Ung Thư Dạ Dày Di Căn Là Gì Và Những Điều Cần Biết
Ung thư dạ dày di căn là giai đoạn muộn (xuất hiện ở giai đoạn cuối) của bệnh ung thư dạ dày. Khi đó bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng do căn bệnh quái ác này gây ra. Vì thế việc bổ sung thêm kiến thức về bệnh ung thư dạ dày là rất quan trọng với chúng ta để tránh phát triển thành ung thư dạ dày di căn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bệnh nhân. Vậy bạn đã biết được những gì về ung thư dạ dày chưa? Chúng ta cùng tìm hiểu về một số thông tin về ung thư dạ dày di căn qua bài viết này.
1. Thế nào là ung thư dạ dày di căn và thực trạng của căn bệnh này
Ung thư là các tế bào có thể xuất phát từ bất kỳ vị trí nào trong cơ thể. Ung thư dạ dày bắt đầu khi các tế bào trong dạ dày phát triển mất kiểm soát và lấn át các tế bào bình thường.
Điều này khiến cơ thể khó hoạt động như bình thường.Tế bào ung thư có thể lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư dạ dày gây ra 783 nghìn người chết trên toàn thế giới vào năm 2018. Đây là bệnh ung thư phổ biến thứ sáu trên toàn thế giới và còn là nguyên nhân thứ ba gây tử vong liên quan đến ung thư.
Tại Hoa Kỳ, số ca chẩn đoán ung thư dạ dày mới đã giảm khoảng 1,5% hàng năm trong thập kỷ qua. Khoảng 90-95% tất cả các trường hợp ung thư dạ dày là ung thư biểu mô tuyến. Trong trường hợp này, ung thư phát triển từ các tế bào hình thành trong niêm mạc và lớp niêm mạc này của dạ dày tạo ra chất nhầy.
Ung thư dạ dày di căn là một bệnh lý ác tính bắt nguồn từ dạ dày và di căn sang các vùng khác của cơ thể. Thường gặp nhất, ung thư dạ dày đã đến giai đoạn cuối và di căn đến gan, phúc mạc (niêm mạc bụng), phổi hoặc xương.
Các tế bào ung thư được tìm thấy trong những bộ phận này giống hệt với những tế bào phát triển trong dạ dày. Do đó, nó vẫn được coi là ung thư dạ dày hơn là một bệnh ung thư riêng biệt hình thành ở một bộ phận khác của cơ thể.
>>>> Xem thêm ngay: Trieu Chung Ung Thu Da Day Thông Thường Dễ Nhận Biết
2. Ung thư dạ dày di căn bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?
2.1. Yếu tố gì sẽ dẫn đến ung thư dạ dày?
Yếu tố nguy cơ là những việc làm, những điều kiện làm tăng khả năng ung thư ở mỗi người. Các yếu tố này ảnh hưởng đến sự phát triển của ung thư tuy nhiên hầu hết không trực tiếp gây ra ung thư.
Một số người có một số yếu tố nguy cơ nhưng không phát triển thành ung thư, trong khi những người khác không có yếu tố nguy cơ nào thì không.
Các yếu tố dẫn đến ung thư dạ dày như:
- Tuổi tác
Ung thư dạ dày xảy ra phổ biến nhất ở những người trên 55 tuổi, hiện nay đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Có thể nói hầu như những người mắc bệnh ung thư dạ dày đều ở độ tuổi 60-70
- Giới tính
Theo các ghi nhận từ thực tế thì nam giới có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao gấp đôi phụ nữ. Có thể do nam giới thường xuyên sử dụng rượu bia và thuốc lá, đây là các nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày
- Vi khuẩn
Một loại vi khuẩn phổ biến có tên là Helicobacter pylori, còn được gọi là H. pylori, gây viêm và loét dạ dày. Helicobacter pylori là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh ung thư dạ dày.
- Tiền sử gia đình/di truyền
Những người có cha mẹ, con cái, anh chị em ruột từng bị ung thư dạ dày thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Chủng tộc/dân tộc
Ung thư dạ dày thường gặp nhiều hơn ở những người người Da đen, da vàng nhiều hơn hơn người da trắng.
- Chế độ ăn
Các nghiên cứu khoa học có chỉ ra rằng, sử dụng một chế độ ăn nhiều muối có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Vậy nên các bạn cần tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều muối ở các dạng chế biến như sấy khô, hun khói, ướp muối hoặc ngâm chua và thực phẩm có nhiều muối bổ sung.
Đồng thời, một chế độ ăn lành mạnh, nhiều trái cây tươi và rau quả có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Tiền sử bệnh
Những người đã phẫu thuật dạ dày, thiếu máu ác tính hoặc nhiễm achlorhydria có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày. Thiếu máu ác tính xảy ra khi dạ dày không thể hấp thụ đủ vitamin B12, nguyên nhân là do cắt 1 phần của dạ dày.
- Môi trường làm việc
Tiếp xúc với một số loại bụi và khói hoặc các loại hóa chất độc hại có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày.
- Thuốc lá và rượu
Sử dụng thuốc lá và uống nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày.
- Béo phì
Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày của một người đàn ông. Không rõ liệu béo phì có làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày ở phụ nữ hay không.
2.2. Nguyên nhân
Mặc dù đã có nhưng nghiên cứu xác định nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhưng vẫn không rõ nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày.
Các bác sĩ biết rằng ung thư dạ dày bắt đầu khi một tế bào trong dạ dày phát triển những thay đổi bên trong DNA của nó mà DNA lại đảm nhiệm chức năng điều khiển các hoạt động sống của tế bào.
Những thay đổi này làm tế bào ung thư phát triển nhanh chóng và tiếp tục sống trong khi các tế bào khỏe mạnh sẽ chết. Sau một khoảng thời gian, các tế bào có thể vỡ ra và lây lan (di căn) đến các khu vực khác của cơ thể.
3. Cách nhận biết ung thư dạ dày?
Khi ung thư dạ dày đã di căn sang các vùng khác trên cơ thể thì thường có một số triệu chứng đáng chú ý sẽ xuất hiện.
Một số triệu chứng như:
- Đau dạ dày hoặc khó chịu
- Khó tiêu hoặc ợ chua
- Ăn mất ngon
- Cảm giác no sau bữa ăn nhỏ
- Khó nuốt
- Giảm cân bất ngờ
- Phân có máu
- Yếu đuối
- Mệt mỏi
Các triệu chứng bổ sung có thể xuất hiện tùy thuộc vào nơi ung thư đã di căn. Ví dụ, nếu gan bị ảnh hưởng do ảnh hưởng của ung thư dạ dày di căn đến, bệnh nhân có thể xuất hiện vàng da.
Hoặc khi ung thư dạ dày khi di căn đến phổi, triệu chứng khó thở có thể được bắt gặp. Có các triệu chứng tương tự như trên không có nghĩa là bạn đã bị ung thư.
Trên thực tế, nhiều tình trạng bệnh khác, phổ biến hơn có thể gây ra các triệu chứng tương tự như do ung thư dạ dày gây ra.
Do đó, chẩn đoán từ bác sĩ có kinh nghiệm là cần thiết để xác nhận hoặc loại trừ ung thư dạ dày là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn.
>>>> Xem thêm ngay: Triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn đầu mà bạn dễ dàng bỏ qua
4. Ung thư dạ dày di căn đến đâu?
Ung thư dạ dày di căn đã tiến triển và lan rộng ra ngoài phạm vi dạ dày và các hạch bạch huyết lân cận đến các vùng khác của cơ thể.
Loại ung thư dạ dày rất có thể di căn đến gan hoặc phúc mạc – lớp màng của khoang bụng. Các khu vực khác mà ung thư dạ dày thường lây lan có thể gặp như phổi và xương.
4.1. Ung thư dạ dày di căn đến gan
Có khoảng 34% bệnh nhân ung thư dạ dày di căn theo khảo sát của Cơ sở dữ liệu Giám sát, Dịch tễ học và Kết quả Cuối cùng (SEER) và gần 4-14% của bệnh nhân mắc ung thư dạ dày di căn đến gan khi được chẩn đoán lần đầu.
Về mặt giải phẫu học, gan là vị trí di căn đường máu phổ biến nhất đối với ung thư dạ dày giai đoạn cuối.
Ung thư dạ dày di căn đến gan thường được phân thành hai loại:
- Di căn đồng bộ
Được định nghĩa là các di căn xảy ra trước hoặc trong khi phẫu thuật hoặc trong vòng 6 tháng sau khi cắt dạ dày
- Di căn siêu nhanh
Được định nghĩa là các di căn được xác định ít nhất 6 tháng sau khi cắt dạ dày.
Bạn có thể gặp phải một số triệu chứng nếu ung thư của bạn đã di căn đến gan như:
- Khó chịu hoặc đau bụng ở phía bên phải
- Cảm thấy mệt mỏi
- Kém ăn và bị giảm cân
- Bụng bị phù lên (gọi là cổ trướng)
- Vàng da và lòng trắng của mắt
- Ngứa da
4.2. Ung thư dạ dày di căn hạch bạch huyết có nguy hiểm đến tính mạng không
Các hạch bạch huyết là cục có hình bầu dục xuất hiện ở nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm cả cổ, bẹn và nách.
Đây được xem là một phần nhỏ của hệ thống miễn dịch, các hạch này tấn công vi rút bằng cách lọc trước khi truyền chất lỏng trở lại đi qua hệ thống bạch huyết.
Các tế bào ung thư xuất hiện trong các hạch bạch huyết là một dấu hiệu cho thấy ung thư dạ dày đang lây lan. Và tỷ lệ chính xác của các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh di căn hạch bạch huyết trong ung thư dạ dày không cao.
Ung thư dạ dày có thể di căn đến các vị trí như:
- Các hạch bạch huyết ở gần trong bụng-chúng được gọi là các hạch bạch huyết khu vực
- Các hạch bạch huyết ở xa hơn, ví dụ gần xương quai xanh-chúng được gọi là các hạch bạch huyết ở xa
Các triệu chứng phụ thuộc vào hạch bạch huyết nào chứa ung thư. Triệu chứng điển hình nhất là hạch bạch huyết cứng hoặc có cảm giác sưng lên.
Bạn có thể bị khó nuốt do các hạch bạch huyết ở ngực sưng lên. Nếu bạn bị ung thư ở các hạch bạch huyết ở phía sau bụng, bạn có thể cảm thấy đau bụng trên dữ dội và có thể di chuyển ra sau lưng
Hơn một nửa số bệnh nhân ung thư dạ dày di căn hạch bạch huyết khi được chẩn đoán ban đầu hoặc được phẫu thuật cắt bỏ khi tiên lượng xấu.
Sự tham gia của hạch bạch huyết là chỉ số quan trọng nhất cho khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư dạ dày sau phẫu thuật cắt bỏ, và tỷ lệ sống sót giảm rõ rệt khi số lượng hạch di căn tăng lên.
>>>> Xem thêm ngay: Ung Thư Dạ Dày Nên Ăn Gì – Cẩm Nang Dinh Dưỡng Dành Cho Bệnh Nhân Ung Thư
4.3. Ung thư dạ dày có thể di căn đến phúc mạc
Phúc mạc là nơi thường xuyên xảy ra di căn nhất và cũng là nơi tái phát đầu tiên sau phẫu thuật triệt căn ở 60% tổng số các trường hợp tái phát.
Theo báo cáo, tỷ lệ di căn phúc mạc của bệnh nhân ung thư dạ dày là khoảng 14% khi được chẩn đoán ban đầu và thời gian sống thêm trung bình là 3-6 tháng.
Di căn phúc mạc của ung thư dạ dày được coi là giai đoạn cuối cho đến đầu những năm 1990 vì nó được coi là không thể cắt bỏ và đáp ứng với hóa trị liệu toàn thân rất hạn chế.
Cho đến nay, bệnh nhân ung thư dạ dày di căn phúc mạc đã được điều trị bằng các phương pháp tiêu chuẩn, chẳng hạn như hóa trị liệu, cắt dạ dày hoặc chăm sóc hỗ trợ.
4.4. Ung thư dạ dày di căn phổi
Nhu mô phổi là vị trí phổ biến cho sự di căn của khối u ác tính vì phổi có nhiều mạch máu với hệ thống dẫn lưu bạch huyết dồi dào.
Các khối u ác tính thường di căn đến phổi qua đường máu, dẫn đến các tổn thương có kích thước thay đổi từ nốt nhỏ đến khối cực lớn, hoặc qua đường bạch huyết, tạo ra các tổn thương thâm nhiễm thành vệt hoặc tuyến tính ở phổi.
Ở bệnh nhân ung thư dạ dày thì tỷ lệ di căn phổi tương đối hiếm.
Có thể một số triệu chứng xuất hiện nếu ung thư dạ dày đã di căn vào phổi như:
- Cơn ho không biến mất
- Khó thở
- Nhiễm trùng ngực đang tiến triển
- Xuất hiện chất lỏng giữa thành ngực và phổi (tràn dịch màng phổi)
5. Ung thư dạ dày di căn có thể sống lâu không?
Thời gian sống của người mắc bệnh ung thư dạ dày di căn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Khối u: Tùy thuộc vào vị trí, kích thước của khối u và mức độ di căn của khối u.
- Tình trạng của bệnh nhân: Sức khỏe, tâm lý, khả năng đáp ứng và mức độ tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Yếu tố khách quan: Phương pháp điều trị, phác đồ điều trị, trang thiết bị và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh…
Nhìn chung, bất kỳ bệnh ung thư nào cũng cần được phát hiện sớm, phát hiện càng sớm thì tỉ lệ sống càng cao, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Đối với ung thư dạ dày giai đoạn đầu, tỉ lệ sống sau 5 năm đạt 70% (National Cancer Institute’s SEER Program database).
Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn hay giai đoạn ung thư đã di căn, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt theo những chỉ định của bác sĩ để bệnh được điều trị theo hướng tốt nhất.
6. Hướng điều trị ung thư dạ dày di căn
6.1. Điều trị bằng cách sử dụng thuốc
Cho đến nay phương pháp điều trị chính cho bệnh ung thư dạ dày di căn vẫn là dùng thuốc, đặc biệt là hóa trị liệu. Hóa trị liệu nhằm giảm tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật và kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, độc tính cao, thời gian đáp ứng ngắn và tỉ lệ đáp ứng thấp là những hạn chế chính của hóa trị liệu.
Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các nhà khoa học đã cho ra đời của các thuốc điều trị ung thư dạ dày mới, khắc phục nhược điểm của các thuốc hóa trị liệu cũ.
6.1.1. Các nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư dạ dày như
Các Nhóm thuốc hóa trị liệu sử dụng trong điều trị ung thư dạ dày
- Nhóm Fluoropyrimidine: 5-fluorouracil (5-FU), capecitabine
- Nhóm Platinum: cisplatin, carboplatin, oxaliplatin
- Nhóm Taxane: Paclitaxel, Docetaxel
- Một số hóa chất khác: irinotecan, pirubicin, S-1…
Nhóm thuốc điều trị tại đích
- Trastuzumab
- Ramucirumab
Nhóm thuốc ức chế miễn dịch: Pembrolizumab
Các thuốc làm giảm triệu chứng của ung thư dạ dày: sử dụng thuốc giảm đau trong điều trị ung thư di căn theo 3 bậc của WHO (Tổ chức Y Tế Thế giới)
- Bậc 1: đau nhẹ: paracetamol, aspirin, NSAIDs
- Bậc 2: đau trung bình: codeine, tramadol…
- Bậc 3: đau nặng: morphin, fentanyl, sufentanil…
6.1.2. Các bước điều trị
Theo Hướng dẫn thực hành lâm sàng của Mỹ trong mạng lưới điều trị ung thư và Hướng dẫn lâm sàng của Hiệp hội ung thư châu Âu:
- Điều trị giảm nhẹ bước 1
Lựa chọn phác đồ hóa trị liệu để điều trị cho bệnh nhân. Việc lựa chọn phác đồ điều trị này phải dựa vào tình trạng bệnh nhân, bệnh mắc kèm và độc tính của thuốc có trong phác đồ.
Có 2 loại phác đồ điều trị là 2 hóa chất hoặc 3 hóa chất dựa trên sự kết hợp platinum/fluoropyrimidine. Thường thì sẽ sử dụng phác đồ 2 hóa chất vì hiệu quả của phác đồ kết hợp 3 hóa chất vẫn đang còn đang tranh cãi.
- Tiến hành điều trị giảm nhẹ bước 2 và các bước tiếp theo
Việc lựa chọn phác đồ điều trị ở bước 2 và các bước tiếp theo phải dựa vào phác đồ điều trị trước đó và tình trạng toàn thân của bệnh nhân.
Hóa chất được sử dụng ở các bước này thường là một loại taxane (docetaxel, paclitaxel) hoặc ramucirumab hoặc irinotecan đơn trị hoặc kết hợp với paclitaxel .
- Điều trị đích
Là một trong những tiến bộ mới nhất hiện nay trong điều trị ung thư dạ dày đặc biệt là ung thư dạ dày di căn. Các thuốc điều trị đích tác dụng chọn lọc trên tế bào ung thư, mà không ảnh hưởng đến chức năng của tế bào bình thường.
Thông thường nhóm thuốc này (Trastuzumab) được khuyến cáo kết hợp với các thuốc hóa trị liệu như platinum và fluoropyrimidine.
6.2. Điều trị bằng xạ trị
Điều trị ung thư dạ dày di căn bằng xạ trị là phương pháp sử dụng tia phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư.
Trong ung thư dạ dày, xạ trị sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau quá trình can thiệp ngoại khoa. Điều trị xạ trị có thể kết hợp cùng với hóa trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng.
6.3. Điều trị bằng can thiệp ngoại khoa
Các phương pháp can thiệp ngoại khoa hay phẫu thuật được thực hiện để loại bỏ các khối u di căn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được thực hiện khi số lượng khối u không quá nhiều.
Một số phương pháp phẫu thuật đã được đưa ra như:
- Phẫu thuật cắt dạ dày để giảm nhẹ triệu chứng
- Đối với di căn gan: Cắt khối u gan
- Đối với di căn phúc mạc: cắt giảm u (phẫu thuật cắt phúc mạc)
- Đối với di căn hạch cạnh động mạch chủ: cắt hạch
- Đối với di căn phổi-xương-não: cắt di căn
7. Một số biện pháp giúp phòng tránh ung thư dạ dày
Sau đây là một số biện pháp phòng chống ung thư dạ dày:
Giảm lượng muối đưa vào cơ thể
Để dự phòng ung thư dạ dày, người dân cần hạn chế ăn nhiều muối, các sản phẩm từ muối. Các nghiên cứu đều cho thấy rằng, người sử dụng lượng muối cao hằng ngày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn so với người sử dụng lượng muối thấp. Chế độ ăn nhiều muối cũng làm tăng nguy cơ nhiễm H.pylori.
Chế độ ăn giàu chất xơ
Các nghiên cứu thực giới chứng minh rằng ăn nhiều rau quả sẽ làm giảm tỷ lệ ung thư dạ dày, cụ thể là nếu sử dụng lượng trái cây 100g/ngày giúp giảm 5% nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Ăn nhiều rau, quả sạch vừa giúp giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày, vừa đem lại sức khỏe tốt, tránh thừa cân, béo phì.
Hoạt động thể chất thường xuyên
Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động thể chất có thể bảo vệ cơ thể khỏi ung ưng dạ dày và đem lại vô số lợi ích sức khỏe khác.
Hạn chế sử dụng thuốc lá, bia, và các chất kích thích có hại
Thuốc lá cũng là một yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc ung thư dạ dày. Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn những người không hút thuốc là 1,6 lần.
Nhiều người bỏ thuốc lá giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày sau 10 năm cai thuốc. Bia rượu cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày lên 1,58 lần. Đặc biệt, Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ bia rượu hàng đầu thế giới.
Điều trị tốt bệnh viêm dạ dày để không chuyển hóa thành ung thư.
Ăn nhiều rau củ quả giúp giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Đến bệnh viện khám định kỳ để phát hiện sớm ung thư dạ dày.
Tầm soát và điều trị triệt để các khối polyp, u lành tính trong dạ dày. Các nhóm đối tượng sau đây có nguy cơ sau cần tầm soát ung thư dạ dày:
- Tuổi cao (> 50 tuổi).
- Có người thân trong gia đình từng mắc ung thư dạ dày hoặc ung thư đường tiêu hóa… vì đây là bệnh di truyền.
- Người bị viêm loét dạ dày-tá tràng mãn tính, người nhiễm HP.
- Người có thói quen ăn nhiều đồ muối, đồ nướng, thực phẩm kém chất lượng.
- Có xuất hiện các triệu chứng của ung thư dạ dày: đau bụng, ợ hơi, ợ chua kéo dài, …
>>>> Xem thêm ngay: Những Điều Cần Biết Về Phác Đồ Điều Trị Ung Thư Dạ Dày
8. Thay đổi chế độ ăn cho người ung thư dạ dày di căn
- Chia nhỏ bữa các bữa ăn trong ngày để dễ dàng tiêu hóa
Ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên sẽ đảm bảo cơ thể chúng ta nhận được đủ calo, protein và chất dinh dưỡng để chịu đựng quá trình điều trị khắc nghiệt.
Việc chia các bữa ăn nhỏ hơn cũng có thể giúp giảm các tác dụng phụ liên quan đến điều trị như nôn và buồn nôn.
- Chọn các thực phẩm giàu protein
Protein giúp cơ thể sửa lỗi cũng như tái tạo các tế bào và mô. Ngoài ra còn giúp hệ thống miễn dịch phục hồi sau khi phẫu thĐó chính là một nguồn protein nạc trong tất cả các bữa ăn chính và thức ăn nhẹ.
Các nguồn protein nạc tốt gồm có: thịt nạc như thịt gà, cá hoặc gà tây, trứng, các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa, sữa chua và pho mát hoặc các sản phẩm thay thế từ sữa, các loại hạt và bơ hạt, đậu, thực phẩm từ đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch.
- Ăn nhiều trái cây và rau quả mỗi ngày
Trái cây và rau quả cung cấp cho cơ thể chất chống oxy hóa, có thể giúp chống lại bệnh ung thư. Người bệnh nên chọn những loại trái cây và rau quả có nhiều màu sắc khác nhau để thu được lợi ích tốt nhất.
Trên đây là bài nhằm đem lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích về bệnh ung thư dạ dày di căn, cũng như cách điều trị và phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này. Chúng tôi mong rằng với những thông tin đã chia sẻ, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn và bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân yêu tốt hơn.
Xin giới thiệu với bạn đọc sản phẩm giúp bảo vệ dạ dày. Scurma Fizzy là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và ĐH Quốc gia Hà Nội có ứng dụng công nghệ hướng đích cho hợp chất Curcumin. Vì thế nó có hiệu quả và chống oxy hóa của cơ thể hơn so với các dạng bào chế khác.
Tìm hiểu thêm sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây để giúp bảo vệ dạ dày của chúng ta tốt hơn.
Hãy nhấc máy và gọi điện ngay vào HOTLINE 1800 6091 để được các chuyên gia đến từ Scurma Fizzy tư vấn MIỄN PHÍ về tình trạng dạ dày đang gặp phải ngay hôm nay từ các bác sĩ, dược sĩ chuyên gia để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.