Viêm Loét Dạ Dày Nên Ăn Uống Gì Cho Tốt Và Giảm Đau Hiệu Quả

Viêm Loét Dạ Dày Nên Ăn Uống Gì Cho Tốt Và Giảm Đau Hiệu Quả

Viêm loét dạ dày là bệnh hay gặp ở đường tiêu hóa và mang lại cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, điều trị không dùng thuốc thông qua chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra, để giảm các triệu chứng của viêm loét dạ dày, bệnh nhân cũng nên có chế độ ăn uống hợp lý. Dưới đây, các Dược sỹ SCurma Fizzy sẽ đưa câu trả lời về “viêm loét dạ dày nên ăn uống gì?”.

1. Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng trên niêm mạc dạ dày có những tổn thương viêm và loét. Bệnh nhân viêm loét dạ dày thường cảm thấy đau vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn), khó tiêu, ợ hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa.

Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị ngay sẽ trở thành mạn tính, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày: hẹp môn vị, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày… nghiêm trọng nhất là ung thư dạ dày, vấn đề có thể khiến cho tính mạng của bạn bị đe dọa.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ bị viêm loét dạ dày, bệnh nhân nên đến bệnh viện để nội soi và được chuẩn đoán kịp thời. Điều trị viêm loét dạ dày ngoài việc sử dụng thuốc theo đơn của bác sỹ, kèm một số loại thực phẩm chức năng, bệnh nhân cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng để việc điều trị được hiệu quả nhất.

Giảm hoặc cắt bỏ các loại thực phẩm có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày có thể làm cải thiện tốt các triệu chứng. Chế độ ăn uống hợp lý cũng có thể giúp ngăn ngừa các mô bị tổn thương nhiều hơn và cho nó thời gian để chữa lành. Vậy, viêm loét dạ dày nên ăn uống gì?

>>>> Tìm hiểu thêm: Sử Dụng Thuốc Sulpiride Trong Quá Trình Điều Trị Đau Dạ Dày Như Thế Nào Là Chính Xác?

2. Viêm loét dạ dày nên ăn uống gì để điều trị được tốt nhất?

Để trả lời cho câu hỏi: Viêm loét dạ dày nên ăn uống gì? Chúng ta nên hiểu mục tiêu chính của chế độ ăn dành cho bệnh nhân bị đau dạ dày là giảm viêm. Có những khuyến nghị chung có thể bắt đầu, chẳng hạn như tránh các loại thực phẩm gây kích ứng dạ dày (như các loại thực phẩm có tính axit, cay, nóng…). Từ từ, bệnh nhân có thể điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân.

Một số loại thực phẩm cần được tránh cho bệnh nhân viêm loét dạ dày, tuy nhiên bệnh nhân có thể ăn ít hoặc chỉ thỉnh thoảng mới ăn. Nếu bệnh nhân kiên trì thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, triệu chứng bệnh đau dạ dày sẽ thuyên giảm đáng kể, thậm chí các tổn thương có thể được làm lành mà không cần dùng thuốc. Vậy bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn uống gì?

viêm loét dạ dày nên ăn uống gì

Thực phẩm có độ pH cao, axit thấp

Trái cây và rau quả tính axit thấp, giàu chất xơ

Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn các loại trái cây và rau có tính axit thấp hoặc trung tính, kiềm. Các loại rau ít axit (dưa chuột, khoai tây trắng, cà rốt), trái cây ít đường, ít axit (bí đỏ, việt quất, dâu tây, táo). Ngoài ra, bệnh nhân lưu ý nên ăn các loại trái cây và rau quả có nguồn chất xơ tốt – chẳng hạn như táo, bí đỏ và cà rốt.

Trong một nghiên cứu lâm sàng được thực hiện bởi Malhotra và các bác sỹ đến từ Bệnh viện Sount Estern Raiwal (Ấn Độ) đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc thiếu chất xơ với đau dạ dày. Do đó, việc bổ sung chất xơ trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân viêm loét dạ dày là cần thiết.

Trứng, lòng trắng trứng luộc, thịt trắng

Trứng, lòng trắng trứng và các chế phẩm từ trứng có thể là một nguồn protein tuyệt vời. Tuy nhiên, nên chế biến bằng cách luộc hoặc xào hơn là chiên, rán. Bệnh nhân nên ăn protein từ thịt trắng. Thịt trắng (ví dụ như thịt gà, thịt vịtnganngỗng… và ) là các loại thịt màu sáng hay nhạt màu hơn của các loại gia cầm và đối lập với thịt đỏ (thịt đậm màu).

Bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể chọn thịt những miếng nạc của gà (bỏ da), một số hải sản (miễn là không nên chiên, rán) và ăn nhiều thịt trắng.

Các loại hạt

Cũng như các loại đậu, hạt có thể chứa nhiều chất béo nhưng chúng là nguồn cung cấp protein đa dạng để đưa vào chế độ ăn uống của bệnh nhân viêm loét dạ dày. Bắt đầu với các khẩu phần nhỏ (không thêm đường) và bệnh nhân tự theo dõi xem có thể dung nạp được loại hạt nào.

Ngũ cốc lứt, bánh mỳ

Viêm loét dạ dày nên ăn uống gì? Nếu bệnh nhân đang có các triệu chứng cấp của bệnh viêm loét dạ dày khiến khó ăn, thì nên thể sử dụng cơm trắng hoặc khoai tây. Yến mạch, lúa mạch và quinoa là những lựa chọn bổ dưỡng khác. Bệnh nhân có thể ăn bánh mì và mì ống làm từ ngũ cốc nguyên hạt.

Cũng trong các nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Bệnh viện Sount Estern Raiwal, Ấn Độ, đã chỉ ra vai trò của việc sử dụng ngũ cốc lứt (ngũ cốc chưa được xay xát kỹ) trong điều trị viêm loét dạ dày. Do đó, việc thay đổi từ ăn cơm trắng sang ăn gạo lứt hàng ngày cũng là một phương án tốt nếu cho bệnh nhân đang có các triệu chứng của viêm loét dạ dày.

Viêm loét dạ dày nên ăn uống gì

Gạo lứt rất tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày

Hương vị có tính axit thấp

Để tăng thêm hương vị và vị ngọt mà không cần thêm đường, hãy thử dùng mật ong, gừng, bạc hà và nghệ, chúng cũng có thể làm dịu hệ tiêu hóa.

Sữa ít béo

Theo các chuyên gia, bị viêm loét dạ dày vẫn có thể uống sữa. Tuy nhiên, dùng sữa phải đúng cách và số lượng vừa đủ để tránh những ảnh hưởng xấu cho thể. Đau dạ dày nên dùng sữa tươi với lượng vừa phải, không quá 500ml mỗi ngày. Bệnh nhân nên chọn các loại sữa có lượng mỡ trong sữa ít để ức chế dạ dày tiết axit.

Sữa chua và các thực phẩm chứa probiotic (dưa muối, kim chi)

Bệnh nhân nên ăn sữa chua nguyên chất, ít béo. Trong sữa chua, có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa của bệnh nhân.

Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, sữa chua có chứa axit lactic giúp làm kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter Pylori (H.Pylori, HP). Axit lactic còn giúp cho việc tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng và ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn không có lợi trong đường ruột. Các vi sinh vật có lợi trong sữa chua giúp hệ tiêu hóa ổn định hơn và cũng hạn chế những cơn đau dạ dày. Đồng thời, sữa chua và các thực phẩm chứa probiotic (như dưa cải bắp, kim chi) giúp bổ sung hệ vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa. 

Uống nhiều nước và một số trà thảo dược

Viêm loét dạ dày nên uống gì? Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên được cung cấp đủ nước (khoảng 2-2.5 lít nước lọc mỗi ngày). Có thể bổ sung các loại nước ép, trà thảo dược, nước dừa tươi để tăng cường kháng thể, ngừa chứng khó tiêu. Riêng với trà thảo dược, các loại trà giúp ngừa chứng đầy hơi, khó tiêu… nên chọn loại không chứa caffeine.

Trong trà thảo dược, có các chất kháng viêm có thể làm giảm viêm và đau dạ dày rất tốt. Bệnh nhân viêm loét dạ dày nhẹ có thể uống trà hoặc cà phê loãng với một chút sữa ít béo hoặc kem không sữa. Thay vì thêm đường vào trà, bệnh nhân có thể thay thế bằng mật ong.

3. Viêm loét dạ dày không nên ăn uống gì?

Song hành cùng với câu hỏi “viêm loét dạ dày nên ăn uống gì?” hẳn nhiều bệnh nhân cũng thắc mắc vậy “viêm loét dạ dày không nên ăn uống gì?”. Đối với nhóm thực phẩm có tính axit cao, chỉ có một nguyên tắc là bệnh nhân tuyệt đối không được ăn, bởi nó có thể làm các triệu chứng và tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn.

Một số thực phẩm có tính axit cao như: Đồ ăn cay và nước sốt, đồ uống chứa caffein, trái cây và nước ép cam quýt, bạc hà, cà chua, rượu, thực phẩm giàu chất béo và thực phẩm chiên, đồ uống có gas, tỏi, hành tây, dầu ngô, đường, mật đường, xi-rô cây thích, mật ong, muối, mayonnaise, nước tương và giấm, ngô.

Rượu, bia

Bệnh nhân viêm loét dạ dày cần tránh đồ uống có cồn, bao gồm rượu, bia và cocktail.

Nghiên cứu ở một số loài động vật cho thấy rằng, khi hấp thụ 1 lượng cồn vào cơ thể gây ản hưởng đến sự tiết acid ở dạ dày. Với thức uống có nồng độ cồn thấp (bia, rượu vang …) sẽ làm tăng mạnh sự tiết axit và phóng thích gastrin (hormon kích thích tiết dịch vị của dạ dày). Rượu có thể tác động trực tiếp đến màng nhầy trên niêm mạc dạ dày (kích thích tại chỗ) hoặc cũng có thể tác động đến sự tiết hormon và hệ thống thần kinh. Đó cũng là nguyên nhân chính rượu bia gây xuất huyết tiêu hoá trên.

Nồng độ cồn từ 10% trở lên sẽ phá vỡ lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, điều này đã được nghiên cứu trên động vật và cả trên người. Rượu có nồng độ cao sẽ làm ngưng trệ tiểu tuần hoàn và phá huỷ dần cấu trúc màng nhầy. Uống nhiều rượu bia có thể gây gia tăng áp lực carbon dioxide có trong dạ dày.

Điều này sẽ khiến cho các tổn thương tại các ổ viêm (nếu có) trở nên trầm trọng hơn, rất có thể gây ra loét dạ dày, và gây thủng dạ dày. Rượu bia khi uống nhiều sẽ tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày nếu bệnh nhân đã có tổn thương loét.

Mặt khác khi dùng rượu, nhất là bia, người uống thường có thói quen bỏ thêm đá. Nếu đá được làm từ nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, có thể đưa thêm một lượng vi khuẩn có hại vào dạ dày và tấn công niêm mạc dạ dày. Điều này cũng làm cho các tổn thương viêm loét trở nên trầm trọng hơn.

Viêm loét dạ dày nên ăn uống gì

Rượu bia sẽ làm tăng mạnh sự tiết axit dịch vị của dạ dày

Rau quả và trái cây có tính axit cao

Viêm loét dạ dày không nên ăn các loại trái cây và rau quả nào? Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên tránh các loại thực phẩm có tính axit cao, đặc biệt là trái cây họ cam quýt và cà chua. Các loại rau thơm hoặc gia vị, chẳng hạn như hành, tỏi cũng có thể khó dung nạp nếu bệnh nhân bị kích ứng dạ dày. Danh sách các loại trái cây có chứa nhiều axit, bao gồm:  chanh, mận xanh, nho, lựu, bưởi, việt quất, dứa,táo, đào, cam, cà chua.

Ngô

Bệnh nhân viêm loét dạ dày không nên ăn ngô và các sản phẩm làm từ ngô. Ngô có thể làm tổn thương các vết loét, làm tình trạng bệnh nặng hơn. Ngô cũng  khiến thành ruột tăng áp lực, gây ra tình trạng khó tiêu, có thể gây giãn nứt tĩnh mạch và chảy máu dạ dày.

Trứng rán, thịt đỏ

Bệnh nhân viêm loét dạ dày không nên ăn trứng chiên, rán hoặc luộc quá kỹ. Tránh kết hợp trứng với các món mặn, thịt đã qua chế biến như xúc xích hoặc giăm bông, hạn chế thêm bơ hoặc sữa và tránh nêm gia vị (các gia vị cay, nóng như hạt tiêu đen). Bệnh nhân không nên ăn nhiều thịt đỏ (thịt của động vật có vú, có màu đỏ khi còn tươi sống và không chuyển sang màu trắng sau khi được nấu). 

Đồ ăn nhanh

Đồ ăn nhanh chứa rất nhiều năng lượng, chất béo, ít chất xơ, vitamin. Việc ăn nhiều đồ ăn nhanh khiến cơ thể bị thiếu chất, mất cân bằng dinh dưỡng. Hơn nữa, nhiều nơi chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng sẽ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.Với bệnh nhân viêm loét dạ dày, sử dụng đồ ăn nhanh có thể dẫn đến khó tiêu, dạ dày tăng tiết axit làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Sữa đậu nành

Viêm loét dạ dày nên ăn uống gì? Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên tránh uống sữa đậu nành. Sữa đậu nành có thể làm tăng tình trạng ợ hơi, chướng bụng hay khiến các cơn đau trở nên trầm trọng hơn.

Hàm lượng chất oxalat có trong sữa đậu nành có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa của dạ dày, đặc biệt là đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng. Nếu uống nhiều, có thể khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Các thực phẩm nên tránh khi xây dựng thực đơn

Các thực phẩm nên tránh khi xây dựng thực đơn

Sô cô la

Bệnh nhân viêm loét dạ dày cũng nên hạn chế ăn sô cô la. Nguyên nhân là trong socola có chứa hàm lượng lớn chất béo, đường, caffein, serotonin, protein và các vitamin – là những chất mà dạ dày rất khó tiêu hóa.

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, sô cô la là một tác nhân phổ biến cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản, một tình trạng nghiêm trọng hơn liên quan đến chứng ợ nóng. Chứng trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi cơ thắt giữa dạ dày và thực quản không bịt kín, cho phép axit dạ dày rửa lại vào thực quản. Tránh các thực phẩm có tính axit như sô cô la là một phần của điều trị viêm loét dạ dày.

>>>> Tìm hiểu thêm: Nếu Chủ Quan Khi Mắc Trào Ngược Dạ Dày, Biến Chứng Nào Có Thể Xảy Ra?

Muối

Muối là tác nhân thúc đẩy sự hoạt động của vi khuẩn HP, loại vi khuẩn này là nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm loét dạ dày. Vì vậy, bệnh nhân nên sử dụng lượng muối vừa phải để mang lại lợi ích với sức khỏe.

Trong một nghiên cứu của tiến Sĩ Hanan Gancz, đã chỉ ra mối liên quan chặt chẽ giữa chế độ ăn mặn và nguy cơ ung thư dạ dày. Những người ăn mặn cũng được chỉ ra rằng có khả năng nhiễm vi khuẩn HP hơn. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đo lường tốc độ tăng trưởng và biểu hiện gen của vi khuẩn HP trong phòng thí nghiệm và nhận thấy rằng tốc độ tăng trưởng của vi khuẩn bị dừng lại khi có hiện diện của nồng độ muối cao. 

Món tráng miệng

Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên tránh bất kỳ thực phẩm nào có nhiều chất béo và đường. Đồ nướng, bánh ngọt và kem hoặc bánh pudding có xu hướng nhiều dầu mỡ và có thể gây kích ứng dạ dày bị viêm (đặc biệt nếu chúng được làm từ sữa). 

Đồ uống lạnh có nhiều đường

Đồ uống lạnh, khi đi vào dạ dày sẽ làm co các mạch máu nhỏ trong dạ dày gây co thắt ruột dẫn đến thiếu máu cho niêm mạc dạ dày. Từ đó, chức năng tiêu hóa cũng bị suy giảm và bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn. Bệnh nhân viêm loét dạ dày không nên uống các đồ uống có nhiều đường chẳng hạn như soda và nước tăng lực.

Nước trái cây có tính axit (loại trái cây có múi)

Nước cam quýt và một số trái cây có tính axit khác có thể làm các triệu chứng của viêm loét trầm trọng hơn. Một số loại nước trái cây có thể được, nhưng hãy chọn những loại ít đường. 

Cà phê

Một số người bị viêm dạ dày nhẹ có thể uống trà hoặc cà phê loãng với một chút sữa ít béo hoặc kem không sữa.

Trong cà phê có chứa các axit cà phê (ví dụ như acid chlorogenic…) gây kích thích đối với niêm mạc dạ dày nhất là khi bụng rỗng. Bệnh nhân có thể bị buồn nôn, nôn ói, đau bụng, ợ nóng gây ra nguy cơ bệnh trở nên nặng hơn. Caffein trong cà phê cũng thúc đẩy sự tăng tiết dịch vị dạ dày. Nếu uống cà phê khi đói (kể cả thêm sữa), các vết loét dạ dày cũng sẽ sâu hơn và trầm trọng có thể dẫn đến thủng dạ dày. Caffein còn gây nên sự co thắt cơ bụng tạo ra các cơn đau cho bệnh nhân viêm loét dạ dày.

>>>> Tìm hiểu thêm: Nên Ăn Loại Thực Phẩm Gì Nếu Bị Đau Dạ Dày Buồn Nôn?

Viêm loét dạ dày nên ăn uống gì

Cà phê làm kích thích tổn thương niêm mạc dạ dày

4. Một số nguyên tắc dinh dưỡng chung cho viêm loét dạ dày

4.1. Thời gian thực hiện chế độ ăn

Viêm loét dạ dày có thể là một tình trạng cấp hoặc mãn tính. Khoảng thời gian bệnh nhân cần tuân thủ chế độ ăn kiêng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như các triệu chứng đang gặp phải, đã mắc phải chúng bao lâu, nguyên nhân bị viêm loét dạ dày và các phương pháp điều trị mà bác sĩ đã chỉ định.

Trong một số trường hợp, chỉ cần loại bỏ một tác nhân cụ thể là đủ để cải thiện các triệu chứng đau dạ dày. Ví dụ, nếu bệnh nhân đang dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm, hạ sốt nhóm NSAID (ví dụ như ibuprofen, indometacin, aspirin…) và bị viêm dạ dày, bệnh có thể thuyên giảm nếu ngừng dùng những loại thuốc này.

Nếu bệnh nhân bị viêm dạ dày do các nguyên nhân khác, có thể cần một chiến lược lâu dài hơn để kiểm soát các triệu chứng của mình. Những lựa chọn bệnh nhân thực hiện về chế độ ăn uống của mình có thể sẽ nằm trong số những thay đổi lâu dài hơn cần thực hiện.

Nếu bệnh nhân dễ bị kích ứng dạ dày, có thể tránh các thức ăn có caffeine và nhiều gia vị. Nếu chỉ thỉnh thoảng gặp các triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, bệnh nhân có thể thỉnh thoảng chuyển sang chế độ ăn kiêng có cơn đau.

4.2. Thời gian giữa các bữa ăn trong ngày

Khi hệ thống tiêu hóa bị căng thẳng hoặc hoạt động không hiệu quả, lượng thức ăn và thời gian giữa các bữa ăn có thể góp phần gây kích ứng.

Đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, có thể bắt đầu ăn khoảng 5-6 bữa ăn nhỏ trong ngày, thay vì 3 bữa ăn lớn. Ăn các bữa với số lượng ít có thể giúp dạ dày lành lại bằng cách giảm tác động của axit dạ dày khi ăn ít hơn trong mỗi bữa ăn, hãy thêm một vài món ăn nhẹ lành mạnh trong cả ngày.

Việc duy trì các bữa ăn trong ngày vào những khung giờ cố định có thể cải thiện tình trạng bệnh cho bệnh nhân viêm loét dạ dày. 

4.3. Một số mẹo nấu ăn dành cho bệnh nhân viêm loét dạ dày

Điều quan trọng nhất cần ghi nhớ khi chuẩn bị hoặc lựa chọn thực phẩm cho nhân viêm loét dạ dày là tránh dùng thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ, hoặc quá ngọt và giàu chất béo. Đáng chú ý nhất, bệnh nhân cần loại trừ thức ăn nhanh.

Nướng, luộc, hấp và luộc là một số phương pháp nấu ăn ít gây kích ứng dạ dày.

Cho dù đang chuẩn bị thịt, trứng hay rau, cũng cần lưu ý rằng một số nguyên liệu được sử dụng để tạo hương vị có thể góp phần gây kích ứng. Mặc dù bệnh nhân có thể cho rằng mình sẽ tránh các loại thực phẩm quá cay, nhưng có một số thành phần có thể không mong đợi lại có thể gây viêm.

Kiểm tra các thành phần trên gia vị đóng gói, nước xốt, vì chúng có thể chứa nhiều gia vị hoặc thảo mộc. Ngay cả những lựa chọn tương đối cơ bản như tiêu đen và tỏi cũng có thể gây kích ứng viêm dạ dày.

Tránh sử dụng một lượng lớn bơ, nước sốt làm từ cà chua hoặc các loại nước sốt có nhiều kem. Thay vào đó, hãy thử một chút muối và một chút dầu ô liu nguyên chất.

Đau dạ dày sẽ khiến việc tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn. Thức ăn nên được xay nhỏ, xay nhuyễn, ninh nhừ để giúp dạ dày giảm lực co bóp, tiêu hóa sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân còn có hiện tượng chán ăn, do đó thường xuyên thay đổi món ăn để tăng cảm giác lạ miệng, thèm ăn.

>>>> Tìm hiểu ngay: Tại Sao Lại Bị Đau Dạ Dày Nếu Ăn Quá Cay – Lý Giải Cùng Scurma Fizzy New

Nguyên tắc dinh dưỡng

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người viêm loét dạ dày

4.4. Viêm loét dạ dày nên ăn uống gì? Điều chỉnh chế độ ăn khi bạn bị đau dạ dày

Bệnh nhân có thể lo lắng về việc mất một số thực phẩm trong chế độ ăn uống của mình, có thể bắt đầu bằng cách giảm lượng ăn vào thay vì cắt bỏ chúng hoàn toàn. Trong các khẩu phần nhỏ hơn, một số loại thực phẩm thường được tránh có thể không làm phiền tới khẩu phần ăn hàng ngày.

Vào những thời điểm nhất định trong đời, nhu cầu ăn uống của bệnh nhân có thể thay đổi, ví dụ như khi đang mang thai hoặc đang cho con bú. Trong thời gian này, nhu cầu dinh dưỡng sẽ được tăng lên. Đồng thời, bệnh nhân có nhiều khả năng bị các triệu chứng về đường tiêu hóa (cả do viêm loét dạ dày và do những thay đổi khác xảy ra trong cơ thể).

Để đảm bảo vẫn được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và kiểm soát các triệu chứng viêm loét dạ dày, bệnh nhân có thể cần phải linh hoạt hơn với chế độ ăn uống của mình. Hãy để cơ thể là người dẫn đường cho mình. 

Các tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường type 2, có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống. Trong khi chế độ ăn kiêng dành cho người viêm dạ dày khuyên bệnh nhân nên tránh đường nếu bạn bị tiểu đường và bị hạ đường huyết, bác sĩ có thể sẽ cho bạn ăn thứ gì đó ngọt, ăn kẹo hoặc uống một viên đường.

Nếu chế độ sức khỏe bị ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh viêm loét dạ dày, hãy nhớ hỏi bác sĩ về cách ưu tiên tốt nhất nhu cầu ăn uống. Bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp đảm bảo rằng cơ thể đang kiểm soát hiệu quả các triệu chứng viêm dạ dày và thực hiện một chế độ ăn uống cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ sức khỏe toàn thân.

5. Khuyến nghị chung trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm loét dạ dày 

Viêm loét dạ dày nên ăn uống gì? Ngoài các chi tiết cụ thể của kế hoạch ăn kiêng viêm dạ dày, bệnh nhân có thể nghĩ về việc thay đổi những gì ăn uống hàng ngày có thể ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác trong cuộc sống như thế nào.

Khi thực hiện các thay đổi đối với chế độ ăn uống của mình, bệnh nhân cũng có thể thực hiện các điều chỉnh khác, chẳng hạn như khi đi mua hàng tạp hóa và lập kế hoạch các bữa ăn cho gia đình và cho bản thân.

Chúng ta cũng có thể phải quan tâm nhiều hơn đến cách thức thực phẩm ảnh hưởng đến đời sống xã hội của mình, chẳng hạn như đi ăn với bạn bè hoặc tham dự các sự kiện mà chúng ta sẽ cần phải suy nghĩ về các lựa chọn bữa ăn của mình.

Chúng ta sẽ có nhiều tùy chọn ngon miệng và bổ dưỡng để lựa chọn trong danh sách các loại thực phẩm được chấp thuận, nhưng có thể có một số loại thực phẩm đã quen ăn mà chúng ta sẽ phải giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn.

Tóm lại, tình trạng đau dạ dày có ảnh hưởng rất nhiều bởi thói quen ăn uống. Thông qua bài viết “Viêm loét dạ dày nên ăn uống gì cho tốt và giảm đau hiệu quả?, Scurma Fizzy hy vọng đã cung cấp kiến thức về thực phẩm cho bệnh nhân viêm loét dạ dày. Để được tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi HOTLINE 18006091 để được những dược sỹ Scurma Fizzy giải đáp thắc mắc và tư vấn cụ thể hơn. 

Tài liệu tham khảo:

Malhotra SL: A comparison of unrefined wheat and rice diets in the management of duodenal ulcer. Postgrad Med J 54:6, 1978

https://www.verywellhealth.com/gastritis-diet-what-to-eat-for-better-management-4767967.  Ngày tham khảo: 05/05/2021

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091