Trào Ngược Dạ Dày Nên Uống Gì, Chuyên Gia Chia Sẻ

Trào Ngược Dạ Dày Nên Uống Gì, Chuyên Gia Chia Sẻ

Trào ngược dạ dày là căn bệnh thường gặp ở các nước Châu Á và có khuynh hướng gia tăng ở Việt Nam. Do tính chất phức tạp của các triệu chứng và quá trình phát triển bệnh nên nhiều người đánh giá sai mức độ bệnh của mình từ đó sinh ra tâm lý thờ ơ với bệnh. Chính vì vậy việc tìm hiểu về căn bệnh này để tránh những biến chứng nguy hiểm như là loét thực quản, hẹp thực quản và ung thư hóa là điều hết sức cần thiết. Trào ngược dạ dày rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh về dạ dày khác như viêm loét dạ dày. Vì vậy mà việc điều trị cũng dễ dẫn đến nhầm lẫn như việc sử dụng các chế phẩm từ nghệ, mật ong…. Trào ngược dạ dày nên uống gì tốt nhất? là thắc mắc của nhiều người bệnh. Có một chế độ ăn uống hợp lý cũng sẽ giúp trình trạng bệnh được cải thiện giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết này sẽ chia sẻ lời khuyên từ các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành về bệnh trào ngược dạ dày và giải đáp một số câu hỏi mà nhiều người còn thắc mắc “Trào ngược dạ dày nên uống gì?” “Trào ngược dạ dày không nên uống gì?”

 

1. Kiến thức về bệnh trào ngược dạ dày – chia sẻ từ GS. TS. BS Nguyễn Khánh Trạch

1.1. GS. TS. BS Nguyễn Khánh Trạch là ai?

  • Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai
  • Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam
  • Chuyên gia đầu ngành lĩnh vực Tiêu hóa – Gan mật tại Việt Nam
  • Trưởng Bộ môn Nội Đại học Y Hà Nội
GS. TS. BS Nguyễn Khánh Trạch chia sẻ kinh nghiệm

TS. BS Nguyễn Khánh Trạch – trào ngược dạ dày nên uống gì?

Ông là một trong những bác sĩ nội khoa đầu ngành có năng lực chuyên môn cao và tâm huyết với nghề. Với kinh nghiệm rất nhiều năm trong ngành y sẽ là cơ hội tốt để các bệnh nhân được tư vấn khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến gan mật, tiêu hóa. Với nhiều năm kinh nghiệm GS đã cứu chữa cho hàng ngàn bệnh nhân, tham gia giảng dạy cho nhiều  thế hệ sinh viên y Việt Nam. Sự cống hiến của thầy đã đóng góp vào sự nghiệp chung của nền y học Việt Nam.

1.2. Kiến thức chung về bệnh trào ngược dạ dày 

Ở Việt Nam người mắc dạ dày thực quản lên đến  triệu người, trong đó có khoảng 60% người bệnh không điều trị kịp thời dẫn đến biến chứng nguy hiểm như thực quản Barrett (8% – 15%), viêm thực quản – theo thống kê viêm thực quản xảy ra ở 50% bệnh nhân mắc chứng trào ngược. Các biến chứng khác như hẹp thực quản, ung thư biểu mô tuyến thực quản …Vì vậy để điều trị dứt điểm bệnh ở giai đoạn đầu bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ và nắm rõ dấu hiệu nhận biết bệnh.

Trong chương trình, khi vị khách mời hỏi về dấu hiệu của bệnh GS có nhắc “Trong 2 tháng gần đây có dấu hiệu ợ hơi, ợ chua và xảy ra thường xuyên trong khoảng thời gian đó. 1 tuần có 2 – 3 ngày có triệu chứng như vậy.” 

trào ngược dạ dày nên uống gì?

Trào ngược dạ dày là gì?

Vậy thưa Giáo Sư “Trào ngược dạ dày có nghĩa là như thế nào?” –  “Dịch vị ở trong dạ dày đáng lẽ ra nó phải ở trong dạ dày để tống xuống dưới nhưng ở đây thì nó có 1 phần đi lên phía trên thực quản thậm chí còn lên đến họng. Thậm chí còn có những người còn thấy khó chịu hay nhức đầu. Vậy trào ngược dạ dày là một phần dịch vị không ở yên trong dạ dày mà nó bị tống lên phía trên.”

Vậy trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng dịch dạ dày bao gồm pepsin, acid clohydric, thức ăn, dịch mật… thường xuyên trào ngược lên thực quản (ống nối giữa miệng và dạ dày gây kích ứng niêm mạc thực quản dẫn đến viêm).

“Bệnh này không chữa trị thì có gây nguy hiểm không thưa bác sĩ?” – “Trước tiên nó gây ra đau rát vùng thực quản, đau sau xương ức, nặng hơn nữa đau lên đến họng gây viêm họng thậm chí viêm họng mãn tính kéo dài, ngoài biến chứng viêm có thể gây ra viêm mãn tính ( sau nhiều lần bị trào ngược thực quản không trở về được nữa càng ngày càng nặng dần), biến chứng cuối cùng là ung thư thực quản”

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng dịch dạ dày bao gồm pepsin, Acid clohydric, thức ăn, dịch mật… thường xuyên trào ngược lên thực quản (ống nối giữa miệng và dạ dày gây kích ứng niêm mạc thực quản dẫn đến viêm). Tùy vào mức độ kích thích mà triệu chứng bệnh ở mỗi người không giống nhau theo theo các bác sĩ trào ngược dạ dày là một bệnh lí phổ biến bệnh có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng nào không phân biệt độ tuổi và giới tính.

Trào ngược dạ dày rất dễ nhầm lẫn với viêm loét dạ dày vì đều có những triệu chứng giống nhau như: Ợ hơi, ợ chua, đau bụng thượng vị nhưng lại là hai bệnh lí khác nhau cần có cách xử lý riêng biệt. Tuy nhiên vì khó phân biệt nên việc điều trị cũng dễ dẫn đến nhầm lẫn như việc sử dụng các chế phẩm từ nghệ, mật ong… chỉ hiệu quả đối với viêm loét dạ dày tá tràng còn đối với trào ngược dạ dày thực quản thì chỉ là giảm nhẹ triệu chứng nhưng không xử lí được tận gốc bệnh rất dễ tái phát và biến chứng nặng hơn.

1.3. Nguyên nhân, biến chứng của trào ngược dạ dày

Bệnh được hình thành chủ yếu do:

  • Thói quen ăn uống sinh hoạt không lành mạnh: thường xuyên ăn thức ăn cay nóng, nhiều đâu mỡ và ít rau xanh là tác nhân khiến dạ dày bị kích thích dẫn đến chứng trào ngược không những vậy thói quen ăn quá no hoặc quá nhanh khiến dạ dày gặp vấn đề làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược.
  • Lạm dụng thuốc tây, tác dụng phụ phụ của thuốc giảm đau kháng sinh hoặc thuốc chống viêm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày và đường ruột vì vậy nếu người bệnh lạm dụng các loại thuốc này trong thời gian dài có thể làm tăng khả năng mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày, viêm dạ dày.
  • Căng thẳng, stress: căng thẳng thần kinh cũng là một trong những tác nhân gây trào ngược acid dạ dày theo các chuyên gia căng thẳng hoặc stress kéo dài khiến acid dịch vị điều tiết quá mức kèm theo đó là sự thúc đẩy quá trình co bóp của dạ dày diễn ra mạnh khiến cơ tâm vị mở rộng dẫn đến chứng trào ngược chưa kể đến căng thẳng thần kinh thường gây rối loạn chức năng tiêu hóa gây khó khăn trong việc tiêu hóa khi đó thức ăn tồn đọng trong dạ dày sản sinh hơi làm tăng áp lực khiến cơ tâm vị mở ra khiến trào ngược dịch vị.
  • Chức năng tiêu hóa kém: đầy bụng khó tiêu, chậm tháo rỗng dạ dày.

Biến chứng bệnh lý dạ dày: nhiễm vi khuẩn Hp, viêm loét dạ dày, viêm trợt hang vị dạ dày hoặc viêm xung huyết dạ dày có thể gây tổn thương dạ dày khiến cơ tâm vị bị rối loạn đây chính là nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản, Bật Mí Hay Cho Bạn

1.4. Một số kinh nghiệm nhỏ để xử lý triệu chứng – Trào ngược dạ dày nên uống gì để giảm nhẹ triệu chứng

“Xin bác sĩ cho biết một số biện pháp để làm dịu triệu chứng trào ngược dạ dày? Hay khi có triệu chứng trào ngược dạ dày nên uống gì, ăn gì?”

“Đúng ra phải có thuốc thì mới ngăn được triệu chứng nhưng không phải lúc nào ta cũng có sẵn thuốc trong người. Thì có 1 cách đơn giản ví dụ như uống một chút nước để cho dòng chảy ở trong thực quản đi xuống. Thứ 2 thay đổi tư thế.”

Một số lời khuyên về biện pháp điều trị không dùng thuốc GS. TS. BS Nguyễn Khánh Trạch đưa ra là:

  • Trung bình 1 ngày uống từ 2-2,5 lít nước
  • Thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt

Lời khuyên về biện pháp dùng thuốc được bác sĩ đưa ra là: “Nên thăm khám để biết được tình trạng diễn biến của bệnh và làm theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ không nên áp dụng phương pháp của người này vào người khác”.

Trào ngược dạ dày nên uống gì  là câu hỏi của rất nhiều người quan tâm. Ngoài nước ra thì người bị trào ngược dạ dày nên uống gì? Dưới đây là chia sẻ của các bác sĩ, chuyên gia về vấn đề trào ngược dạ dày nên uống gì

>>>Xem thêm: Các Triệu Chứng Trào Ngược Dạ Dày Và Biện Pháp Xử Lý Trào Ngược

2. Trào ngược dạ dày nên uống gì? 

2.1. Trào ngược dạ dày nên uống gì? – Thảo dược thiên nhiên

Với tây y người bệnh phải dùng phối hợp nhiều loại thuốc, đông y sử dụng các vị thảo dược đa tác dụng tấn công mọi mặt của chứng bệnh để giải quyết triệt để bệnh trào ngược dạ dày thực quản theo 5 nguyên tắc:

  • Trung hòa acid dư thừa để chống trào ngược 
  • An thần để giảm stress căng thẳng thần kinh
  • Kiện tỳ vị tăng cường chức năng tiêu hóa, làm nhanh quá trình tháo rỗng dạ dày phục hồi tổn thương niêm mạc làm lành các vết viêm loét trong dạ dày.

Các chuyên gia dược liệu đã nghiên cứu kết hợp các thảo dược trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Đâu cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn do an toàn lành tính khi sử dụng lâu dài

  • Bạch thược: thư giãn não bộ giảm stress ức chế Hp, giảm co thắt dạ dày chống viêm 
  • Chi tử: trung hòa acid dạ dày tái tạo niêm mạc thực quản giúp an thần giảm stress, giúp giảm tiết acid dịch vị 
  • Mộc hương: kích thích tiêu thực, giảm co thắt dạ dày, ức chế vi khuẩn Hp.
  • Can khương: kích thích tiêu thực giảm co thắt dạ dày, tăng tiết chất nhầy bao tráng niêm mạc 
  • Hoài sơn: trung hòa acid dịch vị, bao tráng niêm mạc 
  • Hậu phát: giảm đầy hơi, chống nôn, chống viêm, 
  • Bạch truật: kiện tỳ, lợi mận giảm tiết acid , tái tạo niêm mạc 
  • Bạch linh: an thần, giảm stress, tăng tháo rỗng, giảm chướng bụng

Các thảo dược khi kết hợp với nhau có tác dụng giảm tiết acid tăng tháo rỗng dạ dày bảo vệ niêm mạc chống viêm. Phát huy những tinh hoa của y học cổ truyền, dựa trên căn nguyên bệnh theo y học hiện đại để thay thế các chất hóa học của tây y bằng các các thảo dược có tác dụng tương tự tạo nên hiệu quả mạnh mẽ toàn diện, an toàn và không gây nhờn thuốc.

Trên là chia sẻ từ PGS. TS.Nguyễn Thượng Dong – Nghiên cứu viên cao cấp – Thầy thuốc ưu tú – Nguyên Viện Trưởng Viện Dược Liệu Trung Ương. Ông tốt nghiệp Đại học Dược, Viện Hàn Lâm y học Hungary năm 1972 với bằng giỏi nên được chuyển tiếp học nghiên cứu sinh và nhận bằng tiến sĩ dược khoa năm 1976. Ông về công tác tại Viện Dược Liệu Trung Ương. Đến năm 2011 thì nghỉ hưu, sau khi nghỉ hưu ông thành lập viện nghiên cứu y dược Phương Đông tại công ty Dược Phẩm Quốc Gia.

Vị khách mời trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày có hỏi: “Thưa giáo sư trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thảo dược có thể chữa được căn bệnh trào ngược dạ dày mong giáo sư có thể nói về những loại thảo dược đó “

Ông chia sẻ một số loại thảo dược thông thường như gừng (can khương) hay trần bì có tác dụng giảm nôn. Giã đạp nghiền lấy một chút nước gừng, hoặc sử dụng các gói trà gừng được đóng gói sẵn tốt cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

2.2. Trào ngược dạ dày nên uống gì? – Trà thảo mộc

Trào ngược dạ dày nên uống gì, có uống được trà không? Câu trả lời là có, bạn hoàn toàn có thể uống trà thảo mộc.

Trà thảo mộc giúp cải thiện tiêu hóa và làm dịu nhiều triệu chứng về bệnh dạ dày, chẳng hạn như đầy hơi và buồn nôn. Bạn hãy thử trà thảo mộc không chứa caffeine để điều trị trào ngược nhưng tránh các loại trà bạc hà. Bạc hà là nguyên nhân gây ra trào ngược axit đối với nhiều người.

trào ngược dạ dày nên uống gì để nhanh khỏi bệnh

Trà thảo mộc – Trào ngược dạ dày nên uống gì?

Hoa cúc , cam thảo có thể làm các liệu pháp thảo dược tốt để làm dịu các triệu chứng trào ngược dạ dày. Cam thảo giúp tăng lớp chất nhầy phủ lên niêm mạc thực quản, giúp làm dịu tác động của axit dạ dày. 

Khi sử dụng các loại thảo mộc khô làm chất chiết xuất, bạn nên sử dụng một thìa cà phê thảo mộc trong một cốc nước nóng. Ngâm lá hoặc hoa, đậy nắp, trong 5 đến 10 phút. Nếu bạn uống trà được lấy từ rễ, ngâm trong 10 đến 20 phút. Để có kết quả tốt nhất, hãy uống một đến hai tách trà mỗi ngày.

Lưu ý rằng một số loại thảo mộc có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc kê đơn, vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử phương pháp điều trị bằng thảo dược.

2.3. Trào ngược dạ dày nên uống gì? – Sữa ít béo hoặc tách béo

Đối với một số người, sữa bò khó tiêu hóa và có thể chứa một lượng chất béo đáng kể . Giống như tất cả các loại thực phẩm giàu chất béo, sữa bò cũng chứa chất béo có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới, điều này có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược.Nếu bạn phải sử dụng các sản phẩm từ sữa bò, hãy chọn những loại có ít chất béo nhất.

2.4. Trào ngược dạ dày nên uống gì? – Sữa nguồn gốc thực vật

Đối với những người không dung nạp lactose hoặc vừa trải qua các triệu chứng trào ngược axit từ sữa, sữa có nguồn gốc thực vật là một giải pháp tốt. Ngày nay, có nhiều loại sản phẩm này, bao gồm:

  • Sữa đậu nành
  • Sữa hạnh nhân
  • Sữa lanh
  • Sữa hạt điều
  • Sữa dừa
trào ngược dạ dày nên uống gì để nhanh khỏi bệnh

Sữa có nguồn gốc từ thực vật

Ví dụ, sữa hạnh nhân có thành phần kiềm , có thể giúp trung hòa độ axit  trong dạ dày và làm giảm các triệu chứng trào ngược axit. Sữa đậu nành chứa ít chất béo hơn hầu hết các sản phẩm từ sữa, là sự lựa chọn an toàn hơn cho những người bị trào ngược dạ dày.

2.5. Trào ngược dạ dày nên uống gì? – Nước ép trái cây

Đồ uống có từ cam quýt và đồ uống khác như nước ép dứa và nước táo có tính axit rất cao và có thể gây trào ngược. Các loại nước trái cây khác ít axit hơn và do đó ít có khả năng gây ra các triệu chứng trào ngược dạ dày ở hầu hết mọi người. 

  • Nước ép cà rốt
  • Nước ép nha đam
  • Nước bắp cải
  • Đồ uống nước trái cây tươi được làm từ thực phẩm ít axit hơn, chẳng hạn như củ cải đường, dưa hấu, dưa chuột hoặc lê

Vì thực phẩm làm từ cà chua có thể gây ra các triệu chứng trào ngược, nên tránh nước ép cà chua cũng có thể làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày.

trào ngược dạ dày nên uống gì

Nước ép cà rốt – tốt cho người bị trào ngược dạ dày

>>>Xem thêm: Thực Đơn Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Thế Nào Là Hợp Lý

2.6. Trào ngược dạ dày nên uống gì? – Sinh tố

Sinh tố là một thức uống tuyệt vời với gần như tất cả mọi người để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất vào cơ thể. Chúng là một lựa chọn đặc biệt tốt và ngon cho những người bị trào ngược dạ dày.

Khi làm sinh tố , hãy tìm các loại trái cây có hàm lượng axit thấp giống như khi bạn làm nước ép, chẳng hạn như lê hoặc dưa hấu. Ngoài ra, hãy bổ sung các loại rau xanh như rau bina hoặc cải xoăn .

Hãy thử món sinh tố đơn giản ví dụ như kết hợp rau bina và bơ này. Một lựa chọn khác là sinh tố trà xanh với nho xanh.

2.7. Trào ngược dạ dày nên uống gì? – Nước

Như chia sẻ của GS. TS. BS Nguyễn Khánh Trạch khi trả lời trào ngược dạ dày nên uống gì để làm dịu đi các triệu chứng thì đó là nước.

Đôi khi những giải pháp đơn giản nhất lại có ý nghĩa nhất. Độ pH của hầu hết nước là trung tính, hoặc 7.0, có thể giúp tăng độ pH của bữa ăn có tính axit.

Mặc dù điều này rất hiếm gặp, nhưng bạn nên nhớ rằng quá nhiều nước có thể phá vỡ sự cân bằng khoáng chất trong cơ thể của bạn, điều này sẽ làm tăng khả năng trào ngược axit dạ dày.

2.8. Trào ngược dạ dày nên uống gì? – Nước dừa

Nước dừa có là câu trả lời cho câu hỏi trào ngược dạ dày nên uống gì không?

Nước dừa không đường có thể là một lựa chọn tuyệt vời cho những người có trào ngược axit. Đồ uống này là một nguồn cung cấp chất điện giải hữu ích như kali . Những chất điện giải này thúc đẩy cân bằng độ pH trong cơ thể, điều này rất quan trọng để kiểm soát trào ngược axit.

Nước dừa có giúp làm cải thiện bệnh

Nước dừa – kiểm soát trào ngược dạ dày

 

3. Đồ uống cần tránh

Trên là các Một số đồ uống có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược và nên tránh. Ví dụ như nước trái cây, đồ uống có chứa caffeine và đồ uống có ga.

3.1. Nước ép có tính acid cao

Nước ép cam quýt có tính acid cao tự nhiên và do đó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược dạ dày. Một số loại nước ép có tính acid cao bao gồm:

  • Nước chanh
  • Nước cam
  • Nước quýt
  • Nước ép chanh
  • Nước bưởi

Axit citric tự nhiên có trong trái cây họ cam quýt có thể gây kích ứng, làm tăng lượng acid có trong dạ dày. Trong khi dạ dày được tạo ra để chịu đựng các loại thức ăn có tính axit hơn, thì thực quản lại không.

Khi mua đồ uống nước trái cây, bạn nên hãy kiểm tra thành phần của đồ uóng. Nó đôi khi được sử dụng như một hương liệu.

3.2. Cà phê

Cà phê buổi sáng là thói quen hàng ngày của nhiều người, nhưng những người bị trào ngược dạ dày nên tránh xa nếu không muốn bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Cà phê có thể kích thích tiết axit dạ dày dư thừa có thể trào lên thực quản của bạn, đặc biệt là khi bạn uống nhiều. Điều này dẫn đến các triệu chứng trào ngược acid dạ dày tăng cao.

Các đồ uống có chứa caffein khác , chẳng hạn như nước ngọt hay trà chứa caffein, có thể có tác dụng tương tự và nên tránh sử dụng để giảm khả năng mắc bệnh hay làm cho triệu chứng bệnh càng thêm trầm trọng.

3.3. Rượu

Rượu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trào ngược axit, bất kể bạn đang uống một ly rượu vang hay rượu khác Rượu mạnh có nhiều khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược một cách nhanh chóng, mặc dù một ly rượu với một bữa ăn lớn hoặc có tính axit cũng có thể gây khó chịu.

Uống nhiều rượu có thể là một yếu tố nguy cơ phát triển trào ngược dạ dày thực quản và nó có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến niêm mạc trong dạ dày và thực quản.

>>>Xem thêm: trào ngược dạ dày kiêng gì ? Khuyến cáo của chuyên gia cho GERD

Liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ về tình trạng dạ dày đang gặp phải ngay hôm nay từ các bác sĩ, dược sĩ chuyên gia để hạn chế các biến chứng nguy hiểm

Bài viết tham khảo

https://www.healthline.com/health/gerd/beverages

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091