Vị Trí Đau Dạ Dày Ở Đâu, Nguyên Nhân Và Các Mẹo Phòng Tránh

Vị Trí Đau Dạ Dày Ở Đâu, Nguyên Nhân Và Các Mẹo Phòng Tránh

Vị trí đau dạ dày ở đâu, nguyên nhân và các mẹo phòng tránh

Đau dạ dày ở đâu là vấn đề vô cùng nhức nhối hiện nay. Căn bệnh này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất khó chữa dứt điểm vì đời sống bận rộn, nhiều yếu tố độc hại như hiện nay. Cách duy nhất để không mắc phải căn bệnh này đó chính là hiểu về nó, biết được vị trí đau dạ dày ở đâu, căn nguyên ra sao, cách cải thiện lối sống như thế nào để tránh xa nguy cơ càng nhiều càng tốt. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin cần biết trong bài viết dưới đây!

 

1.Tổng quan về dạ dày 

1.1.Vị trí

Dạ dày là đoạn phình to nhất của toàn bộ ống tiêu hóa, là khoảng giữa nối thực quản và tá tràng với nhau. Dạ dày nằm nghiêng từ vùng ngay dưới xương ức về bên trái vùng bụng, ngay phần hạ sườn trái.

vị trí dạ dày ở đâu

Vị trí của dạ dày trong cơ thể.

1.2.Dung tích

Dạ dày có dung tích tối đa thay đổi theo độ tuổi.

Trẻ em sơ sinh : 30 ml

Người dậy thì : 1000 ml

Người trưởng thành : 1500 ml

1.3.Hình thể

Dạ dày có hình chữ J khi rỗng và sẽ phồng lên tùy theo lượng thức ăn được nạp vào.

Phân chia các phần của cấu trúc dạ dày có thể dựa vào các yếu tố sau :

Dựa vào hai mặt : 

Mặt trước : được bờ sườn trái chia thành 2 phần là phần nằm trên bờ sườn trái và phần nằm dưới bờ sườn trái.

Mặt sau : có liên quan với túi mạc nối

Dựa vào hai bờ : bờ cong lớn, bờ cong nhỏ (khuyết góc của dạ dày chia bờ cong nhỏ thành hai phần : phần đứng, phần ngang)

Dựa vào hai đầu : 

Tâm vị 

Đáy vị

Thân vị

Phần môn vị gồm có các phần: ống môn vị, hang môn vị, môn vị

đau dạ dày ở đâu trong các phần

Các phần hình thể của dạ dày.

1.4.Cấu tạo

Từ ngoài vào trong dạ dày, áo cơ dạ dày gồm 3 lớp:

Cơ dọc

Cơ vòng

Cơ chéo

Bên trong dạ dày là lớp niêm mạc có chứa các tế bào tiết acid dạ dày, tế bào tiết chất nhầy và các yếu tố bảo vệ dạ dày, dưới lớp niêm mạc là hệ thống hạch bạch huyết và mạch máu dày đặc ,đặc biệt là hệ thống các nhánh động mạch liên kết với dạ dày giúp cho quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn vào cơ thể nhanh, hiệu quả, an toàn hơn.

>>>> Tham khảo thêm: Vị Trí Và Chức Năng Của Dạ Dày, Cùng Tìm Hiểu Với Các Bác Sĩ Chuyên Khoa

các phần cơ của đau dạ dày ở đâu

Cấu tạo chi tiết của dạ dày.

2.Vị trí đau dạ dày ở đâu?

Vị trí đau dạ dày ở đâu có liên quan mật thiết tới vị trí của dạ dày trong ổ bụng mỗi người. 

Đau dạ dày thường sẽ bắt đầu từ phần thượng vị, tức là ngay dưới xương ức, có khi lan ra đau âm ỉ khó chịu phần hạ sườn trái hoặc ngay trên rốn. Đau có thể kèm theo ợ chua, ợ nóng, ợ hơi, nóng rát phần thực quản – dạ dày, buồn nôn, nôn ói,… Nặng hơn có thể xuất huyết tiêu hóa ( nôn ra máu, đi tiêu ra máu,…) lúc này cần đến ngay cơ quan y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

3.Những nguyên nhân đau dạ dày ở đâu tới?

Đau dạ dày thường có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra cả từ bên trong và bên ngoài cơ thể. Tuy nhiên cơ chế bệnh sinh chung của các nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày ở đâu đa số là do làm tăng các yếu tố hủy hoại như acid dịch vị, pepsin (enzyme ly giải protein từ thực phẩm thành acid amin),…  hoặc hạn chế các yếu tố bảo vệ dạ dày tiết ra (dịch nhầy, bicarbonat, prostaglandin, sự tưới máu dưới niêm mạc, khả năng tái tạo của tế bào biểu mô) hoặc kết hợp cả hai cơ chế trên với nhau. Những nhóm nguyên nhân chủ yếu thường gặp là:  

3.1.Lối sống, dinh dưỡng ảnh hưởng tới đau dạ dày ở đâu?

Người hay thức khuya, căng thẳng, lo lắng, stress thường xuyên rất dễ mắc bệnh về đau dạ dày. Do dạ dày liên kết nhiều với hệ thống thần kinh của não bộ, khi cơ thể căng thẳng, mệt mỏi dạ dày có thể tiết nhiều acid dạ dày hơn làm cho lớp niêm mạc dễ bị hủy hoại gây đau dạ dày. Ngoài ra khi stress tâm lý thì còn làm tăng nguy cơ uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, thay đổi đáp ứng viêm của cơ thể đây là một trong những câu trả lời cho nguyên nhân đau dạ dày ở đâu.

stress là nguyên nhân gây đau dạ dày ở đâu

Stress là yếu tố nguy cơ lớn được tìm ra trả lời cho đau dạ dày ở đâu.

 

Uống rượu bia làm tăng tiết acid dịch vị. Việc uống rượu bia nhiều trong một lần có thể làm tăng nguy cơ tổn thương dạ dày cấp và xuất huyết tiêu hóa. Rượu bia cũng gây nhiều tác động có hại khác cho cơ thể như kích thích, ức chế thần kinh, giãn mạch máu, làm men gan tăng, cạnh tranh chuyển hóa, thải trừ với nhiều thuốc làm tăng tác dụng không mong muốn hoặc giảm hiệu quả điều trị của chúng.

rượu bia yếu tố nguy cơ gây đau dạ dày ở đâu

Rượu bia làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dạ dày.

 

Hút thuốc lá cũng là thói quen không hề tốt cho sức khỏe nói chung và dạ dày nói riêng. Người đã hoặc đang hút thuốc lá có nguy cơ loét dạ dày – tá tràng gấp 2 lần người bình thường không hút thuốc lá. Có nghiên cứu cho thấy rằng người hút nhiều thuốc lá (hơn 10 điếu / ngày) sẽ làm tăng nguy cơ đau dạ dày, chậm lành vết loét, tăng nguy cơ tái phát trong tương lai. Cơ chế bệnh sinh có thể là do thuốc lá làm giảm tưới máu niêm mạc dạ dày, ức chế bicarbonat và tăng tiết acid dịch vị. Hiện nay nguy cơ do tỷ lệ hút thuốc lá trong dân số vẫn còn cao nên đây cũng là yếu tố nguy cơ phổ biến trả lời cho nguyên nhân đau dạ dày ở đâu.

thuốc lá gây đau dạ dày ở đâu

Thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dạ dày.

 

Dinh dưỡng cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều tới bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Việc ăn uống không đúng và đủ bữa có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày do acid dịch vị vẫn tiết ra đúng giờ ăn mặc dù dạ dày vẫn rỗng vô tình làm cho acid dễ dàng tấn công niêm mạc dạ dày hơn. Những bữa ăn nghèo dinh dưỡng, không đủ chất, quá nhiều thực phẩm khó tiêu hóa, khô cứng, đồ ăn có vị cay nồng chua quá gắt cũng làm cho dạ dày giảm khả năng tái tạo tế bào biểu mô, chậm quá trình làm lành của chính nó. Dinh dưỡng góp phần không nhỏ vào cải thiện sức khỏe tổng quan chứ không chỉ riêng việc giảm yếu tố nguy cơ đau dạ dày ở đâu.

>>>> Tìm hiểu thêm: Đau Dạ Dày Ăn Gì Thì Tốt Và Cho Hiệu Quả Giảm Đau Nhanh

thức ăn nghèo dinh dưỡng gây đau dạ dày ở đâu

Thức ăn nghèo dinh dưỡng không tốt cho sức khỏe.

 

3.2.Bệnh lý liên quan tới đau dạ dày ở đâu?

Đau dạ dày đôi khi không phải do nguyên nhân trực tiếp từ tổn thương tại dạ dày mà có thể do những bệnh lý liên quan khác gây nên.

Rối loạn tiêu hóa : thường gây các triệu chứng như nôn ói, tiêu chảy, đau quặn thắt dạ dày, ruột do cơ thể có cơ chế đào thải chất độc nhanh ra ngoài từ đó gây ra những cơn đau dạ dày cấp tính nhưng cũng rất nhanh được khắc phục nếu đào thải hết được chất độc ra ngoài và sau khi chấm dứt các triệu chứng phía trên.

Viêm loét dạ dày – tá tràng : đây là bệnh lý thường gặp nhất liên quan tới đau dạ dày. Loét dạ dày – tá tràng cũng do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm vi khuẩn H.pylori, dùng thuốc NSAID trong một thời gian dài, stress tâm lý, stress sinh lý,… Nguyên nhân gây nên cơn đau chính là do ổ loét tại dạ dày, tá tràng khi dạ dày co bóp tiêu hóa thức ăn thì ổ loét cũng bị ảnh hưởng làm nên những cơn đau quặn dữ dội, có thể gây xuất huyết hoặc thủng dạ dày nếu loét xuất hiện quá lâu mà chưa được chữa trị kịp thời.

Hẹp môn vị : là tình trạng tắc nghẽn cơ học làm cản trở sự lưu thông thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng. Đây là hậu quả của quá trình tạo sẹo, co thắt cơ môn vị và phình lên của hành tá tràng đáp ứng với loét mạn tính. Triệu chứng hẹp môn vị thường đi kèm với cảm giác mau no, đầy hơi, chán ăn, buồn nôn, nôn và sụt cân.

Hội chứng Zollinger – Ellison : do khối u làm tăng tiết gastrin dẫn đến tăng tiết acid dạ dày. Người bệnh mắc hội chứng này thường có nhiều vết loét trong dạ dày và có nguy cơ cao xuất huyết hoặc thủng dạ dày.

Xuất huyết dạ dày : đây là biến chứng của việc loét dạ dày ăn sâu đến các động mạch dưới niêm mạc. Đa số trường hợp khoảng 50% không có bất kì dấu hiệu nào cảnh báo. Xuất huyết nặng có thể gây đau bụng dữ dội, nôn ói ra máu (máu đỏ tươi hoặc nâu đen như bã cà phê hoặc có thể có lợn cợn thức ăn), đi cầu phân đen. Nếu mất máu quá nhiều có khả năng gây giảm thể tích tuần hoàn đột ngột gây shock giảm thể tích với các biểu hiện như mệt, đổ mồ hôi, chóng mặt, hạ huyết áp, tim nhanh. Cần hết sức lưu ý vấn đề này với người cao tuổi nhất là những bệnh nhân đang sử dụng nhóm thuốc NSAID để điều trị bệnh.

Thủng dạ dày : đây là tình trạng nặng vết loét ăn sâu vào tận lớp cơ của dạ dày, mở ra khoang phúc mạc hoặc tạng liền kề như gan, tụy. Tỉ lệ tử vong lên tới 20% tùy theo tuổi và các bệnh đồng mắc của bệnh nhân. Thủng dạ dày gây triệu chứng đau đột ngột, dữ dội như dao đâm ở thượng vị lan ra toàn vùng bụng. 

Ung thư dạ dày : đây là 1 trong 10 bệnh lý gây tử vong cao nhất ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam với tỷ lệ mắc mới lên đến 23,7 trên 100.000 người/năm theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO năm 2000. H.pylori là tác nhân hàng đầu gây loét dạ dày – tá tràng và cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng của ung thư dạ dày đặc biệt là chủng có độc lực cao mang các gen CagA hay VacA.

Ngoài ra một nguyên nhân cũng rất phổ biến gây nên đau dạ dày, nhất là cho người cao tuổi đó chính là các thuốc được dùng để điều trị các bệnh khác. Nhóm thuốc NSAID được chứng minh là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây nên viêm loét dạ dày – tá tràng, do cơ chế làm giảm tiết các yếu tố bảo vệ dạ dày, suy giảm hàng rào bảo vệ cũng như gây kích ứng trực tiếp tại chỗ chính là cơ chế làm cho bệnh dạ dày của người bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn. 

>>>> Tìm hiểu thêm: Đau Dạ Dày Kéo Dài Gây Biến Chứng Nguy Hiểm Gì

4.Các thuốc thường được sử dụng điều trị đau dạ dày ở đâu 

4.1. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

PPI là thuốc kháng tiết acid bằng cách ức chế không thuận nghịch bơm H+/K+ – ATPase (bơm proton) dẫn đến ngăn tiết acid vào lòng dạ dày từ đó giúp giảm sự tiếp xúc của niêm mạc với acid dạ dày, cho lớp tế bào có khả năng tái tạo làm lành vết loét. Đây là nhóm thuốc có bằng chứng về hiệu quả kháng tiết acid mạnh nhất hiện nay và cũng là nhóm được sử dụng rộng rãi nhất.

Dạ dày có hai trạng thái tiết acid :

Tiết acid cơ bản : là tình trạng tiết acid khi đói hay không có tác nhân kích thích. Quá trình này xảy ra mạnh nhất vào ban đêm và chịu sự điều hòa của acetylcholin và histamin.

Tiết acid do kích thích thức ăn : khi ngửi hoặc nhìn thấy thức ăn hoặc khi có thức ăn trong dạ dày thì dạ dày sẽ tăng phóng thích acetylcholin (ACh) , ACh kích thích thụ thể M1 ở tế bào cận tiết làm tăng phóng thích histamin. ACh và histamin kích thích lần lượt thụ thể M3 và H2 ở tế bào viền gây tăng tiết acid dịch vị. Ngoài ra thức ăn còn làm tăng pH dạ dày thúc đẩy tiết gastrin gây tăng tiết acid.

Và PPI ức chế cả 2 quá trình tiết acid cơ bản và có kích thích do thức ăn. Hiệu quả giảm tiết acid của thuốc phụ thuộc vào liều và số lượng bơm proton tại dạ dày bị ức chế. Do đó sau khi dùng thuốc tác dụng giảm tiết acid dạ dày sẽ tăng dần và ổn định sau 3-4 ngày dùng thuốc. Vì ức chế bơm proton không thuận nghịch nên thời gian tác dụng của PPI kéo dài đến 18-20 giờ mặc dù thời gian bán thải chỉ từ 1-2 giờ. Do đó người bệnh được phép dùng thuốc 1 lần/ngày (liều chuẩn) cho phần lớn các chỉ định. Liều cao PPI (2 lần/ngày) được chỉ định khi điều trị tiệt trừ H.pylori cùng với kháng sinh, điều trị hội chứng Zollinger – Ellison hay phòng ngừa tái phát xuất huyết tiêu hóa ở bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng có biến chứng. 

liều ppi dùng cho đau dạ dày ở đâu

Liều PPI trong điều trị đau dạ dày

Lưu ý khi uống thuốc không được bẻ viên, nhai, hay giã phải uống nguyên vẹn cả viên với một ly nước đầy trước bữa ăn từ 30-60 phút. Không dùng cho bệnh nhân suy gan nặng do các thuốc ức chế bơm proton hầu hết đều có quá trình chuyển hóa qua gan để thành dạng có hoạt tính.

Những tác dụng không mong muốn thường gặp của PPI là nhức đầu, buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi, đau bụng, giảm hấp thu Ca, Mg, Fe, vitamin B12 gây loãng xương, thiếu máu,… 

4.2. Thuốc kháng histamin H2 

Thuốc kháng histamin H2 ức chế tiết acid bằng cách cạnh tranh gắn trên thụ thể H2 ở tế bào viền dạ dày. So với các thuốc ức chế bơm proton (PPI) thì hiệu lực ức chế của thuốc kháng histamin H2 yếu hơn. Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả kháng tiết acid của thuốc kháng histamin H2 như nhau khi dùng nhiều lần/ngày hoặc gộp chung dùng 1 lần/ngày vào buổi tối. Nhưng hiệu quả của việc dùng 1 lần/ngày sẽ giúp giảm tiết acid dạ dày về đêm đáng kể. Tuy nhiên nhược điểm của thuốc này là sẽ bị dung nạp thuốc sau 3-5 ngày sử dụng, vì lí do này nên thuốc kháng histamin H2 ít được lựa chọn điều trị đau dạ dày ở đâu hơn PPI. Tuy nhiên do được thải trừ chủ yếu qua thận nên đây là lựa chọn ưu tiên cho bệnh nhân bị suy gan khi điều trị đau dạ dày.

Tác dụng không mong muốn của thuốc thường gặp như nhức đầu, khó tiêu, chóng mặt, tiêu chảy. Một số tác dụng không mong muốn ít gặp hơn bao gồm giảm tiểu cầu có hồi phục, giảm bạch cầu, rối loạn chức năng gan, suy thận, lú lẫn, ảo giác, ngủ gà,… Thuốc dùng trong thời gian càng dài sexlafm tăng nguy cơ bị tác dụng phụ. Cimetidin có nhiều tác dụng không mong muốn hơn các thuốc khác trong nhóm như giảm khả năng tình dục, gây to vú ở nam giới,…

liều kháng h2 cho đau dạ dày ở đâu

Liều kháng H2 trong điều trị đau dạ dày.

 

>>>> Tham khảo thêm: Tác Dụng Phụ Nào Có Thể Xuất Hiện Khi Dùng Thuốc Chữa Đau Dạ Dày?

4.3. Thuốc cạnh tranh K+

Vonoprazan là thuốc kháng tiết acid mới với cơ chế cạnh tranh, ngăn dòng K+ trao đổi với H+ tại bơm proton dẫn đến ức chế hoạt động bơm proton. PPI ức chế bơm proton không thuận nghịch thì Vonoprazan ức chế bơm proton thuận nghịch, không cần môi trường acid để hoạt hóa và thời gian bán thải khá dài (khoảng 7,7 giờ). Các nghiên cứu cho thấy sự khởi phát tác dụng của vonoprazan nhanh hơn PPI và ức chế bơm proton kể cả lúc hoạt động lẫn lúc nghỉ. Vonoprazan còn không bị ảnh hưởng bởi thời điểm uống thuốc cũng như chuyển hóa qua CYP2C19 tại gan. Tuy nhiên thuốc này còn khá mới và hầu hết các nghiên cứu chỉ có tại Nhật Bản, nơi phát minh ra vonoprazan , rất ít nghiên cứu trên nhóm dân số khác nên hiện tại vẫn chưa được sử dụng phổ biến hay được đưa vào phác đồ điều trị chính thức.

Tác dụng không mong muốn của Vonoprazan đó là rối loạn tiêu hóa (khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn,..), nguy cơ giảm hấp thu vitamin B12 , các khoáng chất (sắt, kẽm, calci,…), tăng nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, tăng tiết gastrin. 

chỉ định và liều vonoprazan cho đau dạ dày ở đâu

Liều điều trị của vonoprazan theo từng chỉ định được phê duyệt bởi Nhật

 

4.4. Thuốc kháng acid (antacid)

Antacid là những thuốc có tính kiềm, có tác dụng trung hòa lượng acid có trong dạ dày mà không ảnh hưởng tới sự tiết acid. Nhóm thuốc này khởi phát rất nhanh, giảm triệu chứng đau thượng vị do tăng tiết acid có kèm ợ nóng ngay sau khi dùng thuốc một thời gian ngắn.  Tuy nhiên vì tác dụng của thuốc chỉ được trong thời gian ngắn nên phải dùng thuốc từ 4-7 lần/ngày vào khoảng 1-2 giờ sau bữa ăn, có thể bổ sung một liều trước khi ngủ. Điều này gây nên nhiều bất tiện cho bệnh nhân, làm bệnh nhân kém tuân thủ đúng liều của thuốc. 

Các antacid thường dùng là các muối của magnesi hoặc muối của nhôm do các muối này ít hấp thu vào tuần hoàn chung. Các chế phẩm antacid dạng viên nên được nhai khi uống thuốc, còn các chế phẩm dạng gel còn có thêm tác dụng tráng một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày bên cạnh việc trung hòa acid dịch vị. 

Tác dụng không mong muốn của các thuốc kháng acid chủ yếu là tiêu chảy thẩm thấu (do muối Mg2+), táo bón (do muối Al3+). Các chế phẩm Al3+ trừ AlPO4 có thể làm tăng nguy cơ thiếu phosphat nếu sử dụng trong thời gian dài, đặc biệt ở người suy dinh dưỡng và nghiện rượu. Ngoài ra do được tạo thành từ muối của các kim loại đa hóa trị nên thuốc antacid rất dễ tạp phức và gây tương tác với các thuốc khác như tetracyclin, fluoroquinolon, warfarin, digoxin,… làm giảm hấp thu của các thuốc này. Để tránh các tương tác không mong muốn này xảy ra nên uống antacid cách xa các thuốc này ít nhất 2 giờ.

4.5. Các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng 

Sucralfat : là polymer của Al(OH)3 và saccharose. Sucralfat có tác dụng tạo một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, đặc biệt là vị trí bị loét, để tạo điều kiện cho tế bào biểu mô tái tạo làm lành vết loét. Tuy nhiên thuốc có nhiều nhược điểm như phải dùng nhiều lần trong ngày (2-4 lần/ngày), liều cao (4g/ngày) làm tăng nguy cơ của tác dụng không mong muốn như táo bón, thiếu phosphat,.. Ngoài ra do cơ chế màng bảo vệ của Sucralfat gây cản trở sự hấp thu của các thuốc khác. Do đó hiện nay thuốc này ít được sử dụng để điều trị đau dạ dày ở đâu.

Misoprostol : đây là dẫn chất của prostaglandin PGE1, có tác dụng ức chế tiết acid trung bình và kích thích tiết chất nhầy, bicarbonat làm tăng khả năng bảo vệ dạ dày. Ở liều 200 mcg x 4 lần/ngày misoprostol có tác dụng làm lành vết loét ngang với thuốc kháng histamin H2 và sucralfat. Ngoài ra còn có chỉ định phòng ngừa đau dạ dày ở đâu do bệnh nhân sử dụng NSAID với tổng liều 600-800 mcg/ngày, chia làm 3-4 lần. Tác dụng không mong muốn của misoprostol như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nhức đầu, kích thích co bóp tử cung nên chống chỉ định cho phụ nữ có thai.

Bismuth : nhờ tác dụng ức chế hoạt động của H.pylori và kích thích tổng hợp PG nội sinh bảo vệ niêm mạc tiêu hóa nên Bismuth (Bi) được sử dụng trong điều trị đau dạ dày ở đâu. Tại Việt Nam, Bi được phối hợp với kháng sinh trong điều trị H.pylori với liều khuyến cáo tùy theo dạng muối như sau :

Bi subsalicylat : 525 mg x 4 lần/ngày, uống trước bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Bi subcitrat : 120 mg x 4 lần/ngày, uống trước bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Tác dụng không mong muốn cần chú ý của Bismuth đó là phân đen, nếu bệnh nhân nhai viên hoặc uống dạng lỏng sẽ có hiện tượng lưỡi đen, răng đen. Tuy nhiên biểu hiện này sẽ hết khi ngưng thuốc. Theo dõi dùng thuốc ở bệnh nhân cao tuổi do có khả năng tích lũy thuốc. Ngoài ra tránh dùng chung Bi subsalicylat với các chế phẩm salicylat khác để tránh gây trầm trọng khả năng dị ứng và xuất huyết.

4.6. Điều trị tiệt trừ H.pylori giúp giảm đi yếu tố nguy cơ lớn gây đau dạ dày ở đâu

Nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày ở đâu? Thủ phạm lớn nhất và thường xuyên gặp nhất là do nhiễm vi khuẩn H.pylori. Khi có nghi ngờ đau dạ dày do loét dạ dày – tá tràng thì việc tầm soát kiểm tra vi khuẩn H.pylori là điều cấp thiết. Khi kết quả xét nghiệm dương tính thì phải có phác đồ tiệt trừ H.pylori trước khi điều trị làm lành vết loét.

Để diệt trừ H.pylori phác đồ phối hợp kháng sinh và thuốc kháng tiết acid (PPI). Một số phác đồ còn có sự hiện diện của Bi. Kháng tiết acid sẽ làm tăng pH dạ dày lên, giảm thể tích của dịch vị do đó nồng độ của thuốc kháng sinh tăng lên dẫn tới hoạt tính cũng tăng lên đáng kể. PPI được ưu tiên sử dụng do hiệu lực kháng tiết acid mạnh và có khả năng ức chế vi khuẩn H.pylori. Kháng sinh được sử dụng trong phác đồ điều trị H.pylori cần bền trong môi trường acid và có hiệu lực trên vi khuẩn H.pylori, các kháng sinh thường dùng trong phác đồ là amoxicillin, clarithromycin, metronidazole, tinidazole, levofloxacin, moxifloxacin,…Do tình hình đề kháng đang rất phức tạp nên phác đồ điều trị đau dạ dày ở đâu do nhiễm H.pylori phối hợp 2 kháng sinh với nhau. Để kéo dài thời gian lưu của kháng sinh cũng như Bi tại dạ dày thì các thuốc này nên được uống ngay sau bữa ăn và trước khi đi ngủ nếu dùng 4 lần/ngày.

 

5.Phòng tránh các yếu tố nguy cơ gây đau dạ dày ở đâu

Nguyên nhân đau dạ dày ở đâu đã được tìm ra, vậy thì từ đó những biện pháp để phòng tránh việc đau dạ dày cũng rõ ràng hơn rất nhiều. 

Đầu tiên hãy bắt đầu từ những thói quen, lối sống có thể thay đổi được trước.

Hạn chế thức khuya, lo lắng, căng thẳng, stress quá độ. Áp dụng những phương pháp giảm căng thẳng thường xuyên như massage, thiền, yoga, gym,… canh chỉnh điều phối công việc phù hợp để có những khoảng thời gian nghỉ ngơi cho cơ thể mỗi ngày để cơ thể tự tái tạo lại năng lượng và tự chữa lành. 

Tránh ăn uống thất thường, qua loa, ăn quá nhiều đồ ăn không hợp vệ sinh, nghèo dinh dưỡng, có nhiều yếu tố gây kích thích mạnh như cay, nóng, chua,… Thay vào đó những thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc rõ ràng được chế biến sạch sẽ, đầy đủ dinh dưỡng, ăn đúng 3 bữa/ngày, đúng giờ sẽ làm giảm những cơn đau dạ dày đáng kể chỉ sau khoảng thời gian ngắn thay đổi thói quen ăn uống này.

Bỏ hút thuốc lá, hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, thức uống có cồn, có chất kích thích như cafein,… để làm giảm các yếu tố nguy cơ gây sức ép lên hệ thống miễn dịch, hệ thống bảo vệ của cơ thể. Thay vì uống rượu bia hãy từ từ chuyển sang sử dụng những loại trà tốt cho đường tiêu hóa như trà gừng, trà đinh hương, trà mật ong chanh,…

Cân nặng tưởng chừng không liên quan nhưng lại là yếu tố nguy cơ gây nên nhiều bệnh chứ không chỉ riêng bệnh về dạ dày. Giảm cân nặng về chỉ số phù hợp sẽ giúp cho sức ép lên các cơ quan giảm đi, từ đó cơ thể cũng trở nên nhẹ nhàng, các hoạt động trong và ngoài cơ thể trở nên trơn tru hơn, hiệu quả hơn. Để quản lí cân nặng của bản thân dễ dàng hơn người ta thường dựa vào chỉ số BMI. Chỉ số BMI được tính bằng cách lấy cân nặng ( đơn vị là kg ) chia cho bình phương chiều cao (đơn vị là m) của người đó. Ở người châu Á chỉ số BMI lí tưởng theo WHO là khoảng từ 18,5 – 24,9 kg/m2. Trên 25 kg/m2 là thừa cân, béo phì. Sử dụng các chế độ ăn kiêng phù hợp và các bài tập giảm cân, duy trì sức khỏe sẽ giúp chất lượng cuộc sống của người bệnh cải thiện nhiều khi áp dụng song song với việc điều trị dùng thuốc. 

Ở bệnh nhân có sử dụng thuốc NSAID trong một thời gian dài, thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi bị đau thấp khớp. Nên chú ý tới tác dụng không mong muốn của thuốc này lên hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Khi có các triệu chứng khó chịu, nôn ói, đau dữ dội tại dạ dày bệnh nhân cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được xem xét và điều trị kịp thời. Đồng thời các bác sĩ sẽ thường kê thêm thuốc kháng acid dạ dày PPI với liều phù hợp để phòng ngừa nguy cơ loét dạ dày – tá tràng do sử dụng NSAID ở những bệnh nhân này. Liều PPI dùng phòng ngừa này thường là liều chuẩn và uống 1 lần/ngày vào buổi sáng.

>>>> Tìm hiểu thêm: Có Nên Tập Thể Dục Không Khi Bị Đau Dạ Dày, Nếu Có Thì Tập Chế Độ Nào?

lối sống lành mạnh giúp giảm đau dạ dày ở đâu

Lối sống lành mạnh giúp sức khỏe tăng lên từ đó giảm thiểu được các bệnh tật.

6.Một số mẹo giúp giảm đau và chữa trị bệnh đau dạ dày ở đâu 

Điều trị đau dạ dày thường là điều trị kéo dài, có những khi cơn đau đến bất ngờ và thuốc cũng cần có thời gian để khởi phát tác dụng, vậy có những cách giảm đau dạ dày ở đâu khi thuốc chưa khởi phát kịp hay chữa cháy ngay lúc cơn đau bất ngờ ập tới hay không? Câu trả lời là có, dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn giảm đau tạm thời ngay những lúc cấp bách này.

Ăn bánh mì mềm hoặc uống một cốc sữa ấm ngay khi thấy cơn đau tới. Bánh mì và sữa sẽ làm giảm và trung hòa bớt lượng acid đang tiết ra trong dạ dày bạn, giúp dạ dày cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.

Chườm nóng hoặc massage với dầu gió xung quanh vùng bụng, điều này giúp làm tăng lưu thông máu, giảm được những cơn co cơ mạnh, làm cho cơ thể thư giãn hơn giúp thuốc nhanh được hấp thu và có tác dụng nhanh hơn.

Một số huyệt đạo trên cơ thể cũng có tác dụng giảm đau dạ dày khi day bấm lên. Huyệt Nội quan nằm ở cổ tay cách đường hằn chỉ ở cổ tay khoảng 2 ngón tay, nằm giữa khe gân cơ của cổ tay. Bấm vào đây và giữ nguyên 2 phút, huyệt này có tác dụng làm kích thích tuần hoàn máu, tăng co bóp dạ dày, giảm đau dạ dày. 

Ngoài ra việc sử dụng kèm theo những thảo dược có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa trong bữa ăn cũng sẽ góp phần tăng hiệu quả điều trị bệnh như nghệ, bạc hà, mật ong, tỏi, gừng,…

 

Trên đây là đã làm sáng tỏ một số phương pháp và cách điều trị hiệu quả cho bệnh nhân bị đau dạ dày ở đâu. Bên cạnh tạo thói quen ăn uống khoa học cho bản thân, tập thể dục thể thao giảm stress, căng thẳng,.. một lời khuyên cho người bệnh chính là cần sử dụng thêm những loại sản phẩm hỗ trợ điều trị để hiệu quả điều trị được cải thiện nhanh chóng, hạn chế được tình trạng tái phát bệnh lý và nâng mức an toàn cho các cơ quan khác trong cơ thể khi sử dụng thuốc Tây.

Scurma Fizzy viên sủi nghệ là thành tựu đạt được sau 3 năm nghiên cứu dày công của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và ĐH Quốc gia Hà Nội, ứng dụng công nghệ hướng đích từ hoạt chất Curcumin của củ nghệ vàng nhằm tăng hiệu quả tác dụng tập trung gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường. Song song với đó là tăng cường hiệu quả lành loét và chống oxy hóa của cơ thể hơn so với các dạng bào chế khác.

Tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn nữa về sản phẩm viên sủi nghệ Scurma Fizzy ngay tại đây để giúp bảo vệ dạ dày của mình toàn diện hơn.

Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được tư vấn MIỄN PHÍ về tình trạng dạ dày đang gặp phải ngay hôm nay từ các bác sĩ, dược sĩ chuyên gia để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

scurma-fizzy-cta-hotline-dau-da-day-o-dau scurma-fizzy-cta-tim-hieu-them-dau-da-day-o-dau

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091