Xung Huyết Dạ Dày Là Dấu Hiệu Nguy Hiểm

Xung Huyết Dạ Dày Là Dấu Hiệu Nguy Hiểm

Xung huyết dạ dày là một biểu hiện bất thường trên niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động cũng như tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm nếu không được sớm phát hiện và xác định được đúng hướng điều trị.

1. Xung huyết dạ dày là gì?

Xung huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm loét, dẫn đến ứ máu tại các mạch máu xung quanh ổ viêm khiến các mạch máu bị giãn nở. Biểu hiện thường gặp của người bệnh chính là đau dạ dày, tuy nhiên rất khó để phân biệt được đau do xung huyết dạ dày và do những nguyên do khác.

Điều này khiến cho người bệnh khó khăn trong việc theo dõi phát hiện và chỉ đến thăm khám khi xuất hiện những dấu hiệu nghiêm trọng.

xung huyết dạ dày

Xung huyết niêm mạc dạ dày là gì

2. Nguyên nhân gây xung huyết dạ dày

Cơ quan tiêu hóa nắm giữ vị trí quan trọng nhất trong cơ thể là dạ dày. Hàng ngày, nơi này tiếp nhận lượng thức ăn khổng lồ, đồng thời cũng tiếp xúc với những tác nhân khác. Vì vậy, xung huyết dạ dày không chỉ do chế độ ăn uống mà còn có thể xuất hiện các yếu tố gây bệnh khác.

Một số nguyên nhân đặc trưng gây xung huyết dạ dày .

  • Chế độ ăn uống

Nguyên nhân luôn được nhắc đến khi có những vấn đề ở dạ dày. Một chế độ ăn uống thất thường, quá nhiều các chất béo, đồ chua hay thiếu dinh dưỡng chính là kẻ thù của dạ dày. Thường xuyên sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn cũng góp phần gây nên tình trạng này.

  • Các thực phẩm, đồ uống bất lợi

Các bác sĩ thường xuyên nhắc đến nguyên nhân sinh hoạt, lối sống là một trong những tác nhân chủ chốt gây bệnh dạ dày hay cụ thể hơn là xung huyết dạ dày. Vậy cơ chế cụ thể của các thực phẩm và chế độ sinh hoạt tác động lên thành dạ dày là như thế nào?

Với các thực phẩm như đồ chiên rán, thì bản thân chúng có chứa rất nhiều carbohydrate, protein và các chất béo ( việc chiên rán thực phẩm không có nghĩa rằng nó sẽ biến hoàn toàn thành chất béo, mà chỉ là bổ sung lipid vào món ăn; vì vậy đừng hiểu nhầm rằng đồ chiên rán chỉ có chất béo nhé).

Nhiều năng lượng đồng nghĩa với việc tăng nhu cầu chuyển hóa, tức là cơ thể cần tiết ra nhiều enzyme và dịch dạ dày hơn để chuyển hóa. Dạ dày không ngừng bị thúc đẩy phải tiết acid, đến mức độ lượng acid tiết ra vượt trội so với hàng rào bảo vệ niêm mạc, cũng chính là lúc biểu mô dạ dày tổn thương, dẫn đến xung huyết.

Khi chế độ sinh hoạt thất thường (ăn không đúng bữa, bỏ bữa, ăn khuya), nó cũng tác động lên việc tiết acid của cơ thể. Bình thường, cơ thể con người có tần suất hoạt động nhất định – là cái mà chúng ta hay gọi là “giờ sinh học”. Đó là lý do tại sao chúng ta dậy vào lúc buổi sáng, cần ăn ba bữa vào các giờ nhất định hay có những cơ chế phức tạp hơn như cơn sốt về chiều, cơn hen về đêm,…

Việc ăn uống thất thường đặt cơ thể vào tình trạng phải sẵn sàng tiết acid tiêu hóa bất cứ lúc nào, dần dần khiến chúng phản ứng chậm hơn với tình trạng dư thừa acid, làm mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

xung huyết dạ dày

Nguyên nhân gây xung huyết dạ dày

  • Những vi sinh vật gây bệnh

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là đại diện tiêu biểu trong nhóm nguyên nhân này. Ngoài ra, còn có một số tác nhân khác như virus Cytomegalo.

  • Yếu tố thần kinh

“Tưởng không liên quan và liên quan không tưởng”. Căng thẳng, stress kéo dài khiến dạ dày tăng co bóp, tăng tiết acid dẫn đến những tổn thương trên niêm mạc dạ dày, từ đó gây xung huyết.

  • Các thuốc tân dược

Người bệnh sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs) trong thời gian dài khiến sự tiết nhầy trong dạ dày bị giảm. Chất nhầy trong dạ dày chính là yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày không bị tổn thương bởi acid dịch vị. Lớp bảo vệ này mất đi, yếu tố tấn công sẽ ngay lập tức tiếp xúc với niêm mạc gây viêm loét, xung huyết.

>>>> Đọc thêm: Nhóm Thuốc NSAIDs Làm Dạ Dày Bị Loét Theo Cơ Chế Gì?

3. Biểu hiện của xung huyết dạ dày

Triệu chứng bên ngoài của xung huyết dạ dày thường không điển hình, khó phát hiện. Dù vậy, viêm xung huyết dạ dày vẫn có những biểu hiện nhất định và khi thân thể gặp phải những triệu chứng sau, người bệnh nên sớm đến các cơ sở y tế có uy tín cao để được chẩn đoán chính xác.

  • Đau ở vùng thượng vị. Có nhiều mức độ: cồn cào, âm ỉ hay đau quặn dữ dội từng cơn
  • Thường xuyên ợ hơi, ợ chua, đặc biệt là sau bữa ăn
  • Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
  • Buồn nôn và/hoặc nôn. Đột ngột sụt giảm cân nặng và chán ăn.
  • Trường hợp nghiêm trọng: da tái xanh, vã mồ hôi, nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen có mùi khó chịu. Đây là dấu hiệu nghiêm trọng khi xung huyết chuyển sang giai đoạn chảy máu dạ dày và ảnh hưởng đến các chức phận khác.

Biểu hiện bệnh ở mỗi người phản ánh tình trạng của bệnh: nguyên nhân, mức độ tiến triển bệnh. Vì vậy, mỗi người nên chú ý đến những biểu hiện bất thường của cơ thể để xử trí kịp thời.

đau thượng vị

Đau thượng vị là biểu hiện thường thấy khi bị xung huyết dạ dày

4. Hậu quả của xung huyết dạ dày

Xung huyết dạ dày là dấu hiệu cảnh báo dạ dày đang bị tổn thương. Những biến chứng khôn lường có thể sẽ xuất hiện nếu bệnh không được điều trị kịp thời.

  • Thường gặp nhất là chảy máu dạ dày khi các mạch máu bị giãn quá cỡ gây vỡ mạch, khiến dạ dày bị xuất huyết và người bệnh mất máu: mất máu cấp tính (chảy máu ồ ạt) cần cấp cứu ngay hoặc mất máu mạn tính (máu chảy âm ỉ, đi ngoài phân đen) dẫn đến cơ thể thiếu máu, suy nhược.
  • Biến chứng nguy hiểm nhất là ung thư. Tình trạng xung huyết kéo dài khiến các tế bào dạ dày phải liên tục tăng sinh bù đắp lại thương tổn. Khi sự tăng sinh này không còn được kiểm soát, các khối u hình thành và gây ung thư. Ung thư dạ dày khó chẩn đoán bằng triệu chứng  mà cần nội soi dạ dày, nên người bệnh thường bỏ qua và chỉ tìm đến bác sĩ khi bệnh diễn biến xấu rõ ràng.
  • Hậu quả nguy hiểm khác mà xung huyết dạ dày đem lại là thủng dạ dày tá tràng. Thủng dạ dày cần phản ứng ngay, nếu không dịch dạ dày sẽ thoát ra ngoài gây viêm phúc mạc, gây shock thậm chí tử vong.

>>>> Tìm hiểu thêm: Tính Mạng Người Bệnh Sẽ Bị Đe Dọa Thế Nào Khi Biến Chứng Thủng Dạ Dày Xuất Hiện

5. Điều trị xung huyết dạ dày

Xung huyết dạ dày là báo động đỏ cho sức khỏe, cần điều trị kịp thời tránh những hậu họa đáng tiếc về sau. Trước đó, cần chẩn đoán nguyên nhân và tình trạng bệnh bằng cách nội soi dạ dày, xét nghiệm vi khuẩn HP, xét nghiệm mẫu phân (nếu phân đen), vv.

Chẩn đoán chính xác giúp ích rất nhiều trong điều trị  và rút ngắn thời gian. Sau khi có được đặc điểm chi tiết của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

5.1. Điều trị Tây y

Điều trị bằng thuốc tây

Điều trị xung huyết dạ dày bằng thuốc tây

Phương pháp thường được sử dụng trong điều trị xung huyết dạ dày. Tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn để chữa.

  • Thuốc kháng sinh khi tác nhân gây bệnh là vi sinh vật.

Sử dụng các loại kháng sinh như Amoxicillin, Tetracycline, Clarithromycin … để tấn công tiêu diệt vi khuẩn HP. Thường sẽ phối hợp các kháng sinh để mở rộng phổ, hạn chế tình trạng kháng kháng sinh.

  • Thuốc tráng niêm mạc dạ dày tạo thêm lớp bảo vệ trước tác nhân tấn công. Các thuốc này có bản chất là các muối kiềm như natri, magie, canxi,.. sẽ trung hòa acid, tăng độ pH của môi trường và tạo một lớp màng bảo vệ tế bào biểu mô.
  • Thuốc kháng Histamin H2, thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng gastrin, thuốc ức chế bơm proton 🡪 Làm suy giảm tác nhân tấn công niêm mạc dạ dày là acid dịch vị, giảm khả năng tiết acid và pepsin tại dạ dày.
  • Liều điều trị

Lưu ý: Đây là các phác đồ bác sĩ thường kê. Người bệnh tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà khi chưa có sự hướng dẫn chuyên môn.

5.1.1. Phác đồ điều trị có tác nhân vi khuẩn HP

Thời gian điều trị Tên thuốc Thời gian uống Liều lượng
10-14 ngày Thuốc Amoxicillin Dùng sau ăn Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1g
Thuốc Clarithromycin Dùng sau ăn Ngày uống 2 lần, mỗi lần 500mg
Thuốc PPI – Omeprazole Dùng trước ăn 30 phút 1 viên/lần, mỗi ngày 2 lần

Hoặc

Thời gian điều trị Tên thuốc Thời gian uống Liều lượng
10-14 ngày Thuốc Amoxicillin Dùng sau ăn Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1g
Thuốc PPI Dùng trước ăn 30 phút 1 viên/lần, mỗi ngày 2 lần
Metronidazole 250mg Dùng cùng hoặc sau lúc ăn Uống không quá 750ml/ ngày

Trong trường hợp tình trạng không thuyên giảm, nên tham khảo ý kiến chuyên môn nhằm có hướng điều trị phù hợp

Trường hợp mọi phương pháp trên đều không đem tới hiệu quả

Thời gian điều trị Tên thuốc Thời gian uống Liều lượng
10-14 ngày

Thuốc PPI – Omeprazole Dùng trước ăn 30 phút 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên
Thuốc Tetracyclin Thuốc tạo màng bọc dùng sau khi ăn Uống 4 lần/ngày, mỗi lần 500mg
Thuốc Metronidazol Dùng sau ăn Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 500mg
Thuốc Bismuth Dùng trước ăn Uống 4 lần/ngày, mỗi lần 120mg

Phác đồ điều trị nhanh: Tối đa 10 ngày

Thời gian điều trị Tên thuốc Thời gian uống Liều lượng
5 ngày đầu

Thuốc Amoxicillin dùng sau ăn Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1000mg
Thuốc PPI – Omeprazole dùng trước ăn 30 phút 2 lần/ngày, mỗi lần 1 viên
5 ngày sau


Thuốc PPI – Omeprazole dùng trước ăn 30 phút 2 lần/ngày, mỗi lần 1 viên
Thuốc Tinidazole dùng sau ăn Uống 2 viên/ngày, mỗi lần 500mg
Thuốc Clarithromycin dùng sau ăn Uống 2 viên/ngày, mỗi lần 500mg

5.1.2. Phác đồ điều trị không có tác nhân vi khuẩn HP

Điều trị xung huyết do viêm dạ dày cấp tính

  Thời gian điều trị Tên thuốc Liều lượng
Thuốc ức chế bơm Proton 4 tuần Thuốc Omeprazole dùng trước ăn 30 phút, Dùng 20mg/ngày
Thuốc Lansoprazole Dùng 1 lần/ngày, 15 mg/ngày
Thuốc đối kháng H2 6-8 tuần Cimetidine Uống 2 lần/ngày
Ranitidine Uống 2 lần/ ngày. 300mg/lần.
Famotidin (dùng trước khi ngủ) 40mg mỗi lần, chỉ uống 1 lần mỗi ngày
Thuốc trung hòa Axit dạ dày Thuốc Aluminum Hydroxit (dùng trước ăn 30 phút) uống 3 lần/ngày
Thuốc Magie Hydroxide (dùng trước ăn 30 phút) uống 3 lần/ngày
Điều trị dự phòng Cimetidin/Ranitidine Uống từ 400 – 800mg/lần, ngày uống 1 lần
Nizatidine Uống từ 150 – 300mg/lần, uống 1 lần trong ngày
Famotidine (uống trước khi đi ngủ) Uống từ 20 – 40mg trong 1 lần

Việc điều trị bằng thuốc tây trong xung huyết dạ dày có tác dụng  nhanh. Tuy nhiên, do tác động lên cơ chế mạnh khiến nó cũng đi kèm những tác dụng phụ hay việc bệnh nhân không đáp ứng thuốc. Việc sử dụng thuốc cần cẩn trọng, tránh tác hại của thuốc khi quá liều hay không đủ liều, có thể dẫn đến ngộ độc, kháng thuốc, nhờn thuốc và nhiều vấn đề khác.

5.2. Phương pháp Đông y

xung huyết dạ dày

Sử dụng các bài thuốc Đông y có an toàn không

Đông y chú trọng “dưỡng”, cần dùng thời gian dài để tình trạng được cải thiện. Tác dụng ôn hòa, nâng cao thể trạng nhưng vẫn tác động đủ vào hai yếu tố: yếu tố tấn công (acid, vi khuẩn) và yếu tố bảo vệ (chất nhầy).

5.2.1. Các vị thuốc Đông Y thường dùng

Ô tặc cốt

Ô tặc cốt hay mọi người thường gọi là mai mực. Theo Đông Y, ô tặc cốt có tính ôn, vị mặn. Xét về thành phần, mai mực có chứa muối canxi, chất keo và các chất hữu cơ như protein. Dùng ô tặc cốt có tác dụng hãm chua, rất tốt cho dạ dày bị tổn thương. Vị thuốc này thường sử dụng dưới dạng nghiền bột uống, sắc sẽ làm thuốc giảm tác dụng.

Cam thảo

Vị thuốc nổi tiếng trong trị các bệnh hô hấp và tiêu hóa. Thành phần làm nên “thương hiệu” của cam thảo chính là glycyrrhetinic – chất tạo vị ngọt đặc trưng. Cũng chính hợp chất này có công hiệu trung hòa acid dạ dày, thậm chí có một số nghiên cứu ghi nhận khả năng trị triệu chứng viêm loét, ợ chua của cam thảo còn mạnh hơn các thuốc antacid.

5.2.2. Một số bài thuốc kinh điển chữa dạ dày

Bài thuốc 1

Nguyên liệu

  • Bạch linh, Đẳng sâm, Ý dĩ, Quy đầu, Bạch truật: mỗi vị 12g
  • Cam thảo, Đan bì, Bán hạ: mỗi vị 8g
  • Bạch thược: 16g
  • Táo đỏ: 4g

Cách dùng

Uống trước khi đi ngủ và sau khi ăn xong

Bài thuốc 2: Trị đau dạ dày khi có khí ứ trệ

Nguyên liệu

  • Sài hồ, Hương phụ, Bạch thược, Bạch linh, Diên hồ, Tô ngạnh, Chỉ xác: mỗi vị 12g
  • Cam thảo 4g
  • Xuyên luyện tử 10g

Cách sắc thuốc

  • Sắc lần đầu cho 4 chén nước, sắc lấy 1 chén. Lần 2 sắc với 3 chén nước, đun còn nửa chén.
  • Sau khi sắc, hòa 2 lần nước lại, chia làm 3 lần uống trong ngày.
  • Tùy vào tình trạng bệnh, mỗi bài thuốc thường uống từ 15-20 thang mỗi 1 đợt

Thuốc Đông Y cần uống kéo dài, dùng thuốc cũng cần lựa thời điểm thích hợp mà uống. Trường hợp chướng bụng, đầy hơi nên dùng sau ăn để giảm triệu chứng. Còn với bệnh nhân đau kéo dài, không kể trước hay sau ăn thì nên sử dụng thuốc trước bữa ăn để bảo vệ Vị (dạ dày)

Bài thuốc 3

Nguyên liệu

Diên hồ sách 1 phần, ô tặc cốt 8 phần, khô phàn 4 phần

Cách sắc thuốc

  • Nghiền nhỏ, cho thêm 6 phần mật làm tá dược thuốc.
  • Mỗi lần uống lấy 12g, ngày uống 3 lần sau bữa ăn

5.3. Cải thiện sức khỏe

Chỉ dùng thuốc thôi là không đủ nếu người bệnh vẫn giữ những thói quen xấu. Nó giống việc liên tục đập đi xây lại nên căn nhà mãi không thể hoàn thiện vậy. Vì thế, hành động tự bảo vệ sức khỏe bản thân là vô cùng cần thiết, đồng thời tránh tình trạng “thuốc hết bệnh còn”. Chỉ một vài thay đổi nhỏ cũng khiến cuộc sống tiêu tan đi nỗi lo bệnh tật.

  • Sinh hoạt

Không nên thức khuya, căng thẳng trong thời gian dài, làm việc quá sức hay vận động mạnh ngay sau khi ăn. Giữ cho đầu óc cơ thể thư thái, thoải mái là bài thuốc tốt nhất cho cơ thể. Hãy ngủ đủ giấc, đúng giờ, sắp xếp lịch trình hợp lý và có niềm vui riêng cho bản thân.

  • Chế độ ăn

Dạ dày là cơ quan tiêu hóa, nên chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng bệnh. Hạn chế thực phẩm có hại và tăng cường dưỡng chất để nuôi dưỡng một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.

Thực phẩm CÓ LỢI Thực phẩm cần TRÁNH
Thực phẩm giàu hàm lượng axit béo omega 3: cá thu, cá hồi, bơ, quả óc chó, …

Thực phẩm giàu chất xơ cùng với vitamin: Trái cây và rau xanh

Thực phẩm chứa probiotic: sản phẩm lên men vi sinh, sữa chua, sữa chua uống, …

Thực phẩm có công dụng kháng vi khuẩn điển hình là mật ong và nên ăn đồ hấp, luộc, nấu chín mềm thường xuyên.

Gia vị, đồ ăn nóng, cay như hạt tiêu, ớt,…

Đồ ăn chứa nhiều axit, có vị chua: cà muối, dưa muối, cóc, xoài chua, nhót, …

Không ăn quá mặn.

Hạn chế những loại protein gây khó khăn cho hấp thụ: hải sản, thịt đỏ,…

Tránh ăn đồ ăn xào, chiên, rán nhiều dầu mỡ, đồ tái sống.

Thực phẩm chế biến sẵn và đóng hộp như xúc xích, thịt hộp, thịt hun khói, …

Tránh xa nước ngọt có ga, rượu bia và tất cả các loại đồ uống chứa cồn khác.

Ngoài ra, nên ăn vừa đủ, đúng bữa, tránh ăn quá no, ăn khuya. Có thể chia làm nhiều bữa nếu tình trạng chướng bụng xuất hiện nhiều.

>>>> Tham khảo ngay: Nên Ăn Gì Nếu Có Tình Trạng Dạ Dày Xuất Huyết Xảy Ra

Điều trị xung huyết dạ dày

Thường xuyên rèn luyện tập thể dục

  • Vận động thể chất

Tập thể dục không những cải thiện sức khỏe mà còn giúp tinh thần thoải, góp phần cải thiện giờ giấc sinh hoạt. Chú ý vận động vừa sức nhưng cũng không làm qua loa không có tác dụng mà còn hại đến cơ thể.

Như vậy, xung huyết dạ dày là một dấu hiệu nguy hiểm cần được chú ý và điều trị kịp thời. Mỗi người cần giữ một chế độ sống lành mạnh để bảo vệ cơ thể, đồng thời kiểm tra sức khỏe thường xuyên với tình thần “phòng hơn chống”. Với điều kiện hiện tại, nội soi dạ dày là thủ thuật dễ làm, ít tốn kém mà còn phát hiện được bất thường, đừng chần chừ nếu bạn có lo lắng về sức khỏe cơ thể mình. Chúc các độc giả của Scurma Fizzy có một cơ thể mạnh khỏe!

Nếu bạn đang gặp vấn đề liên quan đến các bệnh về dạ dày hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 18006091 để được tư vấn cụ thể về tình trạng dạ dày, thuốc điều trị bệnh dạ dày và phác đồ chữa trị phù hợp nhất nhé. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091