Uống Kim Tiền Thảo Có Hại Dạ Dày Không Và Cách Dùng Kim Tiền Thảo

Uống Kim Tiền Thảo Có Hại Dạ Dày Không Và Cách Dùng Kim Tiền Thảo

Kim tiền thảo hay có tên gọi khác là vảy rồng, là một dược liệu thuộc họ đậu (Fabaceae). Kim tiền thảo có tính bình vị ngọt, quy kinh thận nên từ xưa, nhân dân ta đã biết sử dụng kim tiền thảo để chữa trị sỏi mật và sỏi thận. Có một số tài liệu còn chỉ ra rằng, kim tiền thảo còn có khả năng trị mụn nhọt, các chứng bệnh viêm đường tiết niệu. Nhưng uống kim tiền thảo có hại dạ dày không, cách dùng và liều dùng kim tiền thảo như thế nào là hợp lý. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giải đáp các vấn đề này.

1. Giới thiệu về cây kim tiền thảo-Uống kim tiền thảo có hại dạ dày không

1.1. Nhận biết cây kim tiền thảo

Một số đặc điểm nhận biết kim tiền thảo:

  • Cây có mùi thơm, thường mọc sát mặt đất, có thân hình trụ, nhỏ, cao khoảng từ 30-70cm, thân phủ đầy lông mềm và ngắn, càng xuống gốc thì lông càng nhiều.
  • Lá đơn hay kép mọc so le, lá kép gồm có 3 lá chét, tròn hoặc thuôn, đường kính từ 2cm đến 4cm, đỉnh tròn, tù, gốc hình tim hoặc tù, mép nguyên, mặt trên màu lục hơi vàng hoặc màu lục xám, nhẵn; còn mặt dưới hơi trắng, có lông. Gân lá dạng lông chim, cuống dài 1-2cm, hai lá kèm có hình mũi mác dài khoảng 0,8cm.
  • Hoa nhỏ, có màu tím, mọc xen kẽ với lá thành từng chùm.
  • Có thể thu hoạch cây sau 4-5 tháng.
  • Quả hình bầu dục và có lông, hạt 3, thường có quả từ sau 8-9 tháng trồng.
  • Mùa thu hoạch hoa quả là từ tháng 3-5, mùa đông cây có hiện tượng rụng lá.
uong-kim-tien-thao-co-hai-da-day-khong-1

Dược liệu kim tiền thảo

1.2. Phân bố

Đặc điểm phân bố của cây kim tiền thảo ở thế giới và Việt Nam:

  • Trên thế giới, cây kim tiền thảo có ở Lào, các tỉnh phía nam Trung Quốc. Ở Việt Nam có thể tìm thấy kim tiền thảo ở các tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc, từ Nghệ An trở ra. Những tỉnh có nhiều kim tiền thảo gồm: Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Tây.
  • Kim tiền thảo được khai thác sử dụng rất nhiều nên khoảng 4-5 năm trở lại đây, lượng kim tiền thảo ở Việt Nam đang giảm đi rõ rệt. Một số khu vực trước đây có rất nhiều nhưng giờ trở nên khan hiếm như Lập Trạch (Vĩnh Phúc), Đại Từ (Thái Nguyên).

Cách trồng:

  • Cây con được ươm mầm từ hạt. Khi quả cây chín vàng, người ta thu về đem phơi khô, đập lấy hạt. Đến tháng 2-3 đem gieo ở vườn ươm thành cây con rồi mang đi trồng. Hoặc người ta có thể gieo thẳng hạt theo các rãnh rồi tỉa bớt và xác định khoảng cách giữa các cây.
  • Kim tiền thảo có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất đồi núi, đồng bằng ở những nơi cao ráo, thoát nước, không bị ngập úng. Trước khi trồng phải bừa đất thành luống cao 20-25cm, mặt luống rộng tùy ý.

>>>Xem thêm: Biểu Hiện Bệnh Dạ Dày Và Các Nguy Cơ Bệnh Dạ Dày Thường Gặp

2. Thành phần và công dụng tổng quát của kim tiền thảo lên các bộ phận trong cơ thể

2.1. Thành phần hóa học của kim tiền thảo

Trong kim tiền thảo chứa nhiều thành phần hóa học như: 

  • Polysaccharide.
  • Saponin triterpenoid, trong đó có soyasaponin.
  • Flavonoid: isovitexin, vicenin glycoside, isoorientin.
  • Các nhóm khác: desmodimin, desmodilacton, lupenone, lupeol, tritriacontan, acid stearic, eicosenoic, acid eicosyl ester.

Kim tiền thảo được thu hoạch được ở Việt Nam có 0,46% flavonoid, 3,1% saponin.

2.2. Tác dụng dược lý của kim tiền thảo

Trong số các saponin triterpenoid có trong kim tiền thảo, hoạt chất soyasaponin đã được chứng minh có khả năng ức chế sự hình thành sỏi calci oxalat ở thận.

Cao kim tiền thảo được thử nghiệm trên chuột cống trắng có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi calci oxalat ở thận do cơ chế polysaccharide ức chế sự tăng trưởng của calci oxalat monohydrate đồng thời làm tăng lượng bài tiết nước tiểu.

Đối với gan mật, kim tiền thảo có công năng tăng cường sự phân tiết dịch mật.

Đối với hệ thống tim mạch, dung dịch chế từ kim tiền thảo trên chó có khả năng gây mê, tiêm tĩnh mạch với liều 1,6ml/kg (tương đương 8g/kg) làm tăng lưu lượng mạch vành 197%, hạ huyết áp khoảng 30%, làm tim đập chậm, đồng thời giảm mức tiêu thụ oxygen của cơ tim.

Dược liệu kim tiền thảo có tác dụng dược lý đối vận với các biểu hiện do pitunrin gây nên giảm lưu lượng mạch vành, thiếu máu cơ tim được biểu thị trên điện tâm đồ và rối loạn nhịp tim. Trên tiêu bản tim cô lập chuột lang, kim tiền thảo có tác dụng tăng trương lực và sức co bóp.

uong-kim-tien-thao-co-hai-da-day-khong-2

Dược liệu kim tiền thảo đã được thu hoạch và chế biến

Dạng chiết nước của kim tiền thảo thí nghiệm trên chuột cống trắng có tác dụng hạ huyết áp thông qua sự kích thích các bộ phận cảm nhận hệ cholinergic và phong bế các bộ phận cảm nhận hệ adrenergic.

Dạng chiết còn đối vận với tác dụng gây co bóp giải động mạch chủ cô lập do methoxamine gây nên. Thành phần flavonoid có trong cây kim tiền thảo cũng có tác dụng hạ huyết áp.

2.3. Tính vị và công dụng của kim tiền thảo

Dược liệu kim tiền thảo được sử dụng trong việc điều trị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi mật, viêm gan vàng da, viêm thận phù thũng, nhiệt lâm, thạch lâm. Liều dùng hàng ngày: 15-30g kim tiền thảo, sắc nước uống.

Theo y học cổ truyền dược liệu kim tiền thảo có công dụng như: thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm, thanh can đởm, thanh nhiệt giải độc.

Trong bản thảo cương mục thập di có câu liên quan đến kim tiền thảo là: “khu phong tán độc, nước sắc thuốc rửa các loại nhọt ghẻ rất thần hiệu”. Giải nghĩa là kim tiền thảo có tác dụng trừ phong, tiêu độc, nước sắc dược liệu dùng bôi ngoài có công dụng trị ghẻ lở, mụn nhọt rất tốt.

Theo y học hiện đại kim tiền thảo có tác dụng tăng nhanh bài mật nhờ đó mà có thể tống hết sỏi mật, sỏi thận nên rất hiệu quả trong các bệnh về đường niệu.

Kim tiền thảo có tính bình, lương nên có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, nước sắc từ kim tiền thảo có công năng trị tiểu buốt, tiểu rắt, bàng quang tích nhiệt.

Ngoài ra kim tiền thảo còn có vị đắng, có tác dụng táo thấp. Khi cơ thể có thấp sẽ dẫn đến hóa đàm, kim tiền thảo có thể tiêu thấp nên từ đó có tác dụng trị ho, hóa đờm.

soi-than-4

Sỏi niệu quản, sỏi thận, sỏi bàng quang

3. Uống kim tiền thảo có hại dạ dày không và ảnh hưởng của dược liệu lên một số đối tượng

Kim tiền thảo là một vị thuốc lành tính, chữa được nhiều loại bệnh, nhiều công dụng. Uống hàng ngày sẽ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, kháng khuẩn, làm mát gan, trị mụn nhọt, lở loét. Tác dụng nổi bật và được sử dụng nhiều nhất là chữa bệnh sỏi thận.

Tuy nhiên khi sử dụng thuốc bừa bãi, không đúng theo phác đồ điều trị thì lại có thể gây hại cho sức khỏe. Vậy uống kim tiền thảo có hại dạ dày không và kim tiền thảo còn có những tác dụng phụ nào?

3.1. Uống kim tiền thảo có hại dạ dày không?

Có nhiều người muốn sử dụng kim tiền thảo nhưng lại không rõ uống kim tiền thảo có hại dạ dày không. Câu trả lời là “không ảnh hưởng”, tuy nhiên đối với người bị đau dạ dày có bệnh kèm theo là chứng tỳ hư hoặc tiêu chảy thì tốt nhất không nên sử dụng. 

Trong kim tiền thảo có một thành phần hóa học là soyasaponin, là một hoạt chất có tác dụng làm tiêu sỏi nhưng bên cạnh đó nó cũng có tác dụng không mong muốn.

Soyasaponin có thể gây kích ứng dạ dày, gây ra các vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, cồn cào, nhất là đối với những người đã có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như đau dạ dày, xuất huyết thì tốt nhất là không nên sử dụng kim tiền thảo. 

3.2. Uống kim tiền thảo có hại dạ dày không-Cách dùng để không gây hại dạ dày

Uống kim tiền thảo có hại dạ dày không, hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia về cách sử dụng kim tiền thảo dành cho những người bị đau dạ dày. Nếu vẫn muốn sử dụng kim tiền thảo, bệnh nhân nên uống sau bữa ăn để tránh gây xót dạ dày.

Nhưng không phải vì có tác dụng mát gan, lợi tiểu nên sử dụng càng nhiều càng tốt mà phải sử dụng với liều lượng vừa phải tránh gây tiêu chảy.

Đối với bệnh nhân có tỳ hư thì tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc trước khi sử dụng để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh và gây ra tác dụng không mong muốn (Tỳ hư là chứng rối loạn nguyên khí, nếu ăn uống không điều độ sẽ gây ra tức bụng, nôn mửa, tiêu chảy, chân tay nặng nề).

uong-kim-tien-thao-co-hai-da-day-khong-7

Uống kim tiền thảo có hại dạ dày không là do hợp chất này

3.3. Ảnh hưởng của kim tiền thảo với phụ nữ mang thai

Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ có thai cần bổ sung thêm rất nhiều canxi do đó họ thường sử dụng nhiều loại thực phẩm chứa canxi hơn như cá, sữa, đồng thời họ còn bổ sung thêm canxi bằng đường uống.

Cơ thể phụ nữ có thai trong giai đoạn này cũng hấp thu canxi tốt hơn bình thường. Do vậy sẽ dễ tạo sỏi gây ra các bệnh sỏi thận.

Ở thời kỳ mang thai nên hạn chế sử dụng tất cả các loại thuốc. Đối với kim tiền thảo thì chống chỉ định với phụ nữ mang thai cho dù uống kim tiền thảo có hại dạ dày không đi nữa, bởi vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Nếu mắc bệnh sỏi thận, người mẹ nên uống nhiều nước, và bổ sung canxi một cách khoa học, hợp lý để tránh tình trạng dư thừa canxi quá mức dễ gây tạo sỏi.

3.4. Ảnh hưởng của kim tiền thảo đối với người bị bệnh về sỏi thận

Ngày nay kim tiền thảo được sử dụng phổ biến nhất trong chữa bệnh sỏi thận. Nhưng không phải là loại sỏi nào nó cũng đều có tác dụng tốt khi sử dụng.

Cụ thể, đối với loại sỏi cấu trúc canxi oxalat thì nó có tác dụng tốt nhất, do polysaccharide trong cây có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của calci oxalat monohydrate. Còn đối với loại sỏi cấu trúc urate thì tác dụng chưa rõ ràng.

Mặt khác, kim tiền thảo chỉ có tác dụng hiệu quả nhất khi sỏi còn ở kích thước nhỏ và vừa, không có hiệu quả lắm trong trường hợp có sỏi ở bể thận và niệu quản kích thước lớn hơn 1cm.

Vì vậy cần kết hợp thêm với các loại thuốc khác, đồng thời tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đem lại hiệu quả tốt nhất.

4. Bài thuốc có chứa kim tiền thảo

Chữa sỏi đường tiết niệu:

  • Vảy rồng 30g, hải kim sa 15g (được gói trong bọc vải), đông quỳ tử 15g, xuyên phá thạch 15g, hoài ngưu tất 12g, hoạt thạch 15g, tất cả các vị sắc nước uống.
  • Vảy rồng 30g, mã tiền tử 15g, chích sơn giáp 10g, thanh bì 10g, ô dược 10g, đào nhân 10g; xuyên ngưu tất 12g. Sắc nước lấy nước uống.
  • Vảy rồng 40g, mã đề 20g, tỳ giải 20g, trạch tà 20g, uất kim 12g, ngưu tất 12g, kê nội kim 8g. Các vị trên thái nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước đến khi còn 100ml. Chia thành 2 lần uống trong ngày.
  • Nếu tiểu ra máu thì thêm nhọ nồi 16g hoặc kim tiền thảo, mã đề, rễ dền gai (sao vàng), rễ thiên lý, vỏ bí đao, rễ cỏ tranh, đậu đen (sao thơm); mỗi vị 12g, sắc lên rồi uống.
  • Có thể sử dụng một mình kim tiền thảo uống thay nước chè để tống sỏi.
cong-dung-6-1

Công dụng của kim tiền thảo

Chữa sỏi đường mật:

  • Vảy rồng 30g, chỉ xác (sao đen) 10-15g, xuyên luyện tử 10g, hoàng tinh 10g, sinh địa hoàng, sắc nước uống.
  • Vảy rồng 20g, rau má tươi 20g, nghệ vàng 8g, cỏ xước 20g, hoạt thạch 12g, vảy tê tê 12g, củ gấu 12g, mề gà 6g, hải tảo 8g, thêm 500ml sắc đến khi còn 200ml. Uống một lần lúc đói hoặc uống làm hai lần trong ngày.

Chữa viêm thận, phù thũng, viêm gan, túi mật:

Vảy rồng 40g, mộc thông 20g, ngưu tất 20g, dành dành 10g, chút chít 10g, ngày một thang sắc uống.

Hỗ trợ trong điều trị viêm đường mật không do vi khuẩn gây ra:

  • Thành phần: có thể từ 10-20-30g kim tiền thảo (phụ thuộc vào mức độ nhẹ hay nặng của bệnh).
  • Tiến hành: Đem sắc với nước, có thể uống nhiều lần trong ngày. Sử dụng thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc trị mụn nhọt:

  • Thành phần: kim tiền thảo và xà tiền thảo tươi, tỉ lệ 1:1.
  • Tiến hành: Rửa sạch dược liệu, sau đó trộn thêm với một ít rượu rồi giã nát, lọc bỏ xác lấy phần nước cốt. Vệ sinh sạch sẽ vùng cần điều trị rồi dùng bông chấm thuốc thoa lên vùng da có mụn. Kiên trì sử dụng, sau vài lần sẽ thấy hiệu quả.

Bài thuốc trị bỏng:

  • Thành phần: 50g Kim tiền thảo tươi.
  • Tiến hành: Rửa sạch dược liệu, giã nát và đắp trực tiếp lên vùng da bỏng, giữ thuốc cố định từ 20-30 phút.
Uống kim tiền thảo có hại dạ dày không

Bài thuốc trị bỏng sử dụng kim tiền thảo

Bài thuốc chữa tiểu buốt đi kèm táo bón:

  • Thành phần: 30g kim tiền thảo, 10g ô dược, 15g xa tiền tử, 12g ngưu tất, 10g đào nhân, 10g thanh bì.
  • Cách làm: Sắc chung các nguyên liệu với nước và sử dụng trong ngày.

5. Uống kim tiền thảo có hại dạ dày không – Cách dùng hợp lý để tránh tác dụng phụ

Kim tiền thảo từ xưa đã được biết đến là một dược liệu quý để trị sỏi mật, sỏi thận. Kim tiền thảo không độc, lành tính nên có thể sử dụng trước và sau bữa ăn đều được, nước được sắc uống trong ngày.

Đối với những người vừa đau dạ dày vừa bị sỏi mật thì câu hỏi đặt ra rằng uống kim tiền thảo có hại dạ dày không. Lời khuyên dành cho bạn là nếu bạn bị đau dạ dày thì không nên sử dụng kim tiền thảo.

Có thể sử dụng kim tiền thảo chung với thuốc tây y nhưng phải hạn chế, tránh tình trạng lạm dụng thuốc. Sử dụng thuốc tây sau ít nhất 40 phút kể từ khi sử dụng kim tiền thảo.

Vì kim tiền thảo có vị ngọt, tính bình nên việc sử dụng cho phụ nữ có thai là không khuyến cáo. Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ yếu hơn so với người bình thường, nên khi sử dụng kim tiền thảo có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn và có khả năng ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ.

Và nhiều người đặt ra câu hỏi uống kim tiền thảo bao lâu thì sẽ hết sỏi thận. Tùy vào kích thước của sỏi thì hiệu quả điều trị của kim tiền thảo mang lại sẽ khác nhau. Đối với trường hợp sỏi nhỏ và vừa thì có hiệu quả điều trị rất tốt.

Đối với trường hợp sỏi to như sỏi bể thận có kích thước lên đến 1cm thì hiệu quả mang lại không đáng kể. Trong trường hợp này, bệnh nhân đến gặp bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc và có lộ trình điều trị phù hợp.

Qua bài viết Scurma fizzy New phần nào đã giúp các bạn hiểu được Kim tiền thảo có gây hại cho dạ dày hay không và đau dạ dày có dùng được kim tiền thảo hay không. Câu trả lời là không nên.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bạn bắt buộc phải dùng kim tiền thảo, vậy làm thế nào để uống Kim tiền thảo mà vẫn bảo vệ được dạ dày.

Các chuyên gia của Scurma fizzy New khuyên bạn nên kết hợp sử dụng Kim tiền thảo cùng với các thảo dược có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày, kháng viêm, làm lành vết loét để hạn chế tác dụng không mong muốn của Kim tiền thảo lên dạ dày.

Uống kim tiền thảo có hại dạ dày không

Sử dụng thảo dược chữa dạ dày

Một trong số các thảo dược truyền thống nổi tiếng, quen thuộc trong bảo vệ dạ dày và điều trị các bệnh dạ dày là nghệ. Tuy nhiên, sử dụng nghệ như thế nào để có hiệu quả lại là điều không phải ai cũng biết.

Do trong nghệ có chứa thành hoạt chất tạo nên công dụng chống oxy hóa, bảo vệ và tái tạo tế bào, kháng viêm, làm lành vết loét chính là curucmin nhưng hàm lượng curucmin trong củ nghệ rất thấp chỉ chiếm khoảng 3-5%.

Việc sử dụng nghệ như thế nào để đảm bảo cung cấp đủ lượng curucmin cho điều trị là một vấn đề cần lưu tâm. Mỗi một dạng nguyên liệu sẽ cho ra mức độ tác dụng khác nhau. 

Cụ thể, nghệ tươi có một số nhược điểm như hàm lượng dầu, nhựa lớn, vị khó chịu, gây kích ứng, nóng ruột, hấp thu kém, lượng sử dụng lớn tính bằng kg/ ngày mới đạt hiệu quả.

Còn bột nghệ là nghệ khô nghiền về bản chất vẫn còn dầu và nhựa và các tạp chất vẫn gây kích ứng, hàm lượng curcumin thấp và hấp thu kém, lượng sử dụng/ngày tương đối lớn.

Tinh bột nghệ là dạng nguyên liệu tinh hơn, đã lọc bỏ các tạp chất, dầu nhựa. Tuy nhiên thì hàm lượng curcumin không được định lượng rõ ràng, hấp thụ chưa cao.

>>>Xem thêm: Top 7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Nghệ Hiệu Quả Tại Nhà

Curcumin thường, hàm lượng curcumin được xác định rõ ràng, curcumin có nhược điểm sinh khả dụng thấp, độ tan kém, dễ bị phân hủy, đào thải nhanh do vậy tác dụng điều trị còn hạn chế.

Nano curcumin tan tốt, hàm lượng curcumin ở kích thước nano được xác định rõ ràng, hấp thu tốt. Tuy nhiên phân bố khắp cơ thể do vậy tác dụng điều trị chưa tối ưu.

Viên sủi Scurma Fizzy ứng dụng công nghệ hướng đích

Viên sủi Scurma Fizzy

 Chuyên gia Scurma Fizzy New xin mách nhỏ cho bạn sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Scurma fizzy New, một sản phẩm có chứa curcumin được chiết xuất từ củ nghệ vàng Việt Nam. Với việc áp dụng công nghệ hướng đích vào củ nghệ, tạo ra Hệ hướng đích (Nano curcumin, axit folic liên kết curcumin) là thành phần chính trong Viên sủi Scurma Fizzy New.

Viên sủi Scurma Fizzy New khắc phục được hầu hết các nhược điểm của nghệ. Sử dụng tinh chất Curcumin ở dạng kích thước nano, ngoài ra công nghệ hướng đích vào nano curcumin giúp curcumin hạn chế phân bố khắp cơ thể mà tập trung với mật độ cao ở vị trí viêm loét.

Điều này làm tăng tác dụng điều trị lên đáng kể. Theo nghiên cứu được tiến hành tại trung tâm Klept, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội được đăng trên tạp chí khoa học công nghệ Vol.62(12) 12.2020 pp(7-11). Tạp chí KH&CN Việt Nam. ISSN: 1859-4794. đã chứng minh mức độ tập trung của nano curcumin liên kết axit folic tại tác tế bào viêm cao gấp 70 lần so với nano curcumin thường.

Hơn nữa, dạng bào chế viên sủi giúp Curcumin phân bố đều trong dạ dày khi uống, tránh tác dụng cục bộ trên dạ dày, tạo ra tác dụng không mong muốn. Với những thông tin trên thì Scurma Fizzy New là một lựa chọn đáng lưu ý để sử dụng kết hợp với Kim tiền thảo giúp hạn chế tác dụng không mong muốn do Kim tiền thảo gây ra với dạ dày của bạn.

Từ xưa đến nay, kim tiền thảo được xem là vị thuốc quý chữa được nhiều loại bệnh liên quan đến đường niệu như sỏi thận sỏi mật, kim tiền thảo còn có khả năng trị mụn nhọt, ghẻ lở rất hiệu quả, ngoài ra dược liệu này còn có tác dụng lên tim mạch, làm hạ huyết áp, trị các chứng về mạch vành.

Với công năng thần hiệu để điều trị sỏi thận thì đối tượng nào có khả năng sử dụng được kim tiền thảo, người có tiền sử đau dạ dày có thể sử dụng được không, uống kim tiền thảo có hại dạ dày không, nên kết hợp kim tiền thảo với những dược liệu nào để điều trị các chứng bệnh cụ thể.

Bài viết này đã cung cấp những thông tin cần thiết để giải đáp các thắc mắc đó. Chúng tôi hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc nhận biết và sử dụng kim tiền thảo đúng cách.

Liên hệ HOTLINE 1800.6091 để được các chuyên gia Scurma Fizzy tư vấn miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091