Trào Ngược Dạ Dày Nên Ăn Gì Mới Tốt Cho Cơ Thể

Trào Ngược Dạ Dày Nên Ăn Gì Mới Tốt Cho Cơ Thể

Trào ngược dạ dày thực quản không còn là hiện tượng hiếm gặp trong cuộc sống ngày nay. Bệnh gây ra nhiều bất tiện và làm giảm chất lượng cuộc sống một cách đáng kể. Nguyên nhân nào dẫn đến trào ngược? Nên ăn gì để giảm thiểu các triệu chứng hiệu quả khi mắc phải trào ngược dạ dày? Hãy cùng SCurma Fizzy tìm hiểu nhé!

1. Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày (trào ngược dạ dày – thực quản) với tên khoa học là Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng dịch vị acid dạ dày trào ngược lên thực quản.

Bình thường, khi chúng ta ăn hay uống, thức ăn sẽ từ miệng đi qua thực quản, khi đó cơ thắt thực quản phía dưới sẽ giãn ra mở đường di chuyển xuống dạ dày cho thức ăn và các dịch lỏng. Sau đó cơ thắt thực quản này sẽ đóng lại để ngăn ngừa thức ăn di chuyển lực lên trên nhờ lực co bóp của dạ dày. Dạ dày thực quản bị trào ngược có thể chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, là một chức năng (không có bất kỳ hoạt động và sự phát triển thể chất của cơ thể nào bị ảnh hưởng) hoặc có thể là một hiện tượng bệnh lý gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe khác như: viêm thực quản, suy dinh dưỡng, và một số biến chứng hô hấp khác, thậm chí tử vong.

2. Do đâu mà có trào ngược dạ dày

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hai nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày là sự bất thường của thực quản, và vấn đề về dạ dày.

2.1. Sự bất thường của các cơ quan thực quản

Những bất thường của cơ hoành hay cơ thắt dưới thực quản gây trào ngược

Những bất thường của cơ hoành hay cơ thắt dưới thực quản gây trào ngược

2.1.1. Do sự bất thường ở cơ thắt dưới (cơ tâm vị) thực quản

Bình thường tâm vị ở trạng thái đóng kín. Và khi viên thức ăn được đưa đến ngay phía trên tâm vị, kích thích phản xạ chúng ta ăn, động tác nuốt đưa một viên thức ăn xuống sát ngay trên tâm vị gây kích thích phản xạ ruột làm tâm vị mở ra và viên thức ăn dễ dàng đi xuống dạ dày. Thức ăn vừa vào tới dạ dày sẽ kích thích dạ dày gây ra phản xạ ruột khiến tâm vị bị đóng lại. Tâm vị lại tiếp tục mở ra khi động tác nuốt đưa thêm một viên thức ăn khác xuống ngay trên tâm vị. Nhờ hoạt động đóng mở tâm vị nhịp nhàng của tâm vị, thức ăn sẽ đi xuống và bị phân giải trong dạ dày và dịch dạ dày không bị trào ngược nên thực quản. Đồng thời, khi dịch vị dạ dày quá acid sẽ dễ dàng gây mở tâm vị mặc dù trong thực quản không có chứa thức ăn từ đó gây ra các chứng ợ hơi ợ chua ở một số bệnh nhân loét dạ dày. Áp suất trong dạ dày tăng cao cũng là một nguyên nhân khiến tâm vị mở bất thường, như các chứng đầy bụng, chướng bụng thường đi kèm với trào ngược. Như vậy, sự co thắt của cơ thực quản dưới có ảnh hưởng lớn đến tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản.

2.1.2 Sự bất thường của cơ hoành

Phần cơ vân có dạng dẹt ngăn cách giữa lồng ngực và ổ bụng gọi là cơ hoành. Đây là phần cơ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp; khi con người hít vào, lồng ngực sẽ nở ra, cơ hoành bị hạ xuống, đè lên các tạng trong ổ bụng; ngược lại, trong quá trình bạn thở ra, cơ hoành được nâng lên, khí trong phổi được tống ra ngoài. Cơ hoành được chi phối bởi cả hai hệ thống thần kinh: hệ thần kinh tự chủ và ý thức của con người. Khi cơ hoành gặp bất thường thì không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp, mà hệ tiêu hóa cũng gặp vấn đề. Như trong thoát vị hoành, khi trên cơ hoành yếu đi, hay có khiếm khuyết, các cơ quan trong ổ bụng di chuyển lên trên, điều này rất nguy hiểm vid các tạng tiêu hóa có thể chèn ép lên tim, phổi, cần được phẫu thuật gấp. Dấu hiệu ban đầu, sơ khởi của thoát vị cơ hoành thường liên quan đến các vấn đề về tiêu hóa gồm: ợ chua, ợ nóng, khó nuốt, đầy hơi, đau, khó chịu tại vùng dạ dày, thực quản, nặng hơn là trào ngược dạ dày thực quản.

2.2. Sự bất thường ở dạ dày

Trào ngược dạ dày thường gây ra bởi hai nguyên nhân chính tại dạ dày, gồm:

  • Do thức ăn không được tiêu hóa, lưu lại lâu trong dạ dày, thường liên quan đến các bệnh dạ dày như: Ung thư dạ dày, hay viêm loét dạ dày, hẹp môn vị,… làm tăng nguy cơ trào ngược acid dạ dày lên thực quản.
  • Do xuất hiện các lực lớn tác động đến ổ bụng. Như trong các tình huống ho lâu ngày, hắt hơi hay gập bụng gây lên áp lực lớn cho ổ bụng. Từ đó rất dễ gây ra hiện tượng trào ngược acid ở dạ dày.

2.3. Các lý do khác

Ngoài hai nguyên nhân chính đến từ thực quản và dạ dày, bên cạnh đó còn có một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày như:

  • Thừa cân: Ở những người thừa cân, béo phì, cân nặng lớn dồn lên vùng bụng, cơ thắt thực quản, gây áp lực lên các cơ này. Từ đó, người thừa cân, béo phì dễ mắc các bệnh về dạ dày hơn, và có nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản nhiều hơn người bình thường.
  • Nguy cơ mắc trào ngược dạ dày thực quản cao hơn ở những người có chế độ ăn uống không phù hợp, thiếu khoa học. Thói quen ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, những loại thức ăn nhiều dầu mỡ hay ăn quá no, ăn thức ăn chua khi đói,… thường làm hại dạ dày rất nhiều, dễ mắc trào ngược dạ dày.
  • Stress làm tăng tiết cortisol. Khi cortisol tăng sẽ kéo theo tăng acid trong dạ dày, đồng thời cũng làm tăng trương lực co bóp của dạ dày, làm dịch vị bị đẩy lên cao gây trào ngược lên thực quản. Stress cũng là nguyên nhân gây ra các rối loạn các nhu động thực quản làm cơ thắt thực quản trở nên nhạy cảm hơn, rối loạn giãn mở cơ xảy ra thường xuyên và kéo dài khiến cho dịch vị có cơ hội trào ngược lên thực quản.
  • Những yếu tố có sẵn khi sinh ra ở người bệnh: Sự yếu sẵn của cơ thắt phía dưới thực quản, hoặc bao tử bị sa, hay bệnh nhân có hiện trạng thoát vị cơ hoành, tai nạn gây chấn thương… Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ thường được cho hiện tượng sinh lý bình thường với triệu chứng điển hình là nôn trớ. Triệu chứng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên và sẽ biến mất hẳn khi trưởng thành.

>>>>>>> Đọc thêm: Trào Ngược Axit Gây Ra Tác Hại Như Thế Nào?

3. Trào ngược dạ dày có thể được nhận biết bởi những đặc trưng nào?

3.1. Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

Ợ hơi khi đói xảy ra thường xuyên là triệu chứng cần nghĩ đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Ợ nóng là hiện tượng có sự lan tỏa từ dạ dày cảm giác nóng rát lên vùng ngực dưới, hướng lan có thể lên tới cổ. Ợ chua thường xuất hiện nhiều nhất vào buổi sáng khi đánh răng. Bệnh nhân khi ợ lên, thường kèm theo vị chua trong miệng. Các triệu chứng ợ nói trên thường có thể sẽ tăng lên sau khi ăn no, khi uống nước hoặc khi bụng đang trong tình trạng đầy bụng khó tiêu hoặc xuất hiện khi bạn cúi gập người về phía trước, hay trong lúc nằm nghỉ hoặc ngủ vào ban đêm.

3.2. Hơi thở có mùi tệ

Hơi thở có mùi, hôi miệng thường xuất hiện khi trào ngược dạ dày đến mức độ nghiêm trọng. Khi hiện tượng acid dịch vị trào ngược lên thực quản quá nhiều lần sẽ làm bào mòn lớp niêm mạc thực quản, tạo điều kiện cho những vi khuẩn gây mùi tại đó phát triển. Đồng thời, dịch vị thường chứa các thức ăn đang tiêu hóa dở, khi trào ngược lên thực quản, vòm họng rất dễ gây hôi miệng.

Hơi thở nặng mùi do trào ngược gây nhiều bất tiện

Hơi thở nặng mùi do trào ngược gây nhiều bất tiện

3.3. Đau, tức ngực

Người bệnh có cảm giác bị đè ép, đau thắt nơi ngực, có thể xuyên ra lưng và cánh tay. Triệu chứng này thường gây nhầm lẫn bệnh trào ngược dạ dày – thực quản với các bệnh tim mạch. Cảm giác đau này là đau ở vùng thực quản phần qua ngực. Khi acid trào ngược lên thực quản sẽ gây tác động vào các đầu mút sợi thần kinh thụ cảm tại đây, hình thành nên cảm giác đau tức ở ngực.

3.4. Khó nuốt

Trào ngược dạ dày thực quản khi trở nặng, tần suất acid dạ dày trào ngược lên thực quản lớn, nhiều lần trong ngày. Hiện tượng sẽ khiến lớp niêm mạc thực quản bị phù nề, sưng tấy tạo cảm giác khó nuốt, nuốt nghẹn và vướng nghẹn ở cổ.

>>>>>> Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Dạ Dày Gây Ra Hiện Tượng Khó Thở Như Thế Nào

3.5. Khàn giọng và ho

Tình trạng khản giọng và liên tục ho thường xảy ra ở những người bị trào ngược dạ dày thực quản. Hiện tượng này xảy ra là do dây thanh quản bị sưng tấy do tiếp xúc với acid dạ dày thường xuyên. Người bệnh sẽ bị ban đầu khàn giọng, khó nói và lâu ngày sau chuyển thành ho.

3.6. Miệng tiết ra nhiều nước bọt

Tăng tiết nước bọt là phản xạ tự nhiên của cơ thể khi miệng gặp acid chua từ dạ dày trào lên sau khi ợ chua. Nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường để làm loãng lượng  acid đó.

3.7. Đắng miệng

Dịch vị trào lên có lẫn theo dịch mật khiến người bệnh có cảm giác đắng miệng. Nguyên nhân có thể do sự rối loạn thần kinh dạ dày, khiến van môn hậu mở quá mức và dịch mật trào ra. Ngoài ra người bệnh có  sẽ bị chán ăn, sụt cân, bị thiếu máu, hoặc có dấu hiệu chảy máu ở đường tiêu hóa.

4. Trào ngược dạ dày nên ăn gì?

Chữa trị trào ngược dạ dày – thực quản phải phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh. Nhìn chung, có thể chỉ cần thay đổi lối sống, cách sinh hoạt cho hợp lý cho đến điều trị nội khoa, ngoại khoa hoặc cần đến sự can thiệp của cá thủ thuật khác nữa. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp vừa ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh vừa cải thiện tình trạng bệnh lý, hạn chế các biến chứng về lâu dài.

4.1. Chế độ dinh dưỡng cho người bị trào ngược

Những nhóm thực phẩm lành mạnh có thể phần nào làm giảm các cơn ợ nóng hay buồn nôn do trào ngược dạ dày. Xây dựng thực đơn hàng ngày là bước quan trọng trong quá trình điều trị, Vậy trào ngược dạ dày nên ăn gì?

Bổ sung rau củ quả vào chế độ ăn giúp giảm trào ngược

Bổ sung rau củ quả vào chế độ ăn giúp giảm trào ngược

  • Các thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa acid là lựa chọn ưu tiên mà bạn nên bổ sung thêm vào khẩu phần bữa ăn hằng ngày, chúng là các thực phẩm từ tinh bột: bột yến mạch hay bánh mì, hay đạm dễ tiêu,…. Các loại thực phẩm này vừa giúp bảo vệ lớp nhầy niêm mạc dạ dày, hạn chế bào mòn của acid, vừa giảm các nhịp co thắt cơ thực quản có acid trào lên.
  • Nên hạn chế các loại thực phẩm kích thích tăng tiết acid dạ dày hay các loại thực phẩm kích thích co thắt cơ dưới thực quản như hoa quả có vị chua, chứa hàm lượng acid cao (chanh, cam, dứa…) hay các loại nước có ga, thức ăn cay, nóng và chocolate…
  • Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia hay các chất kích thích như cà phê, thuốc lá. Không nên mặc quần áo quá chật và không được ăn quá no. Không nên ăn muộn vào buổi tối và không được ăn xong đi nằm ngay, không nên uống quá nhiều nước ngay trước và trong khi ăn. Đặc biệt là không nên cúi người quá lâu. Khi đi ngủ nên gối đầu cao hơn chân khoảng 15cm để hạn chế hiện tượng trào ngược.
  • Luôn phải kiểm soát chặt chẽ cân nặng, nếu cân nặng bị thừa thì phải giảm.

>>>>>>>> Đọc thêm: Chế Độ Ăn Được Xây Dựng Riêng Phù Hợp Với Người Trào Ngược Dạ Dày

4.2. Để cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày nên ăn gì?

Thức ăn chứa quá nhiều chất béo thường khó tiêu và thực phẩm chứa acid đều có thể khiến cho các triệu chứng trào ngược dạ dày như ợ nóng, đau họng hay buồn nôn trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, tìm hiểu xem người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì rất quan trọng để tránh làm tổn hại thêm cho hệ tiêu hóa, vừa phải đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cho cơ thể, tránh gây ra các bệnh lý khác do thiếu dinh dưỡng.

4.2.1. Các loại trái cây ít chứa acid

Trái cây rất tốt cho sức khỏe. Chúng bổ sung thêm nhiều loại vitamin cho cơ thể và các loại chất xơ tốt cho tiêu hóa. Những người bị trào ngược dạ dày nên ăn nhiều hoa quả, trái cây, tuy nhiên không nên sử dụng các loại trái cây có vị chua như các họ cam, quýt,… Nên ăn các loại trái cây như dưa, chuối, táo và lê vì chúng chứa ít chứa acid nên ít gây ra các triệu chứng trào ngược hơn. Vậy khi ăn trái cây, bạn cần tránh xa những loại trái cây thuộc họ cam quýt.

Nên ăn các loại quả không có tính chua để giảm trào ngược dạ dày

Nên ăn các loại quả không có tính chua để giảm trào ngược dạ dày

  • Táo: Chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp làm giảm hấp thu chất béo trong ruột, từ đó làm hạ thấp lượng cholesterol xấu trong máu và cơ thể và giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch.
  • Chuối: Chứa một lượng tinh bột lớn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đồng thời cũng chứa một lượng lớn chất xơ và đặc biệt trong chuối có chứa nhiều Kali, là một khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Lưu ý là những người có vấn đề về tiêu hóa tuyệt đối không được ăn chuối tiêu và các loại chuối còn xanh.
  • Dưa hấu: Loại trái cây này chứa đa phần là nước và một lượng nhỏ chất xơ. Ăn dưa hấu vừa giúp giải khát, vừa có khả năng chống tiêu chảy.

4.2.2. Củ gừng

Gừng từ xa xưa đã được sử dụng rất nhiều trong các phương thuốc cổ truyền để trị các vấn đề về tiêu hóa. Người bị trào ngược nên bổ sung gừng vào khẩu phần ăn hàng ngày để trị các chứng ợ hơi, ợ nóng. Bạn có thể sử dụng gừng như một loại gia vị hoặc uống trà gừng,… Gừng giúp làm giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn hay đầy bụng, khó tiêu một cách rõ rệt.

5.2.3. Yến mạch

Lượng chất xơ lớn trong yến mạch tốt cho hệ tiêu hóa

Lượng chất xơ lớn trong yến mạch tốt cho hệ tiêu hóa

Yến mạch là một loại thực phẩm không thể bỏ qua khi nói về trào ngược dạ dày nên ăn gì? Yến mạch chứa một lượng chất xơ lớn, hơn nữa còn có khả năng hấp phụ các acid, từ đó giúp làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày. Yến mạch thường được sử dụng vào bữa sáng vì chúng cung cấp một lượng lớn năng lượng cho hoạt động của một ngày dài, và vì chúng cũng rất tiện lợi nữa. Bạn chỉ cần bỏ yến mạch vào sữa ấm rồi ăn hoặc ăn yến mạch cùng sữa chua là hệ tiêu hóa đã có thể cải thiện rồi.

Ngoài yến mạch ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại bánh mỳ ngũ cốc nguyên hạt hoặc gạo nguyên cám để thay cho nguồn chất xơ từ yến mạch.

4.2.4. Các loại rau củ quả

Rau củ quả là thành phần không thể thiếu trong mọi chế độ ăn, càng quan trọng hơn đối với những người trào ngược dạ dày. Rau củ quả chứa ít béo, ít đường mà còn bổ sung thêm các khoáng chất và chất xơ giúp giảm acid dạ dày nên những người bị trào ngược cần bổ sung thêm nhiều rau củ quả vào khẩu phần ăn mỗi ngày để có thể hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày rất tốt. Bạn có thể sử dụng các loại rau củ như đậu cô ve, súp lơ xanh, bắp cải, măng tây,… và khoai tây trong bữa ăn hàng ngày.

Khoai tây có chứa chất kiềm nên có thể giúp bạn trung hòa acid trong dạ dày, giúp nâng pH dịch vị, từ đó làm giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày.

>>>>>>> Đọc thêm: Nên Ăn Rau Gì Thì Hiệu Quả Nhất Với Người Trào Ngược Dạ Dày

4.2.5. Chất béo tốt

Đối với những người gặp vấn đề về tiêu hóa, việc ăn và tiêu hóa trở nên khó khăn hơn, dường như là ác mộng. Tuy nhiên chất béo là chất không thể thiếu đối với cơ thể sống. Thay vì ăn và hấp thu các chất béo bão hòa động vật như mỡ trắng, dầu chiên,… bạn có thể lựa chọn các loại chất béo tốt như chất béo không bão hòa đơn, các loại omega-3 và omega-6, chất béo không bão hòa đa. Những chất béo này không những tốt hơn đối với hệ tiêu hóa mà còn có lợi cho tim mạch, làm giảm cholesterol máu, ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch.

Một số nguồn chất béo tốt lành mạnh kể trên là bơ, hạt óc chó, hạt lanh hoặc các loại dầu ô liu, dầu mè, dầu hướng dương…

4.2.6. Các loại cá

Sử dụng nguồn đạm từ cá giúp hạn chế trào ngược

Sử dụng nguồn đạm từ cá giúp hạn chế trào ngược

Có một thực phẩm không thể bỏ qua khi tìm hiểu về trào ngược dạ dày nên ăn gì, đó chính là các loại cá. Cá cung cấp cho cơ thể một lượng đạm lớn. Đạm của cá rất dễ tiêu hóa, không làm nặng bụng sau khi ăn. Thịt cá còn chứa một lượng acid, chất béo rất nhỏ, không làm ảnh hưởng đến tiêu hóa mà lại còn tốt cho tim mạch và não bộ. Tuy nhiên, khi chế biến bạn không nên chiên cá mà hãy ăn các loại cá để nướng, hấp hoặc nấu canh để hạn chế dầu mỡ nhé!

4.2.7. Sữa chua

Sữa chua là sản phẩm được nên men từ sữa. Trong sữa chua không những chứa nhiều loại protein mà sữa chua còn là một loại thực phẩm probiotic giúp bổ sung nhiều lợi khuẩn vào hệ vi sinh đường ruột, giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng sức đề kháng. Ăn sữa chua mỗi ngày sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh và hoạt động trơn tru hơn từ đó bạn cũng sẽ thấy dễ chịu hơn trong bụng hơn. Sữa chua còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, khi ăn sữa chua bạn có thể kết hợp cùng một số loại hoa quả để tăng cảm giác ngon miệng. Các chuyên gia khuyến cáo ăn một hũ sữa chua mỗi ngày vừa hạn chế các vấn đề về tiêu hóa, vừa cung cấp thêm vitamin E giúp làn da trẻ đẹp, tràn đầy sức sống.

Trong quá trình điều trị bệnh, thực phẩm ăn vào ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị bệnh. Vì thế, hiểu rõ trào ngược dạ dày nên ăn gì sẽ giúp bạn bổ sung dưỡng chất cần thiết mà không gây tác động xấu đến hệ tiêu hóa, từ đó mà xây dựng cho mình và người thân thực đơn phù hợp, để giảm các triệu chứng khó chịu của trào ngược và cải thiện sức khỏe.

Đây là bài chia sẻ thông tin, nếu cần hỗ trợ có thể gọi HOTLINE 1800 6091 để được giải đáp cũng như tư vấn chuyên sâu

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091