Trẻ Sơ Sinh Bị Đầy Bụng Mẹ Nên Ăn Gì

Trẻ Sơ Sinh Bị Đầy Bụng Mẹ Nên Ăn Gì

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng là tình trạng hay gặp phải ở mọi lứa tuổi trong đó có cả trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh do các cơ quan trong cơ thể còn đang trong quá trình hoàn thiện chức năng nên rất dễ gặp phải những vấn đề, rối loạn chức năng trong đó đặc biệt là hệ tiêu hóa. Do trẻ mới sinh sẽ thu nhận phần lớn các chất dinh dưỡng trực tiếp từ sữa mẹ, bên cạnh việc sử dụng một số loại sữa bột dùng ngoài khác nên tình trạng đầy bụng ở trẻ có thể được kiểm soát tốt nếu mẹ có chế độ ăn phù hợp.

Trong bài viết này các chuyên gia của Scurma Fizzy sẽ gửi tới các bạn những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy bụng và những lời khuyên hữu ích về chế độ ăn của bà mẹ cho con bú để tránh tình trạng trên. 

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng – Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì

Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng ở trẻ sơ sinh. 

1.1. Hệ tiêu hóa của bé không tiêu hóa được protein có trong sữa

Hệ tiêu hóa của trẻ mới sinh có chức năng chưa hoàn thiện hoàn toàn, ở một số trẻ sự không hấp thu được một số loại protein có trong sữa có thể xảy ra.

Phần lớn các trường hợp này, cơ thể bé thiếu hụt enzym tiêu hóa lactose – loại đường có trong sữa bột, sữa mẹ. Từ đó, khả năng chuyển hóa protein trong sữa bị suy giảm, sữa bị ứ lại trong đường ruột trẻ gây ra đầy bụng.

1.2. Lượng lactose trong sữa mẹ quá lớn

Ở những trẻ thiếu hụt men lactose, nếu bà mẹ có sữa chứa nhiều lactose thì khi cho con bú, trẻ sẽ rất dễ bị chướng bụng, khó tiêu.

1.3. Ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ ăn của mẹ

tre-so-sinh-bi-day-bung-me-nen-an-gi-2

Đậu hạt, rau cải…trong khẩu phần ăn của mẹ có thể gây đầy bụng ở trẻ

Do bé thu nạp dinh dưỡng trực tiếp từ sữa mẹ nên khẩu phần ăn của mẹ là yếu tố nguy cơ lớn gây ra tình trạng này ở trẻ.

Thường sau khi sinh con, các bà mẹ có xu hướng ăn khẩu phần mở rộng hơn, ăn những món ăn ưa thích mà mình phải kiêng khem trong quá trình mang thai.

Tuy nhiên, các bà mẹ cho con bú cần lưu ý rằng có rất nhiều loại thực phẩm nếu sử dụng với lượng lớn có thể sẽ gây ảnh hưởng đến con, gây ra tình trạng đầy bụng ở trẻ sơ sinh.

Một số thực phẩm có thể kể đến như: quả cam, quả mận, quả lê, các loại rau cải, các loại đậu…

1.4. Dụng cụ cho bé bú, ngậm không hợp vệ sinh

Bình pha sữa bột, núm vú giả…không hợp vệ sinh có thể đưa vi khuẩn, các chất độc vào trong cơ thể bé. Từ đó gây hại trực tiếp cho quá trình tiêu hóa, rối loạn vi khuẩn đường ruột của trẻ. 

1.5. Bé bú nhanh, nuốt phải nhiều hơi khi bú

Khi trẻ bú quá nhanh, nguy cơ trẻ nuốt phải nhiều không khí theo sữa vào đường ống tiêu hóa sẽ tăng lên. Ngoài trường hợp này, khi còn có thể vào cơ thể bé khi bé nói, cười…

Nếu lượng khí nuốt vào quá lớn, chúng có thể khiến trẻ bị đầy hơi, chướng bụng. Tình trạng này cũng có thể gặp phải khi mẹ cho trẻ bú không đúng cách, bình bù chảy quá nhanh…

1.6. Trẻ bị ép bú quá nhiều

Vấn đề này gặp khá phổ biến trong nhiều gia đình. Các bậc cha mẹ, ông bà thường lo lắng về nguy cơ trẻ thiếu chất dinh dưỡng do ăn quá ít, không no.

Do vậy, một số bà mẹ thường ép con bú quá nhiều trong khi đó mỗi trẻ sẽ có mức chứa của dạ dày, ruột khác nhau.

Tình trạng ép trẻ bú quá nhiều có thể khiến trẻ bị đầy bụng, làm tăng áp lực cho hệ tiêu hóa, trẻ thường có xu hướng nôn ọe, trớ ra nhiều sữa trong cơ thể. 

1.7. Dị ứng

Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, chúng ta đều có những loại thực phẩm mà mình không thích ăn hay nghiêm trọng hơn là bị dị ứng.

Trẻ nhỏ cũng vậy, nếu mẹ ăn những loại thực phẩm mà trẻ bị dị ứng, tình trạng đầy bụng, dị ứng, rối loạn tiêu hóa cũng có thể xảy ra. 

1.8. Bé đang sử dụng kháng sinh

tre-so-sinh-bi-day-bung-me-nen-an-gi-3

Kháng sinh tiêu diệt đi các lợi khuẩn đường ruột của trẻ

Sức đề kháng của trẻ mới sinh thường yếu, trẻ dễ bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn khác nhau từ môi trường. Khi đó, kháng sinh thường xuyên được chỉ định để điều trị bệnh cho trẻ.

Một số kháng sinh có hoạt phổ rộng, khi sử dụng sẽ tiêu diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ từ đó dẫn đến sự rối loạn tiêu hóa, đầy bụng khó tiêu.

1.9. Trẻ bị bệnh tiêu hóa

Trẻ mới đẻ có thể mắc một số bệnh lý tiêu hóa bẩm sinh hay mới mắc nên hệ tiêu hóa không thực hiện tốt được vai trò chuyển hóa thức ăn của mình tạo nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

>>>Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Bị Đây Hơi Nguyên Nhân Biểu Hiện Do Đâu Và Cách Xử Trí

Trẻ Sơ Sinh Bị Đầy Hơi Quấy Khóc, 4 Điều Cần Biết

2. Biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng – Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì

Khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng, bé thường cảm thấy khó chịu ở vùng bụng. Do trẻ chưa nói được nên mẹ có thể nhận biết các dấu hiệu đầu tiên của tình trạng này thông qua việc trẻ quấy khóc, đạp chân, không nằm yên. Bên cạnh đó, bé cũng sẽ có các triệu chứng sau:

2.1. Cứng bụng khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng

Bụng trẻ cứng lại, phình tròn ra do thức ăn, sữa mẹ và hơi dồn ứ lại trong dạ dày, ruột.

2.2. Bú ít khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng

Bé không bú mẹ hoặc bú ít hơn. Lượng thức ăn quá lớn chèn ép vào thành dạ dày, ruột sẽ dẫn truyền tín hiệu về hệ thần kinh để tạo ra phản ứng giúp trẻ từ chối tiếp nhận bú.

2.3. Nôn khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng

tre-so-sinh-bi-day-bung-me-nen-an-gì-9

Trẻ bị nôn, trớ

Nếu bị ép bú thì ngay sau đó, bé thường có phản xạ nôn, trớ để tống bớt sữa ra ngoài.

Do các mẹ thường có thói quen cứ khoảng vài giờ lại phải cho con ăn liên tục để có đủ chất dinh dưỡng, nhưng lượng sữa của lần bú trước còn chưa được tiêu hóa hết, nếu cứ tiếp tục đưa thêm vào chúng sẽ vượt quá ngưỡng chứa của hệ tiêu hóa.

Do vậy, phản xạ nôn như một phản xạ bảo vệ chính cơ thể để giảm bớt áp lực lên cơ quan tiêu hoá. 

2.4. Xì hơi khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng

Bé xì hơi nhiều lần trong ngày. Nguyên nhân của triệu chứng này là do lượng sữa, chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể trẻ mà không được chuyển hóa, hấp thu sẽ bị lên men nhờ các men tiêu hóa và các vi khuẩn trong cơ thể hình thành nên lượng hơi lớn.

Khi đó, trẻ thường có biểu hiện xì hơi, ợ hơi nhiều hơn bình thường để giảm bớt áp lực hơi trong đường ống tiêu hóa. 

2.5. Tiêu chảy khi bị đầy bụng

Trẻ thường xuyên đi ngoài, phân lỏng, biến đổi hình dạng và màu sắc so với lúc bình thường do thức ăn không được tiêu hóa sẽ kéo theo nhiều nước vào trong ống tiêu hóa nhằm mục đích cân bằng lại áp suất thẩm thấu từ đó gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ.

Nếu bé bị tiêu chảy và nôn quá nhiều có thể sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, sụt giảm tuần hoàn rất nguy hiểm nên mẹ cần hết sức lưu tâm. 

2.6. Quấy khóc khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng

tre-so-sinh-bi-day-bung-me-nen-an-gi-5

Trẻ hay quấy khóc, đạp chân

Bé thường có biểu hiện quấy khóc, không ngủ, giãy đạp. Triệu chứng này bị gây ra bởi dạ dày, ruột bé phải chứa quá nhiều thức ăn khiến cho chúng căng giãn ra, gây khó chịu cho trẻ.

3. Các cách điều trị đầy bụng cho trẻ sơ sinh – Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì

3.1. Cho trẻ bú ở đúng tư thế

Việc cho trẻ bú ở tư thế đúng sẽ hạn chế việc trẻ nuốt phải hơi khi bú. Do đó sẽ hạn chế tình trạng đầy hơi, đầy bụng ở trẻ.

– Khi bú mẹ, bà mẹ cần giữ phần đầu của bé ở vị trí cao hơn so với vị trí của dạ dày để sữa đi xuống được đến đáy của dạ dày, trong khi đó hơi trong dạ dày sẽ được đẩy lên trên thuận lợi cho việc đào thải. 

– Khi bú bình, mẹ nên vệ sinh sạch bình sữa trước khi pha cũng như sau khi cho trẻ bú xong. Khi cho bé bú, mẹ ôm bé bằng một tay, tay kia giữ bình sữa nghiêng ra sao cho lượng sữa luôn chảy ngập núm vú để tránh việc bé bú phải nhiều không khí bên ngoài. 

3.2. Massage nhẹ nhàng vùng bụng trẻ

Việc massage vùng bụng bé sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa bị ứ trệ đồng thời tạo điều kiện kích thích loại bỏ hơi trong bụng trẻ.

Mẹ nên massage cho bé thường xuyên, nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hờ từ trong ra ngoài để trẻ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. 

Lưu ý mẹ nên cắt móng tay, rửa sạch tay để tránh làm tổn thương làn da của trẻ. Việc massage tuy tốt nhưng không nên tiến hành ngay sau khi trẻ được bú do có thể gây ra tình trạng nôn, trớ.

tre-so-sinh-bi-day-bung-me-nen-an-gi-6

Massage bụng

3.3. Dùng khăn nóng chườm bụng trẻ

Tác động nhiệt ấm nóng lên vùng bụng của trẻ sẽ tốt cho việc mở các kinh nguyệt, hành khí và hành huyết từ đó giảm các tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi.

Mẹ có thể dùng túi nóng chườm hoặc đơn giản hơn sử dụng khăn mặt được nhúng trong nước ấm.

Khăn mặt sạch được nhúng vào nước ấm rồi vắt kiệt nước đi. Chú ý nhiệt độ khăn, không nên quá nóng do rất dễ gây bỏng trẻ, mẹ nên cẩn thận kiểm tra lại nhiệt độ của nước và khăn để đảm bảo an toàn cho bé.

Sau đó dùng một chiếc khăn mới để quấn khăn ấm quanh bụng trẻ. Không nên quấn quá chặt để tránh gây nôn, ọe. 

3.4. Làm trẻ ợ hơi

Khi trẻ ợ hơi, lượng hơi trong lòng ống tiêu hóa sẽ giảm đi do đó giúp giảm bớt sự khó chịu cho bé.

Có nhiều cách khác nhau để giúp bé ợ hơi

  • Cách 1

Để trẻ nằm sấp trên đùi, một tay giữ đầu bé, một tay vỗ nhẹ nhàng vào lừn của bé để bé tống được hơi ra

  • Cách 2

Mẹ bế bé lên, để trẻ nằm tựa đầu trên vai. Mẹ dùng một tay xoa nhẹ lưng của trẻ theo chiều dọc cột sống, chiều từ dưới lên trên để tạo thành phản xạ ợ cho trẻ.

Sau khi ăn xong, mẹ không nên cho trẻ nằm xuống ngay mà nên gây phản xạ ợ hơi cho trẻ nhiều lần trong ngày. 

3.5. Bổ sung nước cho trẻ

Bổ sung nước cho bé sẽ là cần thiết trong trường hợp trẻ trên 6 tháng bị đầy bụng do thiếu nước cũng có thể là yếu tố căn nguyên dẫn đến tình trạng trên. 

Đồng thời, với những trường hợp bé nôn và tiêu chảy nhiều lần thì việc bổ sung lượng nước đã mất đi cũng vô cùng quan trọng. 

>>> Xem thêmHay Bị Đầy Bụng Có Nguy Hiểm Không Và Làm Thế Nào Để Điều Trị

Cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh- Đơn giản hóa việc chăm trẻ sơ sinh.

4. Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì?

tre-so-sinh-bi-day-bung-me-nen-an-gi-1

Tình trạng đầy bụng ở trẻ sơ sinh rất phổ biến

Như chúng tôi đã đề cập, chế độ ăn của mẹ sẽ gây ra ảnh hưởng lớn và là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đầy bụng, chướng hơi ở trẻ.

Do đó, trong trường hợp này mẹ cần có sự điều chỉnh chế độ ăn phù hợp để trẻ nhanh hồi phục. Chế độ ăn của mẹ phải đảm bảo được cả hai tiêu chí: không gây đầy hơi, đầy bụng ở trẻ vừa đảm bảo vẫn cung cấp của dưỡng chất cần cung cấp cho sự phát triển của trẻ. Vậy khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì?

Dưới đây, các chuyên gia của chúng tôi đã tổng hợp một số loại thực phẩm mẹ nên sử dụng.

4.1. Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì – Các loại trái cây

Trái cây là loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của mẹ vì nó giúp cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất giúp cả mẹ và bé có sức khỏe tốt và sức đề kháng toàn diện.

Tuy nhiên việc ăn quá nhiều trái cây lại có thể gây tác dụng ngược lại do trong trái cây ngoài các dưỡng chất kể trên còn có lượng lớn chất xơ có thể gây đầy bụng ở trẻ.

Đặc biệt, các loại quả họ citrus như cam, bưởi, quýt… có lượng acid hữu cơ cao nên khi sử dụng nhiều có thể gây chướng hơi. 

Mẹ nên tìm mua và sử dụng một số loại trái sau vì khả năng gây tình trạng đầy bụng của chúng ít hơn:

  • Táo: chứa vitamin nhóm A, C, nguyên tố vi lượng như sắt và canxi
  • Bơ: hàm lượng cao DHA, canxi, rất nhiều các vitamin E, A, D, K và chất xơ
  • Đu đủ: chứa folate, kích thích tạo sữa mẹ
  • Lê: chứa nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng, canxi, i – ốt và nhiều vitamin nhóm B

4.2. Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì – củ rau

Các loại củ rau chứa nhiều nước, khoáng chất và cả các vitamin giúp chống đầy hơi. Tuy vậy, nếu bổ sung quá nhiều lại có thể gây ra táo bón ở mẹ và bé do lượng chất xơ cao.

Mẹ nên cân bằng dinh dưỡng cho mình, không tập trung vào một nhóm chất. 

Một số loại của sau mẹ có thể dụng để cải thiện tình trạng đầy bụng ở trẻ. 

  • Củ cà rốt: cung cấp lượng lớn vitamin A, thiamin vitamin B6 và niacin. Đồng thời có hàm lượng khoáng chất như canxi, kali, photpho… cao 
  • Củ khoai lang: chứa nhiều sắt, canxi, kali, vitamin B6 và chất xơ. 

4.3. Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì – Rau xanh

Rau xanh là loại thực phẩm luôn hiện diện trong khẩu phần ăn của mẹ. Đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên hạn chế ăn các loại rau như rau cải, đậu đạt, củ cải…do các thực phẩm này khi dùng sẽ gây đầy bụng và chướng hơi ở trẻ. 

tre-so-sinh-bi-day-bung-me-nen-an-gi-7

Rau xanh cần thiết cho cả bé và mẹ

Để hạn chế tình trạng đầy bụng mà vẫn cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ, mẹ có thể dùng các loại rau dưới đây:

  • Bí đỏ: giàu các nguyên tố như kali, mangan, canxi, các vitamin A. Bên cạnh đó, bí đỏ còn chứa nhiều các chất chống oxy hóa. 
  • Măng tây: chứa carbohydrate giúp giảm đầy hơi
  • Cà tím: giàu vitamin B, C, đồng, kali , sắt và folate. 
  • Cần tây: chứa hàm lượng cao natri, kali, giúp kháng viêm và giảm huyết áp. 
  • Bắp: rất giàu vitamin B và folate. Bên cạnh đó, còn chứa các nguyên tố vi lượng như phospho, magie,…
  • Nấm: chứa rất nhiều các nguyên tố vi lượng cần thiết 

4.4. Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì – Protein

Protein là một chất không thể thiếu trong các giai đoạn phát triển của trẻ đặc biệt đối với trẻ sơ sinh khi các hệ cơ quan cần nhiều protein để hoàn thiện chức năng, giúp phát triển cơ, xương và não bộ.

Protein chia thành hai loại chính là protein có nguồn gốc từ động vật và protein có nguồn gốc từ thực vật.

  • Trong đó các chất đạm thực vật như các loại đậu sẽ được cơ thể chuyển hóa và hấp thu dễ hơn nên chúng cần được ưu tiên hơn trong khẩu phần ăn.
  • Một số loại protein động vật nên được sử dụng như cá, trứng, thịt…  Protein trong các loại thực phẩm này cũng chứa rất nhiều các nguyên tố vi lượng như sắt, canxi, phospho cần thiết cho bé. 

Đối với trẻ từ tháng thứ năm trở đi, có thể cho trẻ ăn dặm nhưng vẫn cần đảm bảo lượng sữa mẹ cung cấp cho trẻ.

Chế độ ăn dặm thường được dùng trên trẻ như ăn bột ăn dặm không có thành phần gluten khó tiêu, thêm rau xanh vào trong sữa (chỉ dùng 1 loại rau trong mỗi lần dùng), ăn sữa chua, bổ sung thịt nạc, cá khi trẻ trên 7 tháng; ăn trứng luộc với trẻ trên 10 tháng…

>>>XEM THÊM: Làm Thế Nào Để Hết Đầy Bụng Nhanh Chóng Hiệu Quả

Cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh- Đơn giản hóa việc chăm trẻ sơ sinh.

5. Lưu ý khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng? – Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì

Tình trạng đầy bụng ở trẻ sơ sinh không được xem là tình trạng hiếm gặp. Hầu hết trẻ đều sẽ gặp phải tình trạng trên do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện mà phải đối mặt với nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau.

Tuy vậy, đối với từng trẻ do chế độ ăn uống của mẹ, cách được cho bú khác nhau… nên mức độ đầy bụng ở mỗi trẻ là khác nhau. 

  • Ở những trẻ bị đầy bụng mức độ nhẹ

Mẹ chỉ cần chú ý hơn trong cách cho trẻ bú, điều chỉnh chế độ ăn phù hợp và áp dụng một số phương pháp vật lý nhẹ nhàng để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. 

  • Đối với những trẻ bị đầy hơi mức độ nặng 

Ở những trẻ bị đầy hơi do bệnh lý, trẻ không thấy đỡ sau khi mẹ áp dụng những phương pháp trên thì việc đưa trẻ đến khám bác sĩ là cần thiết do tình trạng đầy bụng nặng có thể gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé. 

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi. Mong rằng thông qua bài viết này, các mẹ đã có cho mình thêm nhiều hiểu biết về tình trạng trên.

Nhìn chung đầy hơi là tình trạng hay gặp, có thể gây ra ảnh hưởng từ nhẹ đến nặng đối với sức khỏe của bé. Mẹ nên chú ý phát hiện và áp dụng các biện pháp vật lý, chế độ ăn để cải thiện nhanh tình trạng đầy bụng của trẻ.

Mẹ cần hiểu và áp dụng đưuọc câu trả lời của câu hỏi: trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì? để hạn chế và phòng tránh tình trạng này xảy ra.

Nếu bạn còn có những vấn đề thắc mắc liên quan đến các bệnh lý dạ dày và cách điều trị hiệu quả và nhanh chóng, hãy liên hệ ngay cho các chuyên gia của chúng tôi theo đường dây HOTLINE 18006091.

Xem thêm:

http://www.hellomotherhood.com/article/493729-foods-upset-nursing-babys-stomach/ (Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì)

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091