Trào ngược dạ dày ra máu do mắc một số bệnh về dạ dày

Khi hiện tượng trào ngược dạ dày diễn ra với tần suất cao, tầng niêm mạc thực quản sẽ bị tổn thương do chúng không có khả năng chống lại các chất acid, pepsin, dịch mật,… trong dịch tiêu hóa khi tiếp xúc. Lâu dần, ở thực quản sẽ hình thành các vết viêm, loét, các vết trợt. Có thể do các vết viêm loét ở thực quản đã quá lớn, gây chảy máu tại thực quản mà hiện tượng trào ngược dạ dày khạc ra máu xuất hiện. máu này sẽ theo dịch dạ dày được khạc ra ngoài. Người bệnh thường bị đau bụng, chướng bụng, khó tiêu và đi ngoài thường kèm theo phân đen. Trào ngược diễn ra thường xuyên cũng là biểu hiện của một số bệnh lý khác tại dạ dày như:

  • Viêm loét dạ dày: Lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, xuất hiện các vết viêm loét, làm giảm khả năng tiêu hóa khiến thức ăn lưu lại lâu tại dạ dày gây trào ngược.
  • Ung thư dạ dày: Xuất hiện khối u tại dạ dày, khi dạ dày co bóp mạnh có thể gây xuất huyết bên trong dạ dày.

2.3. Một số nguyên nhân khác

Trào ngược dạ dày khạc ra máu còn có thể là hậu quả của một số nguyên nhân khác ít gặp hơn gây ra những thương tổn tại dạ dày ngoài những tác nhân bệnh lý đã được điểm tới ở phía trên:

  • Chấn động tâm lý mạnh
  • Bị chấn thương
  • Căng thẳng, stress kéo dài.
  • Sử dụng thuốc Tây bừa bãi
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh…

Trào ngược dạ dày khạc ra máu là một bệnh nguy hiểm, người bệnh không nên tự ý mua thuốc chữa. Sử dụng thuốc Tây không đúng cách có thể khiến tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.

>>>> Tìm hiểu thêm: Có Những Biện Pháp Gì Được Dùng Để Xử Trí Trào Ngược Dạ Dày?

3. Nên xử lý ra sao nếu bị trào ngược dạ dày khạc ra máu?

Khi người bệnh phát hiện mình bị trào ngược dạ dày khạc ra máu thì cần phải đến khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và tiến hành điều trị ngay lập tức.

trao-nguoc-da-day-khac-ra-mau-5

Xác định tình trạng trào ngược dạ dày khạc ra máu bằng phương pháp nội soi

Khi đã xuất hiện tình trạng xuất huyết tiêu hóa thì trào ngược dạ dày đã vào giai đoạn nặng. Thực quản bị tổn thương nghiêm trọng gây ra các vết viêm loét lớn và không thể tự lành. Bệnh còn có thể gây ảnh hưởng đến thanh quản gây khàn giọng, mất tiếng,… Khi đó, những điều cần phải làm là:

  • Đi khám tiêu hóa, nói rõ cho bác sĩ biết tình trạng mà bạn gặp phải, kể chi tiết các triệu chứng và làm những xét nghiệm cần thiết khác để xác định rõ bệnh và mức độ tổn thương, để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, hiệu quả nhất.
  • Tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ, uống đúng đơn thuốc, đúng thuốc, đủ liều dùng, uống thuốc đúng thời gian và không bỏ thuốc. Không bỏ điều trị giữa chừng, không tự ý đổi thuốc hay sử dụng thêm thuốc khác mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Kể rõ cho bác sĩ những bệnh khác mà bạn đang mắc phải và những loại thuốc khác mà bạn đang dùng, để bác sĩ kê đơn thuốc, điều chỉnh liều cho phù hợp, tránh những tương tác thuốc và tác dụng không mong muốn.
  • Tuân thủ theo chỉ định và các khuyến cáo của bác sĩ.

4. Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa trào ngược dạ dày khạc ra máu

Trào ngược dạ dày giai đoạn đầu thực sự không nguy hiểm và có thể dễ dàng điều trị dứt điểm được. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn dễ gây ra các biến chứng khôn lường, có thể phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để điều trị. Trào ngược dạ dày khạc ra máu là bệnh đã vào giai đoạn nặng, tần niêm mạc thực quản đã bị tổn thương rất nhiều, không thể tự lành lại gây chảy máu. Để điều trị bệnh, ngoài sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ thì cần phải kết hợp với việc duy trì chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt hợp lý, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, khi điều trị trào ngược dạ dày, nhất là trào ngược dạ dày khạc ra máu, người bệnh cần tuân thủ một số yêu cầu sau:

4.1. Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý

Sức khỏe cơ thể, tình trạng hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chệ độ ăn hằng ngày của chúng ta, Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng và khoa học không những giúp chúng ta có một sức khỏe dẻo dai mà còn giúp cải thiện chức năng, tình trạng của hệ tiêu hóa, nhất là đối với những người bị trào ngược dạ dày khạc ra máu thì càng cần phải chú trọng việc ăn uống hơn.

  • Tăng cường sử dụng những loại thực phẩm có tính kiềm như các loại đậu đỗ, bột yến mạch, bánh mì,… để trung hòa acid trong dịch vị, hạn chế các tổn thương do acid dịch vị cao;
  • Hạn chế ăn các món ăn nhiều dầu mỡ; đồ ăn cay nóng; các loại thức ăn chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia; các thực phẩm khó tiêu như sữa, trứng,… để tránh gây ra tình trạng dạ dày tăng tiết acid để tiêu hóa; Nên ăn những món ăn thanh đạm, dễ tiêu, giàu chất xơ; ít gia vị và ít dầu mỡ;
  • Không sử dụng thực phẩm có tính acid như những loại trái cây có múi, trái cây có vị chua, đu đủ xanh, rượu vang, socola,…
  • Không ăn quá mặn hay ăn quá nhiều đồ ngọt;
  • Nên ăn đúng và đủ bữa, khi ăn nên nhai chậm, nhai kỹ; không nên ăn nhanh hay ăn quá no; không nằm ngay sau khi ăn;
  • Uổng đủ nước; không sử dụng các đồ uống có cồn, có gas hay caffein;
  • Không hút thuốc, tránh làm tổn thương thực quản;

>>>> Tham khảo thêm: Chế Độ Ăn Người Bệnh Trào Ngược Có Thể Áp Dụng

trao-nguoc-da-day-khac-ra-mau-6

Trào ngược dạ dày khạc ra máu nặng hơn do thức khuya

4.2. Điều độ trong sinh hoạt và làm việc

Ngoài việc cần phải chú ý đến chế độ ăn, người bệnh cũng cần phải nghỉ ngơi, làm việc điều độ, tránh căng thẳng, mệt mỏi.

  • Nên ngủ sớm, hạn chế thức khuya vì ban đêm là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi và tự điều chỉnh lại, giấc ngủ ban đêm cũng là lúc lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày được tái tạo lại, vì vậy không nên thức khuya. Những người hay thức khuya có nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày, tiêu hóa cao hơn bình thường;
  • Không nên mặc quần áo quá bó sát, quá chật vì gây chèn ép lên các cơ quan nội tạng bên trong;
  • Không nằm ngay sau khi ăn vì khi đó dạ dày đang co bóp mạnh đề tiêu hóa thức ăn, nằm ngay sau ăn rất dễ bị trào ngược;
  • Khi đi ngủ nên gối cao phần đầu và vai giúp hạn chế tình trạng trào ngược về đêm, lưu ý giữ độ cao gối hợp lý để tránh làm tổn thương cột sống;
  • Duy trì cân nặng hợp lý, ổn định; những người thừa cân, béo phì nên giảm cân để giảm sức ép lên dạ dày;
  • Tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng;
  • Khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra tổng quát và phát hiện bệnh khi còn sớm;

Trào ngược dạ dày khạc ra máu là một tình trạng nguy hiểm có nhiều nguyên nhân gây nên. Cần đi khám ngay khi có dấu hiệu trào ngược khạc ra máu. 

Bài viết chỉ mang tính chất cung cấp thông tin tham khảo. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia, dược sĩ của Scurma Fizzy tư vấn miễn phí.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091