Bé Bị Đầy Hơi Là Gì, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị

Bé Bị Đầy Hơi Là Gì, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị

Bé bị đầy hơi là tình trạng khá phổ biến, tình trạng này khiến bé khó chịu, ăn uống kém lâu dần có thể gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Vậy bé bị đầy hơi có nguy hiểm không, nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng là gì? Sau đây bài viết này sẽ giải đáp một số thông tin hữu ích giúp bạn.

Bé bị đầy hơi

Bé bị đầy hơi

1. Bé bị đầy hơi là gì?

Đầy hơi, chướng bụng là tình trạng khí (CO2) trong cơ thể tích tụ tại dạ dày, ruột non khiến bé có cảm giác đầy bụng, tức bụng, đôi khi có thể bụng căng lên. Tình trạng bé bị đầy hơi, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh thường khá phổ biến do hệ tiêu hóa của trẻ lúc này chưa hoàn chỉnh, các chức năng chưa đầy đủ.

Tình trạng bé bị đầy hơi thường xảy ra nhiều hơn ở trẻ nhỏ do bé thường khóc nhiều dẫn đến nuốt nhiều không khí và đôi khi cũng xuất hiện từ sự phân hủy của thực phẩm trong quá trình tiêu hóa dẫn đến tạo thành nhiều hơi trong bụng. Ở trẻ nhỏ, khi bị đầy hơi chướng bụng sẽ cảm thấy khó chịu khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn bình thường. Tình trạng này còn khiến bụng bé lúc nào cũng ở tình trạng lưng lửng nên có thể bé sẽ không muốn ăn, uống sữa.

2. Nguyên nhân khiến bé bị đầy hơi?

Để có thể giải quyết tình trạng bé bị đầy hơi, trước hết cần phải xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầy hơi ở trẻ, sau đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé bị đầy hơi, chướng bụng:

  • Chế độ ăn uống của mẹ chưa hợp lý. Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đang trong giai đoạn bú mẹ. Chế độ dinh dưỡng của mẹ lúc này có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Người mẹ không nên ăn những loại thực phẩm chưa chín, hay các loại thực phẩm dễ gây đầy hơi như bắp cải, mận, bơ, yến mạch… Đây là nguyên nhân thường gặp nhất đối với trẻ bú mẹ.
  • Do thay đổi chế độ ăn. Nguyên nhân này xảy ra khi trẻ ở giai đoạn thay chế độ ăn cho trẻ, ví dụ như chuyển từ bú mẹ sang bú bình, hay chuyển từ bú sữa sang ăn dặm… Hệ tiêu hóa của trẻ lúc này chưa phát triển hoàn chỉnh, chưa tiêu hóa được nhiều loại thức ăn. Nên khi thay đổi chế độ ăn uống, trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ có hệ tiêu hóa nhạy cảm thường có triệu chứng đầy hơi, chướng bụng.
  • Do bé không dung nạp được lactose. Lactose là một loại glucid có trong hầu hết các loại sữa hiện nay trên thị trường. Khi trẻ không dung nạp được lactose hay không dung lạp hết glucose có thể khiến bị đầy hơi chướng bụng. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do cơ thể không tiết đủ lượng men lactase để phân giải lactose, khi lactose không được phân giải chúng có thể bị lên men tạo khí gây đầy hơi chướng bụng.
  • Do sử dụng một số loại kháng sinh và thuốc. Các loại kháng sinh tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại, bên cạnh đó các lợi khuẩn đường tiêu hóa cũng bị tiêu diệt. Tình trạng có thể gây hại đến hệ tiêu hóa của trẻ. Đặc biệt là đầy hơi chướng bụng là tình trạng phổ biến nhất. Ngoài ra, một số trường hợp bé bị đầy hơi, chướng bụng cũng do một số tác dụng không mong muốn của thuốc.
  • Do một số bệnh lý đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón. Rối loạn vi khuẩn đường ruột. Các bệnh lý đường tiêu hóa thường kèm theo một số vấn đề đường tiêu hóa khác. Chẳng hạn như trào ngược dạ dày thực quản, khiến cho thức ăn, khí trong cơ thể bị trào ngược so với bình thường, kéo theo tình trạng bé bị đầy hơi chướng bụng.
  • Hay do một số nguyên nhân khác như: dụng cụ uống sữa không đảm bảo vệ sinh, trẻ ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều thức ăn khó tiêu.

>>>Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Bị Đây Hơi Nguyên Nhân Biểu Hiện Do Đâu Và Cách Xử Trí

3. Dấu hiệu bé bị đầy hơi

Một số dấu hiệu thường gặp nhất khi trẻ nhỏ bị đầy hơi chướng bụng như sau:

  • Trẻ ăn kém hoặc bỏ ăn: Đây là biểu hiện đầu tiên khi bé bị đầy hơi, chướng bụng. Tuy nhiên tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nên chúng ta thường chủ quan, bỏ qua. Nếu trẻ xuất hiện tình trạng này bạn có thể nghĩ đến đầy hơi, đầy bụng. Để có thể chắc chắn hơn, bạn nên xem xét các biểu hiện khác.
Dấu hiệu bé bị đầy hơi

Dấu hiệu bé bị đầy hơi

  • Bụng trương phình, trẻ khó chịu quấy khóc. Khi trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, bụng trẻ có thể trương phình lên ngay cả khi không ăn,  điều này khiến cho trẻ có cảm giác óc ách, khó chịu. Đây cũng là  một nguyên nhân khiến trẻ chán ăn thậm chí bỏ ăn và kèm theo đó là quấy khóc ở trẻ sơ sinh.
  • Dễ bị nôn ói. Khi trẻ bị đầy hơi chướng bụng thì thông thường thức ăn sẽ không được tiêu hóa và hấp thu nên tình trạng này có thể xảy ra. Khi đó nên hạn chế sử dụng các loại thức ăn khó tiêu như: xôi, bánh chưng… Không nên ép bé ăn quá nhiều trong một bữa mà nên chia nhỏ thành nhiều bữa khác nhau để tránh bị nôn trớ.
  • Phân trẻ thay đổi. Đây là một trong các dấu hiệu chứng tỏ bé bị đầy hơi chướng bụng là bé không đi ngoài được, phân của trẻ thay đổi, có thể loãng hoặc sền sệt, hoặc bị táo bón gây khó chịu, tức bụng và trẻ quấy khóc. Nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày có thể khiến sức khỏe trẻ suy giảm. Vì vậy, khi phát hiện bé có các triệu chứng đầy bụng khó tiêu cần áp dụng các biện pháp khắc phục để cải thiện sức khỏe cho trẻ.
  • Trẻ ợ hơi nhiều. Đây là triệu chứng thường gặp nếu bé bị đầy hơi. Ợ hơi là phản ứng của cơ thể giúp giảm bớt không khí bên trong dạ dày, giúp cải thiện đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu tình này khiến trẻ khó khăn, hoặc quá mức gây nôn trớ cho trẻ, lúc này trẻ có thể bị đầy hơi ở mức nghiêm trọng hơn.

4. Bé bị đầy hơi chướng bụng và cách điều trị

4.1 Massage bụng cho bé bị đầy hơi

Massage là phương pháp đem lại hiệu quả cho bé bị đầy hơi, chướng bụng. Khi massage bụng cho trẻ,khí do các loại vi khuẩn tạo ra bên trong cơ thể sẽ bị đẩy ra ngoài thông qua hiện tượng ợ hơi hoặc xì hơi.

Massage bụng

Massage bụng

Cách massage bụng cho bé thực hiện rất đơn giản, đầu tiên bạn hãy xoa lòng bàn tay vào nhau để ấm lên. Sau đó bạn chà nhẹ hai bàn tay ở khu vực xung quanh rốn của trẻ theo chiều kim đồng hồ  khoảng 10 phút. Động tác sẽ giúp kích thích tăng nhu động ruột của bé. Bên cạnh đó, hành động này cũng giúp kích thích huyệt trung quản nằm ở trên rốn 4 cm. Điều đó sẽ làm giảm cảm giác khó tiêu, đầy bụng cho bé.

Để giúp trẻ dễ chịu, thoải mái  hơn, các bà mẹ nên tiến hàng massage bụng cho trẻ thường xuyên, điều này giúp trẻ thấy thoải mái hơn và cũng giảm lượng hơi trong dạ dày đáng kể. Ngoài ra bạn có thể sử dụng dầu massage để bàn tay không bị rít khi chạm vào da bé. Cần lưu ý rằng, không massage ngay sau khi trẻ vừa ăn xong.

4.2 Vỗ ợ hơi cho bé

Vỗ ợ hơi là phương pháp hiệu quả giúp bé khắc phục tình trạng đầy hơi, đặc biệt là trẻ sơ sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trẻ sơ sinh khi bú mẹ hoặc bú bình thường dễ nuốt phải hơi. Trị chướng bụng đầy hơi cho trẻ sẽ giúp giảm tình trạng nôn trớ, trào ngược thực quản. 

Vỗ ợ hơi

Vỗ ợ hơi

Có khá nhiều cách để vỗ ợ hơi cho bé, cha mẹ có thể thực hiện trong vài cách sau đây:

  • Cho trẻ ngồi thẳng. Bế trẻ ngồi thẳng vào lòng sao cho người trẻ ngả về phía trước rồi dùng cả lòng bàn tay đặt ngang ngực trẻ rỗi vỗ nhẹ, xoa lưng cho trẻ.
  • Bế trẻ ngả trên vai: Bế đứng sao cho cho đầu của trẻ ngả vào vai, 2 tay trẻ duỗi sang 2 bên. Sau đó dùng 1 tay ôm mông trẻ, tay còn lại xoa lưng theo chiều kim đồng hồ cho trẻ.
  • Để trẻ nằm úp trong lòng rồi nhẹ nhàng xoa và vỗ lưng cho trẻ. Hành động này sẽ khiến áp lực từ đùi mẹ tác động lên trẻ giúp bé ợ hơi hiệu quả và bé sẽ cảm giác thoải mái dễ chịu hơn.

4.3 Chườm nóng cho bé

Sử dụng gói chườm nóng để chườm bụng cho trẻ. Hơi nóng và sức nặng của gói chườm nóng sẽ giúp giảm được chứng đầy hơi cho trẻ. Ngoài ra, bạn có thể lấy 2 chiếc khăn tay hơ nóng hoặc nhúng vào nước nóng (cần chú ý rằng không được quá nóng, có thể kiểm tra mức độ nóng bằng cách chườm thử lên tay bạn). Sau đó, lấy một chiếc khăn gập lại và đặt lên bụng của bé. Rồi lấy chiếc khăn còn lại và quấn xung quanh bụng trẻ để có thể cố định chiếc khăn thứ nhất. Lưu ý phải cẩn thận không quấn quá chặt và quá nóng.

4.4 Giúp bé xì hơi

Giúp bé xì hơi là cách chữa chướng bụng đầy hơi hiệu quả cho trẻ. Ngoài cách massage bụng, có thể giúp trẻ xì hơi bằng các thao tác “đạp xe”, cách này vừa khiến trẻ vui vẻ, phấn khích vừa giúp trẻ dễ dàng xì hơi. 

Cách thực hiện như sau: Để trẻ nằm ngửa và nắm chân trẻ cử động giống như với đi xe đạp hay có thể kéo lần lượt 2 chân trẻ ngược lên trên rồi hạ xuống.

Cách này khá đơn giản, tuy nhiên mẹ không nên thực hiện động tác này cho trẻ ngay sau ăn. 

4.4 Dùng mẹo dân dan

Các mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ thường được nhiều cha mẹ ưu tiên thực hiện. Bởi hiệu quả mà các phương pháp này đem lại, mà cách thực hiện lại khá đơn giản. Đây cũng là cách hiệu quả nhất để trẻ hạn chế sử dụng đến kháng sinh.

Mẹo dân gian chữa đầy hơi ở trẻ

Mẹo dân gian chữa đầy hơi ở trẻ

Sau đây là một số mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ mà bạn nên áp dụng:

  • Mẹo chữa đầy hơi cho bé bằng tỏi: Tỏi là một loại gia vị phổ biến, cũng là một loại thuốc Đông Y hiệu quả chữa các bệnh. Với trẻ sơ sinh, bạn chỉ cần nướng một củ tỏi nhỏ đặt vào miếng gạc rồi đặt lên rốn của bé. Khoảng 15 đến 20 phút sau, bé sẽ được xì hơi và đỡ đầy hơi đáng kể. Với trẻ lớn hơn có thể bổ sung tỏi vào các món ăn hoặc cho bé uống tinh dầu tỏi.
  • Khắc phục tình trạng bé bị đầy hơi bằng lá trầu không: Với trẻ sơ sinh, lấy lá trầu không hơ nóng và vuốt bụng cho bé theo chiều từ trên xuống khoảng 5 phút. Với trẻ lớn hơn có thể dùng lá trầu không tươi nhai nuốt nước hoặc hơ nóng đặt lên rốn của bé trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch. Ngày thực hiện 2 lần, sau vài ngày tình trạng đầy hơi chướng bụng sẽ được giải quyết.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể cho trẻ ăn một số loại trái cây để chữa đầy hơi như cam, nho, uống nước chanh nóng. Các phương pháp này cũng khá hiệu quả.

>>>Xem thêm: Trẻ bị đầy hơi, nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả nên biết

5. Chế độ ăn cho bé bị đầy hơi?

Để cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng ở trẻ nhỏ, bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, các phương pháp điều trị:  kích thích giúp ợ hơi, thay đổi tư thế bú… Chế độ ăn của bé cũng là một vấn đề quan trọng.

5.1 Bé bị đầy hơi nên ăn gì?

Bé bị đầy hơi nên ăn gì?

Bé bị đầy hơi nên ăn gì?

  • Khoai lang: loại thực phẩm khá quen thuộc và có mặt trong hầu hết các căn bếp của gia đình Việt,  khoai lang là thực phẩm có công dụng thần kỳ trong việc điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi hay táo bón ở trẻ. Cách thức chế biến khoai lang cho trẻ sử dụng khá đơn giản. Cha mẹ có thể luộc cho bé ăn,  hay nấu chè hoặc chế biến thành các món khác nhau. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp khoai lang với gừng để tăng hiệu quả giảm đầy hơi cho trẻ.
  • Chuối: cũng là một loại thực phẩm quen thuộc tại Việt Nam. Chuối có tác dụng nhuận tràng, giảm đầy hơi, chướng bụng một cách hiệu quả. Nguyên nhân do hàm lượng Probiotic và chất xơ có bên trong chuối. Ngoài ra, chuối có thể giúp giải độc cơ thể, tăng cường sức khỏe, chống ung thư và bổ sung nguồn năng lượng dồi dào. 
  • Đu đủ: Đem lại nhiều loại vitamin như A, C, B1, B2….và  khoáng chất như sắt, kẽm, magie, … Đu đủ đã được các chuyên gia y tế đánh giá cao trong khả năng điều trị chướng bụng khó tiểu ở cả người lớn và trẻ em. 
  • Sữa chua: Có tác dụng điều trị các bệnh đường tiêu hóa khá hiệu quả. Sữa chua có khả năng thúc đẩy tiêu hóa, khắc phục các tình trạng rối loạn hệ thống vi khuẩn ở đường tiêu hóa.
  • Men vi sinh: Sử dụng men vi sinh được xem là phương pháp cải thiện tình trạng đầy hơi ở trẻ hiệu quả nhất. Cơ chế hoạt động của men vi sinh như sau: men vi sinh sẽ  bổ sung các lợi khuẩn cho đường ruột hỗ trợ và kích thích quá trình tiêu hóa.

5.2 Bé bị đầy hơi kiêng ăn gì?

Bé bị đầy hơi nên kiêng một số loại thực phẩm sau: Thực phẩm có hàm lượng fructose cao, đồ uống có gas, thực phẩm chiên xào, các loại đậu, các thực phẩm làm sẵn, đồ ăn chứ nhiều muối… 

6. Cách phòng tránh bé bị đầy hơi

Để giảm thiểu tình trạng đầy hơi, chướng bụng ở trẻ cần lưu ý một số vấn đề sau

  • Cho trẻ bú đúng tư thế: Nếu trẻ bú không đúng tư thế có thể nuốt phải khí từ bên ngoài gây đầy hơi. Mẹ nên ôm bé để bé đôi mặt với mẹ, ngực bé ám sát với ngực mẹ. Với trẻ bú mẹ cần cho sữa ngập núm ti để tránh tình trạng bé nuốt phải không khí.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ sinh hơi, trẻ em nên hạn chế ăn bim bim, nước uống có gas…
  • Các bà nên nếu có thể hãy cho bé bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời để giúp bé tăng sức đề kháng, cải thiện tiêu hóa hiệu quả hơn, hạn chế được các tình trạng chướng hơi đầy bụng. Đối với trẻ bú bình nên cho bé uống từ từ, số lượng sữa vừa đủ.
  • Cho trẻ nghỉ giữa các bữa ăn để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, khắc phục được tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
  • Chú ý rằng không cho trẻ ăn quá no, không cho bé vừa ăn vừa nói chuyện và không để bé vừa ăn vừa xem tivi
  • Sử dụng những loại thực phẩm tươi sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh. 

>>>Xem thêm: Làm Thế Nào Để Hết Đầy Bụng Nhanh Chóng Hiệu Quả

7. Một số câu hỏi thường gặp

7.1 Trẻ sơ sinh bị đầy hơi có nguy hiểm không?

Đầy hơi là tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.  Đối với trẻ mới sinh, lúc này các chức năng của hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn chỉnh, cơ vòng ở dạ dày chưa hoạt động đúng cách, nhu động ruột yếu. Ngoài ra, đối với trẻ sơ sinh hệ enzym vẫn chưa đầy đủ và thiếu một vài lợi khuẩn đường tiêu hóa. Do đó có thể xảy ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Tình trạng đầy hơi ở trẻ sơ sinh là khá phổ biến, cũng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể, trẻ có thể sẽ biếng ăn, quấy khóc nhiều hơn do khó chịu trong người… từ đó dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý tới các biểu hiện của bé để có thể đưa ra những phương pháp chữa trị kịp thời.

7.2 Bé bị đầy hơi khi nào cần đi khám bác sĩ

Đầy hơi có thể không gây ảnh nhiều đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, cũng có thể đầy hơi là dấu hiệu một vấn đề sức khỏe trầm trọng hơn. Khi bé xuất hiện một số triệu chứng sau, cha mẹ nên đưa trẻ khám bác sĩ:

  • Trẻ chậm hoặc không tăng cân.
  • Trẻ thường chán ăn. Đó cũng có thể là dấu hiệu của trào ngược acid dạ dày hay một vấn đề đường tiêu hóa khác.
  • Trẻ bị táo bón do khí có thể bị mắc kẹt ở phía sau phân.
  • Trẻ bị dị ứng (nổi mề đay, nôn mửa, nổi mẩn, sưng mặt, khó thở).
  • Sốt.
  • Trong phân có lẫn máu.
  • Trẻ bứt rứt, khó chịu.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng đầy hơi ở trẻ.  Mong rằng các thông tin trên đã giải quyết được các thắc mắc. Nếu còn bất kỳ về tình trạng bé bị đầy hơi hãy liên hệ HOTLINE 18006091, Scurma Fizzy sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091