Loét Dạ Dày Triệu Chứng Là Gì, Bật Mí Các Triệu Chứng Thường Gặp

Loét Dạ Dày Triệu Chứng Là Gì, Bật Mí Các Triệu Chứng Thường Gặp

Loét dạ dày (Stomach Ulcers) là một bệnh lý mạn tính có liên quan đến đường tiêu hóa và đã được biết đến từ hàng ngàn năm trước. Là bệnh lý diễn biến có tính chất chu kỳ, có rất nhiều nguyên nhân gây loét dạ dày và có các triệu chứng thì thường rất phức tạp. Vậy loét dạ dày triệu chứng có những biểu hiện như thế nào? Hãy cùng Scurma Fizzy làm rõ trong bài viết dưới đây.

Loét dạ dày triệu chứng có những biểu hiện ra sao ?

Loét dạ dày triệu chứng có những biểu hiện ra sao ?

Như đã biết thì loét dạ dày thường gây nên rất nhiều tổn thương cho dạ dày đặc biệt là lớp niêm mạc ruột và để lại các ổ loét. Cụ thể là như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu một vài nét về giải phẫu và chức năng của dạ dày.

1. Giải phẫu và chức năng của dạ dày.

Về mặt chức năng, dạ dày được mệnh danh là một túi cơ rỗng, đồng thời là vị trí phình to nhất trong hệ thống ống tiêu hóa. Hai miệng túi, một đầu được nối với phần cuối của ống thực quản và đầu còn lại tiếp nối với ruột non (tá tràng).

Sau khi thức ăn khi thức ăn qua hoạt động cơ học ( nhai, nghiền, nhào trộn…) ở miệng ⇒ Ống thực quản ⇒ Dạ dày. Tại đây dạ dày thực hiện một số nhiệm vụ sau:

  • Về mặt cơ học, dạ dày có chức năng co bóp giúp thức ăn được nhào trộn thấm đền với acid trong dịch vị.
  • Tiết acid, dịch vị,…. giúp tiêu hóa thức ăn.

Về mặt giải phẫu, đi từ ngoài vào trong dạ dày được cấu thành từ 5 lớp như sau:

Cấu tạo giải phẫu của dạ dày.

Cấu tạo giải phẫu của dạ dày.

  • Lớp thanh mạc.
  • Lớp phúc mạc
  • Lớp cơ chia tiếp thành 3 lớp cơ: Lớp cơ dọc ở ngoài, cơ vòng ở giữa và cơ chéo ở trong.
  • Tấm lưới niêm mạc.
  • Niêm mạc dạ dày là lớp có vai trò quan trọng nhất trong 5 lớp của dạ dày. Do thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố như: acid, dịch vị, thức ăn, thuốc,…. Nên chúng rất dễ bị tổn thương và khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng loét dạ dày diễn ra.

Ban đầu các ổ loét xuất hiện ở niêm mạc ruột, tiếp đến nó có thể xâm lấn sâu hơn vào lớp niêm mạc này. Nếu vị trí các ổ loét này xảy ra ở dạ dày thì gọi là loét dạ dày. Tuy nhiên các trường hợp khác vị trí các vết loét ở hành tá tràng người ta gọi là loét hành tá tràng. Ở Việt Nam thì tình trạng loét dạ dày chiếm tỷ lệ cao hơn so với loét hành tá tràng.

2. Một số nguyên nhân gây loét dạ dày hay gặp trong cuộc sống.

2.1. Vai trò của các acid và pepsin dịch vị.

Đây là yếu tố cần thiết góp phần quan trọng vào quá trình gây loét dạ dày. Vai trò của acid đã được xác định trong hội chứng Zollinger – Ellison với nhiều ổ loét trong dạ dày. Nguyên nhân là do sản xuất quá nhiều gastrin và bài tiết quá nhiều acid. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp loét dạ dày đều do bài tiết quá nhiều acid.

2.2. Vai trò của vi khuẩn Helicobacter Pylori.

Vi khuẩn H.pylori là nguyên nhân gây loét dạ dày.

Vi khuẩn H.pylori là nguyên nhân gây loét dạ dày.

Sự có mặt của vi khuẩn H.pylori trong dạ dày chúng sẽ bám chặt vào niêm mạc dạ dày và tiết ra các chất như metalloproteinase gồm MMP-3 và MMP-9.

Chất Metalloproteinase có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh ra các chất oxy hóa và các hợp chất gây viêm, qua đó gây chết và hủy hoại các tế bào trong dạ dày, có thể phá hủy niêm mạc dạ dày gây ra các vết loét dạ dày. Ngoài ra có thể gây nên tình trạng trào ngược dạ dày. Trong một vài trường hợp khác sự có mặt của vi khuẩn H.pylori có thể gây bội nhiễm và dẫn đến ung thư dạ dày.

2.3. Vai trò của một số thuốc.

Các thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs được coi là các thuốc nguy cơ gây loét dạ dày. Với cơ chế là ức chế sự tổng hợp của Prostaglandin và tế bào niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân gây loét dạ dày chủ yếu là do thuốc Cysteamine có thể là do thuốc kích thích làm  tăng bài tiết acid Gastric làm tổn thương lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Ngay sau khi uống Cysteamine, thuốc sẽ tập trung chủ yếu tại vị trí là tá tràng làm tăng sinh gốc oxy hóa, làm giảm khả năng quét của các gốc tự do qua đó làm tăng sự biểu hiện của endothelin-1. Endothelin là một hợp chất gây co mạch có thể gây giảm chức năng tưới máu, giảm lưu thông máu đến niêm mạc ruột.

2.4. Yếu tố tinh thần gây ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày, đặc biệt gây ra loét dạ dày.

Mọi căng thẳng thần kinh kéo dài sẽ gây co mạch và tăng tiết acid gây loét dạ dày, các vết loét này có thể gây kích thích tác động chủ yếu và vỏ não, khiến vỏ não tác động lại dạ dày theo cơ chế phản hồi.

2.5. Vai trò việc hút thuốc lá.

Hút thuốc lá có thể gây ức chế quá trình tổng hợp Prostaglandin.

2.6. Yếu tố di truyền.

Một số bệnh nhân loét dạ dày thường do gia đình của họ có tiền sử bị loét dạ dày tá tràng. Đặc biệt loét dạ dày thường bị ở những người có nhóm máu O, tỷ lệ loét dạ dày ở người có nhóm máu O cao hơn so với nhóm máu khác là 1,4 lần.

2.7. Các yếu tố ăn uống.

Ăn uống các chất kích thích như uống rượu bia, ăn các loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Vận động mạnh sau khi vừa mới ăn xong  đều có tác động tổn hại đến niêm mạc dạ dày và thúc đẩy những vết loét nặng hơn.

>>>Xem thêm: Top 9 nguyên nhân loét dạ dày phổ biến ai cũng phải biết

3. Loét dạ dày triệu chứng _ Có những biểu hiện như thế nào cùng Scurma Fizzy tìm hiểu.

Trên thực tế bệnh loét dạ dày được biểu hiện bởi rất nhiều triệu chứng. Các triệu chứng này thường dễ nhận biết. Tuy nhiên các triệu chứng này lại không đặc hiệu với bệnh nên thương gây chủ quan, nhầm lẫn với các bệnh lý khác thuộc nhóm bệnh về dạ dày. Phát hiện bệnh muộn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và để các biến chứng: nhiễm trùng dạ dày, chảy máu dạ dày,… Thậm chí có thể gây ung thư dạ dày. 

Để tăng khả năng phát hiện bệnh loét dạ dày. Ta có thể chia loét dạ dày triệu chứng làm hai thể chính: Thể điển hình và thể không điển hình.

3.1. Loét dạ dày triệu chứng thể điển hình.

Loét dạ dày triệu chứng thể điển hình là các triệu chứng hay gặp trong loét dạ dày. Tuy nhiên khi xuất hiện các triệu chứng trên chỉ khẳng định được phần nào loét dạ dày mà không hoàn toàn khẳng định được là bệnh nhân đã bị viêm loét dạ dày. Mà phải tiến hành thêm một số xét nghiệm như: Xét nghiệm tìm vi khuẩn H.pylori, nội soi dạ dày – tá tràng, chụp X-quang dạ dày,…

3.1.1. Đau bụng vùng thượng vị _ Loét dạ dày triệu chứng chính.

Đau bụng vùng thượng vị triệu chứng hay gặp trong loét dạ dày triệu chứng.

Đau bụng vùng thượng vị triệu chứng hay gặp trong loét dạ dày triệu chứng.

Đau bụng vùng thượng vị là triệu chứng chính xuất hiện sớm trong loét dạ dày, do đó chúng ta dễ dàng nhận biết được triệu chứng này. 

Vị trí đau: vùng thượng vị _ Là vùng nằm trên rốn và nằm ở dưới mũi của bờ xương ức. Các cơn đau có nhiều biểu hiện khác nhau tùy theo từng giai đoạn của bệnh và các cơn đau có diễn biến theo chu kỳ.

  • Có thể đau âm ỉ, cồn cào hoặc nóng rát.
  • Có thể đau quằn quại đặc biệt là khi đói.
  • Đau mang tính chất chu kỳ trong ngày. Hay gặp nhất là đau theo nhịp điệu của các bữa ăn: Đau khi đói bụng và khi ăn vào thì các cơn đau giảm, đau sau khi ăn vài giờ.

Các cơn đau có thể kéo dài vài tuần, vài tháng rồi thậm chí là vài năm. Các triệu chứng đau thường kéo dài và gây cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống của người bệnh.

  • Càng về giai đoạn sau thì loét dạ dày càng mất dần đi tính chu kỳ và thay vào đó các đợt đau bất chợt có thể diễn ra bất cứ lúc nào trong ngày, trong tuần. Do đó bệnh nhân khó có thể kiểm soát tốt được chúng. Trong trường hợp này bệnh nhân bệnh nhân ngoài cảm giác đau quặn thắt vùng thượng vị mà còn có cảm giác đau lưng và đau quặn thắt vùng ngực.

3.1.2. Loét dạ dày triệu chứng _ Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng.

Các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng là một triệu chứng không thể bỏ qua trong loét dạ dày triệu chứng. Loét dạ dày gây ra nhiều rối loạn cho hệ tiêu hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Do đó người bệnh dễ bị ợ hơi chướng bụng và cảm giác đầy bụng

Hầu hết ở các bệnh nhân bị loét dạ dày thì đều có nồng độ acid dạ dày cao hơn mức bình thường gây ra dư acid dạ dày. Lượng acid dư này có thể tác động đến cơ vòng thực quản dưới khiến cho nó hoạt động không đúng gây ra hiện tượng trào ngược acid lên thực quản và miệng. Do đó bệnh nhân thường bị ợ chua. Ngoài ra lượng acid này có thể gây ra cảm giác nóng rát vùng thượng vị.

3.1.3. Buồn nôn và nôn _ Loét dạ dày triệu chứng.

Cảm giác buồn nôn và nôn.

Cảm giác buồn nôn và nôn.

Nhiệm vụ chính của dạ dày là tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên khi xuất hiện các tổn thương tại dạ dày thì chức năng này bị ảnh hưởng không ít. Khi xuất hiện các vết viêm loét tại dạ dày thì dạ dày có một động tác phản xạ lại bằng cách co bóp mạnh hơn. Động tác này khiến cho thức ăn không tiêu kịp rất dễ bị tống ra ngoài gây ra cảm giác buồn nôn và nôn.

Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng tiêu hóa của dạ dày. Có thể đánh giá được chức năng này bằng cách nhìn vào những thứ đã nôn ra. Nếu thấy xuất hiện các thức ăn mà đã được ăn cách đó một bữa thì có thể đánh giá chức năng tiêu hóa của bệnh nhân đã bị suy giảm.

3.1.4. Nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu _ là loét dạ dày triệu chứng xuất hiện khi đã có biến chứng.

Khi loét dạ dày ở giai đoạn nặng thường xuất hiện các biến chứng khiến các vết viêm loét ngày càng lan rộng ra khó kiểm soát có thể gây thủng dạ dày và ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu tại dạ dày gây vỡ các mạch máu này. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng chảy máu tiêu hóa (xuất huyết tiêu hóa) là tình trạng máu chảy và tịch đọng lại trong dạ dày dẫn đến nôn và máu và đi ngoài ra máu.

Đánh giá mức độ tổn thương bằng cách: Nhìn vào máu đã được nôn và đi ngoài ra có chứa nhiều hay ít máu và nhìn màu sắc của các vết máu có thể dự đoán được thời gian chảy máu tiêu hóa.

Máu được nôn và và đi ngoài ra có thể có màu đỏ tươi, đỏ sẫm hay nâu đen như màu cafe. Nếu thấy máu có màu có màu đỏ sẫm hoặc có màu nâu đen như màu của cafe cho thấy là máu đã chảy ra từ vài giờ hoặc vài ngày trước nhưng bị tích đọng lại trong dạ dày. Do tác động từ các acid trong dạ dày mà máu có màu đỏ tươi chị chuyển thành màu đỏ sẫm hay màu đen.

Khi đã xuất hiện các dấu hiệu này thì người bệnh không được chủ quan mà phải đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị thích hợp. Nếu không can thiệp điều trị ngay bệnh nhân có thể bị thiếu máu. Tình trạng thiếu máu một cách trầm trọng có thể gây ra sốc, nhiễm trùng tiêu hóa, có thể gây tử vong.

3.1.5. Các triệu chứng khi thăm khám.

Ngoài các cơn đau vùng thượng vị và các triệu chứng kể trên trong thăm khám còn có thể tìm ra một số các triệu chứng co cứng vùng thượng vị và ngoài các cơn đau bụng mềm thì không có dấu hiệu gì đặc biệt.

3.2. Loét dạ dày triệu chứng thể không điển hình.

Theo các số liệu thống kê, có đến khoảng 20% số trường hợp bị loét dạ dày có loét dạ dày triệu chứng thể không điển hình và không có triệu chứng.

3.2.1. Chán ăn, ăn không ngon miệng.

Cảm giác chán _ Loét dạ dày triệu chứng thể không điển hình.

Cảm giác chán _ Loét dạ dày triệu chứng thể không điển hình.

Chán ăn, ăn không ngon miệng là cảm giác hay gặp ở hầu hết bệnh nhân bị loét dạ dày. Các ổ loét dạ dày thường ảnh hưởng đến nhu động ruột khiến chúng co bóp nhiều lần và mạnh hơn. Do đó có xu hướng đẩy thức ăn ra ngoài gây buồn nôn và nôn. Khi xuất hiện các triệu chứng này bệnh nhân thường chán nản, mệt mỏi, và đặt biệt là chán ăn và ăn không ngon miệng.

Triệu chứng này kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh, người bệnh bị sút cân, suy dinh dưỡng,…

3.2.2. Giảm sút cân nặng.

Cảm giác chán _ Loét dạ dày triệu chứng thể không điển hình.

Cân nặng giảm sút _ Loét dạ dày triệu chứng thể không điển hình.

Loét dạ dày ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. tình trạng này kéo dài khiến người bệnh thiếu các chất dinh dưỡng, protein, lipid, vitamin,… khiến người bệnh bị suy dinh dưỡng và sụt cân.

3.2.3. Rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng hay gặp trong loét dạ dày. Khi rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa thường khiến người bệnh bị táo bón, tiêu chảy. Hơn nữa loét dạ dày khiến thức ăn bị ứ đọng trong lòng dạ dày gây nên các triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua kèm theo đó là cảm giác nóng rát vùng thượng vị. 

3.2.4. Khối u trong dạ dày.

Bệnh loét dạ dày ở giai đoạn nặng thường xuất hiện các khối u trong lòng dạ dày. Do đó khi sờ vào ổ bụng người bệnh có thể thấy được các bọc u. Các bọc u này khi sờ vào có cảm giác cứng, bề mặt hơi sần sùi và không được trơn nhẵn. Khi dùng tay ấn nhẹ vào thì có cảm giác đau. khi có các khối u này xuất hiện thì bụng của bệnh nhân thường trương to ra bất thường.

Khi bệnh loét dạ dày ở giai đoạn xuất hiện các khối u thì người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám ngay để có biện pháp điều trị thích hợp và không được chủ quan trong giai đoạn này. Vì không được điều trị thì bệnh dễ dàng chuyển sang giai đoạn ung thư dạ dày _ đây là một biến chứng hay gặp trong loét dạ dày.

>>>Xem thêm: Triệu chứng loét dạ dày là gì? Loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

4. Bật mí một vài cách phòng tránh loét dạ dày triệu chứng hay mang lại hiệu quả

Để điều trị các triệu chứng của loét dạ dày không khó nhưng là thế nào để chữa trị tận gốc loét dạ dày triệu chứng thì phải cần có nhiều thời gian, tốn nhiều công sức và phải kiên nhẫn để điều trị. Dưới đây Scurma Fizzy sẽ bật mí giúp bạn một vài cách hay có thể phòng ngừa loét dạ dày triệu chứng:

(1). Cần xây dựng cho mình một chế độ sống thoải mái, cân bằng giữa các yếu tố nghỉ ngơi và công việc.

(2). Xây dựng một chế độ ăn thật khoa học cho người bị loét dạ dày.

  • Nên chia nhỏ các bữa trong ngày: ngoài 3 bữa chính người bị loét dạ dày cần có thêm 2 bữa phụ tránh để bụng quá đói có thể khiến tình trạng dạ dày tiến triển xấu đi và đau hơn.
  • Không nên ăn các món ăn, các loại hoa quả chua có chứa nhiều acid như dưa muối chua, cà muối, cóc, mận, xoài xanh,…
  • Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng vì các loại đồ ăn này có thể khiến tình trạng viêm loét dạ dày trầm trọng hơn.
  • Nên ăn các loại thức ăn mềm (như: cháo, cơm nấu dẻo, các loại súp nấu nhuyễn) và không nên ăn các đồ thô cứng.

(3). Luôn suy nghĩ một cách tích cực về các vấn đề trong cuộc sống, luôn vui vẻ , lạc quan và tránh các yếu tố có thể gây căng thẳng, stress, lo lắng quá mức. Đây là một vấn đề mà ngày nay trong cuộc sống hiện đại ai cũng mắc phải dù nhiều hay ít.

(4). Căng thẳng do công việc, lo lắng trong học tập, gia đình,…Khi bị căng thẳng, stress nên thư giãn bằng việc đi dạo, đi chơi với bạn bè, đi xem phim, lướt facebook, tiktok,…

(5). Uống một ly sữa nóng hay một cốc mật ong ấm trước khi đi ngủ có thể giúp bạn loại được bỏ được các triệu chứng đau dạ dày do các vết loét dạ dày vào ban đêm.

>>>Xem thêm: Bệnh Lý Loét Dạ Dày Và Những Phương Pháp Điều Trị Loét Dạ Dày Hiệu Quả

Lời kết:

Trên đây là tất cả chia sẻ của Scurma Fizzy về loét dạ dày triệu chứng. Hy vọng bài viết này của chúng tôi có thể giúp ích cho bạn trong việc nhận biết được các dấu hiệu của loét dạ dày. Nếu bạn còn thắc mắc gì hãy cầm điện thoại và gọi ngay cho chúng tôi vào HOTLINE 18006091 để được nghe tư vấn trực tiếp từ các Dược sĩ chuyên gia ! 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091