Sulpiride Trong Điều Trị Dạ Dày Và Các Cách Trị Bệnh Khác

Sulpiride Trong Điều Trị Dạ Dày Và Các Cách Trị Bệnh Khác

“Đau dạ dày”- một cụm từ trong cuộc sống hiện đại ngày nay khá là phổ biến. Với nhịp sống hối hả, bộn bề những lo toan, chúng ta thường bỏ bữa, hay ăn những thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ khiến dạ dày trở nên yếu đi gây đau dạ dày. Cơn đau phát sinh từ dạ dày thường được cảm nhận như một cơn đau ở trung tâm của vùng bụng trên, hãy đọc xuống dưới để hiểu thêm về đau dạ dày và thuốc sulpiride trong điều trị dạ dày nhé!

1. Nguyên nhân khiến cho bệnh đau dạ dày khởi phát

Đau dạ dày thường được sử dụng để mô tả các cơn đau bụng trên, nằm trên rốn và dưới xương sườn. Hầu hết mọi người đều từng bị đau dạ dày, chủ yếu liên quan đến chế độ ăn uống, vi khuẩn hoặc do sử dụng một số loại thuốc ảnh hưởng đến dạ dày

1.1. Vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp là nguyên nhân gây đau dạ dày

Vi khuẩn Hp là nguyên nhân gây đau dạ dày

Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau dạ dày. Theo các thống kê cho thấy trên 70% các trường hợp đau dạ dày là do vi khuẩn Hp gây ra.

Vi khuẩn Hp có thể tiết ra men urea và một số men khác gây phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời làm tăng tiết acid gây tổn thương niêm mạc, dẫn đến tình trạng viêm loét, thủng dạ dày…

Vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm các con đường sau:

  • Đường miệng-miệng: Dịch tiêu hóa của người mắc bệnh hoặc đường nước bọt có thể cho phép vi khuẩn Hp ây nhiễm qua. Đay là con đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn Hp
  • Đường phân-miệng: Vi khuẩn có thể lây qua tiếp xúc với phân hoặc nước thải của người mắc bệnh, do ăn uống các thực phẩm sống, không đảm bảo vệ sinh
  • Đường khác: Sử dụng chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, nội soi tai mũi họng,… cũng có thể lây nhiễm vi khuẩn Hp

1.2. Chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh

Chế độ ăn uống và sinh hoạt là một trong những yếu tố chính gây ra các bệnh lý ở dạ dày.

Các thói quen gây ảnh hưởng đến dạ dày có thể kể đến như:

  • Ăn nhiều thực phẩm có dầu mỡ nhiều, vị cay nóng.

Các thực phẩm này gây tăng tiết acid dạ dày, khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn bình thường và lâu dần sẽ gây phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, dẫn đến tình trạng đau dạ dày

  • Các loại thức uống chứa cồn cùng rượu bia và thuốc lá

Những chất này làm tăng các gốc oxy tự do tăng phá hủy lysosome màng tế bào, tăng giải phóng enzyme thủy phân do đó gây phá hủy biểu mô đường tiêu hóa

  • Các thực phẩm có tính acid

Các thực phẩm này làm tăng nồng độ acid trong dạ dày, gây phá hủy biểu mô niêm mạc dạ dày và lâu dần có thể dẫn đến loét dạ dày

  • Thức quá khuya

Thức quá khuya cũng là một thói quen không tốt gây ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Thức khuya, ngủ không đủ giấc khiến dạ dày không được nghỉ ngơi, dạ dày sẽ tiết nhiều acid hơn bình thường và hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày sẽ ngày một suy yếu

Bạn hỏi chuyên gia trả lời

1.3. Sử dụng một số loại thuốc

Hiện nay nhiều loại thuốc có khả năng gây hại cho dạ dày, tiêu biểu có thể kể đến các loại thuốc sau

  • Thuốc chống viêm giảm đau NSAID

Các thuốc giảm đau chống viêm như Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac… có thể gây nên tình trạng đau dạ dày. Đây là các loại thuốc không kê đơn được sử dụng thường xuyên và phổ biến, do vậy nguyên nhân gây đau dạ dày do các loại thuốc này cũng không thể tránh khỏi.

  • Thuốc kháng sinh

Sử dụng các loại thuốc kháng sinh như pennicilin, aminosid, cefazolin, cefataxim… cũng là những nguyên nhân gây bệnh lý ở dạ dày

  • Corticoids

Các thuốc nhóm Corticoids như Dexamethason, Betamethson, Presnisolon,… Cũng là những nguyên nhân gây bệnh lý ở dạ dày. Các thuốc này được sử dụng trong chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch.

Các thuốc này có khả năng ức chế chọn lọc COX 1 – là enzyme điều hòa prostaglandin sinh lý giúp tiết chất nhầy bảo vệ dạ dày

Khi sử dụng quá nhiều các loại thuốc trên sẽ dẫn đến giảm tiết prostaglandin, từ đó dẫn đến giảm chất nhầy bảo vệ niêm mạc, gây ra tình trạng viêm loét dạ dày

NSAIDS là nguyên nhân gây đau dạ dày

NSAIDS là nguyên nhân gây đau dạ dày

1.4. Stress căng thẳng

Căng thẳng stress tinh thần cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét dạ dày. Khi căng thẳng sẽ kích thích cơ thể tiết nhiều cortisol, dẫn đến tăng tiết acid, giảm tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc.

Do đó những người thường xuyên bị căng thẳng, tinh thần không thoải mái, áp lực trong công việc, học tập sẽ dễ mắc các bệnh lý trên dạ dày hơn so với những người bình thường

1.5. Do một số bệnh lý

Một số bệnh lý như các bệnh tự miễn, hội chứng Zollinger-Ellison, bệnh sỏi mật, bệnh suy tuyến yên… cũng có thể là nguyên nhân gây tổn thương dạ dày.

>>>> Tham khảo thêm: 12 Triệu Chứng Đau Dạ Dày Thường Gặp Và Dễ Nhận Biết Nhất

2. Dùng sulpiride trong điều trị dạ dày

Sulpiride trong điều trị dạ dày

Sulpiride trong điều trị dạ dày

2.1. Sulpiride là thuốc gì?

Sulpiride là một loại thuốc thuộc thế hệ đầu tiên của nhóm thuốc chống loạn thần, hay còn gọi là sulpiride. Thuộc vào nhóm thuốc hướng tâm thần chống loạn thần, sulpiride là một loại dẫn xuất thế của benzamid được dùng để điều trị về rối loạn tâm thần.

>>>> Tìm hiểu thêm: Điều Trị Viêm Dạ Dày Cấp Với Phác Đồ Năm 2021

2.2. Sulpiride đem tới công dụng gì trong điều trị dạ dày

Tại sao sulpiride là thuốc chống loạn thần nhưng được dùng để điều trị đau dạ dày?

Hệ thống tiêu hóa của chúng ta được điều khiển bởi hệ thần kinh ở ruột và có liên hệ với hệ thống thần kinh trung ương.

Khi cơ thể bị stress căng thẳng thì hệ thần kinh trung ương sẽ tắt lưu lượng máu, khiến việc vận chuyển máu đến hệ tiêu hóa không đủ, ảnh hưởng đến sự co thắt của hệ tiêu hóa, giảm tiết enzyme tiêu hóa nên dễ dẫn đến các bệnh lý ở dạ dày

Khi chúng ta lo âu, căng thẳng, xuất hiện những dấu hiệu như rối loạn tâm thần thì dạ dày sẽ sản sinh ra nhiều, rất nhiều acid dẫn đến mất cân bằng acid trong dạ dày gây trào ngược dạ dày, buồn nôn.

Dịch nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bị giảm đi dưới tác động của lượng acid bị dư thừa dẫn đến dẫn đến tình trạng như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, đau dây thần kinh dạ dày, thậm chí còn dẫn đến ung thư dạ dày…

Thuốc sulpiride có công dụng làm giảm các triệu chứng và giúp tâm trạng, hành vi của người bệnh ổn định hơn. Nên sulpiride được dùng trong điều trị dạ dày.

thuoc-sulpiride-trong-dieu-tri-da-day

Thuốc sulpride trong điều trị dạ dày

2.3. Cách dùng sulpiride trong điều trị dạ dày

Đối với dạng viên nang, viên nén thì nên uống thuốc sau bữa ăn để dạ dày không bị ảnh hưởng. Nên uống chung cùng với nước lọc và tuyệt đối không nên dùng chung với các thức uống khác bởi nó có thể gây ra tương tác không mong muốn.

Pha cùng với nước lọc hay nước sôi để nguội để uống đối dạng siro.

Liều dùng cho người lớn

Liều dùng 400mg/ngày, mỗi ngày sử dụng 2 lần, liều dùng có thể được điều chỉnh thành 200mg-1200mg/ngày. Tuy nhiên, cần sử dụng theo sự cho phép của bác sĩ khi tăng giảm liều lượng dùng để hạn chế trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Với đường tiêm bắp: Tiêm 200-800mg/ngày

Liều dùng đối với người cao tuổi

Mỗi ngày sử dụng 1/4-1/2 liều dùng của người lớn và cần có sự giám sát để tránh các tác dụng phụ xảy ra.

Liều dùng cho trẻ trên 14 tuổi

Uống 3-5mg/kg/ngày

Không sử dụng thuốc cho trẻ dưới 14 tuổi vì thuốc chưa được nghiên cứu thông tin an toàn trên đối tượng này.

2.4. Tác dụng không mong muốn nào có thể xuất hiện trong quá trình sử dụng sulpiride trong điều trị dạ dày

Sự tương tác của thuốc khi điều trị có thể làm tăng sự xuất hiện của các tác dụng phụ và hiệu quả điều trị của từng loại thuốc.

Các tác dụng phụ thường gặp

  • Mất ngủ thường xuyên, rối loạn kinh nguyệt, buồn nôn có khi bị ngất.
  • Có các triệu chứng của viêm gan, dễ bị choáng, hoa mắt,..

Các tác dụng phụ ít gặp và nguy hiểm hơn như

  • Thân nhiệt cao, dễ đổ mồ hoii, dễ bị kích động.
  • Nhịp tim bất thường, tim đập không đều, bị đau thắt ngực, khó thở, thở khò khè,..
  • Có dấu hiệu phát ban, bong da, phản ứng chậm chạp bất thường.

Cần ngưng sử dụng thuốc và cấp cứu kịp thời trong tình huống người bệnh có một biểu hiệu bất thường và lạ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc sulpiride

  • Khi có các biểu hiện khác thường, sốt cao khi sử dụng cần ngưng điều trị và thăm khám kịp thời.
  • Do thuốc đào thải chủ yếu qua thân nên cần giảm liều và không nên điều trị liên tục ở bệnh nhân bị suy thận nặng.
  • Hạn chế sử dụng cho phụ nữ mang thai và cần giảm liều dùng vào cuối thai kỳ.

3. Các cách giúp trị đau dạ dày có hiệu quả tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc sulpiride trong điều trị dạ dày, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp trị đau dạ dày tại nhà hiệu quả.

3.1. Nghệ và các chế phẩm từ nghệ

Từ xa xưa ông cha ta đã coi nghệ là dược liệu hàng đầu trong điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày. Trong các bệnh dạ dày, nghệ được sử dụng là nghệ vàng.

Nghệ vàng là một loại cây họ gừng trong dân gian thường gọi là khương hoàng và có tên khoa học là Curcuma longa. Khương hoàng có tính ấm và cay. Nghệ thường xuyên được chỉ định cho một số bệnh được nếu dưới đây nhờ có tính chống oxy hóa và kháng viêm tốt:

Các bệnh lý có mối liên quan mật thiết đến dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, dạ dày bị đau, trào ngược dạ dày thực quản,….

>>>> Tham khảo thêm: Viên Sủi SCurma Fizzy New Có Thực Sự Hiệu Quả Cho Người Bệnh Dạ Dày

Ngoài ra, nó còn giúp chữa các bệnh về mật như viêm túi mật, viêm khớp,… giúp làm giảm lượng cholesterol, các bệnh về gan. Phần lớn các đặc tính quý này của nghệ có được là do hoạt chất curcumin có trong củ nghệ tạo nên.

Tuy nhiên Curcumin lại có đặc tính chuyển hóa nhanh, khó tan trong nước, hấp thu kém, phân bố không tập trung. Điều này sẽ gây giảm tác dụng của curcumin tại các vị trí viêm loét, bao gồm cả viêm loét dạ dày.

Viên sủi Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Scurma fizzy New đã khắc phục được hầu hết các nhược điểm trên của curcurmin. Tạo ra curcumin kích thước nano siêu nhỏ 30-100 nm, loại nano có kích thước nhỏ nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay giúp các hạt curcumin phân tán tốt trong nước. Có chứa Hệ hướng đích axit folic liên kết với curcumin.

Hệ hướng đích axit folic liên kết với curcumin giúp đưa curcumin tập trung đi đến tế bào viêm điều này giúp hạn chế sự phân bố curcumin ở các vị trí các trên cơ thể ngoài vị trí viêm. Như vậy hàm lượng curcumin sẽ tập trung chính ở các tế bào viêm.

Nano curcumin

So sánh lượng chiết xuất curcumin từ các sản phẩm từ nghệ

Nghiên cứu tại trung tâm Klept, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội đăng trên tạp chí khoa học công nghệ Vol.62(12) 12.2020 pp(7-11). Tạp chí KH&CN Việt Nam. ISSN: 1859-4794 đã chứng minh được curcumin liên kết axit folic có mức độ tập trung tại tác tế bào viêm cao gấp 70 lần so với curcumin thường.

Nhờ đó mà tác dụng được tăng lên đáng kể. Scurma fizzy new được  bào chế dưới dạng viên sủi, dạng sủi giúp các hạt nano phân tán tốt trong nước trước khi uống vào.

Điều này sẽ tránh được tình trạng kết tập cục bộ của curcumin tại đường tiêu hóa, cụ thể là dạ dày giúp các hạt curcumin phân bố tốt trong đường tiêu hóa và có thể tạo ra tác dụng tại chỗ, giảm tác dụng kích ứng do kết tập cục bộ trong dạ dày.

Ngoài ra, Scurma fizzy có hương vị thơm ngon, dễ uống, không sử dụng đường sinh năng lượng, sử dụng lượng muối nhỏ phù hợp cho cả đối tượng ăn kiêng.

Như vậy, thay vì việc sử dụng hàm lượng curcumin chưa được định lượng rõ ràng lấy trực tiếp trong nghệ và tinh bột nghệ và cũng như để khắc phục các nhược điểm của curumin thì Scurma fizzy New là sự lựa chọn uy tín và thông minh cho người yêu thích sử dụng nghệ để giải quyết các vấn đề liên quan đến dạ dày.

ĐĂNG KÝ ĐẶT HÀNG CHÍNH HÃNG

Giá bán: 295.000/hộp 20 viên

Giao hàng toàn quốc Đặt hàng đơn giản
Miễn phí vận chuyển Khi mua từ 3 hộp

>>>> Xem thêm: SCurma Fizzy New Mua Ở Đâu Và Giá Bao Nhiêu?

3.2. Tự massage bụng

Nếu cơn đau bụng của bạn là do táo bón, mát-xa bụng nhẹ nhàng có thể giúp di chuyển thức ăn trong dạ dày và làm giảm tình trạng ứ trệ, mắc kẹt thức ăn, hỗ trợ giảm tình trạng đau bụng

Xoa bóp nhẹ khu vực này theo chuyển động theo chiều đồng hồ bằng ngón tay trỏ và ngón tay giữa sẽ kích thích các cơn co thắt cơ và giúp phân hủy thức ăn có thể mắc kẹt trong ruột do ăn quá nhiều, không nhai kỹ, mất nước hoặc thiếu enzym hoặc axit để phá vỡ thức ăn ngay từ đầu.

3.3. Thực hiện động tác hít thở 

Hít thở là biện pháp giúp tác động đến hệ thần kinh, giảm tình trạng căng thẳng lo âu- là những nguyên nhân gây tình trạng đau dạ dày

Khi thực hiện động tác hít thở hằng ngày, sẽ giúp dạ dày giảm bài tiết acid dịch vị và giảm sự co bóp dạ dày, ngoài ra endorphins sinh ra trong quá trình tập luyện sẽ có tác dụng giảm đau, hỗ trợ chức năng hệ tiêu hóa và hạn chế táo bón

Động tác này được thực hiện theo các bước cụ thể dưới đây:

  • Nằm ngửa và thả lỏng cơ thể, đặt 2 bàn tay lên bụng
  • Hít thở thật sâu bằng đường mũi
  • Giữ hơi thở trong khoảng 3 giây và thở ra từ từ bằng đường miệng.
  • Tiếp tục lặp lại động tác này khoảng 5-7 lần

3.4. Giấm táo

Giấm táo

Giấm táo

Giấm táo có chứa acid acetic, có độ acid yếu hơn 10 lần so với acid HCl, do đó giấm táo có tác dụng làm giảm độ acid ở dạ dày bằng cách tăng PH.

Lượng acid trong dạ dày sẽ được giấm táo giúp điều hòa và hoạt động tiêu hóa thức ăn của dạ dày cũng diễn ra tốt hơn.

Cách sử dụng giấm táo:

Có thể pha loãng 1-2 thìa giấm táo trong 1 ly nước sôi để nguội và sử dụng

Nên sử dụng giấm táo vào buổi sáng và vào lúc chưa ăn sáng. Lúc này giấm táo sẽ kích thích dạ dày sản sinh các tế bào bảo vệ, hỗ trợ dạ dày tăng tuần hoàn máu

3.5. Uống thêm nước

Nước có nhiệm vụ đào thải độc tố và góp phần phân hủy các chất như lipid, protein. Thiếu nước sẽ gây ra tình trạng trào ngược acid, táo bón, viêm dạ dày…

Do đó cần duy trì đủ lượng nước trong cơ thể bằng cách uống 2-2.5l nước mỗi ngày

3.6. Sử dụng gừng tươi

Gừng tươi có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm giảm các tình trạng ợ hơi, buồn nôn

Ngoài ra, hoạt chất Tecpen và Oleoresin được tìm thấy trong gừng tươi còn có khả năng sát trùng, giãn nở và lưu thông máu rất tốt.

Cách sử dụng gừng tươi

Đem gừng tươi đi rửa sạch rồi thái thành các lát mỏng. Mỗi buổi sáng nên ăn 2-4 lát gừng tươi sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm buồn nôn, ổn định huyết áp

Sử dụng nước gừng tươi: Gừng tươi thái thật mỏng, sau đó đun trong khoảng 100ml nước, sau khi sôi thì để tầm 5 phút và rót ra để uống hằng ngày

4. Đau dạ dày có nguy hiểm không?

Sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu như không điều trị kịp thời bệnh lý dạ dày, dẫn đến các biến chứng vô cùng nặng nề như ung thư dạ dày, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, viêm dạ dày mãn tính,… mà người bệnh và bác sĩ “trở tay không kịp”.

4.1. Ung thư dạ dày

Có thể nói ung thư dạ dày là một biến chứng vô cùng đáng sợ của các bệnh lý về dạ dày. Biến chứng ung thư dạ dày thường xảy ra do sự lặp đi lặp lại của các vết viêm loét trong dạ dày.

Các triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu rất mơ hồ và dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của các bệnh lý khác như:

  • Khó tiêu: Đây là triệu chứng thường gặp ở các bệnh lý trên dạ dày trong đó có ung thư dạ dày. Dạ dày không thực hiện được chức năng tiêu hóa thức ăn, dẫn đến thức ăn ứ trệ lại trong dạ dày, gây ra tình trạng đầy hơi khó tiêu
  • Ợ chua, ợ hơi:  Do thức ăn bị tích trữ lâu trong dạ dày có thể lên men cùng với acid dịch vị tiết ra nhiều có thể kích thích gây trào ngược dạ dày và dẫn đến tình trạng ợ hơi ợ chua
  • Sau bữa ăn có cảm giác đầy hơi hoặc no: Với hầu hết các bệnh lý ở dạ dày đây là triệu chứng điển hình do quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày bị ứ trệ nên người bệnh sẽ bị đầy bụng sau khi ăn
  • Đau dạ dày dai dẳng: Các khối u ở dạ dày sẽ kích thích khiến người bệnh có cảm giác đau

Các triệu chứng ung thư dạ dày vào giai đoạn cuối bao gồm:

  • Nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen: Đây là triệu chứng xuất hiện do tình trạng xuất huyết dạ dày, khi tình trạng ung thư dạ dày ở giai đoạn muộn
  • Ăn mất ngon: Người bệnh sẽ luôn có cảm giác khó nuốt và tắc nghẽn ở cổ họng dẫn tới cảm giác chán ăn và ăn không ngon miệng khi tình trạng ung thư dạ dày kéo dài
  • Giảm cân: Đây là triệu chứng thường gặp của người bị ung thư dạ dày. Người bệnh sẽ có thể giảm cân nhanh chóng, có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ sau 3 tháng

Vì ban đầu ung thư dạ dày có rất nhiều triệu chứng biểu hiện tương tự như các triệu chứng của nhiều bệnh khác, nên ung thư thường tiến triển nặng vào thời điểm được chẩn đoán.

Do đó, điều quan trọng là phải đưa bác sĩ gia đình kiểm tra mọi triệu chứng có thể có của ung thư dạ dày càng sớm càng tốt.

4.2. Xuất huyết dạ dày

xuat-huyet-da-day

Xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị chảy máu, đây là biến chứng nguy hiểm phát sinh từ các bệnh lý tại dạ dày.

Biểu hiện của xuất huyết dạ dày bao gồm 

  • Buồn nôn và nôn ra máu: Người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn ra dịch thức ăn lẫn máu tươi hoặc máu đen. Đồng thời, cảm giác tanh ở miệng cùng chướng bụng, đầy bụng có thể xuất hiện
  • Đi ngoài phân đen lẫn máu: Đặc trưng của tình trạng xuất huyết dạ dày là phân có màu đen giống như bã cà phê. Phân có mùi hôi thối rất khó chịu và chất phân sền sệt
  • Thay đổi sắc tố da: Da sẽ bị nhợt nhạt hơn bình thường do chất dinh dưỡng không được chuyển hóa, đồng thời xuất huyết quá nhiều khiến người bệnh mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Cơ thể thiếu máu: Biểu hiện là tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, choáng váng, huyết áp tụt nhanh

Xuất huyết xảy ra khi người bệnh nhịn ăn, tâm lý căng thẳng lo âu, uống nhiều rượu, … Bệnh sẽ nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời.

>>>> Đọc thêm: Chảy Máu Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không?

4.3. Thủng dạ dày

Khi tình trạng viêm loét dạ dày không được chữa trị kịp thời nên dẫn đến thủng dạ dày.

Biểu hiện của bệnh thường cảm thấy đau vùng thượng vị, đau rất dữ dội, như có mảnh chai đâm vào đó. Cơn đau sẽ khiến người bệnh mất rất nhiều sức, người mệt lả, nặng nề  hơn là tụt huyết áp.

Và người hay uống rượu bia, hay sử dụng thuốc chống viêm, thường xuyên hút thuốc,… là những đối tượng có nguy cơ cao bị thủng dạ dày.

4.4. Viêm dạ dày mãn tính

Viêm dạ dày mãn tính là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương và viêm loét kéo dài lâu năm, có thể lan tỏa hoặc khu trú tại một vùng nhất định trong dạ dày. Tình trạng viêm làm tổn thương các tế bào phế nang trong biểu mô ngăn dạ dày hoạt động bình thường.

Các triệu chứng của viêm dạ dày mãn tính thường gặp là:

  • Đau bụng (đau hoặc rát) nặng hơn khi dạ dày trống rỗng
  • Buồn nôn
  • Ăn mất ngon

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm dạ dày mãn tính là do dạ dày bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Nhiễm trùng phổ biến hơn ở các vùng nông thôn và ở các khu vực đang phát triển trên thế giới.

Viêm dạ dày mãn tính cũng có thể gặp ở những người đã được điều trị Helicobacter pylori trước đó. Viêm dạ dày mãn tính có thể tồn tại trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm sau khi điều trị thành công.

5. Khi nào bạn nên đi khám bệnh khi bị đau dạ dày?

Trong khi các trường hợp đau dạ dày nhẹ và không thường xuyên thường tự khỏi, các trường hợp nặng hơn và tái phát nhiều lần cần đến bác sĩ để có thể chẩn đoán và đề ra các phương pháp điều trị. 

tham-khao-y-kien-bac-si-ve-dau-da-day

Tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng đau dạ dày

Nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán nếu đau dạ dày kèm theo:

  • Thay đổi liên tục đối với chuyển động của ruột, ví dụ như phân nhợt nhạt, đen hoặc có máu.
  • Tiêu chảy dai dẳng hoặc nôn mửa hơn 12 giờ mà không cải thiện.
  • Sốt cao
  • Giảm cân nhanh chóng.
  • Đau dạ dày ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, ví dụ như trẻ nhỏ, người già, những người mắc các bệnh tự miễn dịch như HIV và những người bị ung thư.
  • Đau dạ dày phát sinh sau chấn thương hoặc uống thuốc.
  • Đau dạ dày cực kỳ dữ dội và suy nhược.

Tại bác sĩ, các phương pháp chẩn đoán có thể bao gồm kiểm tra chế độ ăn uống và lối sống của bạn, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như nội soi dạ dày, nội soi đại tràng hoặc chụp CT. Chỉ khi đó, bác sĩ mới có thể xác định được nguyên nhân gây đau dạ dày của bạn và chỉ định các phương pháp điều trị để giải quyết tận gốc vấn đề.

Trên đây là một số thông tin Scurma Fizzy cung cấp cho bạn về đau dạ dày, sulpiride trong điều trị dạ dày, và một số cách trị đau dạ dày tại nhà. Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được tư vấn miễn phí về đau dạ dày!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091