Trẻ Sơ Sinh Bị Đầy Hơi Quấy Khóc, 4 Điều Cần Biết

Trẻ Sơ Sinh Bị Đầy Hơi Quấy Khóc, 4 Điều Cần Biết

Thống kê cho thấy, các rối loạn và các bệnh lý tiêu hóa là một trong những tình trạng, bệnh lý hay gặp phải nhất ở mọi lứa tuổi. Trong đó, trẻ sơ sinh là một đối tượng dễ chịu các tác động từ bên ngoài gây ra các bệnh lý tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, đầy bụng chướng hơi, tiêu chảy,… Trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc là một tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất. Vậy đây là tình trạng như thế nào? mẹ cần làm gì để giúp trẻ hết tình trạng này?

tre-so-sinh-bi-day-hoi-quay-khoc-4-dieu-can-biet-1

Hình ảnh trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc

1.Trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc là tình trạng gì?

Khi trẻ vừa sinh ra, tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể cần có thời gian để hoàn thiện các cấu trúc, thành phần chức năng như người trưởng thành. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh cũng vậy, có thể kể đến một số đặc điểm chưa hoàn thiện ở trẻ như acid dạ dày chưa bài tiết đủ, các enzym tiêu hóa còn thiếu,…Chính vì vậy, hệ tiêu hóa của trẻ dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố gây ra tình trạng rối loạn.

Hiện tượng trẻ sơ sinh đầy hơi quấy khóc là tình trạng lượng hơi trong ống tiêu hóa của bé quá lớn, gây gia tăng áp lực lên lòng ống tiêu hóa khiến bé cảm thấy khó chịu, đau. Vì trẻ chưa thể nói nên trẻ sẽ thể hiện các cảm giác khó chịu này thông qua động tác khua tay khua chân, quấy khóc…

>>> Tìm hiểu ngay: Trẻ Sơ Sinh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Và Những Điều Cần Lưu Ý

2.Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc. Trong đó có thể chia ra thành hai nhóm chính: nguyên nhân bên trong cơ thể trẻ do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện và nhóm các nguyên nhân bên ngoài.

Dưới đây, các chuyên gia của Scurma Fizzy đã tổng hợp các nguyên nhân chính gây ra tình trạng này trên trẻ sơ sinh.

2.1.Không đủ enzym tiêu hóa sữa 

Phần lớn dinh dưỡng được bé hấp thu là từ sữa mẹ hoặc sữa bột. Trong sữa có rất nhiều các chất dinh dưỡng khác nhau như protein, đường, lipid, các vi chất dinh dưỡng do đó hệ tiêu hóa của trẻ cần có nhiều các enzym tiêu hóa đặc hiệu cho từng loại chất đó. 

Trên lâm sàng, rất nhiều trường hợp trẻ sinh ra vẫn còn thiếu nhiều loại enzym tiêu hóa khác nhau, hay gặp nhất là sự thiếu enzym chuyển hóa đường lactose – một loại đường có trong sữa mẹ và sữa bột. Do thiếu hụt enzym này nên trẻ không thể chuyển hóa và hấp thu chúng gây dồn ứ sữa lại. Sữa bị ứ lại rất dễ bị nấm men, vi khuẩn lên men tạo thành hơi gây ra tình trạng đầy hơi chướng bụng thường thấy. 

Tình trạng này gặp nhiều hơn khi sữa của mẹ hay sữa bột có chứa một lượng quá lớn đường lactose. Do đó, để hạn chế tình trạng này, mẹ nên tìm mua các loại sữa bột công thức có chứa ít đường lactose hơn. 

2.2.Trẻ không vận động nhiều

Trẻ sơ sinh chưa thể tự vận động được cơ thể của mình. Phần lớn thời gian trẻ được cho nằm hoặc bế, điều này có thể gây ra ảnh hưởng đến hoạt động của nhu động ruột. Do vậy, sự di chuyển của sữa trong lòng ống tiêu hóa cũng khó khăn hơn.

tre-so-sinh-bi-day-hoi-quay-khoc-4-dieu-can-biet-2

Trẻ nằm nhiều, ít vận động

2.3.Vi khuẩn, vi nấm gây bệnh

Các vi khuẩn, vi nấm dễ dàng xâm nhập vào hệ tiêu hóa trẻ thông qua tay, đồ chơi, bình pha sữa…Khi chúng vào đến dạ dày ruột, các vi khuẩn này sẽ làm mất cân bằng hệ khuẩn ruột của trẻ nên làm tăng nguy cơ trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời, vi khuẩn vi nấm cũng là yếu tố tham gia vào quá trình lên men thức ăn trong ống tiêu hóa thành khí hơn nên trẻ còn gặp phải tình trạng đầy hơi. 

2.4.Sử dụng kháng sinh 

Trẻ nhỏ thường xuyên bị sốt, ho, viêm nhiễm hệ hô hấp do yếu tố căn nguyên là các vi khuẩn từ môi trường gây ra do sức đề kháng của cơ thể trẻ còn rất yếu. Để điều trị các nhiễm khuẩn này, kháng sinh là một thuốc không thể thiếu trong phác đồ điều trị của trẻ. 

Tùy thuộc vào loại vi khuẩn bị nhiễm, sự dung nạp của cơ thể trẻ mà các loại kháng sinh được chỉ định cho từng trường hợp là khác nhau. Nhiều kháng sinh được chỉ định cho trẻ có hoạt phổ khá rộng, phổ tác dụng của chúng không chỉ bao trùm lên các vi sinh vật gây bệnh mà còn bao trùm lên cả các lợi khuẩn đường ruột. Do đó, khi sử dụng kháng sinh thời gian dài theo đường uống, hệ khuẩn đường ruột của trẻ sẽ bị mất cân bằng từ đó dễ gây đầy hơi, đầy bụng, tiêu chảy…

>>> Xem thêm: Top 10+ Cách Trị Đầy Hơi Cho Trẻ Sơ Sinh Đơn Giản, Hiệu Quả 

2.5.Chế độ ăn của mẹ khiến trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc

Sữa mẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng, kháng thể có lợi mà các loại sữa bột không thể nào cung cấp được. Sữa bột là chỉ là một loại thực phẩm bổ sung vào chế độ ăn của trẻ. Cũng chính vì thế, khi chế độ ăn của mẹ không phù hợp dễ gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc. 

Chế độ ăn

Các thực phẩm này có lượng chất xơ lớn và khi vào cơ thể trẻ sẽ chuyển hóa thành nhiều khí hơi

Một số loại thực phẩm có thể kể đến như quả mận, lê, các loại rau cải, các loại đậu hạt… Các thực phẩm này có lượng chất xơ lớn và khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nhiều khí hơi.

2.6.Tư thế bú sai

Tư thế bú sai sẽ dẫn tới nguy cơ bé bú phải nhiều không khí vào cơ thể gây ra tình trạng đầy hơi, quấy khóc. 

3.Biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc

Trẻ sơ sinh khi bị đầy hơi quấy khóc sẽ có nhiều biểu hiện ra bên ngoài khác nhau. Do trẻ chưa thể nói nên ba mẹ, ông bà cần chú ý để phát hiện thấy những biểu hiện bất thường trên trẻ. 

3.1.Căng bụng

tre-so-sinh-bi-day-hoi-quay-khoc-4-dieu-can-biet-4

Bụng trẻ căng tròn ra, cứng lại khi bị đầy hơi

Lượng sữa lượng hơi quá nhiều trong lòng ống tiêu hóa khiến cho các đường ống này giãn căng. Từ đó, mẹ có thể quan sát thấy bụng trẻ căng tròn ra, cứng lại. Biểu hiện này thấy rõ nhất sau khi trẻ vừa bú xong. 

3.2.Quấy khóc

Do sự căng giãn đường ống tiêu hóa quá mức, trẻ sẽ thấy đau bụng, khó chịu nên thường có các biểu hiện như quấy khóc, quẫy đạp…

3.3.Bú ít

Để ngăn việc tiếp tục đưa sữa vào cơ thể khiến gia tăng áp lực lên hệ tiêu hóa, trẻ sẽ từ chối bú, bú ít hơn so với bình thường. Nhiều trường hợp bố mẹ thấy điều này sẽ nảy sinh lo lắng trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng do lười bú, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị ép bú thường xuyên. Tình trạng này sẽ gia tăng sự đầy bụng, đầy hơi trên trẻ nên mẹ cần hết sức lưu ý.

3.4.Nôn, trớ

Trớ không phải là biểu hiện hiếm thấy ở trẻ sơ sinh, trớ thường bị gây ra do nhu động ruột của trẻ hoạt động còn chưa tốt. Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc, phản xạ nôn trớ là một phản xạ tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể. 

Nôn trớ

Nôn sẽ giúp giảm bớt lượng sữa trong lòng ống tiêu hóa, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn

Lượng sữa, lượng hơi lớn sẽ kích thích vào các đầu dây cảm thụ thần kinh trên thành ống tiêu hóa, chúng sẽ dẫn truyền cảm giác này về hệ thần kinh trung ương, từ đó đáp ứng nôn được phát động. Nôn sẽ giúp giảm bớt lượng sữa trong lòng ống tiêu hóa, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy vậy, nôn có thể dẫn đến nguy cơ mất nước, chất dinh dưỡng, điện giải và suy tuần hoàn. Do đó, mẹ nên chú ý, tránh để nôn xảy ra kéo dài, cần bổ sung nước và điện giải phù hợp. 

3.5.Ợ hơi, xì hơi

Để giải phóng bớt lượng hơi trong cơ thể động tác ợ hơi hay xì hơi sẽ được phát động. Đây cũng là một động tác tốt, tự điều chỉnh cơ thể. Trẻ có thể tự ợ hơi hay xì hơi được tuy nhiên nó diễn ra không thường xuyên. Do vậy, cha mẹ có thể thực hiện một số tác động vật lý đơn giản để gây lên động tác ợ, xì hơi trên trẻ. 

>>> Xem thêm bài viết: Trẻ Sơ Sinh Trào Ngược Khắc Phục Như Thế Nào

3.6.Tiêu chảy

Tiêu chảy cũng là một trong nhưng biểu hiện thường gặp trên trẻ sơ sinh trong các bệnh tiêu hóa nói chung và khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc nói riêng. 

Lượng sữa lớn không được tiêu hóa sẽ gây ra tình trạng kéo nước vào để cân bằng áp suất thẩm thấu. Từ đó, sẽ dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng, nhiều lần trong ngày. Nếu tiêu chảy diễn ra thường xuyên, sẽ khiến trẻ bị mất nước, chất điện giải và dinh dưỡng. Tình trạng tiêu chảy quá nặng, cha mẹ nên cân nhắc đưa trẻ đi khám ngay. 

>>> Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Và Những Điều Cần Lưu Ý 

4.Chữa trị trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc

Hiện nay, có rất nhiều các biện pháp khác nhau mà mẹ có thể áp dụng để giảm bớt tình trạng đầy hơi, chướng bụng trên trẻ. Do trẻ sơ sinh có thể gặp nhiều các tác động xấu nếu sử dụng các thuốc tây nên thông thường các phương pháp chữa trị này chủ yếu là các phương pháp vật lý hay sử dụng các thảo dược an toàn, lành tính. 

4.1.Thay đổi tư thế bú đúng

Như chúng tôi đã đề cập, việc cho trẻ bú sai tư thế sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ nuốt phải nhiều hơi khí từ bên ngoài vào cơ thể. Do đó, mẹ nên thay đổi ngay tư thế bú cho trẻ để giảm bớt và phòng ngừa tình trạng này tiếp tục diễn ra. 

Tư thế bú đúng cho trẻ được khuyến cáo như sau:

  • -Đối với trẻ bú mẹ: Mẹ nên chú ý vị trí đầu của trẻ và vị trí của dạ dày. Mẹ luôn phải giữ đầu bé ở vị trí cao hơn so với dạ dày. Điều này sẽ giúp sữa đi vào xuống được dạ dày tốt hơn, đồng thời hơi trong lòng ống tiêu hóa cũng sẽ nổi lên trên tạo thuận lợi cho sự đào thải hơi qua động tác ợ. 
  • Đối với trẻ bú bình: Mẹ cũng cần giữ đầu trẻ ở vị trí cao hơn so với dạ dày như khi trẻ bú mẹ. Bên cạnh đó, tư thế giữ bình sữa cũng cần được lưu tâm. Bình sữa nên được giữ dốc nghiêng xuống để chắc chắn rằng sữa đã ngập núm vú khi trẻ bú, hạn chế lượng hơi ở núm vú. 

4.2.Massage bụng khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc

Việc massage bụng cho trẻ thường xuyên là cần thiết vì nó sẽ giúp giảm ứ trệ sữa trong đường ruột, giúp đào thải hơi và giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. 

tre-so-sinh-bi-day-hoi-quay-khoc-4-dieu-can-biet-6

Mẹ di chuyển tay theo chiều kim đồng hồ, theo hướng từ trong ra ngoài

Để massage cho trẻ, mẹ nên rửa sạch tay rồi dùng tay không massage cho trẻ. Để tránh làm lạnh trẻ và giúp tăng tác dụng đẩy thông kinh mạch, mẹ có thể thoa một chút dầu tràm vào lòng bàn tay trước khi massage cho trẻ. Mẹ di chuyển tay theo chiều kim đồng hồ, theo hướng từ trong ra ngoài. 

Để việc massage cho trẻ thực sự tốt, thực sự đem lại hiệu quả thì có một số điểm mà các mẹ cần lưu ý như sau:

– Không massage cho trẻ ngay sau khi bú sữa do có thể gây nôn, trớ

– Mẹ nên cắt hết móng tay để tránh làm xước, rách da bé trong khi massage

– Hạn chế dùng lực quá lớn gây nôn, trớ

4.3.Chườm nóng cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc

Chườm nóng là một phương pháp đơn giản, được nhiều người áp dụng. Tác động của nhiệt nóng sẽ giúp đả thông khí huyết, kinh lạc giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm ứ trệ. 

Để tiến hành chườm nóng cho trẻ, mẹ có thể sử dụng túi chườm nóng, khăn ấm hay chai thủy tinh nhỏ đựng nước ấm. Sau đó, dùng một sợi khăn mềm, mỏng cố định túi, khăn ấm…trên bụng trẻ. 

Một số điểm cần lưu ý:

– Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi chườm do da trẻ mỏng, rất dễ bị bỏng nếu nhiệt quá cao

– Nếu dùng chai thủy tinh, cần sử dụng chai nhỏ, khối lượng nhẹ và chứa một lượng nước vừa phải để tránh gây tăng đè ép lên dạ dày, ruột trẻ

– Khi cố định túi chườm, khăn, chai thủy tinh thì chỉ nên buộc một cách nhẹ nhàng, tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa

4.4.Gây ợ hơi cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc

Ợ hơi là một động tác tốt giúp giảm lượng hơi trong lòng ống tiêu hóa nên mẹ nên vận dụng điều này, tiến hành làm trẻ ợ hơi nhiều lần trong ngày. 

Có nhiều cách để trẻ ợ hơi, trong đó hai cách đơn giản, dễ thực hiện được các mẹ hay sử dụng đó là:

  • Để bé nằm sấp trên đùi mẹ, sau đó mẹ dùng một tay giữ đầu trẻ, một tay vỗ vào lưng bé nhẹ nhàng
  • Để bé tựa đầu vào vai, dùng tay xoa dọc theo sống lưng của trẻ theo hướng từ dưới lên. 

>>> Tìm hiểu thêm bài viết: Cách Giảm Đầy Bụng Và Những Mẹo Hay Để Giảm Đầy Bụng Hiệu Quả 

4.5.Sử dụng thảo dược thiên nhiên điều trị trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc

Các thảo dược thiên nhiên thường an toàn cho trẻ sử dụng mà vẫn mang lại tác dụng điều trị hiệu quả nên được nhiều gia đình lựa chọn. Một số loại thảo dược có tác dụng giảm đầy hơi chướng bụng trên trẻ có thể kể đến:

4.5.1.Trần bì

Trần bì

Trần bì có công năng hành khí giảm ứ trệ, thúc đẩy tiêu hóa, đồng thời giúp giảm nôn, tiêu chảy nên rất tốt để cho trẻ bị đầy hơi chướng bụng sử dụng

Trần bì là một vị thuốc y học cổ truyền quen thuộc. Bản chất của trần bì là vỏ quýt được làm khô và bảo quản trong thời gian dài. Trần bì có công năng hành khí giảm ứ trệ, thúc đẩy tiêu hóa, đồng thời giúp giảm nôn, tiêu chảy nên rất tốt để cho trẻ bị đầy hơi chướng bụng sử dụng. 

Một số loại thảo dược thiên nhiên lành tính an toàn trên trẻ có thể được sử dụng để cải thiện tình trạng đầy hơi chướng bụng.

Mẹ sử dụng 4 – 5 lát trần bì hãm với 100 ml nước và cho trẻ uống ấm, khi trẻ bị đầy hơi. Nên để ý, kiểm tra xem dược liệu có bị mốc hay không để tránh đưa vi nấm có hại vào cơ thể trẻ. Nếu không tìm mua được trần bì khô, mẹ cũng có thể sử dụng ngay vỏ quýt khô nhà làm để hãm thuốc. 

4.5.2.Gừng

Gừng có tính ôn ấm, vị cay nóng có công năng thúc đẩy tiêu hóa từ đó giảm sự ứ tích thức ăn, bên cạnh đó nó sẽ giúp giảm tình trạng nôn mửa, trớ và tiêu chảy. Ngoài ra trong gừng còn có chất có hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn tự nhiên nên giúp tiêu diệt các vi nấm, vi khuẩn gây bệnh, gây lên men hơi trong ống tiêu hóa. 

Mẹ có thể cho trẻ ngậm một vài lát gừng nhỏ, tuy nhiên gừng có vị cay, nóng nên trẻ thường không chịu ngậm ngoan. Để đơn giản hơn, mẹ thái 1 -2 lát gừng mỏng rồi hãm với 100ml nước thành trà gừng,uống ấm khi trẻ bị đầy hơi. Mẹ có thể thêm một chút mật ong vào trà để tạo vị thơm ngọt, dễ uống. 

Do gừng có tính cay nóng, mẹ chỉ nên cho trẻ dùng 2 ngày/tuần, các ngày dùng nên cách nhau.

4.5.3.Tỏi

Tỏi là một vị thuốc thân thuộc nhất với tất cả chúng ta. Trong tỏi, chất allicin được tìm thấy có công năng kháng khuẩn, diệt nấm. Đồng thời tỏi cũng có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa. 

tre-so-sinh-bi-day-hoi-quay-khoc-4-dieu-can-biet-8

Trong tỏi, chất allicin được tìm thấy có công năng kháng khuẩn, diệt nấm

Để sử dụng tỏi trên trẻ sơ sinh, mẹ có thể nướng 2 tép tỏi trong giấy bạc trong 3 phút. Sau đó, tỏi được nướng ấm sẽ được bọc trong một lớp vải mỏng. Mẹ dùng nó để massage trên bụng trẻ khi trẻ bị đầy bụng, chướng hơi; không nên massage cho trẻ ngay sau khi trẻ bú. 

>>>Xem thêm: Bé Bị Đầy Hơi Chướng Bụng Liệu Có Nguy Hiểm?

4.6.Cho trẻ uống nước

Thiếu nước cũng là một nguyên nhân gây đầy bụng chướng hơi ở một số trẻ nên khi đó việc bổ sung nước là cần thiết. Đồng thời, tình trạng nôn và tiêu chảy ở trẻ diễn ra thường xuyên cũng khiến mất nước nên mẹ cần bổ sung nước cho trẻ. Cần chú ý bổ sung lượng vừa phải, tránh gây áp lực lên đường ống tiêu.

4.7.Thay đổi chế độ ăn của mẹ

Mẹ nên cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của mình. 

Một số điểm cần chú ý trong chế độ ăn của mẹ như:

– Hạn chế các loại thực phẩm khó tiêu, gây đầy hơi như rau cải, đậu hạt…

– Bổ sung protein dễ tiêu từ trứng, cá, thịt

– Bổ sung vitamin, chất khoáng vi lượng và chất xơ từ rau quả với lượng vừa phải

– Tránh sử dụng bia, rượu hay thuốc lá khi cho con bú

Trên đây là những chia sẻ đến từ các chuyên gia của Scurma Fizzy. Nhìn chung tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc diễn ra thường xuyên và do nhiều yếu tố khác nhau tác động lên hệ thống tiêu hóa còn chưa hoàn thiện của trẻ. Tình trạng này sẽ dễ dàng được kiểm soát khi mẹ thay đổi chế độ ăn phù hợp, sử dụng một số biện pháp vật lý hay một số loại thảo dược thiên nhiên an toàn.

Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác về các bệnh lý dạ dày, tiêu hóa, hãy liên hệ tới chúng tôi theo đường dây Hotline: 18006091.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091